NewVnNews - “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” đã từng nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc (LHQ) và đơn gia nhập đã được đem ra thảo luận vào đầu tháng 8, 1975. Một sự kiện chính trị ít người để ý.
Thật ra, “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” không tự động làm việc đó mà chỉ là chủ trương của đảng CSVN.
Với CSVN, việc đưa hai miền CS Việt Nam cùng tham gia vào LHQ chỉ là một chiến thuật đối ngoại về mặt nhà nước, nhằm “hợp thức hóa” việc cưỡng chiếm miền Nam và gia tăng áp lực buộc Hoa Kỳ phải viện trợ để “tái thiết Việt Nam”.
Cả nước vẫn do một đảng CSVN (ngày đó còn gọi là đảng Lao Động) nắm quyền điều hành. Tất cả các bộ phận khác, kể cả cơ quan gọi là “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” cũng chỉ được lập ra để thi hành một chính sách có tính giai đoạn của Bộ Chính Trị đảng Lao Động Việt Nam tại Hà Nội.
Thời điểm đó, Mao Trạch Đông ủng hộ, mặc dù sự rạn nứt giữa CSVN và Trung Cộng đã sâu sắc Mao vẫn ủng hộ CSVN trong chủ trương hai nước CS Việt Nam cùng gia nhập LHQ.
Mao biết khuynh hướng thân Liên Xô đang chế ngự trong bộ máy lãnh đạo CSVN, nhưng vẫn còn nuôi chút hy vọng lãnh đạo CSVN tại miền Nam hay gốc miền Nam sẽ có một khuynh hướng khác. Những ve vãn của Mao đối với MTDTGPMNVN qua những buổi tiếp xúc long trọng dành cho Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình cho thấy ý định “còn nước còn tát” của y.
Bắt được ý định đó của Mao, Hoa Kỳ đưa ra một “giải pháp trọn gói” tức cả bốn nước Châu Á gồm Bắc Hàn, Nam Hàn, Bắc Việt, Nam Việt cùng vào LHQ.
Mao không chấp nhận “giải pháp trọn gói” này vì mất nhiều hơn được. Vào thời gian đó, sức khỏe Mao yếu dần nhưng đã đóng vai trò quyết định trong “giải pháp trọn gói” của Mỹ.
Mao và lãnh đạo Trung Quốc khi ủng hộ chủ trương hai Việt Nam không phải phát xuất từ lòng thương xót Việt Nam Cộng Hòa hay người dân miền Nam mà chỉ muốn tiếp tục chi phối chính trị Việt Nam qua vai trò của “Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam”.
Tuy nhiên để trả giá cho chính sách đó bằng việc chấp nhận Nam Hàn vào LHQ, Mao cho rằng không tương xứng. Ảnh hưởng được gì từ “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” chưa thấy nhưng sẽ bị bao vây chặt hơn và đe dọa mạnh hơn hơn khi Nam Hàn trở thành hội viên chính thức của LHQ. Ngoài ra, Mao cũng lo Bắc Hàn sẽ giảm dần sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Vì Mao không đồng ý “giải pháp trọn gói” tức cả bốn nước cùng vào LHQ nên chiều ngày 11 tháng 8, 1975, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Daniel P. Moynihan Mỹ hai lần đưa tay phủ quyết đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lẫn Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
Nhắc lại sự kiện lịch sử này để thấy dã tâm của Trung Quốc qua nhiều thế hệ lãnh đạo vẫn là khống chế Việt Nam bằng mọi cách.
Tập Cận Bình hãnh diện là truyền nhân của Mao, do đó, đọc lại Mao để có thể đo lường những bước đi tới của họ Tập. Ngoài các đặc điểm kế thừa từ Mao, Tập Cận Bình còn đi xa hơn khi tham vọng bành trướng cả Á Châu.
Dân chủ hóa Việt Nam là phương cách “thoát Trung” đúng đắn và phù hợp với sự phát triển văn minh thời đại nhất.
(Ảnh: bản chụp báo New York Times tường thuật diễn biến tại Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 8, 1975) |
Thật ra, “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” không tự động làm việc đó mà chỉ là chủ trương của đảng CSVN.
Với CSVN, việc đưa hai miền CS Việt Nam cùng tham gia vào LHQ chỉ là một chiến thuật đối ngoại về mặt nhà nước, nhằm “hợp thức hóa” việc cưỡng chiếm miền Nam và gia tăng áp lực buộc Hoa Kỳ phải viện trợ để “tái thiết Việt Nam”.
Cả nước vẫn do một đảng CSVN (ngày đó còn gọi là đảng Lao Động) nắm quyền điều hành. Tất cả các bộ phận khác, kể cả cơ quan gọi là “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” cũng chỉ được lập ra để thi hành một chính sách có tính giai đoạn của Bộ Chính Trị đảng Lao Động Việt Nam tại Hà Nội.
Thời điểm đó, Mao Trạch Đông ủng hộ, mặc dù sự rạn nứt giữa CSVN và Trung Cộng đã sâu sắc Mao vẫn ủng hộ CSVN trong chủ trương hai nước CS Việt Nam cùng gia nhập LHQ.
Mao biết khuynh hướng thân Liên Xô đang chế ngự trong bộ máy lãnh đạo CSVN, nhưng vẫn còn nuôi chút hy vọng lãnh đạo CSVN tại miền Nam hay gốc miền Nam sẽ có một khuynh hướng khác. Những ve vãn của Mao đối với MTDTGPMNVN qua những buổi tiếp xúc long trọng dành cho Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình cho thấy ý định “còn nước còn tát” của y.
Bắt được ý định đó của Mao, Hoa Kỳ đưa ra một “giải pháp trọn gói” tức cả bốn nước Châu Á gồm Bắc Hàn, Nam Hàn, Bắc Việt, Nam Việt cùng vào LHQ.
Mao không chấp nhận “giải pháp trọn gói” này vì mất nhiều hơn được. Vào thời gian đó, sức khỏe Mao yếu dần nhưng đã đóng vai trò quyết định trong “giải pháp trọn gói” của Mỹ.
Mao và lãnh đạo Trung Quốc khi ủng hộ chủ trương hai Việt Nam không phải phát xuất từ lòng thương xót Việt Nam Cộng Hòa hay người dân miền Nam mà chỉ muốn tiếp tục chi phối chính trị Việt Nam qua vai trò của “Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam”.
Tuy nhiên để trả giá cho chính sách đó bằng việc chấp nhận Nam Hàn vào LHQ, Mao cho rằng không tương xứng. Ảnh hưởng được gì từ “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” chưa thấy nhưng sẽ bị bao vây chặt hơn và đe dọa mạnh hơn hơn khi Nam Hàn trở thành hội viên chính thức của LHQ. Ngoài ra, Mao cũng lo Bắc Hàn sẽ giảm dần sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Vì Mao không đồng ý “giải pháp trọn gói” tức cả bốn nước cùng vào LHQ nên chiều ngày 11 tháng 8, 1975, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Daniel P. Moynihan Mỹ hai lần đưa tay phủ quyết đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lẫn Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
Nhắc lại sự kiện lịch sử này để thấy dã tâm của Trung Quốc qua nhiều thế hệ lãnh đạo vẫn là khống chế Việt Nam bằng mọi cách.
Tập Cận Bình hãnh diện là truyền nhân của Mao, do đó, đọc lại Mao để có thể đo lường những bước đi tới của họ Tập. Ngoài các đặc điểm kế thừa từ Mao, Tập Cận Bình còn đi xa hơn khi tham vọng bành trướng cả Á Châu.
Dân chủ hóa Việt Nam là phương cách “thoát Trung” đúng đắn và phù hợp với sự phát triển văn minh thời đại nhất.
Trần Trung Đạo
NewVnNews
Đăng nhận xét