Quê Choa Plus - Bác sỹ Lê Văn Xuân – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh cho biết, đến thời điểm này trên địa bàn có 9 bệnh nhân có triệu chứng nghi mắc sốt xuất huyết.
Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân tại Trạm Y tế xã Kỳ Phong
Trung tâm đã lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp này, qua đó phát hiện 2 bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết, 1 bệnh nhân ở xã Kỳ Khang, 1 bệnh nhân ở xã Kỳ Phong. Các bệnh nhân đều là người lao động, sinh viên đi từ vùng có dịch trở về.
Trung tâm đã lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp này, qua đó phát hiện 2 bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết, 1 bệnh nhân ở xã Kỳ Khang, 1 bệnh nhân ở xã Kỳ Phong. Các bệnh nhân đều là người lao động, sinh viên đi từ vùng có dịch trở về.
Hiện Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kỳ Anh đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, đặc biệt tại 10 xã trọng điểm của huyện; ra quân hướng dẫn người dân diệt bọ gậy (loăng quăng); phân công, điều động cán bộ hỗ trợ các xã trọng điểm, xã có nguy cơ cao về bùng phát dịch sốt xuất huyết.
Chỉ đạo trạm y tế xã giám sát chặt chẽ và phát hiện sớm các ca bệnh tại thôn, xóm, hộ gia đình để khoanh vùng và xử lý triệt để; đẩy mạnh công tác truyền thông trên hệ thống loa đài của thôn, xóm để mọi người, mọi gia đình chủ động phòng chống sốt xuất huyết
TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ lưu ý, khi có 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng dưới đây thì người dân cần đến ngay BV:
- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì
- Nôn tăng
- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau
- Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn
- Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam...
Khi đến BV, BS sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm: phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm. Tiến sĩ Huy cũng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt.
Nếu cần thiết phải truyền, BS sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát sao của điều dưỡng về tốc độ truyền để tránh nguy cơ gây sốc. Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng.
Khi sốt cao, chỉ dùng paracetamol, tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng/ngày với người lớn. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì thể gây xuất huyết, toan máu. Trong giai đoạn 7-10 ngày mắc sốt xuất huyết, người bệnh tốt nhất nên uống oresol; uống nhiều nước hoa quả, nước dừa, nước rau và nước lọc.
- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì
- Nôn tăng
- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau
- Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn
- Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam...
Khi đến BV, BS sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm: phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm. Tiến sĩ Huy cũng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt.
Nếu cần thiết phải truyền, BS sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát sao của điều dưỡng về tốc độ truyền để tránh nguy cơ gây sốc. Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng.
Khi sốt cao, chỉ dùng paracetamol, tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng/ngày với người lớn. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì thể gây xuất huyết, toan máu. Trong giai đoạn 7-10 ngày mắc sốt xuất huyết, người bệnh tốt nhất nên uống oresol; uống nhiều nước hoa quả, nước dừa, nước rau và nước lọc.
Đăng nhận xét