Formosa đề xuất toàn bộ quá trình thực hiện này dùng tên của công ty gang thép Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam để làm thủ tục hải quan và nộp thuế ở cảng Sơn Dương.
Formosa mong muốn được cho phép khách hàng của công ty này thực hiện phương thức hợp tác kinh doanh trên để có thể dùng tên của khách hàng khai báo hải quan ra vào cảng Sơn Dương của Formosa Hà Tĩnh.
Trong khi đó, theo Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan), đề xuất của Formosa không đúng quy định.
Cụ thể, theo cục này, trường hợp Formosa nhập khẩu phôi thép của Công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, sau đó gia công thành thép cuộn tại xưởng cán nóng của Formosa được coi là hoạt động nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài. Vì thế, Formosa phải tự đứng tên làm thủ tục hải quan và nộp thuế chứ không phải để khách hàng làm việc này.
Dẫn chiếu một loạt quy định như Điều 178 Luật Thương mại 2005, Điều 28 Nghị định 187 năm 2013, Điều 59 và Điều 60 Luật Hải quan 2014, Điều 61 Thông tư 38 năm 2015 của Bộ Tài chính, đại diện Tổng cục Hải quan cho rằng: Trường hợp Công ty Formosa nhập khẩu phôi thép của Công ty Nhật Bản, Hàn Quốc sau đó thực hiện gia công thành thép cuộn tại xưởng cán nóng của Công ty Formosa được coi là hoạt động nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài.
Vì thế, Formosa phải tự đứng tên làm thủ tục hải quan và nộp thuế chứ không phải để khách hàng làm việc này.
Chưa rõ các cơ quan chức năng đánh giá sao về đề nghị của Formosa. Tuy nhiên có thể thấy đề nghị này là khá lạ lùng. Thực tế, trong đề nghị này, Formosa không xin ưu đãi thuế, mà chỉ xin thay đổi pháp nhân sẽ đứng tên thực hiện thủ tục nhập khẩu và nộp thuế, có nghĩa về cơ bản Nhà nước không bị mất các sắc thuế có thể thu khi thép phôi Hàn Quốc, Nhật Bản nhập khẩu về Việt Nam cho Formosa gia công.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương, việc cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đứng tên thủ tục nhập khẩu khi xuất khẩu thép về Việt Nam cho Fomosa có thể đem lại lợi thế nhất định cho doanh nghiệp này.
Hiện, một số nước đang nghi ngờ và tiến hành điều tra chống bán phá giá hiện tượng thép Trung Quốc "đội lốt" thép VIệt khi xuất khẩu vào thị trường các nước này. Do vậy, cũng có thể đặt giả định khi nguồn gốc thép phôi nhập khẩu được "xóa", thì Formosa có thuận lợi, an toàn hơn về pháp lý khi xuất khẩu thép.
Cụ thể, khi Formosa xin cơ chế nhập khẩu này, dù phôi thép có xuất xứ từ đâu, thì sản phẩm cuối cùng vẫn sẽ được Formosa "đóng dấu" là sản phẩm thép Việt. Từ đó, khi xuất khẩu, Formosa có thể được hưởng lợi từ các điều khoản trong các hiệp định của Việt Nam với các tổ chức quốc tế.
Lần đề xuất cơ chế này lại khiến chúng ta nhớ tới năm 2014, Formosa cũng đã từng có văn bản gửi tới Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, đưa ra đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng với những điều kiện ưu đãi đặc biệt xây dựng riêng cho doanh nghiệp này.
Formosa kiến nghị đặc khu được áp dụng các quy định ưu đãi đặc thù như miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trong suốt thời gian kinh doanh của dự án, được Chính phủ bảo hộ ngành thép, miễn thuế đối với khoản vay vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài, kinh doanh tàu lai dắt và đề xuất thành lập Ban quản lý đặc khu trực thuộc Văn phòng Chính phủ và do các Bộ trưởng các bộ liên quan tham gia để quản lý đặc khu.
Trong khi, họ đã miễn thuế nhập khẩu với các loại mặt hàng xe Torpedo, máy gõ xỉ, máy tháo gạch chịu lửa, gạch chịu lửa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu sử dụng của siêu dự án thép tại Hà Tĩnh, dây cáp điện được nhập khẩu đi kèm hoặc nhập khẩu rời để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc để tạo tài sản cố định của Dự án, các thiết bị đầu máy 100 tấn, các loại tàu lai dắt, dẫn luồng thuộc phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được miễn thuế tài nguyên với hoạt động hút cát san nền của Dự án và nhà đầu tư được hưởng mức phí bảo vệ môi trường 60% với hoạt động hút cát, san nền trong phạm vi khu vực 1.293 ha mặt nước được thuê.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 6/2014 của Văn phòng Chính phủ, ngày 01/7/2014, Nguyên Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Văn Nên cho biết, sau sự cố tháng 5, Formosa có xin cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư, phát triển khu này theo dự án của họ đề ra với một thiện chí tốt.
“Nhưng pháp luật chúng ta không có quy định điều đó, nên chúng ta không đồng ý”, Bộ trưởng cho biết.
Bộ KH-ĐT cũng nêu quan điểm không đồng tình với những đề xuất của chủ đầu tư, vì cho rằng, hiện dự án Formosa đang được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, các loại thuế, đất đai
Điều 178 Luật Thương mại 2005 quy định hoạt động Gia công trong thương mại như sau: Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. |
Đăng nhận xét