Halloween Costume ideas 2015
2016
Afamily An ninh - trật tự An Ninh Thủ Đô Ảnh Đẹp Ăn Ngon Âm Nhạc Ẩm Thực Báo Chí Báo Công An Nhân Dân Báo Dân Sinh Báo Đất Việt Báo Giao Thông Báo Hà Tĩnh Báo Mới Báo Nông Nghiệp Báo Tiền Phong Báo Tin Tức Báo Tuổi Trẻ BBC Bí Quyết Bí Quyết Khỏe Và Đẹp Biển Chết Biển Đông Biển Kỳ Anh Biển Vũng Áng Bizlive Bói Vui bóng đá Bùi Mạnh Hùng Cá Chết Cá Gỗ Cafebiz CafeF Cafekubua Cảm Xúc Cảm Xúc Kỳ Anh Cao Quang Vinh Chăm Sóc Da Châu Á Chia Sẻ Chiến Tranh Chính Trị Chợ Kỳ Anh Công An Kỳ Anh Cộng Đồng Mạng Công Nghệ Cù Lú Cung Hoàng Đạo Cuộc Sống Cư Dân Mạng danviet.vn Dạy Con Dân Ca Nghệ Tĩnh Dân ca Ví giặm Dân Trí Diễn Đàn Diễn Đàn - Chia Sẻ Dinh Dưỡng Du Học Du Lịch Đại Kỷ Nguyên Đàn Ồng Đảo Sơn Dương Đặc Sản Kỳ Anh Đèo Ngang Đẹp Đẹp + Đẹp Mãi Kỳ Anh Địa Danh Kỳ Anh Điện Ảnh Đọc & Suy Ngẫm Đông Yên Đời Sống Eva Facebook Formosa Genk Gia Đình Giadinh.net Giải Trí Giáo Dục Giáo dục Kỳ Anh Giáo Dục Việt Nam Giao Thông Giới Tính Giới Trẻ Góc Chuyên Gia Góc Con Gái Góc Của Nàng Góc Nhìn Gương mặt Kỳ Anh Gương Mặt Trẻ Hà Chương Hà Tĩnh Hạnh Phúc Hay Hẹn Hò Hoa Hậu Hoành Sơn How To Hội Đồng Hương Kỳ Anh Hôn Nhân HUMANS OF KỲ ANH Huyện Kỳ Anh Infonet iSenpai Japan Times Kênh 14 Khám Phá Khoa Học Khoẻ Khỏe+ Khu KT Vũng Áng Kĩ Năng Mềm Kiến Thức Kinh Doanh Kinh Tế Kỳ Bắc Kỳ Giang Kỳ Hà Kỳ Hoa Kỳ Hợp Kỳ Khang Kỳ Lạc Kỳ Lâm Kỳ Lợi Kỳ Nam Kỳ Phong Kỳ Phương Kỳ Sơn ký sự pháp đình Kỳ Tân Kỳ Thư Kỳ Thượng Kỳ Trinh Kỳ Văn Kỳ Xuân Làm Đẹp Làm Giàu Làng Nghề Lao Động Lê Quyết Diễn Lịch sử Mai Phương Mạng Xã Hội Mầm Nhỏ Mẹ - Con Menzine Mẹo Chữa Bệnh Món Ăn & Sức Khỏe Môi Trường Mới Lạ Mùa Đông Mực nháy Nghệ Sĩ Nghiên Cứu Lịch Sử Ngô Sỹ Ngọc Ngôi sao Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Tiến Chưởng Nguyễn Xuân Lộc Ngư Dân Kỳ Anh Người Đô Thị Người Đưa Tin Người Kỳ Anh Người Lao Động Nhà Quản Lý Nhạc Biển Chết Nhạc Kỳ Anh Nhật Bản Nhịp Sống Trẻ Nikkei Asian Review Ô Tô Phan Đình Hoàng Quảng Phan Quang Phóng Pháp Luật Pháp Luật TP HCM Phim phong cách Phố Voi Phụ Nữ Phụ Nữ & Gia Đình Phụ Nữ Sức Khỏe Phường Kỳ Thịnh Qua Đèo Ngang Quan Hệ Quốc Tế Quang Tiến Quân Sự Quê Choa Xấu Xí Quốc Tế Rong Rêu (Võ Xuân Tùng) Rôn Vinh Sách Hay sáng tạo saostar Sex SGGP Online Soha Sống Sống Khỏe Sông Quyền Suy Ngẫm Sức Khỏe Sức Khỏe - Y Tế Sức Khỏe & Đời Sống Tạp chí Phái Đẹp ELLE Tạp Chí Sức Khỏe Tâm Sự Tết Quê Thành Công Thanh Niên Thanh Niên Online Theleader Thế Giới Thể Thao Thể Thao Văn Hóa Thị xã Kỳ Anh Thông Tấn Xã Việt Nam Thông Tin Từ Thiện Thơ Biển Chết Thơ Quê Hương Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Thời Sự Thời Trang Thương Về Miền Trung Tia Sáng Tiến Điển Tiền Phong Tiếng Nghệ Tĩnh Tín ngưỡng Tin Tức Tin Tức Kỳ Anh Tinh Hoa Tình Yêu Tóc Tôn Giáo Trần Hồng Quân Trần Khánh Cẩm Trần Xuân Tiến Tri Thức Trẻ Trí Thức Trẻ Tri Thức Việt Nam Trung Quốc Truyện - Bút Ký ... Trường Cấp III Kỳ Anh Trường THPT Nguyễn Huệ Tuổi Trẻ Tuổi Trẻ Online Tuyển Sinh Tư Liệu Tư Liệu - Tra Cứu Ung Thư Văn Hóa Văn Hoá Truyền Thống Video Video - Ảnh Video Sức Khỏe Vietfuture Vietnamfinance Vietnamnet VietQ VnEconomy VnExpress Võ Tú Võ Xuân Hùng VOV Vov.vn VTC News VTV Xã Hội XKLĐ Y Học Cổ Truyền Y học thường thức Y Tế Yêu Zing

Quê Choa Plus - Vào sáng này 28 tháng 12 năm 2016, rất đông bà con ngư dân thuộc thôn Tân Phúc Thành xã Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh đã tới cổng phụ của Formosa (cổng Kỳ Lợi) cổng phía bắc của công ty formosa ngăn chặn không cho công nhân vào nhà máy Formosa để làm việc. Thôn Tân Phúc Thành nằm sát thôn Đông Yên cũ ngay gần Formosa.


Sau khi người dân biểu tình chặn cổng phụ Formosa thì chính quyền đã huy động 1 lực lượng lớn công an, cảnh sát cơ động đến ngăn chặn.

Người dân cho biết, Như các cuộc xuống đường vì hoà bình vì sự công bằng, trong ôn hoà. Trong lúc cứ đỗ lỗi cho người Công Giáo là phản động. Người dân xuống đường là vì chính cuộc sống của họ vì tương lại con cháu của họ. Nếu chính quyền không giải quyết cho người dân thì sẻ có kết cục không tốt. Người dân cũng mong những hình ảnh này được lên Thời sự VTV.

Nêu người dân im lặng thì chính quyền cũng im luôn!
Video: Nguyễn Hồng Ân, Nguyễn Tuấn Anh

Theo thông tin mà chúng tôi nắm được thì do chính quyền chưa thực hiện việc đền bù cho ngư dân. Tính đến nay, sự việc Formosa xả thải đã hơn 8 tháng cuộc sống của bà con ngư dân quá khó khăn, chính phủ đã ra quyết định đền bù cho bà con ngư dân để họ ổn định cuộc sống, nhưng nhiều xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh vẫn cố tình làm chậm làm sai quyết định quyết định của chính phủ, để đến hôm nay ngư dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù. Trước sự việc người dân biểu tình, chặn cổng Formosa thì chính quyền đã đứng ra can thiệp và họ hứa sẽ đền bù cho người dân sớm.

Trước đó vào ngày 12 tháng 12 năm 2016 hàng trăm bà con ngư dân ở xã Kỳ Hà, Kỳ Anh cũng đã biểu tình yêu cầu chín quyền đền bù, sau đó ông Nguyễn Quốc Hà chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh đã hứa sẽ đền bù cho bà con ngư dân trước lễ Giáng Sinh nhưng đến nay bà con bà con ngư dân vẫn chưa nhận được đồng nào.

Quê Choa Plus - Sáng 23/12, trao đổi với PV báo Infonet ông Nguyễn Phi Hải, Trưởng Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, phía công an huyện đã tiến hành điều tra làm rõ vụ việc đối tượng đột nhập vào trường Mầm non Kỳ Thư vào trưa ngày 21/12


Trao đổi với phóng viên Infonet, cô Nguyễn Thị Hoàn – cô giáo phụ trách lớp học 24 đến 36 tháng tuổi, trường Mầm non Kỳ Thư kể lại: "Vào lúc 1g30 phút ngày 21/12, tại trường xuất hiện 2 đối tượng, một nam một nữ; đối tượng nam đeo khẩu trang nhảy vào trường, đối tượng nữ dừng xe máy chờ ngoài cổng.


Khi thấy người đàn ông đeo khẩu trang vào trường kéo cửa lớp học, nghĩ rằng phụ huynh đến xem con có khóc hay không tôi liền hỏi anh là bố của bé nào? Người đàn ông lạ mặt không trả lời, kéo cửa định xông vào thì tôi giằng lại không cho, đồng thời tri hô mọi người đến giúp đỡ”.


Cô Nguyễn Thị Ngọc, Hiệu trưởng trường Mầm non Kỳ Thư cho biết: Lúc đó, đang là giờ các cháu nghỉ trưa, thấy người lạ vào thì cô giáo có hỏi xem là phụ huynh của cháu nào? Thấy người lạ mặt không trả lời mà giật cửa đòi vào phòng học, cô Hoàn đã tri hô cho mọi người chạy lại, thấy đông người đối tượng đã nhảy qua hàng rào bỏ chạy”.
Cô Ngọc cho biết thêm: “Trước đó, chúng tôi có nhận được thông báo của Công an tỉnh về tình hình tội phạm bắt cóc trẻ em, về phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại đối tượng này, tôi cũng đã họp với các giáo viên nghiêm túc thực hiện theo thông báo, tránh trường hợp xấu xảy ra.

Do sự việc được ngăn chặn kịp thời nên chúng tôi cũng chưa xác định được đối tượng lẻn vào trường với ý đồ gì?”. Cũng theo cô Ngọc, trước đó khoảng 2 tuần, có 2 đối tượng xuất hiện quanh khu vực trường; tôi đã thông báo với toàn bộ giáo viên và bảo vệ đề phòng cẩn thận.


Theo ông Hải, sau khi nhận được thông tin phản ánh về vụ việc, công an huyện Kỳ Anh đã cử ngay cán bộ xuống trường Mầm non Kỳ Thư để nắm bắt tình hình. “Nếu ai phát hiện được người nào nghi vấn, có đặc điểm giống như các cô giáo miêu tả về hai đối tượng thì phải báo ngay cho các cơ quan chức năng để bắt giữ đối tượng”, ông Hải nói.

Còn ông Lê Hải Quân, Trưởng công an xã Kỳ Thư cho biết thêm, ngay sau sự cố, công an xã cũng đã phân công cán bộ túc trực tại trường.

“Chúng tôi đã triển khai 3 tổ, mỗi tổ 4 người suốt ngày tuần tra, giám sát tình hình trên địa bàn toàn xã. Việc kẻ lạ mặt đột nhập vào trường là quá hi hữu vì trước nay chưa từng xảy ra”, ông Quân cho biết.

Công an huyện đã có khuyến cáo

Trước sự việc này thì vào ngày 9/12/21016, Công an huyện Kỳ Anh đã có thông báo số 14 gửi các Trưởng công an xã trong huyện Kỳ Anh.


Theo thông báo, thì tại Thành phố Hà Tĩnh đã xảy ra vụ bắt cóc trẻ em, qua xác minh ban đầu có 2 đối tượng chở nhau trên mô tô màu xanh, đối tượng nữ vào nhà bắt cóc cháu gái 3 tháng tuổi.

Tuy nhiên, do mẹ cháu bé phát hiện kịp thời nên đã giằng co giữ lại được cháu bé, sau đó người phụ nữ đã bỏ lên xe tẩu thoát. Vì vậy, để chủ động phòng ngừa, Công an huyện đã yêu cầu công an các xã thông báo đến các trường học trên địa bàn về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm bắt cóc trẻ em để chủ động phòng ngừa, tố giác tội phạm, phối hợp với các cơ quan điều tra phát hiện xử lý.

Quê Choa Plus - Xin ba ngày quốc tang cho những con người bị cuốn trôi theo dòng nước lũ. Nhiều xác thân trong số đó vẫn chưa về lại được với gia đình, có những em ra đi khi còn rất nhỏ.

Xin ba ngày quốc tang thương về miền trung, nhất là Quảng Bình, eo đất hẹp nhất của dải đất hình chữ S, bề ngang chỉ vỏn vẹn hơn bốn mươi cây số, một đợt bão thôi đủ cuốn trôi hơn ba mươi sinh mạng, ba mươi cuộc đời. (Ai biết được trong số đó có bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu hoài bão).

Miền trung vốn đã nghèo khổ, đau thương, năm nay lại chịu thảm hoạ thiên tai đặc biệt nghiêm trọng: 111 sinh mạng chết trôi chỉ nội trong vòng hai tháng trở lại, 235 sinh mạng chỉ tính trong năm 2016 này, thiệt hại tài sản ước tính 37.650 tỉ đồng. Điều này phù hợp với pháp luật VN: 19-TB/TW Bộ Chính Trị 2011: Tổ chức lễ quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm hoạ đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn tính mạng, của cải của nhân dân.

Xin ba ngày tang trắng để nhắc lòng mình cảm thương cho người đồng bào không may, và để biết lòng mình khi máu chảy thì ruột vẫn mềm, vẫn đau.

Chúng tôi đồng kêu gọi cá nhân, tổ chức, cơ quan, và đoàn thể phát động, hưởng ứng, và hỗ trợ lời kêu gọi ba ngày quốc tang hướng về các nạn nhân lũ, lụt miền Trung VN vào các ngày 26, 27, 28 tháng 12 năm 2016.

Đất nước này, dẫu chưa thành danh trong cõi bốn bể năm châu, cũng xin thành nhân, trong lòng nhau và trong tâm tưởng những người nằm xuống.
Nancy Nguyen



Tôi thực hiện nghi thức Quốc tang 3 ngày, cho 235 đồng bào, tử nạn vì Lũ Lụt 2016.
Làm điều này để tưởng niệm họ.
Làm điều này để cái chết của họ không vô nghĩa
Làm điều này để những ai có trách nhiệm, phải làm hết chức trách. Để 2017, không còn người chết vì lũ lụt miền Trung.
Vì đây là việc cần thiết phải làm.
Nguyễn Anh Tuấn


"Tôi nghĩ việc để tang người chết vì bão lụt miền Trung thể hiện sự đồng cảm và thương xót của cộng đồng mạng xã hội đối với những mất mất về người và tài sản của bà con nơi đây. Như thế thì sự chung tay, góp sức giúp đỡ bà con vượt qua khó khăn cũng nhiều hơn. Và qua đó cũng đánh động chính quyền nên có sự quan tâm lớn hơn với những nạn nhân thiên tai tại miền Trung. Mà để tang như thế thì cũng giúp nhiều người quan tâm, tìm hiểu hơn về nguyên nhân gây ra nạn lũ lụt. Trong đó có nguyên nhân từ thủy điện mà nói đúng ra là nhân tai chứ không phải thiên tai. Rồi thì người ta sẽ thấy sự lãng phí của chính quyền trong các dự án trị giá hàng ngàn tỷ đồng mang tính tuyên truyền như tượng đài, quảng trường tại các địa phương mà người dân còn khốn khổ vì lũ lụt.
 Dương Đại Triều Lâm 

Các bạn có thể chọn cho mình một lựa chọn avatar hoặc cover tại đây:  https://drive.google.com/drive/folders/0Bw4Ap2v11mEBWGhfa2swS3hxeDg?usp=sharing


Khăn kia trắng ở trên đầu
Để tang dân tộc một màu đớn đau
Cùng là ruột thịt với nhau
Chết trong oan uổng vì đâu hỡi trời??


 Một miền Trung oằn mình trong mưa lũ, một miền Trung tang tóc nói riêng và một Việt Nam đầy chết chóc, đau thương nói chung. Đó là những nhận xét không hề quá lời mà bất cứ ai là người Việt Nam cũng có thể nói được khi nhìn lại những đợt lũ xảy ra ở mấy tháng qua, đã để lại cho miền Trung những hậu quả hết sức nặng nề và nghiêm trọng cả về tài sản lẫn tính mạng con người.



Nỗi đau miền bão lũ…

“…Nước lên, niềm đau thương cuốn dâng trào, nhấn chìm làng quê xiết bao
Miền Trung Miền Trung! lẫn trong mưa chiều mịt mờ
Nấp co ro đàn trẻ thơ, chợt nhìn bơ vơ
Tiếng ai u buồn thở dài, biết ra răng chừ ngày mai, còn chi hỡi ai!…”
Miền Trung Mùa Bão Lũ - Cáp Anh Tài


 "Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tả. ... xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thầm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.


Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột .Tình cảnh trông thật thảm. ... ấy lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ,đem thân yếu hèn mà chống với mưa to gió lớn, để bảo thủ lấy tính mạng, gia tài, thế thời quan cha mệ ở đâu? 

Thưa rằng: đang ở trong triều đình kia, Cách đó chừng bốn năm trăm thước. Ðình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nào cũng không việc gì. .... Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu mọi người không dám to tiếng. So với cảnh trăm họ đang lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh ...


Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước trào lênh láng, xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!."

Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn (1918)


CÁI CHẾT ĐANG TREO LƠ LỬNG

Như chúng ta đã biết, cứ mỗi lần mưa lớn là các nhà máy thủy điện lại đồng loạt xả lũ. Tại sao lại phải xả lũ? Vì nếu không xả thì sẽ bị vỡ đập. Tại sao lại sợ vỡ đập? Vì đơn giản là đập kém chất lượng sẽ không thể chịu được sức nước khi mưa lớn nước dâng lên ngập mặt đập. Vậy tại sao đập lại kém chất lượng? Cái này thì phải hỏi những kẻ lãnh đạo bất tài và hỏi Tập đoàn điện lực EVN.

Chúng vẽ ra các dự án thủy điện với lời lẽ trên trời rằng sẽ phát điện thắp sáng khắp cả nước. Chúng lấy lý do làm dự án thủy điện để chặt phá rừng đầu nguồn, khai thác gỗ bán lấy tiền bỏ túi. Môi trường sinh thái bị tác động nghiêm trọng. Không còn rừng đầu nguồn để giữ nước nên mưa ngày càng nhiều hơn, mưa xuống bao nhiêu là dồn hết về hồ thủy điện. Những hồ thủy điện bỗng trở thành những quả bom nước khổng lồ.

Chưa kể đến việc dự báo thời tiết và các trạm khí tượng thủy văn đưa ra những thông báo không chính xác. Những kẻ vận hành thủy điện không nắm bắt được lượng mưa, không có phương án phòng chống lũ hiệu quả. Dẫn đến việc cứ mưa lớn là lo sợ bị vỡ đập. Mà muốn không vỡ đập thì phải xả lũ. Xả vô tội vạ, xả để đảm bảo rằng cái đập "hàng mã" đó không bị nước lũ cuốn phăng đi. Còn phía hạ lưu nhà có bị ngập đến nóc, dân có bị nước lũ cuốn trôi thì cũng mặc kệ. Vì nguồn thu từ thủy điện là siêu lợi nhuận nên tao lo giữ thân tao đã. Một hành động đúng nghĩa: "Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi".

Còn thằng dân đen cứ tin rằng phải nhờ có thủy điện thì mới có điện thắp sáng. Vậy điện đó có được phát miễn phí không? Hay là phải è cổ ra đóng tiền điện cao hơn các nước khác? Rồi khi chúng xả lũ về thì chết ai? Chỉ chết dân, mà dân chết thì Đảng và Nhà nước có quan tâm không? Không hề. Vì nếu họ quan tâm đến dân thì đã không xả lũ một cách vô trách nhiệm đến vậy.

Không phải ai khác mà chính là chúng ta đã vô tâm, đã phó mặc số phận của mình cho Đảng và Nhà nước lo. Khi chúng xây thủy điện, khi chúng vận hành các tuabin thì chúng ta chẳng ai quan tâm đến hậu quả của nó để lại. Chỉ vì nhìn thấy cái lợi trước mắt mà chúng ta quên đi mối nguy lâu dài. Chúng ta đã quá thờ ơ với chính trị, đã vô trách nhiệm với chính bản thân chúng ta và cộng đồng xung quanh. Bởi vậy nên mới bị chính trị nó nuôi nhốt như đàn cừu chờ ngày vào lò mổ. Nếu ai đó, nhất là những người dân phía hạ lưu các đập thủy điện mà còn nói câu: "Tôi không quan tâm đến chính trị. Tôi chỉ lo làm ăn kiếm tiền nuôi vợ nuôi con" thì giờ đã sáng mắt ra chưa? Vì chúng ta từ chối quyền lợi của chính chúng ta nên mới bị chính trị nó đối xử như những con vật. Kiếm tiền xây nhà cao cửa rộng à? Ngập rồi thì nhà cao mấy cũng uống no nước ở tầng 1 mà thôi. Có thể bạn chưa mất mạng nhưng chắc chắn tiền trong túi bạn đã bị hụt đi rất nhiều.

Vậy nên nếu chúng ta không chịu đứng lên, không chịu cất tiếng nói thì khi bị ngập lụt hay mất mạng cũng đừng có kêu ca than trách gì! Với Đảng và Nhà nước thì 235 mạng người cũng chỉ là cái móng tay mà thôi.
Trung Nghĩa


Xả lũ, hay xả họa cho dân

Mấy hôm nay, chúng ta thường nghe đến hai từ "xả lũ" ấy. Điều lạ là, dường như dân chúng và báo chí chấp nhận việc xả lũ, cho đó là điều cần phải thế, rồi còn trách cái nhà máy thủy điện chết tiệt kia sao xả mà không thông báo trước, khiến dân chúng trở tay không kịp. Có nghĩa là, nếu thông báo trước để dân chạy nạn thì OK, thì được, cho xả thoải mái. Không thể thế được.

 Về nguyên tắc, công trình thủy điện ngoài việc tích nước phát điện thì còn có nhiệm vụ chứa nước để điều tiết chống lũ, cấp nước thủy lợi cho dân sản xuất nông nghiệp. Nó hoàn toàn không có chức năng xả lũ để hại dân. Trên thực tế, để hoạt động, nó tích nước, chặn hết đầu nguồn, vào mùa khô khi dân vùng hạ lưu không có nước cày cấy, năn nỉ gẫy lưỡi nó cũng không thèm đếm xỉa, không nhả ra một giọt. Nó cần tiền chứ không cần dân. 

Nhiều dòng sông ở Quảng Nam và Đà Nẵng, nơi có nhiều nhà máy thủy điện nhất nước, đã diễn ra tình trạng ấy nhiều năm nay. Dân chúng, và cả chính quyền 2 nơi đó, rất căm nhà máy thủy điện. Vào mùa mưa, nó tích đủ nước, nếu mưa lớn quá sức tích chứa của nó, là nó xả. Xả để cứu nó, vì cái túi tiền của nó, chứ không phải vì dân. Nó chỉ "ưu ái" nước cho dân khi nó sợ vỡ đập. Ngập lụt thì dân ráng chịu. Nó xây đập dỏm, nó bắt dân chịu thay cho nó.

Những vùng ấy, xưa nay khi chưa có nhà máy thủy điện, thường thì dân chúng chỉ chịu lũ tự nhiên, có mạnh có yếu, nhưng không ghê gớm, kéo dài và gây thiệt hại khủng khiếp như cái thứ lũ thủy điện này. Lũ thủy điện là thứ nhân tai, tàn hại gấp bội so với lũ thiên tai. Nó làm thủy điện, nó tích nước là điều được phép, nhưng nó phải xây đập cho chắc, nước có lớn mấy cũng chỉ được phép tràn đập chứ không được vỡ. Giả dụ đập Sơn La hay Hòa Bình cũng có thể vỡ thì người Hà Nội cũng thành cá hết chứ chả phải chỉ mạn ngược. Không ai cho phép nó xả lũ mà chỉ cho phép nó xả nước để cứu dân khi hạn hán. Nhưng nó đã làm ngược lại. 

Thế nên, trách nó xả không báo trước tức là dung túng cho nó làm bậy, làm càn. Vấn đề là con người. Hồ chứa nước Dầu Tiếng ở miền Nam không làm nhiệm vụ thủy điện, nhưng suốt bao năm nay chưa bao giờ cố ý xả lũ hại dân, ngược lại làm rất tốt nhiệm vụ điều tiết nước, thủy lợi, chống hạn, phục vụ nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho Sài Gòn. Hồ này đã từng nhiều lần chịu nguy cơ sinh tử nhưng do đập chắc chắn và nhất là nhà quản lý có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của dân nên không tính chuyện xả lũ độc ác như Hố Hô. . 


Lũ lụt miền Trung, thủy điện có oan?

Phải nói ngay rằng “không oan”, trong đợt lũ lụt nghiêm trọng ở miền Trung kéo dài mấy tuần nay, và đang chưa biết khi nào mới chấm dứt. 14 nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ thì dân có mà chạy đằng trời.

 Người ta làm thủy điện, việc đầu tiên là phá rừng. Phá rừng để làm hồ chứa. Hồ càng lớn, rừng càng bị mất nhiều. Nó chỉ còn tác dụng chứa chứ không thể ngậm nước và điều tiết khi mưa nhiều. Miền Trung có đặc điểm địa hình dốc nên các dòng sông nhiều tiềm năng thủy điện. Chính vì thế, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, và cả Lâm Đồng, Đắk Lắk nữa thủy điện dày đặc. Đồng nghĩa với nhiều thủy điện là rừng bị mất nhiều, tai họa lũ lụt ngày càng ghê gớm. Không nói ra, ai cũng biết, từ ngày có thủy điện, dân miền Trung và Tây Nguyên phần được thì ít, còn phần mất, hậu quả chết chóc ngày càng nhiều. Thiên tai thì ai, ở đâu cũng phải chịu, còn nhân tai đổ dồn vào xứ này.

 Không đổ hết tội cho thủy điện. Công cuộc phá rừng dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ suốt mấy chục năm nay chính là cái gốc của tình trạng lũ lụt nghiêm trọng. Những bộ óc kinh tế ngu dốt, chỉ chăm chăm vào tăng trưởng nóng, vào việc phát triển kinh tế bằng mọi giá, bất chấp hậu quả đã gây ra nhiều hệ lụy. Hai nhiệm kỳ cầm đầu chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng, trong đó có việc thả cửa xây dựng thủy điện, đã phá nát đất nước này. Không chỉ môi trường bị tàn phá mà kéo theo đó là thiên tai, nhân tai, hiểm họa, từng ngày từng giờ đe dọa cuộc sống dân lành.

 Thủy điện đem lại nguồn thu cho nhóm lợi ích, nhưng đem lại chết chóc khổ sở cho người dân.
 Nguyễn Thông


Tôi để tang cho đất nước mình
 Tôi khóc thương cho đất nước mình
 Ôi nước nhà Việt Nam sao quá nhiều lầm than
 Bao giờ cho hết tang thương ngập tràn?

Tưởng niệm 235 đồng bào miền Trung đã bỏ mình trong dòng nước lũ (trong năm 2016) vì nhân tai hợp sức với thiên tai ở xứ "đúng quy trình".

Các bạn có thể chọn cho mình một lựa chọn avatar hoặc cover tại đây:  https://drive.google.com/drive/folders/0Bw4Ap2v11mEBWGhfa2swS3hxeDg?usp=sharing

Chia sẻ, lưu, gửi bài viết này


XEM THÊM:

Lũ lụt miền Trung, thủy điện có oan?

235 người chết và mất tích, thiệt hại 1.7 tỷ USD do thiên tài

Lặng người với thiệt hại của các tỉnh miền Trung sau thảm họa Formosa

Xả lũ, hay xả họa cho dân!?

Thương miền Trung quê lũ - Hà Chương

Lũ Miền Trung, thấp thỏm nhiều đêm nằm nỏ ngủ

Miền Trung Xin Cảm Ơn, Với Cả Tấm Lòng


Quê Choa Plus - Phải nói ngay rằng “không oan”, trong đợt lũ lụt nghiêm trọng ở miền Trung kéo dài mấy tuần nay, và đang chưa biết khi nào mới chấm dứt. 14 nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ thì dân có mà chạy đằng trời.


Có những người bảo vệ cho thủy điện, cãi rằng khi xưa, chưa có nhà máy thủy điện, đập thủy điện, thì miền Trung cũng như nhiều nơi khác trên đất nước ta vẫn từng xảy ra lũ lụt. Hồ thủy điện là cái hồ chứa nước, đã không ghi công cho nó thì thôi, lại còn kể tội nó, v.v..

 Xét về lý sự, họ nói thế cũng có ý đúng. Lũ lụt không phải là sản phẩm của thời này, của thủy điện. Nó có từ hồi xửa hồi xưa. Tôi đọc sách Đại Việt sử ký toàn thư, thấy các nhà chép sử ghi lại rất nhiều trận lụt lớn vào các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn..., dân tình khốn đốn, khổ sở trăm bề. Hồi ấy chưa có thủy điện, dù có thể đã có lợi ích nhóm.

 Nhưng bảo hồ chứa thủy điện, công trình thủy điện vô can với lũ lụt thì sai. Cứ tạm hiểu, nó giống cái thùng chứa, chỉ chứa thôi, chứ không có tác dụng ngậm nước, giữ lại nước, khi nhiều nước quá thì tràn ra ngoài; khi sợ vỡ đập thì xả bớt ra. Nó không giữ nước, tích nước theo kiểu rừng giữ nước từ ngàn đời nay.

 Những cánh rừng mênh mông là những thảm thực vật, khi trời mưa lớn có tác dụng như những tấm thảm dày hút nước, giữ nước. Nhiều rừng nguyên sinh ở khắp nơi, ở dãy Trường Sơn, ở miền Trung... giữ lượng nước cực kỳ lớn sau những trận mưa, rồi từ từ xả ra suối, sông. Khi xưa, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những dòng suối chảy róc rách quanh năm, những con sông chảy mãi chảy mãi tưởng chừng không bao giờ cạn, những thác nước hùng vĩ tung bọt ngày này qua ngày khác. Nước của nó chính là nước từ rừng, được thải ra dần dần, rừng làm nhiệm vụ phân phối, điều tiết, cấp côta nước cho sông suối theo chừng mực. Chỉ khi nào mưa quá nhiều, quá dài, quá lớn, hết sức chịu đựng của rừng thì mới sinh ra lũ lụt. Khi xưa, hiếm có lũ quét, một thứ tai họa khủng khiếp với người ở vùng núi cao.

 Người ta làm thủy điện, việc đầu tiên là phá rừng. Phá rừng để làm hồ chứa. Hồ càng lớn, rừng càng bị mất nhiều. Nó chỉ còn tác dụng chứa chứ không thể ngậm nước và điều tiết khi mưa nhiều. Miền Trung có đặc điểm địa hình dốc nên các dòng sông nhiều tiềm năng thủy điện. Chính vì thế, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, và cả Lâm Đồng, Đắk Lắk nữa thủy điện dày đặc. Đồng nghĩa với nhiều thủy điện là rừng bị mất nhiều, tai họa lũ lụt ngày càng ghê gớm. Không nói ra, ai cũng biết, từ ngày có thủy điện, dân miền Trung và Tây Nguyên phần được thì ít, còn phần mất, hậu quả chết chóc ngày càng nhiều. Thiên tai thì ai, ở đâu cũng phải chịu, còn nhân tai đổ dồn vào xứ này.

 Không đổ hết tội cho thủy điện. Công cuộc phá rừng dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ suốt mấy chục năm nay chính là cái gốc của tình trạng lũ lụt nghiêm trọng. Những bộ óc kinh tế ngu dốt, chỉ chăm chăm vào tăng trưởng nóng, vào việc phát triển kinh tế bằng mọi giá, bất chấp hậu quả đã gây ra nhiều hệ lụy. Hai nhiệm kỳ cầm đầu chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng, trong đó có việc thả cửa xây dựng thủy điện, đã phá nát đất nước này. Không chỉ môi trường bị tàn phá mà kéo theo đó là thiên tai, nhân tai, hiểm họa, từng ngày từng giờ đe dọa cuộc sống dân lành.

 Thủy điện đem lại nguồn thu cho nhóm lợi ích, nhưng đem lại chết chóc khổ sở cho người dân. (viết đến đây, tôi chán chả muốn tiếp nữa)

 Nguyễn Thông

Quê Choa Plus - Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).


Sáng 17/12, tại hội nghị trực tuyến ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ khu vực miền Trung, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tại cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay trên cả nước, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp.

Trong đó, rét đậm, rét hại, sạt lở đất, lũ quét ở khu vực miền núi phía Bắc; 11 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và đặc biệt là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên là khu vực chịu ảnh hưởng của đợt hạn hán lịch sử kéo dài.

Tuy nhiên, từ giữa tháng 10/2016 đến nay, những khu vực bị hạn hán trên đã xảy ra liên tiếp 5 đợt mưa lũ lớn trên diện rộng với cường độ cực đoạn, bất thường và kéo dài.

Mưa lũ từ giữa tháng 10/2016 đến nay đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; gần 317.000 nhà bị ngập, hư hại; gần 43.000 ha lúa bị ngập dư hại…. Đa phần các hộ dân trong vùng mưa lũ đã mất hoàn toàn cây trồng và diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Ước thiệt hại ước tính trên 8.600 tỷ đồng.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD), bằng một nửa tổng thiệt hại trong 5 năm trước (3,3 tỷ USD).

Trong khi đó, theo báo cáo ban đầu, riêng đợt mưa lũ từ ngày 12/12 đến ngày 16/12 đã làm 15 người chết, mất tích (Thừa Thiên -Huế 3 người chết, Bình Định 6 người chết, 5 người mất tích, Khánh Hòa 1 người chết); 127 nhà bị sập đổ, tốc mái, hư hỏng; 112.000 nhà bị ngập nước; trên 10.000 ha lúa bị ngập, hư hại và nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi.

Hiện các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã đầy nước đang phải xả lũ; ngập lụt nghiêm trọng ở tất cả các tỉnh, nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt do ngập lụt, sạt lở, sản xuất bị đình trệ, đời sống người dân trong vùng thiên tai gặp vô cùng khó khăn và tổn thất nặng nề.

Đêm qua, mưa đã giảm, lũ trên các sông đã đạt đỉnh và đang xuống, hiện đang ở mức BĐ2-BĐ3, một số sông trên mức BĐ3. Dự báo đến trưa mai (ngày 18/12), mực nước các sông tiếp tục xuống và chủ yếu ở mức BĐ1-BĐ2, một số sông ở mức BĐ3.

Trước tình hình trên, các địa phương bước đầu đầu các tỉnh đề xuất Chính phủ xem xét hỗ trợ khẩn cấp. Trong đó, cần hỗ trợ  5.850 tấn gạo (Thừa Thiên-Huế 1.000 tấn, Quảng Ngãi 1.500 tấn, Bình Định 2.000 tấn, Phú Yên 1.100 tấn, Khánh Hòa 250 tấn) và 5 tấn lương khô (Bình Định).  Về thuốc khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch cho người: 8 tấn Cloruamin B và một số chủng loại khác.

Về hỗ trợ giống cây trồng phục vụ sản xuất cần 300 tấn lúa giống và 102 tỷ đồng kinh phí hỗ lúa giống, hoa màu, cây trồng, vật nuôi và thủy sản (Quảng Nam 8 tỷ đồng, Quảng Ngãi 7 tỷ đồng, Bình Định 40 tỷ đồng, Phú Yên 33 tỷ đồng, Khánh Hòa 13 tỷ đồng, Ninh Thuận 1 tỷ đồng).

Về khắc phục cấp bách về hạ tầng, giao thông, thủy lợi, các địa phương đề xuất hỗ trợ khẩn cấp hơn 1.280 tỷ đồng (trong đó, Thừa Thiên –Huế 370 tỷ đồng, Quảng Nam 50 tỷ đồng, Quảng Ngãi 250 tỷ đồng, Bình Định 360 tỷ đồng, Phú Yên 105 tỷ đồng, Khánh Hòa 77 tỷ đồng , Ninh Thuận 70 tỷ đồng).


Còn theo báo cáo của UBND các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, đợt lũ những ngày vừa qua rất lớn, trong khi các hồ chứa trên địa bàn cơ bản đã tích đầy nước, một số hồ thủy lợi đã vượt dung tích thiết kế, hồ thủy điện đã vượt mức nước dâng bình thường, không còn khả năng điều tiết và đang buộc phải vận hành xả lũ để đảm bảo an toàn.

Toàn tỉnh Bình Định đã chìm trong lũ. Tất cả 11 huyện, thị xã với 100 xã, phường bị ngập lụt, trong đó có 26 xã bị cô lập hoàn toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng. Tài sản thiệt hại chưa thống kê hết được nhưng chắc chắn hạ tầng giao thông trong tỉnh đã bị hư hỏng nặng, theo lời Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng.

Cho rằng sau 5 đợt mưa lũ, cơ sở hạ tầng của Bình Định đã quay lại "10 năm về trước" nên theo ông Dũng, nếu Chính phủ hỗ trợ vài trăm tỷ đồng cũng không thay đổi được nhiều. Bên cạnh đó, 50.000 học sinh của tỉnh đang đối mặt với tình trạng bỏ học bởi toàn bộ sách vở của các em đã bị lũ cuốn, tiền học phí không có để trang trải.

Nỗi Niềm Xa Xứ
(Viết cho những người con lao động nước ngoài)

"Ở nhà mình lúa đã gặt xong chưa ?
 Lạc đã đúc gần xong chưa hả mẹ ?
Con của mẹ bên đây vẫn mạnh khỏe 
 Nhưng tết này con lại vắng mẹ ơi !! 


Phận công nhân con lưu lạc xứ người
 Xa mẹ cha xa vòng tay bao bọc 
 Con mới biết cuộc đời bao khó nhọc
 Mới thấu lòng những vất vả mẹ cha.

Ở bên này con cũng cố tăng ca
 Miếng cơm chưa xuôi vội chạy này chạy nọ
Lương thì thấp và việc thì cũng khó 
 Cơm xứ người mặn đắng lắm mẹ ơi..

Con nhớ xưa nhà mình thật là vui
 Dù bữa cơm chỉ rau cà dưa muối
 Con xì xụp, mẹ xới cơm tay mỏi
 Cha thì cười " ăn chi rứa à mi "


Con thương mẹ những tối khóc sưng mi
Điện thoại cho con dặn dò to nhỏ
"Trời thì lạnh nhớ mang thêm áo gió 
 Nhớ giữ gìn nhớ khỏe mạnh nghe con"

Con nhớ cha khi nắng đổ bóng tròn
 Vẫn nai lưng, vẫn đẩy từng xe lúa
 Vệt mồ hỗi quệt ngang tai nhẫy nhụa
 Vẫn nhoẻn cười cha khỏe chán đừng lo 

Con nhớ em con hai đứa nhỏ gầy gò 
 Chiếc cặp to theo chiếc xe cọc cạch
 Ngày con đi cũng đầm đìa nước mắt 
 Gắng kiếm tiền cho em học - anh Hai


Con xa nhà tìm cuộc sống tương lai
 Nề hà chi những gian nan khó nhọc 
 Mẹ nhớ con , mẹ ơi đừng có khóc .. 
 Vài năm rồi con sẽ lại về thôi 

Ngày con về, nhà mình sẽ lại vui
 Sẽ quây quần như ngày xưa mẹ ạ .
Sẽ cùng nhau qua những ngày yên ả
Cùng đón xuân, đón ngày Tết an lành.

Vài năm rồi cũng sẽ qua rất nhanh !!!
 Con sẽ về thôi -mẹ đừng buồn mẹ nhé ..

Kỳ Anh 2016/12/17
 Nguyễn Ngọc Anh

Quê Choa Plus - Hôm nay, thời tiết ở Sài Gòn ấm áp ban ngày, còn đêm về thoảng gió se lạnh. Ở miền Trung sau những cơn lũ dữ đi qua tiết trời đang rét dần.


Thời gian gần đây thấy một số người bạn, người anh chuyển từ Nghệ An, Hà Tĩnh vào Sài Gòn làm ăn, sinh sống. Có người anh bảo đang có ý định sẽ chuyển cả gia đình vào Sài Gòn. Những người được coi là thành đạt hoặc có của ăn của để ở quê hương dứt ra đi vào miền Nam sống gợi cho mình nhiều suy nghĩ.

Sao họ không chọn thủ đô Hà Nội hay một thành phố nào đó mà chọn Sài Gòn ?. Hầu như những người này đều trung tuổi,̀ đã có sự trải nghiệm, kinh tế vững vàng. Khi vào Sài Gòn, họ mua được nhà cửa đường hoàng. Một số người trả lời "thích môi trường sống và làm ăn ở Sài Gòn hơn". Có người nói sống kiểu ở Vinh "ngột ngạt bỏ mẹ", người thì không nói lý do. Hẳn khi chuyển công tác cho vợ, chuyển trường cho con vào môi trường mới họ đã suy nghĩ rất kỹ.



Sài Gòn bao dung - nơi có thể dung nạp đủ mọi loại người, mọi vùng miền.
 Hôm trước có trưởng phòng ở Nghệ An nói "anh đã hướng cho hai đứa con học và công tác ở Sài Gòn hết rồi. Nghỉ hưu là vợ chồng anh vào". Một cán bộ Sở giáo dục mà cho con rời quê vào lập nghiệp, làm việc ở Sài Gòn chắc họ đã...tính toán.

 Dừng như Sài Gòn năng động, nhộn nhịp, nhưng hiện "không có hoa sữa nồng nàn bên đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về".

Người anh đồng hương có xe hơi tiền tỉ nhưng phải đi xe máy chở mình ra sân bay Tân Sơn Nhất vì "ám ảnh nỗi kẹt xe", sợ chậm giờ bay. Trên đường đi, xe nhích từng tý, mình "nói với tài sản hàng chục tỉ anh bán hết mà về quê cho sướng". Anh trả lời dứt khoát: "không".

 Rồi anh kể tên một danh sách dài những người nguyên lãnh đạo ở tỉnh nhà đã dịch chuyển vô Sài Gòn sinh sống. Trong đó, có cả nguyên phó chủ tịch, tướng nghỉ hưu.

 Thực ra mấy năm nay khi tư vấn cho một số đứa em, đứa cháu mình cũng đã khuyên một số ngành, nghề thì Nam tiến thi đỗ. Học xong, các em ra trường năng động hẳn. Mẹ, cha ở quê nhà không mất mấy trăm triệu chạy việc. Và khi cần về thăm quê chỉ mất chừng 1giờ 30 phút bay.

 Với tuần suất các chuyến bay Sài Gòn- thành phố Vinh liên tục và giá vé không quá cao, thì khoảng cách Sài Gòn- xứ Nghệ không còn là vấn đề.

Là bạn, nếu được lựa chọn bạn sẽ làm việc và sinh sống ở quê - nơi chôn nhau cắt rốn, hay Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng (thành phố đáng sống) hay Đà Lạt mộng mơi thì bạn sẽ chọn nơi nào ?

Quê Choa Plus -
Chiếc áo tơi của Mẹ

Chiếc áo tơi của mẹ ngày xưa
 Che nắng, che mưa, che cuộc người lam lũ,
Theo tôi đi khắp bốn phương trời
 Xuyên suốt thời gian, không bao giờ cũ.

Chiếc áo tơi đi vào ca dao, tục ngữ
Có cả một đời vinh nhục hiện sinh
 Gắn với người dân Xứ Nghệ kiên trinh 
 Trở thành biệt danh, làm nên lịch sử.


Kể từ ngày tôi bước chân ra đi
Đến hôm nay đã bốn mươi năm đủ
Và mãi mãi sau này cũng thế
Vật đổi sao dời, vẫn áo tơi mang theo.

Tôi lớn lên nhờ hạt gạo quê nghèo
Độn với ngô khoai tháng ngày đắp đổi,
 Nắng sém da người, mưa dầm bão nỗi
 Chiếc áo tơi thay thế hoàng bào.

Đã bao giờ có ai hỏi vì sao
 Dân áo tơi-dẻo dai đến thế ?
Sông núi đó sinh ra người chữ nghĩa
 Không con chữ nào thiếu hơi ấm áo tơi.

Mẹ tôi quanh năm bám đất bám trời
 Áo tơi trên lưng một đời vất vả
Bước chân tôi dọc ngang trăm ngã
 Dạt dẽo nơi nào cũng nhớ chiếc áo tơi.

Xin được một lần sám hối quê ơi
 Thương quê lắm. Chút tâm hèn bất lực,
 Biết bao người còn trong vòng cơ cực
 Câu thơ tôi chưa lật nỗi luống cày.
 Xuân Lộc
 Sài Gòn, 7-12-2016

Quê Choa Plus -
 Sông Quê 

Ấy là con sông Vịnh quê tôi
 Một thời trẻ trâu đuổi còng bắt cáy
 Có bóng dáng của một người em gái
 Khắc trong tim suốt năm tháng vào đời.



 Tôi đã đi khắp bốn phương trời
 Qua bao miền quê, qua bao thành phố
Con sông nào cũng bên bồi bên lỡ
 Đi đến nơi nào cũng nhớ một triền đê.

 Bận rộn mưu sinh ít có dịp quay về
Con sông tuổi thơ dùng dằng không chảy
 Ký ức về dòng sông sao hiền hoà đến vậy
 Sáng xuống chiều lên, con nước lớn ròng.

 Bãi bồi xưa còn in dấu trong lòng
 Tiếng gọi đò vẫn vọng về giấc ngủ
Nhưng hình ảnh một thời không còn nữa
 Sông Vịnh ơi thương nhớ biết chừng nào.

 Mỗi lần trở về lòng dạ cứ nôn nao
 Trên con đê làng bước chân thầm lặng
 Ai hiểu được tâm hồn tôi trĩu nặng
 Ngẫm thương quê rồi lại thương mình.

 Cảnh cũ người xưa, chẳng dễ đâu tìm
 Có đứa bạn đã hoà vào với đất
 Vài đứa ở lại quê miếng ăn còn chật vật
 Nhiều đứa đi xa cũng chưa hết bộn bề.


Tôi mừng thầm trước thay đổi của quê
 Những mái ngói tầng cao, những con đường lát đá
 Sông Vịnh đôi bờ bần xanh rợp lá
 Kỷ niệm xưa hoang hoải những ngày đông.

 Nhìn cây cầu ngạo nghễ qua sông
 Lại nhớ con đò ngang thủa trước
 Phiên chợ Ngâm đôi bờ xuôi ngược
 Bóng mẹ đi về đòn gánh lệch vai.

 Nắng cháy trưa hè, giá rét giêng hai
 Trên lưng trâu ôn bài, đọc sách
 Ngọn đèn dầu hàng đêm leo lét
 Soi sáng đường tôi suốt tháng năm dài.

 Dù ở nơi đâu trên trái đất này
 Sông Vịnh trong lòng tôi nhớ mãi
 Mỗi lần ra đi, hẹn ngày về lại
 Nay xa rồi, sông Vịnh nhớ tôi không ?
 Sài Gòn, 22-12-2016

Quê Choa Plus - Formosa Hà Tĩnh vừa có văn gửi các cơ quan chức năng về việc xuất nhập khẩu thép của công ty này khi nhà máy thép tỷ đô đi vào hoạt động. Formosa cho hay đang thỏa thuận với các công ty gang thép Nhật Bản, Hàn Quốc để nhập khẩu phôi thép của các công ty này. Sau đó, xưởng cán nóng của Formosa Hà Tĩnh sẽ gia công thành thép cuộn. Sản phẩm thép cuộn này sẽ tiếp tục vận chuyển đến các cảng khác trong nước hoặc xuất khẩu.


Formosa đề xuất toàn bộ quá trình thực hiện này dùng tên của công ty gang thép Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam để làm thủ tục hải quan và nộp thuế ở cảng Sơn Dương.

Formosa mong muốn được cho phép khách hàng của công ty này thực hiện phương thức hợp tác kinh doanh trên để có thể dùng tên của khách hàng khai báo hải quan ra vào cảng Sơn Dương của Formosa Hà Tĩnh.

Trong khi đó, theo Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan), đề xuất của Formosa không đúng quy định.

Cụ thể, theo cục này, trường hợp Formosa nhập khẩu phôi thép của Công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, sau đó gia công thành thép cuộn tại xưởng cán nóng của Formosa được coi là hoạt động nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài. Vì thế, Formosa phải tự đứng tên làm thủ tục hải quan và nộp thuế chứ không phải để khách hàng làm việc này.

Dẫn chiếu một loạt quy định như Điều 178 Luật Thương mại 2005, Điều 28 Nghị định 187 năm 2013, Điều 59 và Điều 60 Luật Hải quan 2014, Điều 61 Thông tư 38 năm 2015 của Bộ Tài chính, đại diện Tổng cục Hải quan cho rằng: Trường hợp Công ty Formosa nhập khẩu phôi thép của Công ty Nhật Bản, Hàn Quốc sau đó thực hiện gia công thành thép cuộn tại xưởng cán nóng của Công ty Formosa được coi là hoạt động nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài.

Vì thế, Formosa phải tự đứng tên làm thủ tục hải quan và nộp thuế chứ không phải để khách hàng làm việc này.

Chưa rõ các cơ quan chức năng đánh giá sao về đề nghị của Formosa. Tuy nhiên có thể thấy đề nghị này là khá lạ lùng. Thực tế, trong đề nghị này, Formosa không xin ưu đãi thuế, mà chỉ xin thay đổi pháp nhân sẽ đứng tên thực hiện thủ tục nhập khẩu và nộp thuế, có nghĩa về cơ bản Nhà nước không bị mất các sắc thuế có thể thu khi thép phôi Hàn Quốc, Nhật Bản nhập khẩu về Việt Nam cho Formosa gia công.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương, việc cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đứng tên thủ tục nhập khẩu khi xuất khẩu thép về Việt Nam cho Fomosa có thể đem lại lợi thế nhất định cho doanh nghiệp này.

Hiện, một số nước đang nghi ngờ và tiến hành điều tra chống bán phá giá hiện tượng thép Trung Quốc "đội lốt" thép VIệt khi xuất khẩu vào thị trường các nước này. Do vậy, cũng có thể đặt giả định khi nguồn gốc thép phôi nhập khẩu được "xóa", thì Formosa có thuận lợi, an toàn hơn về pháp lý khi xuất khẩu thép.

Cụ thể, khi Formosa xin cơ chế nhập khẩu này, dù phôi thép có xuất xứ từ đâu, thì sản phẩm cuối cùng vẫn sẽ được Formosa "đóng dấu" là sản phẩm thép Việt. Từ đó, khi xuất khẩu, Formosa có thể được hưởng lợi từ các điều khoản trong các hiệp định của Việt Nam với các tổ chức quốc tế.


Lần đề xuất cơ chế này lại khiến chúng ta nhớ tới năm 2014, Formosa cũng đã từng có văn bản gửi tới Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, đưa ra đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng với những điều kiện ưu đãi đặc biệt xây dựng riêng cho doanh nghiệp này.

Formosa kiến nghị đặc khu được áp dụng các quy định ưu đãi đặc thù như miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trong suốt thời gian kinh doanh của dự án, được Chính phủ bảo hộ ngành thép, miễn thuế đối với khoản vay vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài, kinh doanh tàu lai dắt và đề xuất thành lập Ban quản lý đặc khu trực thuộc Văn phòng Chính phủ và do các Bộ trưởng các bộ liên quan tham gia để quản lý đặc khu.

Trong khi, họ đã miễn thuế nhập khẩu với các loại mặt hàng xe Torpedo, máy gõ xỉ, máy tháo gạch chịu lửa, gạch chịu lửa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu sử dụng của siêu dự án thép tại Hà Tĩnh, dây cáp điện được nhập khẩu đi kèm hoặc nhập khẩu rời để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc để tạo tài sản cố định của Dự án, các thiết bị đầu máy 100 tấn, các loại tàu lai dắt, dẫn luồng thuộc phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được miễn thuế tài nguyên với hoạt động hút cát san nền của Dự án và nhà đầu tư được hưởng mức phí bảo vệ môi trường 60% với hoạt động hút cát, san nền trong phạm vi khu vực 1.293 ha mặt nước được thuê.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 6/2014 của Văn phòng Chính phủ, ngày 01/7/2014, Nguyên Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Văn Nên cho biết, sau sự cố tháng 5, Formosa có xin cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư, phát triển khu này theo dự án của họ đề ra với một thiện chí tốt.

“Nhưng pháp luật chúng ta không có quy định điều đó, nên chúng ta không đồng ý”, Bộ trưởng cho biết.

Bộ KH-ĐT cũng nêu quan điểm không đồng tình với những đề xuất của chủ đầu tư, vì cho rằng, hiện dự án Formosa đang được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, các loại thuế, đất đai
Điều 178 Luật Thương mại 2005 quy định hoạt động Gia công trong thương mại như sau:
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Quê Choa Plus - Hai ngày nay, bà con trong thôn ai cũng rơm rớm nước mắt khi nhìn hoàn cảnh gia đình của chị Nguyễn Thị Châu và 2 đứa con thơ côi cút trong căn nhà cấp 4 lụp xụp. Mọi sinh hoạt của người mẹ bị liệt và 2 đứa con thơ dại hoàn toàn dựa vào người thân xung quanh và bà con làng xóm. Ai có gạo cho gạo, ai có tình thương cho tình thương, ai có sự cưu mang cho sự cưu mang.


Em là Ngô Anh Phong - học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở Kỳ Văn, em trai là Ngô Anh Phương (2 tuổi)
 2 đứa trẻ có bố và mẹ. Nhưng nay Bố mất vì bệnh tật, mẹ liệt vì tai nạn lao động. Tương lai 2 đứa trẻ sẽ như thế nào và ra sao? Tất cả gần như nhờ vào sự cưu mang của xã hội.

Sau 1 năm điều trị, bệnh tình không những không thuyên chuyển mà còn nặng hơn, chi phí điều trị kiệt quệ. Để rồi ngày 10/12 vừa qua, Bố Phong để lại 3 mẹ con và ra đi mãi mãi.

Còn mẹ Phong - chị Nguyễn Thị Châu, 2 tháng trước trong lúc đi chặt tràm chị bị nguyên cây đổ đè lên người, xương sống bị gãy gần như toàn bộ. Nay chị nằm co quắt 1 chỗ, chân tay teo lại không thể cử động, không thể tự sinh hoạt dù là những sinh hoạt đơn giản nhất. Mọi sinh hoạt từ nhỏ đến lớn nay phải nhờ cả vào người mẹ ruột gầy gò, ốm yếu và khắc khổ vô cùng. Gia đình không có tiền nên 2 tháng trời rồi chẳng thể đưa chị đi đâu để cứu chữa được.

Căn nhà cấp 4 quá nhỏ không thể vừa lo đám tang cho người cha vừa để người mẹ nằm đó, bà con làng xóm đành bồng bế mẹ Phong lên xe kéo và chở qua nhà bà Nội nằm tạm 2 ngày. Nhìn cảnh người phụ nữ nằm ngửa trên chiếc xe kéo nó đau đớn vô cùng.

Đám tang chỉ còn người thân và 2 đứa nhỏ. Không khí đau thương, tang tóc khiến tôi - đứa trẻ cũng mồ côi cha lúc 3 tuổi nghĩ về những bất hạnh, mất mát mà tương lai 2 đứa trẻ đang chống gậy kia phải nếm trải.







Viết cho các em, viết cho những đứa trẻ bất hạnh, chúng tôi tha thiết kêu gọi các Cô, gì, chú, bác các anh các chị - những nhà hảo tâm, các nhóm thiện nguyện. Hãy giúp đỡ và chia sẻ cùng gia đình em. Ai có ít góp ít, ai có nhiều góp nhiều, ai không có thì chia sẻ bài viết đến những ai có. Chỉ với một mong muốn duy nhất là chia sẻ bớt đau thương với 2 em nhỏ, có thêm ít điều kiện giúp mẹ em chị Nguyễn Thị Châu có cơ hội được điều trị bệnh tật mà thôi.

Hiện tại nhà em Phong chưa có số tài khoản để mọi người ủng hộ, khi có Phượng sẽ cập nhật ngay.

 Cách thức liên lạc, ủng hộ khác:

 1. Hiện Phượng là Bí thư chi đoàn thôn em Phong đang ở, đoàn thôn đang có ý định nhận giúp liên lạc giữa các nhà hảo tâm, nhóm thiện nguyện đến với gia đình.

Hơn nữa, nhà Phượng rất gần nhà em Phong, mọi ủng hộ nếu mọi người tin tưởng liên hệ trực tiếp số điện thoại mình: 0963.058.714 hoặc anh Đặng Hiệu BCH chi đoàn: 0987791373
 Số tài khoản: 52010000297130
 Tên tài khoản: Trần Hoa Phượng
 Ngân hàng:BIDV chi nhánh Kỳ Anh
 (Phượng hứa sẽ cập nhật danh sách ủng hộ và chi tiết thông qua Facebook) và trao tận tay chị Châu _ cháu Phong (sẽ chụp ảnh khi trao và gửi mọi người)

2. Địa chỉ nhà em: Xóm 5 — Thôn Mỹ Liên - xã Kỳ Văn - Huyện Kỳ Anh - Tỉnh Hà Tĩnh. (Phía sau hội trường UBND xã Kỳ Văn) mọi người nếu có điều kiện, hãy đến trực tiếp để biết rõ hơn hoàn cảnh gia đình em.Mình sẽ hỗ trợ mọi người liên lạc với gia đình.

Mọi sự quan tâm dù nhỏ cũng là hạnh phúc đối với gia đình lúc này.
 Chân thành cám ơn mọi người!

Bài, ảnh của bạn Trần Hoa Phượng, mong mọi người giúp đỡ và chia sẻ.

Quê Choa Plus - Ngày 09/12/2016 đại diện của 47 doanh nghiệp kinh doanh hải sản tại Huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh đã mang theo cá đông lạnh, cá khô lên trụ sở UBND tỉnh để yêu cầu bồi thường thiệt hại do Formosa gây nên.

Thảm họa biển miền Trung do Formosa gây nên đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của như dân ở đây nói chung và các doanh nghiệp nói riêng,chỉ tính riêng con số thiệt hại của các doanh nghiệp ...ở đây thôi con số cũng đã lên tới hơn 500 tỷ đồng. Có những doanh nghiệp thiệt hại lên tới gần 30 tỷ đồng. 

Nhiều chủ doanh nghiệp ở đây cho biết thời điểm thảm họa xảy ra sát với ngày bầu cử, nên UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các doanh nghiệp yên tâm và tập trung thu mua cá cho ngư dân để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn và cũng như khỏi gây nên hoang mang cho địa phương. Vậy nên, vì tin vào sự chỉ đạo của ubnd tỉnh nên nhiều hộ kinh doanh đã tập trung thu mua cá cho ngư dân và cho đến bây giờ số nợ và lãi họ vay ngân hàng đã tăng chóng mặt mà lại còn không nhận được sự bồi thường nào thì chắc chắn họ sẽ bị phá sản.

Giờ đây họ như ngồi trên đống lửa và không biết kêu ai. Cá thì vẫn nằm trong kho, mà chi phí để vận hành kho đông lạnh là rất lớn trong khi cá bán ra thị trường không ai mua hoặc rát rẻ so với lúc thu mua, và cũng vì các phân tích xét nghiệm và tuyên bố của các cơ quan chức năng rất mơ hồ nên làm cho người dân hoang mang mà không dám ăn cá và nếu bán cho chế biến thức ăn gia súc thì lại chịu lỗ rất lớn nên buộc lòng họ phải ghim hàng lại để chờ đền bù. 




Theo như công văn 1880 của chính phủ chậm nhất là đến hết tháng 10 rồi hẹn tiếp đên tháng 11.2016 thì các doanh nghiệp sẽ được đền bù và các hộ kinh doanh đã được các cơ quan chức năng về lấy mẫu cá cũng như đánh giá thiệt hại và hứa sẽ chi trả bồi thường đúng thời hạn. Tuy nhiên đến nay vẫn không hề có động thái nào gọi là kê khai hay chi trả theo như công văn 1880 của chính phủ quy định.

Đại diện các doanh nghiệp nơi đây cho biết sắp tới họ sẽ đồng loạt mang cá đông lạnh lên tận ubnd tỉnh đổ cả ra để phản đối và nếu cần có thể sẽ ra tận văn phòng tiếp dân của trung ương ở tận Hà Nội để phản đối và yêu cầu bồi thường bằng được.


Phong trào lao động Việt

Quê Choa Plus -
Đông sắp qua, anh nhớ tết quê mình
 Nhớ quả Cam Bù vàng ươm chín mọng
 Nhớ mẹ già đợi chờ con huy vọng
 Mong Xuân về, mong con mẹ về theo !


Bốn phương trời trôi dạt những cánh bèo
 Những đứa con của mẹ nghèo năm đó
 Xa quê hương lăn mình trong bão tố
Tìm kế mưu sinh, học hỏi làm người

Mỗi độ xuân về, đầy ắp tiếng cười
 Dưới mái tranh nghèo ấm nồng cảnh tết
 Mâm cổ tất niên : Bánh chưng bánh tét
 Có cả Cam Bù và cả gà, xôi !...


Những quả Cam Bù chín mọng tuyệt vời
 Ngan ngát hương thơm hương trời, hương đất
 Cam Bù ngọt, hương thơm nồng như mật
 Mẹ hái vào để dâng cúng tiến tổ tiên

Thắp nén hương thơm để cúng tất niên
 Nhớ quả Cam Bù cha trồng năm nọ
Mưa dầm dề ngoài hiên bay theo gió
 Mắt cũng dầm dề nhớ mẹ, thường cha !

Nay đã yên bình bão tố đã qua
 Quả Cam Bù vẫn chín vàng chờ đợi
 Xưa mẹ trông chờ, nay anh mong đợi
 Những đứa em xa, con cháu chưa về !

10/12/2012
 Trung Liên

Quê Choa Plus - (Mong các bạn chia sẻ - Share, cho bạn bè, thân nhân là lao động người Việt tại Đài Loan) Sau khi hủy bỏ quy đinh "3 Năm Xuất Cảnh 1 Ngày" của điều 52 bị hủy bỏ, Tổng Thống Thái Anh Văn đã chính thức công bố và Bộ Lao Động đã họp cùng các Tổ Chức Phi Chính Phủ và các cơ quan liên hệ, đưa ra hướng dẫn chính thức về các thủ tục ký tiếp hợp đồng với chủ cũ, tìm chủ mới và ký hợp đồng với chủ mới, v.v...

Liên Minh Gia Tăng Sức Mạnh Lao Động Di Dân (MENT) có soạn thảo 1 văn bản gồm 10 câu giải thích các câu hỏi mà người lao động hay thường hỏi liên quan đến các thủ tục đổi, chuyển chủ. Tôi dịch qua tiếng Việt và xin gởi đến quý anh chị em.

Những Câu Hỏi Liên Quan Đến "3 Năm Xuất Cảnh 1 Ngày" Và Các Thủ Tục Gia Hạn Đổi Chủ, Tìm Chủ Mới, Ký Hợp Đồng Với Chủ Mới, v.v...


1) Hợp đồng 3 năm sắp hết hạn, tôi có thể tiếp tục ký tiếp hợp đồng với chủ không?

Bạn được ký tiếp gia hạn hợp đồng với chủ thuê. Khoảng 4 tháng trước khi hợp đồng 3 năm mãn hạn, bạn có thể hỏi ý kiến chủ thuê là họ có muốn tiếp tục nhận bạn làm việc tại công ty nữa không? Nếu chủ thuê đồng ý, bạn có thể trực tiếp ký tiếp hợp đồng, tiếp tục đi làm mà không phải xuất cảnh sau khi hết hợp đồng 3 năm.

2) Hợp đồng 3 năm sắp hết, muốn ký hợp đồng với chủ mới có được không?

Bạn được ký kết hợp đồng với chủ mới. 4 tháng trước khi hợp đồng 3 năm hết hạn, bạn trình bày với chủ thuê là muốn đổi chủ mới. Chủ thuê cũ theo quy định giúp đỡ bạn làm thủ tục xin đổi chủ, đồng thời mang tư liệu đăng ký trên mạng tìm kiếm việc làm, gia tăng cơ hội kiếm được việc làm. Trong thời gian này, bạn tiếp tục làm việc tại chủ cũ.

3) Hợp đồng 3 năm sắp hết, tôi muốn có chủ mới để ký hợp đồng thì phải làm sao?

4 tháng trước khi hợp đồng 3 năm hết hạn, bạn nói với chủ thuê về ý định chuyển chủ mới của mình, chủ thuê theo quy định giúp đỡ bạn làm thủ tục bằng cách đăng tư liệu tìm chủ lên trang mạng tìm kiếm việc làm, gia tăng cơ hội tìm việc. Bạn nhớ là trong thời gian này, bạn sẽ tiếp tục làm việc với chủ cũ cho đến hết hợp đồng.

Miễn sao trong thời gian hợp đồng còn giá trị, bạn tìm được chủ thuê mới, bạn trực tiếp đến địa điểm chủ thuê mới làm việc sau khi hết hợp đồng. Tuy nhiên bạn phải về nước nếu bạn không tìm được chủ thuê mới.

4) Tôi có thể ký hợp đồng với chủ thuê mới với 1 công việc mới sau khi hợp đồng 3 năm chấm dứt không?

Được, miễn sao chủ mới đồng ý để bạn làm loại công việc mới. Thí dụ, bạn đang làm công việc giúp việc trong viện dưỡng lão, nay bạn tìm được chủ thuê làm trong công xưởng, bạn có thể đến đó làm việc công xưởng.

5) Tôi phải trả cho môi giới bao nhiêu tiền sau khi môi giới làm thủ tục để tôi tiếp tục ở lại Đài Loan làm việc sau khi hợp đồng 3 năm hết hạn?

Hiện nay chưa có 1 quy định nào của chính phủ quy định về việc thu tiền của môi giới liên quan đến việc làm thủ tục đổi chủ cho người lao động. Tuy nhiên, mỗi tháng người lao động tiếp tục trả tiền "phí phục vụ" cho môi giới. (Nếu trong trường hợp môi giới không phục vụ các bạn, các bạn có quyền yêu cầu ngưng thu. Nếu gặp khó khăn, các bạn có thể đến VP Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam để được giúp đỡ).

6) Hợp đồng 3 năm sắp mãn hạn, tôi tiếp tục ở Đài Loan làm việc, mỗi tháng tôi phải đóng cho môi giới tiền phí phục vụ?

Nếu chủ thuê cũ tiếp tục thuê bạn, mỗi tháng bạn trả cho môi giới phí phục vụ là $1,500 Đài Tệ. Trong trường hợp đổi qua chủ thuê mới, hiện tại Bộ Lao Động chưa công bố quy định mới.

7) Hợp đồng 3 năm sắp mãn hạn, tôi về Việt Nam nghỉ phép và sau đó trở lại ĐL làm việc tiếp, tôi có cần phải trả tiền môi giới không?

Nếu bạn đã ký hợp đồng mới và đã thương thảo xong với chủ về thời gian nghỉ phép, bạn không cần phải trả tiền môi giới. Trong trườn hợp chưa ký hợp đồng mới, bạ sẽ phải trả tiền môi giới như lúc trước, mới có thể trở lại Đài Loan làm việc.

8) Hợp đồng 3 năm của tôi sắp mãn hạn, tôi muốn đổi chủ, đi tìm chủ ở đâu?

Sau khi chủ thuê giúp bạn làm hồ sơ đổi chủ, tư liệu đổi chủ của bạn sẽ được đăng trên trang mạng tìm chủ mới. Những chủ thuê mới hay công ty môi giới mới sẽ liên lạc với bạn nếu họ cần bạn làm việc cho họ. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè giới thiệu hay tự mình đi tìm công việc mới.

9) Sau khi hợp đồng 3 năm sắp mãn hạn, tôi muốn đổi chủ, tôi có được nghỉ phép tìm chủ mới không?

Không được. Nếu trong thời gian làm việc mà muốn nghỉ để đi tìm chủ thuê mới, bạn cần phải xin phép chủ thuê cho phép bạn được nghỉ việc ngày hôm đó.

10) Bất kể tiếp tục được chủ thuê nhận lại cho làm việc hay đổi chủ thuê mới, đều cần 2 đến 4 tháng để làm thủ tục; tuy nhiên, phải đến ngay 5/11/2016 luật mới mới có hiệu lực, hợp đồng làm việc của tôi chỉ còn không hơn 2 tháng, tôi phải làm sao?

Thời gian 2 tháng được xem là thời gian quá độ, nếu chủ thuê của bạn tiếp tục thuê bạn, họ làm thủ tục để tiếp tục thuê bạn. Trong trường hợp chủ thuê không đồng ý, trong thời gian này bạn tìm chủ thuê mới. Nếu khi hợp đồng 3 năm mãn hạn mà chưa có chủ thuê mới, bạn phải về nước .

Chia sẻ, lưu, gửi bài viết này



Nguyễn Văn Hùng

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget