Halloween Costume ideas 2015

Trịnh Xuân Thanh nhận cả vali tiền từ em trai ông Đinh La Thăng

NewVnNews - Ngoài valy chứa 14 tỉ đồng "lại quả" từ phi vụ chuyển nhượng đất tại PVP Land, Trịnh Xuân Thanh còn bị cáo buộc tham ô 4 tỉ đồng trong thời gian làm chủ tịch HĐQT tại PVC.
Trịnh Xuân Thanh nhận cả vali tiền từ em trai ông Đinh La Thăng - Ảnh 1.
Trịnh Xuân Thanh tại thời điểm ra đầu thú - Ảnh: Tư liệu
Trong 2 vụ án mà Cơ quan Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra Bộ công an vừa hoàn tất kết luận, đề nghị truy tố nhiều bị can thì Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) - đều bị đề nghị truy tố tội tham ô tài sản. 
Trong kết luận điều tra cũng nêu rõ việc ông Đinh Mạnh Thắng (em ruột ông Đinh La Thăng) đã đưa cho Trịnh Xuân Thanh cả valy tiền.
Buổi ăn nhậu và vali chứa 14 tỉ đồng "lại quả"
Ở vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty CP Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land) do cơ quan cảnh sát điều tra kết luận, cuối năm 2009 đầu năm 2010, theo chủ trương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN, sẽ chuyển tất cả các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản về nhập cho PVC quản lý, theo một đầu mối.
Theo hồ sơ vụ án, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Ngọc Sinh, Đặng Sỹ Hùng, Đào Duy Phong là những người có quyền quyết định, có trách nhiệm quản lý tài sản là cổ phần của PVP Land tại Công ty cổ phần Xuyên Thái Bình Dương.
Nhóm này đã thông đồng với các đối tượng liên quan, cùng người môi giới là Huỳnh Nguyễn Quốc Duy, có sự giúp đỡ của Thái Kiều Hương, Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Kim Thoa và đại diện bên mua (công ty Minh Ngân) và Đinh Mạnh Thắng (nguyên chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại dầu khí Sông Đà) để ký và thanh toán hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương với giá tương đương 34 triệu đồng/m2 đất.
Giá này thấp hơn mức giá PVP Land đã thỏa thuận đặt cọc (52 triệu đồng/m2) tạo ra chênh lệch để chiếm đoạt cổ phần trị giá 87 tỉ đồng (trong đó có tài sản của nhà nước). Giá trị tài sản các đối tượng đã chiếm đoạt là 49 tỉ.
Theo lời khai của Trịnh Xuân Thanh, Thanh thừa nhận được Đinh Mạnh Thắng (em ruột ông Đinh La Thăng) mời ăn tối tại đường Xuân Diệu (Tây Hồ, Hà Nội). 
Tại bữa ăn, Thắng đã đặt vấn đề nhờ Thanh phê duyệt phương án cho thoái vốn dự án Nam Đàn Plaza mà Đào Duy Phong đang trình PVC, Thanh nhận lời giúp ngay.
Vài ngày sau buổi ăn nhậu, Đinh Mạnh Thắng cho lái xe chở đến nhà Thanh một vali tiền. Thanh mang vali đó vào nhà, có mở ra và thấy tiền nhưng không đếm nên không rõ là bao nhiêu. 
Thanh khai sau đó Thanh đã trả lại tiền này cho Đinh Mạnh Thắng tại văn phòng PVC. Thanh không thừa nhận đó là tiền chênh lệch giá cũng không thừa nhận đã thỏa thuận chỉ đạo bán chênh lệch giá để hưởng lợi.
Đào Duy Phong thì khai do Trịnh Xuân Thanh gọi điện cho Phong thông báo là có khách hàng mua cổ phần của VPC với phương án hạ giá bán thì Phong được nhận 10 tỉ đồng. Phong đã làm theo và được nhận 10 tỉ.
Thương vụ chuyển nhượng trên, các cá nhân chiếm đoạt 49 tỷ đồng chênh lệch, trong đó ông Thanh được chia 14 tỉ; Phong 10 tỉ, Sinh 2 tỉ, Hùng 20 tỉ, Đinh Mạnh Thắng 5 tỉ đồng.
Lập quỹ để lãnh đạo chi tiêu, chiếm hưởng tiền tỉ
Trong vụ án thứ 2 được Cơ quan An ninh điều tra đã ra kết luận điều tra đại án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) Trịnh Xuân Thanh tiếp tục bị đề nghị truy tố tội tham ô với số tiền cáo buộc 4 tỉ đồng.
Theo hồ sơ, trong thời gian lãnh đạo PVC, Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch HĐQT), đã thống nhất với bị can Vũ Đức Thuận (nguyên tổng giám đốc PVC) và một số thành viên ban lãnh đạo PVC yêu cầu các đơn vị thành viên góp tiền quỹ chuyển về văn phòng tổng công ty cho lãnh đạo PVC chi tiêu.
Khi có nhu cầu dùng tiền các bị can Thanh, Thuận có thể trực tiếp yêu cầu và nhận tiền từ các đơn vị thành viên hoặc giao cho Bùi Mạnh Hiền (nguyên giám đốc PVC) khi đó đang là chánh văn phòng PVC làm đầu mối yêu cầu các đơn vị thành viên chuyển tiền về cho Hiền quản lý. 
Việc chi tiêu này theo chỉ đạo của Thanh, Thuận và không đưa vào hệ thống sổ sách kế toán của tổng công ty cũng như của các đơn vị thành viên.
Để hợp pháp hóa khoản chi này, các đơn vị thành viên tự lập khống hồ sơ chứng từ thi công và thanh quyết toán tiền gửi, chuyển hồ sơ về tổng công ty để phê duyệt, nếu cần thì lãnh đạo tổng công ty sẽ trình HĐQT phê duyệt.
Tháng 1-2011, Nguyễn Anh Minh (nguyên phó tổng giám đốc PVC) được bổ nhiệm là phó tổng giám đốc PVC. 
Tháng 7 -2011, Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận phân công Nguyễn Anh Minh phụ trách ban điều hành dự án Vũng Áng (Quảng Trạch) và yêu cầu Minh chỉ đạo ban điều hành chuyển tiền để các thành viên ban lãnh đạo PVC sử dụng.
Từ 28-9-2011 đến 23-2-2012, Lương Văn Hòa Lương (Văn Hòa, nguyên giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch) đã cùng cấp dưới là Nguyễn Đức Hưng (nguyên trưởng phòng tài chính, kế toán ban điều hành), Nguyễn Lý Hải (nguyên trưởng phòng kỹ thuật), Lý Xuân Khánh (trưởng Phòng kinh tế - kế hoạch) hợp thức hồ sơ thiết kế dự toán khi công nghiệm thu thanh quyết toán 4 hạng mục phụ trợ của các dự án chuyển cho Nguyễn Anh Minh để Minh chỉ đạo các phòng ban của tổng công ty hợp thức thủ tục phê duyệt.
Sau đó Hòa câu kết với Lê Thị Ánh Hoa, Nguyễn Thành Quỳnh (giám đốc và kế toán trưởng của Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa) lập và ký 4 hợp đồng khống có nội dung ban điều hành thuê công ty Quỳnh Hoa thi công 3 hạng mục phụ trợ của dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 để rút tổng số tiền 13 tỉ đồng từ ban điều hành.
Trong số tiền này, Lê Thị Anh Hoa, Nguyễn Thành Quỳnh chiếm hưởng 1,9 tỉ. Lương Văn Hòa chiếm Hưởng 759 triệu, còn lại Hòa dùng bù quỹ ban điều hành 3,7 tỉ và tiếp tục chuyển về tổng công ty 6,6 tỉ cho Thanh, Thuận và Minh sử dụng. 
Trong đó, Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng 4 tỉ.
Nguồn: TTO

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget