Halloween Costume ideas 2015
tháng 10 2016
Afamily An ninh - trật tự An Ninh Thủ Đô Ảnh Đẹp Ăn Ngon Âm Nhạc Ẩm Thực Báo Chí Báo Công An Nhân Dân Báo Dân Sinh Báo Đất Việt Báo Giao Thông Báo Hà Tĩnh Báo Mới Báo Nông Nghiệp Báo Tiền Phong Báo Tin Tức Báo Tuổi Trẻ BBC Bí Quyết Bí Quyết Khỏe Và Đẹp Biển Chết Biển Đông Biển Kỳ Anh Biển Vũng Áng Bizlive Bói Vui bóng đá Bùi Mạnh Hùng Cá Chết Cá Gỗ Cafebiz CafeF Cafekubua Cảm Xúc Cảm Xúc Kỳ Anh Cao Quang Vinh Chăm Sóc Da Châu Á Chia Sẻ Chiến Tranh Chính Trị Chợ Kỳ Anh Công An Kỳ Anh Cộng Đồng Mạng Công Nghệ Cù Lú Cung Hoàng Đạo Cuộc Sống Cư Dân Mạng danviet.vn Dạy Con Dân Ca Nghệ Tĩnh Dân ca Ví giặm Dân Trí Diễn Đàn Diễn Đàn - Chia Sẻ Dinh Dưỡng Du Học Du Lịch Đại Kỷ Nguyên Đàn Ồng Đảo Sơn Dương Đặc Sản Kỳ Anh Đèo Ngang Đẹp Đẹp + Đẹp Mãi Kỳ Anh Địa Danh Kỳ Anh Điện Ảnh Đọc & Suy Ngẫm Đông Yên Đời Sống Eva Facebook Formosa Genk Gia Đình Giadinh.net Giải Trí Giáo Dục Giáo dục Kỳ Anh Giáo Dục Việt Nam Giao Thông Giới Tính Giới Trẻ Góc Chuyên Gia Góc Con Gái Góc Của Nàng Góc Nhìn Gương mặt Kỳ Anh Gương Mặt Trẻ Hà Chương Hà Tĩnh Hạnh Phúc Hay Hẹn Hò Hoa Hậu Hoành Sơn How To Hội Đồng Hương Kỳ Anh Hôn Nhân HUMANS OF KỲ ANH Huyện Kỳ Anh Infonet iSenpai Japan Times Kênh 14 Khám Phá Khoa Học Khoẻ Khỏe+ Khu KT Vũng Áng Kĩ Năng Mềm Kiến Thức Kinh Doanh Kinh Tế Kỳ Bắc Kỳ Giang Kỳ Hà Kỳ Hoa Kỳ Hợp Kỳ Khang Kỳ Lạc Kỳ Lâm Kỳ Lợi Kỳ Nam Kỳ Phong Kỳ Phương Kỳ Sơn ký sự pháp đình Kỳ Tân Kỳ Thư Kỳ Thượng Kỳ Trinh Kỳ Văn Kỳ Xuân Làm Đẹp Làm Giàu Làng Nghề Lao Động Lê Quyết Diễn Lịch sử Mai Phương Mạng Xã Hội Mầm Nhỏ Mẹ - Con Menzine Mẹo Chữa Bệnh Món Ăn & Sức Khỏe Môi Trường Mới Lạ Mùa Đông Mực nháy Nghệ Sĩ Nghiên Cứu Lịch Sử Ngô Sỹ Ngọc Ngôi sao Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Tiến Chưởng Nguyễn Xuân Lộc Ngư Dân Kỳ Anh Người Đô Thị Người Đưa Tin Người Kỳ Anh Người Lao Động Nhà Quản Lý Nhạc Biển Chết Nhạc Kỳ Anh Nhật Bản Nhịp Sống Trẻ Nikkei Asian Review Ô Tô Phan Đình Hoàng Quảng Phan Quang Phóng Pháp Luật Pháp Luật TP HCM Phim phong cách Phố Voi Phụ Nữ Phụ Nữ & Gia Đình Phụ Nữ Sức Khỏe Phường Kỳ Thịnh Qua Đèo Ngang Quan Hệ Quốc Tế Quang Tiến Quân Sự Quê Choa Xấu Xí Quốc Tế Rong Rêu (Võ Xuân Tùng) Rôn Vinh Sách Hay sáng tạo saostar Sex SGGP Online Soha Sống Sống Khỏe Sông Quyền Suy Ngẫm Sức Khỏe Sức Khỏe - Y Tế Sức Khỏe & Đời Sống Tạp chí Phái Đẹp ELLE Tạp Chí Sức Khỏe Tâm Sự Tết Quê Thành Công Thanh Niên Thanh Niên Online Theleader Thế Giới Thể Thao Thể Thao Văn Hóa Thị xã Kỳ Anh Thông Tấn Xã Việt Nam Thông Tin Từ Thiện Thơ Biển Chết Thơ Quê Hương Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Thời Sự Thời Trang Thương Về Miền Trung Tia Sáng Tiến Điển Tiền Phong Tiếng Nghệ Tĩnh Tín ngưỡng Tin Tức Tin Tức Kỳ Anh Tinh Hoa Tình Yêu Tóc Tôn Giáo Trần Hồng Quân Trần Khánh Cẩm Trần Xuân Tiến Tri Thức Trẻ Trí Thức Trẻ Tri Thức Việt Nam Trung Quốc Truyện - Bút Ký ... Trường Cấp III Kỳ Anh Trường THPT Nguyễn Huệ Tuổi Trẻ Tuổi Trẻ Online Tuyển Sinh Tư Liệu Tư Liệu - Tra Cứu Ung Thư Văn Hóa Văn Hoá Truyền Thống Video Video - Ảnh Video Sức Khỏe Vietfuture Vietnamfinance Vietnamnet VietQ VnEconomy VnExpress Võ Tú Võ Xuân Hùng VOV Vov.vn VTC News VTV Xã Hội XKLĐ Y Học Cổ Truyền Y học thường thức Y Tế Yêu Zing

Quê Choa Plus - Mấy hôm nay, chúng ta thường nghe đến hai từ "xả lũ" ấy. Nó liên quan đến nhà máy thủy điện Hố Hô ở Hà Tĩnh, trong vụ xả nước để cứu đập-hại dân gây ngập lụt nặng mấy huyện.

Điều lạ là, dường như dân chúng và báo chí chấp nhận việc xả lũ, cho đó là điều cần phải thế, rồi còn trách cái nhà máy thủy điện chết tiệt kia sao xả mà không thông báo trước, khiến dân chúng trở tay không kịp. Có nghĩa là, nếu thông báo trước để dân chạy nạn thì OK, thì được, cho xả thoải mái. Không thể thế được.

 Về nguyên tắc, công trình thủy điện ngoài việc tích nước phát điện thì còn có nhiệm vụ chứa nước để điều tiết chống lũ, cấp nước thủy lợi cho dân sản xuất nông nghiệp. Nó hoàn toàn không có chức năng xả lũ để hại dân. Trên thực tế, để hoạt động, nó tích nước, chặn hết đầu nguồn, vào mùa khô khi dân vùng hạ lưu không có nước cày cấy, năn nỉ gẫy lưỡi nó cũng không thèm đếm xỉa, không nhả ra một giọt. Nó cần tiền chứ không cần dân.

Nhiều dòng sông ở Quảng Nam và Đà Nẵng, nơi có nhiều nhà máy thủy điện nhất nước, đã diễn ra tình trạng ấy nhiều năm nay. Dân chúng, và cả chính quyền 2 nơi đó, rất căm nhà máy thủy điện. Vào mùa mưa, nó tích đủ nước, nếu mưa lớn quá sức tích chứa của nó, là nó xả. Xả để cứu nó, vì cái túi tiền của nó, chứ không phải vì dân. Nó chỉ "ưu ái" nước cho dân khi nó sợ vỡ đập. Ngập lụt thì dân ráng chịu. Nó xây đập dỏm, nó bắt dân chịu thay cho nó.

Những vùng ấy, xưa nay khi chưa có nhà máy thủy điện, thường thì dân chúng chỉ chịu lũ tự nhiên, có mạnh có yếu, nhưng không ghê gớm, kéo dài và gây thiệt hại khủng khiếp như cái thứ lũ thủy điện này. Lũ thủy điện là thứ nhân tai, tàn hại gấp bội so với lũ thiên tai. Nó làm thủy điện, nó tích nước là điều được phép, nhưng nó phải xây đập cho chắc, nước có lớn mấy cũng chỉ được phép tràn đập chứ không được vỡ. Giả dụ đập Sơn La hay Hòa Bình cũng có thể vỡ thì người Hà Nội cũng thành cá hết chứ chả phải chỉ mạn ngược. Không ai cho phép nó xả lũ mà chỉ cho phép nó xả nước để cứu dân khi hạn hán. Nhưng nó đã làm ngược lại.



Thế nên, trách nó xả không báo trước tức là dung túng cho nó làm bậy, làm càn. Vấn đề là con người. Hồ chứa nước Dầu Tiếng ở miền Nam không làm nhiệm vụ thủy điện, nhưng suốt bao năm nay chưa bao giờ cố ý xả lũ hại dân, ngược lại làm rất tốt nhiệm vụ điều tiết nước, thủy lợi, chống hạn, phục vụ nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho Sài Gòn. Hồ này đã từng nhiều lần chịu nguy cơ sinh tử nhưng do đập chắc chắn và nhất là nhà quản lý có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của dân nên không tính chuyện xả lũ độc ác như Hố Hô. .


SÔNG QUÊ TÔI THỜI FORMOSA

 Con sông quê tôi vẫn thế hiền hòa
 Sú vẫn lên xanh, dập dờn con sóng,
 Cá tôm không còn, cáy còng vắng bóng
 Những cánh buồm trôi dạt về đâu ?

 Tôi nhớ vô cùng thủa đánh đáo, chăn trâu
 Cùng bè bạn những trưa hè vùng vẫy,
 Hôm nay vẫn đôi bờ con sông ấy
 Không bóng con thuyền, không bóng trẻ thơ.

Ai đã làm tan nát mọi giấc mơ
Ai bức tử dòng sông và biển cả ?
Hãy trả về đây cáy còng, tôm cá
Để những cánh buồm vào lộng ra khơi.

 Hãy trả về đây sông biển, đất trời
 Người Kỳ Anh không cần sắt thép
 Người Kỳ Anh cần bầu trời trong sạch
 Con trẻ bình yên cắp sách tới trường.

 Tôi đứng trên bờ ngắm con sông quê hương
 Lòng quặn đau khi nhớ về quá khứ,
Ai dâng Kỳ Anh cho Formosa chiếm giữ
Có nghe không nỗi oán hận của dân mình ?
 Kỳ Anh, 27/10/2016
Nguyễn Xuân Lộc

Quê Choa Plus -
Con nhói lòng, khi chiều nay cơn lũ tới
Nước dâng cao ngập trăng xóa ruông đồng
Những con đường phút chốc bỗng thành sông
Những mái nhà chìm trong lũ mênh mông

Chiều nay khi con nước về, lúa ngô chưa kịp gắt
Chiều nay khi con nước về, gà trâu chết hết rồi
Bao em thơ lạc giọng gọi cha trong lũ
Cha bỏ con rồi, con bơ vơ mồ côi

Miền Trung của tôi, chinh chiến đã qua rồi
Mà sao cái nghèo vẫn không xa
Thương quê mình, thương đứt ruột người ơi
Thương dân mình, những phận bèo nổi trôi

Miền Trung của tôi, đòn gánh hai vành nôi
Nắng hạn chưa qua, bão lũ lại kéo về
Nước vô tình hay người vô tâm xã lũ
......


Quê Choa Plus -
Miền Trung Xin Cảm Ơn

ANH Ở NƠI NÀO, BIẾT VỀ MIỀN TRUNG KHÔNG ANH
OẰN MÌNH VỚI LŨ, MÀ SAO VẤT VẢ MUÔN ĐỜI
MƯA BÃO DO TRỜI, XÓT THƯƠNG MIỀN TRUNG VỚI
XẢ LŨ DO NGƯỜI, XẢ ĐÚNG QUY TRÌNH
SAO ANH VẪN NGỒI, LẶNG IM HỠI ANH
NGƯỜI TA GIÚP ĐỠ DÂN NGHÈO, TỪ TRONG CƠN ĐÓI KHỔ
DÂN MÌNH, CẦN NGƯỜI NHƯ ANH, CẦN MÌNH CHUNG TAY NÂNG ĐỠ CUỘC ĐỜI
CẦN MÌNH CHUNG XÂY, XÂY ĐẮP TƯƠNG LAI NÀY

EM Ở NƠI NÀO, NHỚ VỀ MIỀN TRUNG NGHE EM
NHIỀU NGƯỜI NGHỆ SỸ, MC CHẲNG QUẢN NHỌC NHẰN
VỚI CẢ TẤM LÒNG, DÂN TRUNG MỪNG VUI LẮM
TÔI NGƯỜI MIỀN TRUNG, XIN CẢM ƠN NGƯỜI
TÔI NGƯỜI MIỀN TRUNG, XIN CẢM, CẢM ƠN MỌI NGƯỜI.






Quê Choa Plus - Đoàn chúng đến bến đò xã Hương Thủy, bất ngờ thấy một bà cụ nằm ngất xỉu bên vệ đường. Chúng tôi vội vàng chạy lại toan bế cụ lên, thì một người hét lên ú ớ dưới đò, xua tay can ngăn. Khì đó, nguời dẫn đường giải thích là cụ lái đò bị kinh giãn, thường lên cơn như thế. Còn người dưới đò là con trai cụ, bị câm..









Lát sau, cụ bà tỉnh lại. Hỏi ra, cụ là bà Trần Thị Sáng bị kinh giãn, cùng một hộ gia đình với chồng là ông Thực bị liệt hai chân và một người con trai bị câm làm nghề chèo đò.

Chúng tôi dắt cụ qua đò rồi về nhà. Khi đến nhà, hóa ra đây không phải là nhà riêng của cụ.

Ba con người tàn tật cùng một sổ hộ khẩu, là ông què, bà kinh giãn và đứa con trai út bị câm.

Ba con người tàn tật không thể tự chăm sóc nhau, phải đến tá túc nơi nhà riêng của vợ chồng nguời con cả.

Hai gia đình sống chung trong một ngôi nhà tạm bợ, ở bến đò thôn 8 xã Hương Thuỷ, Hương Khê.
Chúng tôi đang cố tìm một cách hợp lý, để xây cho ông bà cụ và nguời con trai bị câm một ngôi nhà.
Hoặc sẽ tặng họ một sổ TK, giá trị bằng ngôi nhà đó, để họ chi tiêu khi bất trắc.
Tiền sẽ trích trong quỹ hỗ trợ dân nghèo vùng lũ.

Nếu các bạn quan tâm, hãy liên hệ qua: bạn thiện nguyện viên là Thiện Lương 0985219656, để biết thêm chi tiết

Người Kỳ Anh - Mấy hôm nay, chúng ta thường nghe đến hai từ "xả lũ" ấy. Nó liên quan đến nhà máy thủy điện Hố Hô ở Hà Tĩnh, trong vụ xả nước để cứu đập-hại dân gây ngập lụt nặng mấy huyện.

Điều lạ là, dường như dân chúng và báo chí chấp nhận việc xả lũ, cho đó là điều cần phải thế, rồi còn trách cái nhà máy thủy điện chết tiệt kia sao xả mà không thông báo trước, khiến dân chúng trở tay không kịp. Có nghĩa là, nếu thông báo trước để dân chạy nạn thì OK, thì được, cho xả thoải mái. Không thể thế được.

 Về nguyên tắc, công trình thủy điện ngoài việc tích nước phát điện thì còn có nhiệm vụ chứa nước để điều tiết chống lũ, cấp nước thủy lợi cho dân sản xuất nông nghiệp. Nó hoàn toàn không có chức năng xả lũ để hại dân. Trên thực tế, để hoạt động, nó tích nước, chặn hết đầu nguồn, vào mùa khô khi dân vùng hạ lưu không có nước cày cấy, năn nỉ gẫy lưỡi nó cũng không thèm đếm xỉa, không nhả ra một giọt. Nó cần tiền chứ không cần dân.

Nhiều dòng sông ở Quảng Nam và Đà Nẵng, nơi có nhiều nhà máy thủy điện nhất nước, đã diễn ra tình trạng ấy nhiều năm nay. Dân chúng, và cả chính quyền 2 nơi đó, rất căm nhà máy thủy điện. Vào mùa mưa, nó tích đủ nước, nếu mưa lớn quá sức tích chứa của nó, là nó xả. Xả để cứu nó, vì cái túi tiền của nó, chứ không phải vì dân. Nó chỉ "ưu ái" nước cho dân khi nó sợ vỡ đập. Ngập lụt thì dân ráng chịu. Nó xây đập dỏm, nó bắt dân chịu thay cho nó.

Những vùng ấy, xưa nay khi chưa có nhà máy thủy điện, thường thì dân chúng chỉ chịu lũ tự nhiên, có mạnh có yếu, nhưng không ghê gớm, kéo dài và gây thiệt hại khủng khiếp như cái thứ lũ thủy điện này. Lũ thủy điện là thứ nhân tai, tàn hại gấp bội so với lũ thiên tai. Nó làm thủy điện, nó tích nước là điều được phép, nhưng nó phải xây đập cho chắc, nước có lớn mấy cũng chỉ được phép tràn đập chứ không được vỡ. Giả dụ đập Sơn La hay Hòa Bình cũng có thể vỡ thì người Hà Nội cũng thành cá hết chứ chả phải chỉ mạn ngược. Không ai cho phép nó xả lũ mà chỉ cho phép nó xả nước để cứu dân khi hạn hán. Nhưng nó đã làm ngược lại.



Thế nên, trách nó xả không báo trước tức là dung túng cho nó làm bậy, làm càn. Vấn đề là con người. Hồ chứa nước Dầu Tiếng ở miền Nam không làm nhiệm vụ thủy điện, nhưng suốt bao năm nay chưa bao giờ cố ý xả lũ hại dân, ngược lại làm rất tốt nhiệm vụ điều tiết nước, thủy lợi, chống hạn, phục vụ nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho Sài Gòn. Hồ này đã từng nhiều lần chịu nguy cơ sinh tử nhưng do đập chắc chắn và nhất là nhà quản lý có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của dân nên không tính chuyện xả lũ độc ác như Hố Hô. .










Người Kỳ Anh



Quê Choa Plus -Thảm họa môi trường ở miền Trung Việt Nam, mà nguyên nhân do tập đoàn Formosa  gây ra đã làm rúng động Đài Loan. Quốc Hội và truyền thông Đài Loan đã tạo một sức ép không nhỏ khiến Formosa phải cúi đầu nhận tội. Không dừng ở đó, chính quyền Đài Loan vẫn tiếp tục có những hành động quyết liệt để khiến Formosa không vì lợi nhuận mà bất chấp luật pháp, tàn phá môi trường ở Đài Loan cũng như Việt Nam, ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của Formosa đến chính sách hướng Nam của Đài loan.


Ngày 30.9, Viện Lập Pháp - Quốc hội Đài loan đã có phiên chất vấn của bà Su chiih-fen (Tô Trị Phần) dân biểu cao cấp thuộc Đảng Dân Tiến cầm quyền của tổng thống Thái Anh Văn về formosa sau chuyến đi đến Việt Nam.

 Trước đó, ngày 31.7, bà Su Chih-fen đã dẫn đầu một đoàn gồm 9 người trong đó có các chuyên gia về môi trường, Giáo sư Đại học và các nhà xã hội, đến Hà Nội với kế hoạch đi Hà Tĩnh nhằm tìm hiểu các vấn đề về thảm họa môi trường.

Bà Su Chih-fen cùng đoàn đi Việt Nam, trước khi rời Đài Loan. Ảnh Facebook 蘇治芬

Ngày 1.8, tại Nội Bài cả đoàn đã bị an ninh sân bay ách lại với toàn bộ hộ chiếu và không cho đáp chuyến bay đi Vinh. Đến 18:00, sau 9 tiếng bị cầm giữ, đoàn đã được nhân viên Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội ra sân bay can thiệp và đòi lại hộ chiếu để tiếp tục chuyến hành trình.


Không thể đáp chuyến bay tới Vinh như dự kiến, nên phái đoàn đã phải đi bằng đường bộ với gần 8 tiếng lái xe, phải hơn 2h sáng ngày 2.8 đoàn mới tới Khách sạn Mường Thanh Hà Tĩnh.

Ngay sau đó, 4 giờ sáng bà đã có cuộc gặp với hai người địa phương - chị Hương, từng làm việc cho Formosa và Lộc, một ngư dân Kỳ Lợi cùng một nhà hoạt động xã hội, anh Nguyễn Anh Tuấn.



Tại đây anh Tuấn đã trao tận tay bà Su bức thư của gia đình anh Lê Văn Ngày, thợ lặn cho Formosa đã tử vong, với nổ lực tìm kiếm công lý cho anh. Đoạn cuối thư viết:

''Thư này cũng được viết ra với mong đợi rằng Chính phủ Đài Loan giải quyết sự việc đau lòng nêu trên và đảm bảo rằng trong tương lai những người lao động VN như đồng nghiệp của thợ lăn Lê Văn Ngày không trở thành nạn nhân của sự bất công và không là nạn nhân của những công việc ghê tởm từ Tập đoàn Formosa Plastics  hay của các công ty con cùng các nhà thầu.

Đài Loan là một đất nước thịnh vượng trong khu vực và vẫn sẽ là một quốc gia dẫn đầu. Tuy vậy, sự giàu có được dẫn dắt bởi trách nhiệm là vô cùng quan trọng; công luận khu vực và thế giới đang dõi theo quý vị và đánh giá cách thức quý vị giải quyết vấn đề liên quan đến cái chết của ông Lê Văn Ngày.''
Chị Hương kể về khoảng thời gian 5 năm làm việc cùng chồng trông coi các container của Formosa. Họ sống trong một lán trại dựng tạm cạnh khu container, hàng ngày ăn uống tắm giặt bằng nước mưa hứng qua rãnh trên nóc của container. Nay thì hai vợ chồng phát hiện ung thư gần như cùng lúc. Chị ung thư vú, đang xạ trị. Chồng ung thư vòm họng, di căn giai đoạn cuối, nằm chờ chết. Cả hai giờ nghỉ việc, sống vất vưởng qua ngày, trong khi Formosa không một lời hỏi thăm, không một đồng hỗ trợ. Khi được hỏi mong muốn gì nhất lúc này, chị Hương thẳng thắn: "Chỉ mong Formosa đi khỏi, đời mình đã xong, chỉ lo cho con cháu bệnh tật sau này."

Anh Lê Văn Lâm và chị Nguyễn Thị Hương, đôi vợ chồng làm cho Formosa, cả hai đều bị ung thư hiện sống tại xóm Ngâm, Tổ dân phố Thắng Lợi, phường Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. 

Lộc mới 26 tuổi nhưng khiến cả Phái đoàn bất ngờ vì đã có 13 năm đi biển. Từ ngày cá chết, ghe tàu nhà anh, xóm anh, làng anh nhất loạt nằm bờ. 15 kg gạo là khoản hỗ trợ duy nhất anh nhận từ Chính phủ. Các lời hứa hẹn chuyển đổi sinh kế, theo anh, mới chỉ nằm trên giấy và không khả thi chút nào.

Bà Su vào thẳng vấn đề bằng câu hỏi không thể rõ ràng hơn: “Mỗi bạn hãy cho tôi biết quan điểm của mình về việc ra đi hay ở lại của Formosa? Các bạn có tin vào lời hứa sẽ khắc phục của họ hay không?”

Anh Lộc nói rõ Formosa vốn đã không được người dân địa phương như anh hoan nghênh ngay từ khi mới đến Hà Tĩnh, chứ không phải chỉ mới gần đây, bởi tất cả những hệ quả về kinh tế, chính trị, văn hóa mà nó gây ra. Chị Hương vẫn giữ những trăn trở về sức khỏe, bệnh tật. Còn anh Tuấn nhắc lại những ‘tiền án’ của Formosa khắp những nơi mà nó đi qua để khẳng định rằng tôi không bao giờ tin vào lời hứa sẽ khắc phục môi sinh, môi trường cho Việt Nam.

Mỗi người một góc nhìn, song thống nhất với nhau ở câu trả lời: Chúng tôi không muốn thấy Formosa ở lại, nhất lại là 60-70 năm nữa.

Tiếp đó, Nguyễn Anh Tuấn cho biết: ''bà dân biểu đã chia sẻ một thông tin mà tầm quan trọng của nó khiến tôi khá băn khoăn khi dẫn lại ở đây.

Bà nói chuyện Formosa ra đi hay ở lại thì không chắc. Nhưng theo thông tin bà có được thì ngay cả khi ở lại, Formosa sẽ dừng lại ở giai đoạn 1, chứ không tiến hành giai đoạn 2 nữa.

Hẳn mọi người cũng biết, giai đoạn 1 là 7 triệu tấn thép/năm, còn giai đoạn 2 là 22.5 triệu tấn/năm. Hơn 3 lần công suất là hơn 3 lần mức độ ô nhiễm, nhìn theo hướng đó thì phần nào đây cũng là thông tin tích cực.

Bà chia sẻ thêm từ kinh nghiệm cá nhân với Formosa, bà thấy trong 3 nước Formosa từng đầu tư, họ tỏ ra thân thiện với môi trường nhất ở Mỹ, trong khi đó ở Đài Loan và Việt Nam có lẽ chúng ta cần phải mất nhiều thời gian hơn để có thể đưa được họ vào khuôn khổ.

Cuối cùng, bà nói rằng tương đối bất ngờ trước sự kiên trì đấu tranh của người dân địa phương, điều mà phần nào đó bà nghĩ là Việt Nam đã làm tốt hơn Đài Loan.''

Sau sự việc bị thu giữ hộ chiếu và ngăn cản chuyến bay ở Nội Bài và cuộc gặp gỡ ''chui'' với đại diện người dân, cả đoàn đều bảo trong đời họ chưa từng có cảm giác thế này. Bà Su Chih-fen viết trên FB, cho hay:

“Sự việc quá đột ngột mà tới giờ chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ nguyên nhân. Phía quan chức Việt Nam tuy đưa ra một số lý do nhưng tôi tin rằng sự tình có thể sẽ phức tạp hơn. Tôi vẫn tràn đầy niềm tin và hy vọng vào chính sách "Hướng nam mới" của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn. 

Trưởng đại diện Thạch Thụy Kỳ (tương đương Đại sứ) cùng các nhân viên Đài Loan tại VN đều là những công chức làm việc chu đáo và cực kỳ trách nhiệm, đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Hiện tại nhất cử nhất động rất nhạy cảm. Suốt chuyến hành trình đều có Công an VN mặc thường phục đi theo, chụp hình, bao gồm cả việc ăn uống, hay đi khỏi khách sạn để gội đầu nhất nhất phải khai báo. Không thể làm bất cứ điều gì vượt ngoài lịch trình.



Quả thực bị hạn chế, nhưng tôi tin rằng sẽ gắng khắc phục; dù sao hai bên đều có nhận thức về dân chủ khác nhau!"

Bà Su còn chia sẻ, hôm nay có một thanh niên Việt Nam nói với tôi, anh rất cảm động về diễn văn nhậm chức của Tổng thống Thái Anh Văn. Hóa ra, ở hai nước khác biệt nhưng cảm nhận của người dân là như nhau. Và rốt cục thì về cơ bản, mọi người dân đều yếu ớt và cần được bảo vệ!

Ngày 4.8 trở về Đài Loan, theo báo Taipei Times, bà cho biết: "Chúng tôi không thể có kết luận rõ về vụ ô nhiễm. Chính phủ Việt Nam cần phải công bố báo cáo điều tra của họ." Theo báo China Post, bà mô tả xã hội Việt Nam là "tràn đầy sinh lực", và "hơi lộn xộn nhưng đầy ắp cơ hội".

Xem thêm:



Trở lại phiên điều trần của bà Su Chih-fen tại viện Lập Pháp Đài Loan ngày 30.9. Trên kênh Youtube của mình, bà viết, cũng là nội dung mà bà đã trình bày:

Hôm nay đến phiên tôi được chất vấn trong cuộc tổng chất vấn của Viện Hành chính, câu hỏi thì tôi không có nhiều, chỉ mong tất cả cùng lắng nghe tôi kể một câu chuyện.

Đầu tháng 8 năm nay, tôi có đến thăm Việt Nam vài ngày, nơi đó cho tôi cảm giác quen thuộc, tôi thấy Việt Nam hiện tại tràn đầy sức sống, ở đâu cũng cũng thế, y hệt Đài Loan vào thập niên 70, hẳn là còn hy vọng. Một quốc gia Cộng Sản thường cho người ta cảm giác im lặng u ám vô thần nhưng trên con đường tôi đi lúc ấy, có một nghệ thuật gia trẻ tuổi đã làm cho con đường trở nên sang sủa và lãng mạn.

Do có được sự ảnh hưởng từ thời Thực dân Pháp trong quá khứ, người Pháp đã mang phong cách nghệ thuật từ quê hương họ đến Việt Nam sau khi đã dung hòa cùng với văn hóa xứ đó phát triển thành nghệ thuật hiện đại của Việt Nam.
   
Có thể có một số người không hiểu, thực ra quan hệ của chúng ta với Việt Nam rất sâu, về kinh tế mậu dịch, từ 1952 đến 2014, chúng ta đầu tư vào ASEAN khoảng 84,1 tỷ Mỹ kim, tỷ lệ đầu tư trong 10 nước trong ASEAN thì Việt Nam đứng đầu. Nhưng từ lúc Mã Anh Cửu chấp chính, khoảng cách giữa Việt Nam và chúng ta lớn dần, số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam giảm theo mỗi năm.    
Tuy thế, giữa Việt Nam và Đài Loan vẫn còn một sợi dây liên kết khác, đó là những công nhân lao động đến từ Việt Nam xa xôi,  những quan hệ hôn nhân Việt Đài càng làm (sợi dây liên kết) sâu sắc hơn.  Lấy thí dụ là Vân Lâm, quê của tôi, là nơi đứng thứ ba toàn nước về tỷ lệ dân nhập cư, trong đó  phần lớn là từ Việt Nam và Indonesia.

Từ chính sách Nam hướng đến Tân nam hướng, đã 25 năm qua đi, thế hệ thứ hai được sinh bởi những người mẹ Việt Nam đã trưởng thành, đáng tiếc trong quá khứ chúng ta đã phạm sai lầm, đã làm cho những người con Đài như ở trong lớp sương mù không hề biết về quá khứ của người mẹ Việt mình. So với Nhật, Hàn, ngoại ngữ thứ hai thì ngôn ngữ Đông Nam Á chiếm tỷ lệ như hạt cát trong sa mạc bất luận là ở trung học, cao đẳng hay phân khoa ngôn ngữ của đại học. (trong khi quan hệ với Việt Nam nhiều như vậy)
     
Có lẽ trong ấn tượng của chúng ta, Formosa là tên người Bồ Đào Nha khen gọi Đài Loan mỹ lệ, nhưng ở Việt Nam, Formosa như cái bướu độc ung thư, phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của Việt Nam. Ở Việt Nam tôi gặp được vài bạn trẻ, họ thấy hãng thép của Đài Loan nằm ở Hà Tĩnh như một cái vại lớn thải ra khí độc, ô nhiễm bãi biển của họ, làm chết những con cá trong biển vì nhiễm độc.

Những người trẻ tuổi kêu cứu một cách vô vọng, kêu cứu với Formosa thì chẳng thể kêu ở Việt Nam. Trớ trêu thay, ở đó là vậy, mà bờ biển quê tôi cũng không phải đã có con quái vật Formosa  Lục Khinh (1) đã há miệng nuốt trọn dòng sông lớn nhất của Đài Loan là Trạc Thủy (2) hay sao?
   
Con Quái vật này, không chỉ ở Đài Loan, Việt Nam lộng hành, nó còn chạy sang cả bên Mỹ nhưng sang đó, nó gặp huấn thú sư mạnh mẽ, dùng roi pháp luật của chính nghĩa, trừng trị nghiêm ngặt mỗi một lỗi nhỏ theo điều luật quy định bảo vệ môi trường. Ngược lại, pháp luật của Đài Loan như là đã ban cho xưởng dầu Lục Khinh miễn tử kim bài. Mặc dù chúng ta có những chuẩn mực như là nghị định đối với loại khu công nghiệp đặc biệt như Lục Khinh đã minh định là buộc phải thiết lập khu vực đệm và cơ sở loại công nghiệp đặc biệt để giám sát chất lượng không khí nhưng mức phạt quá nhẹ đã khiến cho tập đoàn Đài Tô không kiêng nể sợ hãi.

Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người, Đài Loan thì Lục Khinh, Việt Nam thì nhà máy Hà Tĩnh, xin cảnh giác chúng ta đừng phạm sai lầm như trong quá khứ trong vấn đề chính sách ”Hương Nam” nữa (3). Nên hiểu rõ về xí nghiệp, trách nhiệm xã hội để chính sách Nam hướng đến Tân Nam hướng là một quá trình từ ”kinh tế màu nâu” lột xác thành ”kinh tế màu xanh”       




(1)     Đài Tô Lục Khinh, Lục Khinh là tên gọi tắt của xưởng lọc dầu thứ 6 của Đài Loan nằm ở Vân Lâm, Đài Loan do tập đoàn nhựa Đài Tô (Formosa Đài Loan). Vân Lâm tức là quê của bà Ủy viên Lập Pháp Tô Trị Phần/Su Chih-fen, từng làm huyện trưởng huyện Vân Lâm.   
(2)     Trạc Thủy là con sông dà nhất của Đài Loan khởi nguồn từ huyện Nam Đầu và chảy qua ranh giới giữa hai huyện Vân Lâm, Chương Hóa với tổng chiều dài là 186 km.  
(3)     Nam hướng là chính sách hợp tác về kinh tế mậu dịch của Đài Loan với các nước phía Nam gồm Nam á và Đông Nam Á, Tân Nam hướng là chính sách đã chỉnh lại và cải đổi của chính sách Nam hướng.


Bà dân biểu Su Chih Fen đứng cùng bà Thái Anh Văn trên poster tranh cử của đảng Dân Tiến tại Đài Loan. Bà Thái Anh Văn nay là tổng thống Đài Loan


Trong  cuộc phỏng vấn với Zing.vn ở thủ phủ của Formosa ở Vân Lâm (Đài Loan) hồi tháng 7, bà Su nói bà muốn đi xem tình trạng ô nhiễm mà Formosa gây tổn hại thế nào đối với người dân và hệ sinh thái ở Việt Nam. Ngay trong cuộc phỏng vấn này, bà đã ngỏ ý muốn tới thăm để đánh giá tình hình ô nhiễm do Formosa gây ra đối với ngư dân và vùng biển nơi đây.

Bà cũng khuyên phía Việt Nam nên cứng rắn với Formosa, tập đoàn bà gọi là “con quái vật” vì đã biến Vân Lâm của bà thành một trong những địa phương có tỷ lệ ung thư cao nhất ở Đài Loan. Cũng trong bài phỏng vấn bà Su cảnh báo Formosa rất “quái” trong việc lách vấn đề xử lý chất thải và luôn đưa ra lý lẽ: “họ làm đúng theo quy định pháp luật.”

Bà cũng khuyên phía Việt Nam nên tiến hành khám sức khoẻ của người dân trước khi cho Formosa vào đầu tư hoặc đi vào hoạt động để có căn cứ quy trách nhiệm nếu dự án của Formosa có thể gây ra ô nhiễm.




Trên đây là video cuộc điều trần bạn có thể xem và chia sẻ để hiểu vì sao người Việt phải bỏ xứ sang Đài làm cu li, phải làm thuê ngay trên chính quê hương mình. Vì là lỗi của chính bạn hay là lỗi hệ thống? Hãy hiểu cho rõ và biết cần phải làm gì để người nước ngoài không phải kêu cứu thay cho người dân VN. Chính người Đài Loan đang lo hơn nỗi lo của nạn nhân ở VN cũng như chính quyền VN.

Hãy tự đặt một vài câu hỏi đơn giản như sau: Đã có rất nhiều cuộc biểu tình, nhưng lời kêu gọi đóng cửa những nhà máy Formosa ở Đài Loan từ chính người Đài Loan? Sao Việt Nam lại rước họ về? Ung thư hoành hành quanh khu vực nhà máy Formosa ở Đài Loan? Bao giờ đến Vũng Áng? Chúng ta ngồi đợi ư? Formosa đã tỏ ra sẵn sàng gây ô nhiễm, vi phạm các quy định về môi trường và chịu phạt, vì so với lợi nhuận mà họ thu được từ việc đó, ngay trên đất nước của họ? Bạn có tin là họ sẽ không làm điều đó ở Việt Nam? Hay cơ quan quản lý của Việt Nam sẽ nghiêm ngặt hơn chính quyền Đài Loan? Có lẽ rồi chỉ còn là vấn đề thời gian, cho một bị kịch tương tự.



NGUỒN XEM THÊM:




Quê Choa Plus

Quê Choa Plus - 
CON GÁI QUÊ CHOA

Này bạn hữu gần xa,
Ngồi đêy nghe tầu kể.
Về cùn gếy quê choa, 
Hiền hậu lậy nết na,


Biết thương mẹ, thương cha,
Biết chăm ông chăm bà.
Không ăn chơi sa đọa,
Không xa xỉ, ba hoa,
Không so bì thiên hạ,
Không trà chanh chém chả.

Biết phù gia nội trợ,
Chăm cùn lợn, cùn ga,
Biết trồng khoai, dặm ló,
Biết cắt cỏ cho bò.
Em biết nghị biết lo,

Cùn ngài em chịu khó,
Từ côông nhỏ chuyện to,
Vào tay em xong hết.
Giàu em ko cần thiết,
Sang em cụng nỏ hay,
Em cần một bàn tay,
Đưa cho em hạnh phúc.

Eng mô chộ em hay,
Mời vô nhà uống nác.!?!?

Đó!??!
Mi nghe tau kể rứa,
Mi thấy thích hay phê,
Chỉ cần nói mô tê,
Ko cần chi nựa cả,
Tầu dắt đến tận nhà,
Thưa vì mẹ vì cha,
Cho mi mần "dê cụ".
Cho đời mi vui sướng,
Lấy được vợ quê choa!?!

Người Kỳ Anh - Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình.

Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm, còn gọi là "Sấm Trạng Trình" là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến khoảng năm 2019). Đây là những dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán- sứ giả của triều Thanh). Sấm ký, giai thoại và giải đoán chứa đựng nhiều thú vị về một trí tuệ bậc Thầy kỳ tài muôn thuở, nặng lòng yêu nước thương dân và sâu sắc hiếm thấy.Khi theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, ông được truyền cho quyển Thái Ất thần kinh từ đó ông tinh thông về lý học, tướng số... Sau này, dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn làm quan nhưng vua Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) vẫn phong cho ông tước Trình Tuyền hầu vào năm Giáp Thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, giống như Trình Y Xuyên, Trình Minh Đạo bên Trung Hoa. Sau đó được thăng chức Thượng thư bộ Lại tước hiệu Trình Quốc công. Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra đến 500 năm sau, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam.

Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Đây là bản trích ở bộ “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Ngoài bản A còn có ít nhất ba dị bản về sấm Trạng Trình. Tài liệu liên quan hiện có 20 văn bản, trong đó 7 bản là tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội (trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản tiếng quốc ngữ phát hiện sớm nhất có lẽ là Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 mà hiện nay vẫn chưa tìm được.

Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử. Nhiều nội dung trong sấm ký hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật- dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh”. Đến nay đã có 36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã.

Trong bài này chúng tôi mang đến quý độc giả điều kì diệu của Sấm Trạng Trình từ một người đặc biệt, anh Trần Huỳnh Duy Thức (xem tiểu sử cá nhân và thông tin trên Wikipedia) và Lê Việt Kỳ Nhi (tác giả cuốn sách ''Ước mơ của Thủy'') qua 8 câu sấm nói về thời điểm hiện tại, Formosa, Cá chết và bước ngoặt của lịch sử Việt Nam:

Khỉ hú trời Nam cá hóa rồng
Gà kêu Nam Bắc hội hoa long
Lần tay đếm lại năm ba chín
Sớm thấy điềm may giống Lạc Hồng
Chăm chỉ chờ ngày sang mậu ngũ
Ước ao được thấy buổi Canh Thân
Cho hay nổi sóng ba đào dậy
Cù rống rền vang giống Lạc Hồng

Trong Bính Thân 2016 khơi nguồn trào lưu mềm “quyền con người” và trào lưu cứng “năng lượng xanh” – (Thư 57C) từ trại giam Xuyên Mộc, 20/12/2015  anh Trần Huỳnh Duy Thức viết: ''Câu 1 ý là vận hội VN hóa rồng vào năm Thân. Nhưng là năm Thân nào? Câu 3 và câu 6 sẽ cho ta câu trả lời xác định. “Lần tay đếm” gợi cho ta hình ảnh các thầy bấm ngón tay tính lịch ngày xưa theo Thiên can và Địa chi. Để dễ hình dung, ta thay các đốt ngón tay bằng các điểm trên hai vòng tròn sau:



Đếm xuôi là theo chiều kim đồng hồ, đếm ngược là “đếm lại”. “Lần tay đếm lại năm ba chín” ngụ ý bắt đầu từ vị trí số 5 đếm ngược lại 3 nấc trên vòng tròn Thiên can, 9 nấc trên vòng tròn Địa chi (tại vị trí 5 đếm 1 nấc). Theo hình vẽ ta sẽ gặp Bính trên vòng tròn Thiên can và gặp Thân trên vòng tròn Địa chi. Như vậy câu 3 cho ta biết năm khỉ của câu 1 là năm Bính Thân. Nhưng là Bính Thân nào vì cứ 60 năm sẽ lặp lại một Bính Thân.

 Câu 6 cho ta lời giải: “ước ao được thấy buổi Canh Thân”. Mấy anh chị lật cuốn lịch bỏ túi 2016, xem ngày đầu tiên của năm Bính Thân – tức là ngày Tết Nguyên đán sắp tới là ngày gì theo Thiên can – Địa chi? Đó chính là ngày Canh Thân – ngày mùng 1 tháng Giêng Bính Thân 2016 . Anh Năm thử mở lịch vạn niên trên máy tính và cố tìm xem có bao nhiêu năm Bính Thân bắt đầu bằng ngày Canh Thân? Anh sẽ không tìm thấy năm nào khác ngoài Bính Thân 2016 đâu.

Như vậy đoạn sấm này khẳng định vận hội hóa rồng của dân tộc Lạc Hồng bắt đầu từ năm sau. Bản thân từ “canh thân” cũng có một ý nghĩa như vậy. Canh là cải cách, thay đổi; canh tân là đổi mới. Thân là tự chủ, tự mình đủ sức. Ngày xưa một ông vua tiếp nhận quyền lực nhà nước từ người nhiếp chính hoặc lấy lại quyền của mình bị người khác tiếm thì gọi là “thân chính”. Canh thân mang ý nghĩa trong vận hội này là đất nước ta sẽ đổi mới dẫn đến tự cường vững mạnh.

Ngày đầu tiên của năm Bính Thân là ngày Canh Thân, sẽ không có năm Bính Thân thứ hai nào như vậy

Bắt đầu vận hội chuyển mình vĩ đại là năm khỉ 2016. Bước qua năm gà Đinh Dậu 2017 nhân tài sẽ tụ hội khắp đất nước – hình ảnh của hội hoa long (câu 2). Công cuộc canh tân, kiến thiết quốc gia sẽ bùng lên nhờ vậy.

Câu 5 diễn giải hơi dài vì liên quan đến thuật ngữ lạ là “Mậu ngũ”. Dịp khác em sẽ viết. Nhưng chung quy đó là một thời điểm tốt đẹp khác được xác định. Mậu cũng có nghĩa là tốt đẹp. Khi thời điểm này đến thì em về thôi🙂.

Câu 7 là nói về Dòng chảy sẽ cuộn trào mãnh liệt ở VN và lan truyền ra thế giới. Các anh chị tìm hiểu nghĩa “sóng ba đào” thì hiểu rõ thôi. Câu 8 thì dễ hiểu rồi, dân tộc Lạc Hồng sẽ rất vẻ vang và có tiếng nói ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới – tức là “Ngoại quốc lân bang kính phục giao”. Từ Lạc Hồng cũng chứa đựng ý nghĩa của dòng chảy mạnh mẽ dẫn đến an lạc như em đã giải thích trong thư 27A. Tên dân tộc mình được gửi gắm một sứ mạng đặc biệt trong vận hội này đối với nhân loại. Rảnh thì đọc lại thư 26A em viết cho mấy anh chị tháng 8 năm ngoái, cả nhà sẽ thấy những gì em phân tích về Dòng chảy so với bây giờ như thế nào.

Nhìn vào thời cuộc cũng đủ thấy những sự thay đổi to lớn sắp tới. Một khi chân lý phát triển đã bừng sáng trong con người rồi thì chẳng có gì ngăn cản nổi sự chuyển mình của dân tộc. Gieo những hạt giống đầu tiên trong bão táp đầy khó khăn còn không ngăn nổi. Giờ hàng triệu mầm chồi đã nảy và đang lớn nhanh thành những rừng tùng bách. Những ánh lửa được truyền giữa trời đêm bão bùng giờ trở thành nguồn sáng cho những hạt mầm trồi lên. Đất nước mình sẽ sáng bừng và xanh ngắt thôi. Khi ta hiểu được quy luật phát triển của Trời Đất thì nhìn rõ được tiến trình tất yếu, không quá phức tạp. Ta biết phải làm gì để phát triển, không phải quá vất vả, hao tổn.''

Nói về ngày mậu ngũ, ngày 20/3/2016 tác giả  Lê Việt Kỳ Nhi viết:

Ngày "mậu ngũ" là gì?
Mậu ngũ nói theo thiên can địa chi âm dương ngũ hành, mậu ngũ thuộc dương thổ và dương hoả. Hoả sinh thổ - Cái ác bị đốt huỷ xuống thành đất cho muôn vật sinh trưởng
Trong năm 2016 có 6 ngày mậu ngũ, sau đó phải đến 80 năm sau mới có lại cùng những ngày này. Và không phải năm nào cũng có ngày mậu ngũ.

Năm nay ngày thứ nhất đã qua và rơi vào 6 tháng 2 DL nhưng ÂL lại thuộc 28 tháng chạp Ất mùi (2015) nên nếu tính đúng thì chỉ có 5 ngày mậu ngũ của năm Bính thân (lại số 5)
5 ngày còn lại là sẽ vào DL tháng 4, tháng 6, tháng 8, 10 và 12. Trong năm ngày này có một ngày là sinh nhật của nhi. Mậu ngũ tháng 12 không tính nữa. Đối chiếu với Sấm Trạng - Phá điền là từ đầu khỉ và tới cuối thu, chỉ 4 giai đoạn mậu ngũ thôi vì tháng 10 DL là tháng chín ÂL tức cuối mùa thu. Anh Trần Huỳnh Duy Thức trở về vào ngày mậu ngũ nào chưa biết, nhưng nếu đúng mậu ngũ sinh nhật của nhi thì sẽ rất vui :)

Trong 5 lần mậu ngũ này những cái thuộc thể chế hiện tại sẽ chia ra và bị huỷ diệt dần chuẩn bị cho sự hồi sinh của đất nước. Mỗi lần mậu ngũ sẽ đánh dấu một chuyển biến lớn.
Chúng ta hãy mạnh dạn cùng tranh đấu cho sự thay đổi. Cùng nắm tay nhau vun lại dải đất quê hương được sớm ngày nở hoa. Ngày mậu ngũ gần nhất là đầu tháng tư. Xin tất cả hãy chờ đón xem.

Ngày 06.04, là ngày mậu ngũ thứ 2 trong năm bính thân. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị miễn nhiệm, sự lãnh đạo tham nhũng của ông kết thúc và bước qua một giai đoạn mới. Giai đoạn mới này là giai đoạn "vượn nọ leo cành cho sỉ bóng" (Sấm Trạng Trình câu 404) - Năm nay vừa là năm Bính Thân, ông Trọng lại tuổi Giáp Thân, trong câu này "vượn nọ" là nói cho ông, "leo cành" là lên chức Tổng bí thư, "sỉ bóng" là cách nói khác của sảy bóng, sảy là rớt, là hư. Vậy ông có lên thì cũng sẽ xuống.

Giải Sấm tiếp xin trích câu trong Thư 59C  của anh Trần Huỳnh Duy Thức:
"....ĐCSTQ cũng đang chạy đua với thời cuộc. Họ phải hoàn tất những lời hứa ngông cuồng vào trước dịp kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ, không làm được thì họ sẽ bị sụp đổ và tan rã."
Kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ là trước 2020 (ĐCSTQ thành lập tháng 7 năm 1921 nhưng trên thực tế là 1920. Chúng ta lại có nghe qua Hiệp định Hội nghị Thành Đô, năm 2020 Việt Nam biến thành khu tự trị của TQ. Có hay không có thì câu 470, 471 Sấm ghi:
Ma vương sát đại quỷ 
Hoàng thiên tru ma vương

Ma vương ở đây là ĐCSTQ, đại quỷ là ĐCSVN. Hai câu Sấm muốn nói ĐCSTQ sẽ xóa ĐCSVN, nhưng Trời cao (Hoàng thiên) sẽ diệt ĐCSTQ.
Khá là khớp với hai câu 403,404:
"Có một đàn xà đánh lộn nhau 
vượn nọ leo cành cho sỉ bóng.

Anh Thức ghi trong thư 59C về quyền lực của Tập Cận Bình.
Khởi trích: "Đời sống chính trị của TQ hiện nay chắc chắn là chứa nhiều nguy cơ, không phẳng lặng như bề mặt mà Tập Cận Bình nhìn thấy. Chưa nói đến các lực lượng cạnh tranh quyền lực với ông ta"
Tập Cận Bình sinh năm 1953, tuổi con rắn, ông đại diện cho đàn xà đó. Vượn nọ như nhi đã nói là chỉ cho ông Trọng, leo cành lên chủ tịch đjai diện VN thì cũng sảy bóng - vì ma vương tranh giành quyền lực nhưng lại sát đại quỷ. Vượn nọ lại nói chỉ trong năm Bính Thân này thôi thì ĐCS sẽ "sỉ bóng"

Quyền con Người là mấu chốt để VN được dân chủ, Sự gan dạ được thể hiện là sức dân sẽ mang lại thay đổi.

Kết thúc lần giải sấm này lại xin trích thư 59C của anh Thức :
"Sức dân đang dâng lên mạnh hơn bao giờ hết để hướng công cuộc đổi mới tiến theo Dòng chảy của thời đại và thuận theo tiến trình tất yếu của lịch sử."

Ai chưa mạnh mẽ xin hãy mạnh mẽ lên không thì chẳng còn kịp để góp sức vào sự thay đổi của đất nước !

Tiếp dưới đây giải duy nhất 1 câu: "Ngựa kia đủng đỉnh bước về Tàu". Câu này ứng với một vài người, và nó mang ý nghĩa cả tốt và xấu. Trong lần này, Nhi muốn nói đến ý nghĩa ứng cho tân thủ tướng.

Tân thủ tướng tuổi Giáp ngọ (1954) - ông lên vào đúng sau ngày mậu ngũ 6 tháng 4. Và cũng là thời điểm quyết định để Việt Nam độc lập hay lệ thuộc Trung Quốc. Nhiệm kỳ của ông rơi vào thời điểm cuối của hiệp định Hội nghị Thành Đô. Câu Sấm này nói lên lập trường rất rõ của phe chính phủ hiện tại. Những điều diễn ra nếu thấy là chống đối TQ thì đó chỉ là diễn kịch để che mắt người dân.

Sau cùng ....đây là trường hợp đặc biệt ngoại lệ .... Nhi không bao giờ coi tướng công khai một ai cả ... nhất là khi tướng hông tốt ..người ta sẽ oán giận mình. Tuy nhiên, vì có liên hệ đến đất nước, nhi đành phá lệ và chấp nhận những điều không hay ....


Thường người có tướng đầu nhọn (vòm hói) kết hợp mắt hẹp và thần sắc như thủ tướng là tướng tham vọng mà xu nịnh và bất chính, thêm vào tướng đứng đàn bà nghiêng đầu (*) là chỉ đưa đất nước này xuống vực sâu. Dân tộc đang đau thương lại sẽ đau thương thêm. Người đứng đầu một đất nước cho thấy mạt vận đau thương đang tới. Sấm khớp với tướng số vậy.

Đoạn Sấm sau này ứng từ đầu năm khỉ - Bính thân năm nay cho đến sang năm. Chúng ta nếu thấy chưa có gì là vì những việc đó không xảy ra trước cửa nhà mình, nhưng báo cũng đã đưa tin tháng 3 TQ đưa binh dày đặc đảo Phú Lâm, đưa tàu chiến mạnh nhất ra Biển Đông tập trận (1,2) ứng với câu 76 - "tin sứ chèo thuyền lại sang":
76 - Đầu khỉ tin sứ chèo thành lại sang
77 - Bở mồ hôi Bắc giang tái mã
78 - Giữa hai xuân bỗng phá tổ long
79 - Quốc trung kinh dụng cáo không
80 - Giữa năm giả lại kiểm hung mùa màng
81 - Gà đâu sớm gáy bên tường
82 - Chẳng yêu thì cũng bất tường chẳng không
83 - Thủy binh cờ phất vầng hồng
84 - Bộ binh tấp nập như ong kéo hàng
85 - Đứng hiên ngang đố ai biết trước
86 - ấy Bắc binh sang việc gì chăng ?
87 - Ai còn khoe trí khoe năng
88 - Cấm kia bắt nọ tưng bừng đôi nơi
Trước khi có sự thay đổi sang thịnh thì phải trải qua cực suy ... dân Việt tiếp tục lơ ngơ và thờ ơ thì đất nước không có thịnh mà chỉ có suy rồi vong theo đảng CSVN. Dân tộc Việt không có anh hùng, đang bị đảng CS đè đầu không dám ngóc lên, đã không dám thì phải vong theo họ mà "chết dưới tay TQ".

11.05.2016 Nói thêm về Mậu Ngũ
Mậu có nhiều nghĩa. Giờ đây giải theo nghĩa này: Mậu là tốt đẹp, tươi tốt, nhưng cũng có một nghĩa mà chúng ta sẽ ngạc nhiên....
Ảnh: nghĩa chữ mậu. Từ điển hán Việt, trang 644, NXB Thế Giới, 2007

Nghĩa hai : hợp chất hóa học (C5H6) *
Ngũ có nhiều nghĩa tuỳ âm. Ở đây sẽ giải là năm (5). Còn những nghĩa khác ...bao giờ đến lúc sẽ giải.
Ngũ là 5 vậy cái gì năm? Là tháng 5.

Chúng ta có thể từ đó hiểu là tháng 5 tốt đẹp, hào khí của dân tộc nở rộ từ tháng này. Cũng đồng thời ĐCSVN rơi vào thời gian cực suy, mất lòng dân. Biểu tình bắt đầu từ ngày 1 tháng 5, sẽ kéo dài đến hết tháng 5, qua tháng 6, đến lần mậu ngũ thứ 3, là đỉnh điểm của thời cuộc. Đến mùa thu có chuyển biến hết các mậu ngũ còn lại của năm Bính Thân.

Nghĩa 2 - chúng ta thấy đoạn SẤM ghi:
Khỉ hú trời Nam cá hoá rồng,
Gà kêu Nam Bắc hội Hoa Long,
Lần tay đếm lại Năm Ba Chín,
Mới thấy điềm may giống Lạc Hồng.
Chăm chỉ chờ ngày sang Mậu Ngũ,
Ước ao đặng thấy buổi Canh Thân,
Cho hay bốn bể ba đào dậy,
Cù rống kêu vang giống Lạc Hồng.

"Chờ ngày sang mậu ngũ" - vậy có phải chăng là cụ Trạng biết được năm nay tháng năm có sự kiện liên can hóa chất hay không?

Xin lưu ý ... đoạn Sấm ghi sóng gió nổi dậy từ biển (bốn bể ba đào dậy). Ba đào đã dậy, cá chết, biển chết, môi trường bị hủy diệt chứ không còn là sự đe dọa! Từ những sự kiện sóng gió này giống Lạc Hồng mới "cù rống kêu vang" được. Dòng dõi Lạc Hồng này sẽ không thể diệt vong mà sẽ đứng lên đáp lời sông núi vậy.

Bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn khi biết công ty thép là công ty con của công ty chính là Formosa plastics mà c5H6 lại là hóa chất liên quan nhựa.

Wikipedia tiếng Việt: Cyclopentan được sử dụng để sản xuất các loại nhựa tổng hợp và keo dán cao su. Tiếng Anh: https://en.wikipedia.org/wiki/Cyclopentadiene

Ý nghĩa của Mậu ngũ ...vẫn còn chưa nói hết ..xin chờ lần sau giải tiếp. Có rất nhiều huyền cơ trong hai chữ mậu ngũ này. Xin đón đọc. :)

24.05.2016 Lần này xin giải trước hai câu 119, 120
Hễ nhân kiến đã dời đất cũ 
thì phụ nguyên mới chỗ (trổ) binh ra
Câu đầu ...Bởi là văn Nôm nên cũng không có gì nhiều để giải. chỉ còn hai chữ nhân kiến nữa thôi.

Nghĩa thứ nhất: Kiến đây nghĩa là kiến lập, hình thành. Nhân là nhân quyền. Hễ quyền con người đã được thấy, được phổ biến từ nơi không ý thức đến đã ý thức -

Nghĩa 2: khi thấy Người đã được chuyển đi khỏi chỗ cũ . Nghĩa này có nhiều bạn đã giải :)

Tiếp theo câu 120: " thì phụ nguyên mới trổ binh ra "

Phụ nghĩa là dồi dào, nhiều. nguyên là đứng đầu, như nói nguyên thủ, nguyên soái (tướng đứng đầu).
ở đây ý nghĩa là các thủ lĩnh các nhóm, hội, đảng mới sẽ liên kết cũng ra binh.

Phụ nguyên cũng có nghĩa là ruồng bỏ nguồn gốc như nói nguyên quán (xem hình dưới) - vậy ai bán nước quên nguồn gốc Lạc hồng là lý do để bị toàn dân ra binh chống lại.


Nguyên cũng nghĩa nguồn nước. Không trách nhiệm bỏ rơi để các nguồn nước bị ô nhiễm cũng nghĩa là phụ nguyên. Các nghĩa trên đây đều hợp với tình hình hiện tại. Vậy Sấm ứng ngay bây giờ rồi vậy.

Vài dự đoán tương lai gần:
Đối chiếu với đoạn sấm : 245.
Vạn dân chịu thửa âu sầu
Kể dư đôi ngũ mới hầu khoan cho
Cấy cày thu đãi thời mùa
Bấy giờ phá ruộng lọ chờ mượn ai
Nhân ra cận duyệt viễn lai

Kể dư đôi ngũ là thời gian sau lần mậu ngũ thứ 2, có thể là 3, là 4 thì mới "khoan"
chữ khoan này là khoan dung, là dễ thở hơn, không bị xiết. ứng với từ lần mậu ngũ thứ 2 cho đến cuối thu.

Phá ruộng tức là phá điền, là lúc thiên tử (là mọi người trong thời đại dân chủ) xuất hiện.
Nhân ra - vừa nói người thủ lĩnh ra thì người gần thì vui mừng (cận duyệt) người ở xa thì tìm đến (viễn lai)

Giờ đây đã chuẩn bị sang lần mậu ngũ thứ ba và trong 5 lần mậu ngũ năm nay chỉ duy có lần mậu ngũ thứ ba rơi vào ngày 5 (ngũ), đó cũng là móc cho sự chuyển biến. Xin mọi người theo dõi để kịp chuẩn bị cho thời cơ. Nước Việt ở trong tay của mỗi người dân Việt. Chớ để một nhóm người biến đất nước thành tan hoang, mặc cho ngoại bang giày xéo rồi thu tóm như thế thì còn nơi nào để thờ phượng Tổ tiên, để nói cho con cháu nghe về đất nước của mình ???? Dẫu bé mọn thế nào cũng phải vươn vai mà gánh lấy trách nhiệm bảo vệ giang sơn, nam phụ lão ấu chớ phân biệt vậy !

15.07.2016 Không biết các bạn có còn nhớ Sấm Trạng Trình được bắt đầu như thế nào không? Đó là câu:
Vừa năm Canh Tý xuân đầu
Thanh nhàn ngồi tựa long câu nghĩ đời.
Canh Tý là năm 1540, ở năm Canh tý này cụ Trạng "nghĩ đời" mà thấy năm Canh Tý của 480 năm sau. Tức là năm 2020, năm 2020 là năm vong của "triều đại" Cộng Sản tính theo luật lục thất thập gian mà cụ đã viết trong Sấm. Không có gì là ngẫu nhiên cả, chỉ vì chúng ta không thấy được sợi giây liên thông của sự việc nên bảo là ngẫu nhiên.

Chúng ta thấy hiện tại ĐSCVN đã mất lòng dân phải giữ địa vị bằng bạo lực và đủ cách định hướng dư luận v.v... nhưng chắc chắn rằng tất cả những gì đang xảy ra và sẽ xảy ra chẳng thể cứu được để ĐCSVN có thể tiếp tục tồn tại.

Từ năm Canh tý 1540 tính đến 500 năm sau là năm 2040 thì ứng với câu: Hồng Lam ngũ bách nghinh thiên hạ, Hưng tổ diên trường ức vạn xuân. (Việt Nam sẽ hưng thịnh là điểm giao thoa giữa đông và tây, (chữ nghinh thiên hạ nghĩa là đón các quốc gia). Ba năm sau khi ĐCSVN bị diệt vong Việt Nam bước vào vận 9 (2023 -2043) là thời vận của sự bắt đầu xây dựng và phát triển đến rạng danh.
Bổn phận của bạn hiện tại là gì nếu không là kéo sập ĐCS để cho bạn, con cháu bạn chuẩn bị xây dựng lại VN ? Thời thế đang khiến chúng ta phải như vậy khi là con dân của một đất nước đang lâm nguy biển chết rừng bị tàn phá. Không phải là chất thải của Formosa đều đem thải ra biển và đem chôn trong rừng hay sao?

Để nhá Sấm cho kỳ sau ...Nhi sẽ bật mí cho các bạn biết từ đâu mà tính ra được ĐSCVN tận vào năm 2020 theo luật lục thất thập phân (hay lục thất nguyệt gian)

Bạn có biết đường đi lên đền thờ Lạc Long Quân có bao nhiêu bậc thang không? Là 296 bậc. Dựa theo đây mà "kẻ gan anh tài" Trần Huỳnh Duy Thức nghĩ ra luật lục thất thập phân. Không lãnh bản án 16 năm tù mới lạ. Trong Sấm có câu:
Kể từ đời Lạc Long Quân, 
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian
Chính là đầu mối cho chúng ta tính ra để biết nhưng không phải ai cũng biết. 296 bậc thang này nếu chia cho 13 [6 (lục) +7 (thất) = 13] là một đơn vị thì chúng ta có 22 đơn vị 13, cộng thêm một đơn vị thập phân (10). 22 x 13 = 286 + 10 = 296.

Chúng ta lại nghĩ đó là sự ngẫu nhiên ... vì sao một người sinh ra hơn 500 năm trước lại biết được đường đi lên đền thờ Lạc Long Quân có 296 bậc thang để viết ra được câu Sấm cho người hơn 500 năm sau dựa vào mà giải ?? Ngẫu nhiên đến lạ lùng phải không bạn? :)

Cũng cứ xoay vần đắp đổi như vậy mà tính ra ĐCSVN sẽ tồn tại 75 năm tức là 5 gian lục thất thập phân (13 x 5 = 65 + 10) có nghĩa là đến năm 2020 tận tính từ năm chính thức nắm quyền 1945.


Trong thời gian bốn năm này ... nếu nhân dân muốn không phải nhọc sức để xây dựng lại tất cả thì ắt hẳn phải biết ngăn chặn những tàn phá họ gây ra trước sự cáo chung. Đó là việc của người khôn mà .... Dân Việt đâu có ngu đâu nhỉ? :)

Trên Trần Đông Chấn Blog của anh Trần Huỳnh Duy Thức, bài Kỷ Sửu và Vận Hội mới của Việt Nam viết về ''Luật lục thất thập phân:

Ngay cả sự tồn vong của các triều đại cũng tuân theo một quy luật. Những ai đọc qua sấm Trạng Trình đều có thể thấy rằng cụm từ lục thất, lục thất gian hay lục thất nguyệt gian được lặp lại nhiều lần trong các câu thơ sấm. Đó là một quy luật tồn vong của các triều đại được thiên tài Nguyễn Bỉnh Khiêm mô hình hóa thành một cách tính toán đơn giản. Một gian lục thất (6+7) là 13 năm, một nguyệt gian hay một gian thập phân là 10 năm (đây là cách ẩn dụ của Trạng Trình, ngày xưa theo âm lịch, 1 tuần trăng – nguyệt là 10 ngày). Hãy xem xét 3 triều đại liền kề nhau từ Hậu Lê, Tây Sơn và Nguyễn.

Nhà Hậu Lê do Lê Lợi sáng lập năm 1428 và kết thúc hoàn toàn vào năm 1789 sau khi Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh và bị Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan. Tổng cộng tồn tại 361 năm, tương đương với 27 gian lục thất (27 x 13 = 351 năm) cộng thêm 1 gian thập phân (351 + 10 = 361 năm). 27 gian lục thất từ năm thành lập, tức rơi vào năm 1779 (1428 + 351), đây là năm đánh dấu sự suy vong của triều đại nhà hậu Lê vì năm đó Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế nhà Tây Sơn. Nhà Hậu Lê đã suy yếu từ cả trăm năm trước, có thời gian bị nhà Mạc lật đổ, sau đó khôi phục lại và dẫn đến hình thành triều Lê Trung Hưng với chúa Trịnh đàng Ngoài chúa Nguyễn đàng Trong. Dù vậy danh nghĩa nhà Lê vẫn ngự trị trong lòng dân chúng nên cho dù nắm mọi quyền bính trong triều đình Bắc Hà nhưng các đời chúa Trịnh không bao giờ dám xưng đế vì sợ mất lòng dân. Ngay cả ở đàng Trong, dù hùng cứ một phương nhưng các chúa Nguyễn vẫn tôn nhà Lê là thiên tử. Nhưng vào năm 1779, một triều đại mới ra đời dám xưng đế và không chịu bất kỳ ảnh hưởng và quyền lực nào của triều Lê. Và đúng 10 năm sau đó, chính nhà Tây Sơn đã tiêu diệt hoàn toàn nhà Hậu Lê. Tóm lại, nhà Hậu Lê sinh năm 1428, vong năm 1779 (sau sinh 27 gian lục thất) và tận năm 1789 (sau vong thêm một gian thập phân nữa).

Nhà Tây Sơn được khởi sự bởi 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Khởi nghĩa vào năm 1771, đến năm Mậu Tuất 1778 thì Tây Sơn đã làm chủ gần một nửa đất nước, từ Quảng Nam đến Hà Tiên. Vào cuối năm Mậu Tuất (tức đầu năm 1779) thì Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, đóng đô tại Qui Nhơn và lấy hiệu là Thái Đức, chính thức khai sinh ra triều đại Tây Sơn. Triều đại này đã có nhiều chiến công hiển hách chống ngoại xâm nhưng đã không dàn xếp được tranh giành trong nội bộ gia đình nên chỉ đúng 1 gian lục thất sau đó (1779 + 13), tức năm 1792, đã bước vào suy vong. Cùng năm đó Nguyễn Ánh đã chiếm lại gần hết phần đất miền Nam và tiến đánh thành Qui Nhơn, còn vua Quang Trung Nguyễn Huệ – người đứng đầu triều đình Tây Sơn lúc đó thì đột ngột qua đời. Và đúng 10 năm (1 gian thập phân) sau đó, tức năm 1802, Nguyễn Ánh đã tiêu diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn, bắt sống vua Cảnh Thịnh Quang Toản, chấm dứt triều đại Tây Sơn tồn tại 23 năm. Tóm lại nhà Tây Sơn sinh năm 1779, vong năm 1792 (sau sinh 1 gian lục thất) và tận năm 1802 (sau vong thêm 1 gian thập phân nữa).

Cùng năm đó, triều Nguyễn được thành lập bởi Nguyễn Ánh, lấy hiệu Gia Long. Dù bị Pháp xâm chiếm năm 1858 nhưng triều Nguyễn vẫn tồn tại song song với chính quyền bảo hộ thực dân thêm gần 100 năm nữa. Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Đại bị chính quyền Cách mạng tháng 8 lật đổ vào năm 1945, đúng bằng 11 gian lục thất sau năm sinh (1802 + 11 x 13 = 1945). Nhưng đây mới chỉ là năm vong của nhà Nguyễn. Sau khi giả chấp nhận làm cố vấn Vĩnh Thụy cho chủ tịch Hồ Chí Minh một thời gian ngắn thì Bảo Đại bỏ trốn rồi theo chân pháp về miền Nam thành lập Quốc gia Việt Nam và giữ chức quốc trưởng. Đến năm 1955 quốc trưởng Bảo Đại bị thủ tướng Ngô Đình Diệm truất phế bằng một cuộc trưng cầu dân ý, mất hoàn toàn quyền lực, thành dân thường và bắt đầu cuộc sống lưu vong bên Pháp. Như vậy triều Nguyễn tồn tại 153 năm, bắt đầu sinh vào 1802, vong năm 1945 (sau sinh 11 gian lục thất) và tận năm 1955 (sau vong thêm 1 gian thập phân nữa).

Tự do và dân chủ

Số gian lục thất cũng có quy luật để tính toán. Với triều đại Cộng sản do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập năm 1945, số gian lục thất là 5, 2010 là năm vong, 2020 là năm tận. Cũng chẳng cần hiểu biết luật lục thất thập phân, chỉ cần phân tích biện chứng tình hình, bối cảnh chung, đánh giá những động lực bên trong và bên ngoài, nhận thức của những người cầm chèo cầm lái, … thì cũng có thể nhận ra được những biến động từ nay đến 2010. Đó cũng không nằm ngoài quy luật nhân quả. Xét cho cùng, không ai đánh bại được chủ nghĩa Cộng sản trên toàn cầu nếu nó tốt và phù hợp với quy luật tất yếu. Nó suy vong là bởi chính nó. Sự xuất hiện những tác nhân bên ngoài cũng chỉ là kết quả theo quy luật từ cái nhân bên trong tạo ra. Các tác nhân bên ngoài sẽ tôn tạo hay hủy diệt cái bên trong cũng là do cái nhân sinh ra từ bên trong đó. Triều đại Cộng sản Việt Nam sẽ suy vong nhanh chóng là tất yếu không thể cản lại được bởi chính những sai lầm của nó.


Điều nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam cần quan tâm trên hết lúc này là một thời đại mới sẽ hình thành như thế nào, chúng ta có nắm bắt được vận hội mới để tham gia kiến tạo hòa bình và ổn định cho toàn thế giới, qua đó tận dụng cơ hội để phát triển thịnh vượng bền vững hay không. Điều đó tùy thuộc hoàn toàn vào ước nguyện bây giờ của chúng ta. Nếu chúng ta lại rơi vào cái bẫy của nghèo đói hoặc của sự tham lam mà mong ước một xã hội thế nào cũng được miễn có thể kiếm tiền nhiều hơn thì lịch sử đã chứng minh rằng chúng ta sẽ không đi được đến đó. Nhưng nếu chúng ta mong cầu tự do; mong được có đầy đủ quyền con người mà tạo hóa dành cho chúng ta; kiên quyết nắm lấy quyền quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc mình bằng lá phiếu của mình để lựa chọn những thành phần ưu tú nhất lãnh đạo đất nước thì chúng ta sẽ có tất cả.''

10.05.2016 Nhi đang tự mình vì vui mà bị mất ngủ, vì thấy Sấm đã ứng một cách kỳ diệu. Thôi thì cứ phá lệ giải một kỳ đặc biệt này để cho DLV và đảng viên nào có đọc thì mất ngủ chung với mình cho vui :)
Chúng ta cùng nhìn lại bài Sấm này nhé.
Khỉ hú trời Nam cá hóa rồng, 
Gà kêu Nam Bắc hội Hoa Long, 
Lần tay đếm lại Năm Ba Chín, 
Mới thấy điềm may giống Lạc Hồng. 
Chăm chỉ chờ ngày sang Mậu Ngũ, 
Ước ao đặng thấy buổi Canh Thân, 
Cho hay bốn bể ba đào dậy, 
Cù rống kêu vang giống Lạc Hồng.

Câu đầu nói cho chúng ta biết đó là vào năm Thân (khỉ), trời Nam là nói cho nước Việt nam mình. Cá hóa rồng nghĩa là từ sự kiện cá mà dân tộc Việt hóa rồng. Hay nói đúng hơn là trở lại đúng nghĩa của dòng giống Rồng của mình. Và nghĩa bóng của câu này lại muốn ám chỉ câu chuyện cá chép hóa rồng ẩn dụ cho sự can đảm phải vượt được vũ môn thì mới hóa rồng được.

Trở lại nói về chữ cá. Nhìn lại từ bắt đầu chuẩn bị bước sang năm nay, trước ngày mậu ngũ thứ nhất (6.02) cá ở miền Tây chết hàng loạt lên hơn ngàn tấn.
Ảnh màn hình Zing.vn

Sang đến mậu ngũ thứ 2 đúng ngay ngày mậu ngũ 06.04 cá ở Vũng Áng chết.
Ảnh màn hình Wikipedia

Đến mậu ngũ thứ 3 ngày 5.06 vừa là ngày Môi Trường Thế giới vừa là ngày biểu tình ở Hà Nội Sài Gòn.

Đến tháng 8 mậu ngũ thứ 4, dòng lưu hải chuyển hướng từ Nam lên Bắc.

Kỳ Anh từ vụ cá đã đứng lên, ngày 2/10

Cũng vào thời điểm mậu ngũ thứ 5 sau khi dòng lưu hải chuyển hướng, trong đầu tháng 10 này cá chết ở Hồ Tây.

Cho thấy cả năm Thân này tất cả liên can vụ CÁ. Dân Việt từ vụ Cá mà xóa bỏ chế độ quay về với nguồn cội dòng giống Rồng của mình. Nếu không sống ngay thời hiện tại, mấy ai biết được dòng chữ Cá hóa Rồng này không phải là một câu văn ẩn dụ bình thường.

Tiếp câu 2, Gà kêu Nam Bắc hội Hoa Long,

Là nói sang năm Đinh Dậu (2017) Vn sẽ có hội Hoa Long. Vậy Hoa long là gì ?
Hoa là tinh hoa, (xin xem ảnh nghĩa chữ hoa thứ 3), nên hội Hoa Long là hội gồm những tinh hoa của giòng giống Rồng này cả từ Nam ra Bắc. Theo cách nói của anh Trần Huỳnh Duy Thức là " Liên minh Dân tộc" .
Nghĩa chữ Hoa, từ điển Hán Việt, trang 399, NXB Thế giới, 2007

Câu ba nghĩa là gì ?
Lần tay đếm lại năm ba chín

Đây là cách tính theo thiên can địa chi. Thiên can là gồm: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý.
Chữ năm trong câu này chỉ có nghĩa là năm (niên), không phải số. Vậy là năm nào đây ? :)
Thiên can đếm đến ba là Bính.
Địa chi gồm : tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ mùi, thân, dậu, tuất, hợi - đếm địa chi đến chín thì là Thân.

Vậy nên câu này cho biết là năm Bính Thân. Bính thân nào thì câu 5,6 có cho biết. Từ trong thảm họa về môi trường "mới thấy điềm may (của) giống Lạc Hồng" là ý nghĩa câu kế (câu 4).

Câu 5: Chăm chỉ chờ ngày sang mậu ngũ
Bắt đầu đoạn này lặp lại ý nghĩa đoạn trên để xác định năm bính thân nào là THỜI CƠ "cá hóa rồng". Khuyên chúng ta chăm chỉ (tranh đấu) sang ngày mậu ngũ, tức là qua hết 5 giai đoạn mậu ngũ từ đầu năm đến hết ngày 2.10 là ngày 03.10.

Câu 5 : theo ước ao, sẽ được thấy từ buổi canh thân. Canh thân là ngay ngày tết năm bính thân (08.02) nay rơi vào ngày Canh thân. Từ câu 5 đến hết bài nội dung muốn nói từ năm nay do sóng gió (ba đào) khắp nơi dân tộc sẽ vực dậy làm vang danh giống Lạc Hồng.

Vậy cho nên đoạn Sấm này chính là nói về THỜI CƠ. Nếu không muốn CÁ chết thì phải hóa Rồng.
Kỳ Giải Sấm đặc biệt xin dừng ở đây.... Cụ Trạng dùng ẩn dụ thật hay, để thấy rằng, chúng ta muốn hóa Rồng, phải vượt Vũ Môn như tích cá hóa rồng, vũ môn là cửa ải gió to sóng dữ. Còn thực tế với chúng ta là cửa ải vũ lực, bạo lực của nhà cầm quyền. Nhưng tất nhiên bất bạo động và có số đông sẽ có thể chiến thắng.

Ngay thời khắc lịch sử hiện tại này, chúng ta chỉ có thể chọn bằng mọi cách phải để dân tộc Sống và bảo vệ đất nước. Dân tộc chết, cá nhân chúng ta cũng chẳng sống được, nếu có sống, là sống nhục.
Xin hãy biết THỜI CƠ đã đến, bỏ hết sợ hãi để tranh đấu mà thôi !!!

------
Sao chép xin ghi nguồn Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Việt Kỳ Nhi và dẫn link nguồn của Người Kỳ Anh - Hội Đồng Hương Kỳ Anh

Người Kỳ Anh

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget