NewVnNews - Nhiều sinh viên có kết quả học tập khá nhưng riêng B1 thì thi 3, 4 lần vẫn chưa đạt. Phải giải quyết ra sao?
Là một giảng viên được giao nhiệm vụ làm cố vấn học tập, tôi vô cùng trăn trở với vấn đề chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của sinh viên đại học.
Lớp sinh viên mà tôi làm cố vấn học tập (có hơn 60% là người dân tộc thiểu số) năm 2017 có tới 52% sinh viên không thể tốt nghiệp đúng thời hạn, trong đó chủ yếu là vì nợ chứng chỉ B1 tiếng Anh.
Nhiều sinh viên có kết quả học tập khá nhưng riêng B1 thì thi 3, 4 lần vẫn chưa đạt. Một trong số những bạn tốt nghiệp đúng hạn, có B1 tiếng Anh là vì đã thi đến lần thứ 6!
Các sinh viên này than môn tiếng Anh là "nỗi ám ảnh kinh hoàng" từ thời còn học phổ thông, không ngờ lên đến đại học vẫn còn bị "đeo bám". Rất nhiều sinh viên không chuyên ngoại ngữ có lực học tiếng Anh ở bậc phổ thông hạng trung bình, thậm chí là yếu nên đến khi học đại học lại càng đuối.
Lớp học đông sinh viên (khoảng 40-60 sinh viên), thời gian mỗi học phần chỉ 30 tiết nên giảng viên không thể chú ý đến từng sinh viên được. Trong khi đó giáo trình lại dành cho đối tượng đã học qua tiếng Anh 7 năm ở phổ thông nên đối với những bạn yếu hoặc "mất gốc" ngoại ngữ thì việc theo kịp chương trình gần như là "nhiệm vụ bất khả thi".
Đối với những sinh viên người dân tộc thiểu số, tiếng Việt đã là "ngoại ngữ" khó học chứ nói gì đến tiếng Anh. Bốn năm đại học với 4 học phần tiếng Anh trong 8 tín chỉ 120 tiết nhưng nhiều bạn phải vật vã học đi học lại mấy lần mới đạt điểm D để qua môn.
Việc rất nhiều sinh viên không thể tốt nghiệp vì không đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ là tình trạng chung của tất cả các trường đại học trong cả nước chứ không chỉ của riêng những trường ở miền núi.
Như bài viết trên báo Tuổi Trẻ sáng nay: kết quả khảo sát tiếng Anh năm 2015 của sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cho thấy chưa tới 20% đạt chuẩn đầu ra của trường. Còn tại trường Đại học Kinh tế quản trị kinh doanh (ĐH Thái Nguyên), có đến 2.000 sinh viên không tốt nghiệp được, buộc trường phải giảm chuẩn đầu ra xuống còn A2.
Theo tôi, mục tiêu của đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 là tốt, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay nhưng kết quả đã chưa đạt được như mong muốn.
Vấn đề ở đây là đề án đã đặt ra cái chuẩn (B1) quá cao so với năng lực ngoại ngữ thực tế của đại đa số sinh viên, trong khi cách thức thực hiện lại không hiệu quả.
Không có bột không thể gột nên hồ, không thể nào từ chỗ tốt nghiệp trung học chỉ có thể nói vài câu tiếng Anh đơn giản rồi lên đại học, học 120 tiết trong những lớp đông hơn 20 sinh viên lại có thể đạt chuẩn B1 - có khả năng nghe nói tiếng Anh một cách cơ bản được.
Chính chúng ta đã tự làm khó mình, làm khó sinh viên để rồi buộc phải thay đổi khi mục tiêu và thực tế cách nhau quá xa.
Vậy đối với những sinh viên đã thi nhiều lần nhưng chưa đạt chuẩn B1 nên chưa thể tốt nghiệp chúng ta sẽ giải quyết như thế nào? Câu hỏi này tôi tin rằng rất nhiều sinh viên và giảng viên đang đợi câu trả lời.
Là một giảng viên được giao nhiệm vụ làm cố vấn học tập, tôi vô cùng trăn trở với vấn đề chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của sinh viên đại học.
Lớp sinh viên mà tôi làm cố vấn học tập (có hơn 60% là người dân tộc thiểu số) năm 2017 có tới 52% sinh viên không thể tốt nghiệp đúng thời hạn, trong đó chủ yếu là vì nợ chứng chỉ B1 tiếng Anh.
Nhiều sinh viên có kết quả học tập khá nhưng riêng B1 thì thi 3, 4 lần vẫn chưa đạt. Một trong số những bạn tốt nghiệp đúng hạn, có B1 tiếng Anh là vì đã thi đến lần thứ 6!
Các sinh viên này than môn tiếng Anh là "nỗi ám ảnh kinh hoàng" từ thời còn học phổ thông, không ngờ lên đến đại học vẫn còn bị "đeo bám". Rất nhiều sinh viên không chuyên ngoại ngữ có lực học tiếng Anh ở bậc phổ thông hạng trung bình, thậm chí là yếu nên đến khi học đại học lại càng đuối.
Lớp học đông sinh viên (khoảng 40-60 sinh viên), thời gian mỗi học phần chỉ 30 tiết nên giảng viên không thể chú ý đến từng sinh viên được. Trong khi đó giáo trình lại dành cho đối tượng đã học qua tiếng Anh 7 năm ở phổ thông nên đối với những bạn yếu hoặc "mất gốc" ngoại ngữ thì việc theo kịp chương trình gần như là "nhiệm vụ bất khả thi".
Đối với những sinh viên người dân tộc thiểu số, tiếng Việt đã là "ngoại ngữ" khó học chứ nói gì đến tiếng Anh. Bốn năm đại học với 4 học phần tiếng Anh trong 8 tín chỉ 120 tiết nhưng nhiều bạn phải vật vã học đi học lại mấy lần mới đạt điểm D để qua môn.
Việc rất nhiều sinh viên không thể tốt nghiệp vì không đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ là tình trạng chung của tất cả các trường đại học trong cả nước chứ không chỉ của riêng những trường ở miền núi.
Như bài viết trên báo Tuổi Trẻ sáng nay: kết quả khảo sát tiếng Anh năm 2015 của sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cho thấy chưa tới 20% đạt chuẩn đầu ra của trường. Còn tại trường Đại học Kinh tế quản trị kinh doanh (ĐH Thái Nguyên), có đến 2.000 sinh viên không tốt nghiệp được, buộc trường phải giảm chuẩn đầu ra xuống còn A2.
Theo tôi, mục tiêu của đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 là tốt, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay nhưng kết quả đã chưa đạt được như mong muốn.
Vấn đề ở đây là đề án đã đặt ra cái chuẩn (B1) quá cao so với năng lực ngoại ngữ thực tế của đại đa số sinh viên, trong khi cách thức thực hiện lại không hiệu quả.
Không có bột không thể gột nên hồ, không thể nào từ chỗ tốt nghiệp trung học chỉ có thể nói vài câu tiếng Anh đơn giản rồi lên đại học, học 120 tiết trong những lớp đông hơn 20 sinh viên lại có thể đạt chuẩn B1 - có khả năng nghe nói tiếng Anh một cách cơ bản được.
Chính chúng ta đã tự làm khó mình, làm khó sinh viên để rồi buộc phải thay đổi khi mục tiêu và thực tế cách nhau quá xa.
Vậy đối với những sinh viên đã thi nhiều lần nhưng chưa đạt chuẩn B1 nên chưa thể tốt nghiệp chúng ta sẽ giải quyết như thế nào? Câu hỏi này tôi tin rằng rất nhiều sinh viên và giảng viên đang đợi câu trả lời.
Theo Tuổi Trẻ
-------------
----
Đăng nhận xét