“Paracetamol” kẻ giết người thầm lặng mà nhà nào cũng có
NewVnNews - Paracetamol là một loại thuốc hạ sốt thông dụng tưởng chửng như lành tính và an toàn, nhưng loại thuốc này có thể cướp đi tính mạng của bạn một cách vô cùng đơn giản.
Theo tin tức y tế mới nhất, tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ thường hay gặp bệnh nhân bị ngộ độc thuốc đặc biệt là thuốc paracetamol.
Suýt chết vì lạm dụng thuốc Paracetamol quá liều
Ông Nguyễn Văn C. 61 tuổi, trú tại Lục Nam, Bắc Giang phải vào viện cấp cứu vì men gan tăng cao, suy gan. Theo con trai của ông C. ông bị sốt nên ra ngoài hiệu thuốc mua thuốc hạ sốt uống.
Vài ngày sau, ông C. đỡ sốt nhưng người ông cứ mệt mỏi, ăn không ăn được, da vàng và bủng ra. Lúc đầu, mọi người nghĩ ông ốm dậy nên nhìn thế ai dè chỉ có 4 – 5 ngày da ông C. vàng như củ nghệ. Người nhà đưa vào Bệnh viện huyện cấp cứu, bác sĩ giới thiệu lên tuyến trên nên gia đình đưa thẳng ông vào Bệnh viện Bạch Mai.
Ông C. có tiền sử men gan tăng cao nhưng ông không biết bệnh và thường tự mua thuốc về uống. Ông không ngờ vì vỉ thuốc hạ sốt mà gan của ông bị ngộ độc nặng.
Anh Nguyễn Minh T. (30 tuổi, ở Hải Phòng) bị sốt cao 39,50C có lúc lên đến 40 độ, để cắt cơn sốt, anh T. đã uống liền 16 viên thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol. Anh T. đến phòng khám tư truyền dịch nhưng bệnh không đỡ
Khi toàn thân có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó thở... anh T. mới vào BV Việt Tiệp - Hải Phòng cấp cứu và ngay sau đó được chuyển thẳng lên Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ kết luận anh bị ngộ độc thuốc paracetamol trên nền bệnh viêm gan A.
Anh Vũ Cao H. 46 tuổi, trú tại Nho Quan, Ninh Bình nhập viện với tình trạng men gan tăng cao. Anh H có tiền sử nghiện bia rượu nặng. Ngoài ra, hồi tháng 2 anh đi khám ở viện bác sĩ xét nghiệm thấy men gan tăng và có tư vấn anh giảm bia rượu. Lúc đó, anh H. kể được bác sĩ nói có thể do Tết uống nhiều rượu nên men gan tăng hơn chút. Anh chủ quan không điều trị.
Đợt tháng 6 vừa qua, anh bị cảm cúm, sốt nhức đầu nên mua vỉ thuốc paracetamol về điều trị. Anh H. uống thuốc theo chỉ dẫn của người bán thuốc và bị ngộ độc thuốc vì uống quá liều và men gan tăng cao nhanh chóng khiến tình trạng bệnh nặng hơn toàn thân anh da vàng như củ nghệ, mắt vàng, người mệt mỏi.
Anh H. phải nằm viện điều trị 10 ngày để giải độc cho gan và điều trị men gan tăng. Nguyên nhân, anh H. rút ra cho mình là uống nhiều rượu bia, men gan tăng không biết nên khi uống thuốc vào càng khiến gan bị ngộ độc hơn.
Dễ ngộ độc vì sử dụng thuốc Paracetamol quá liều
Dễ ngộ độc vì sử dụng thuốc Paracetamol quá liều
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đặng Thị Xuân – Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tại Trung tâm Chống độc thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị ngộ độc thuốc do uống thuốc quá liều hoặc tự tử.
Bác sĩ Xuân cho biết đa số bệnh nhân bị ngộ độc thuốc do tự mua thuốc về uống là chính. Một số ít người do uống nhầm thuốc hoặc cố ý tự tử. Tuy nhiên, dù lý do gì thói quen tự sử dụng thuốc của người dân không chỉ dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh trong tương lai mà cái nhìn ra trước mắt là ngộ độc thuốc.
Bác sĩ Xuân cho biết nhiều bệnh nhân bị men gan tăng nhưng triệu chứng âm thầm, họ không biết bệnh khi uống thuốc đặc biệt thuốc chứa paracetamol không có hướng dẫn của bác sĩ dẫn đến ngộ độc gan, người vàng ệch như nghệ.
Các bệnh nhân điều trị trong trung tâm đa số ngộ độc thuốc hạ sốt, thuốc trị bệnh tim, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ...
Theo những Dược sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thuốc paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường và phổ biến nhất hiện nay, được bán mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm dễ dẫn đến ngộ độc.
Paracetamol là thuốc tân dược thông dụng có mặt ở các loại thuốc hạ sốt, giảm đau. Khi vào cơ thể thành phần paracetamol được chuyển hóa tại gan và khi dùng quá kiều thì paracetamol sẽ được chuyển hóa tạo ra các chất độc với tế bào gan, gây phá hủy tế bào gan dẫn đến viêm gan nhiễm độc mà hậu quả nặng nề là suy gan cấp tính, vàng mắt vàng da, rối loạn đông máu, xuất huyết nhiều nơi, hôn mê gan rồi tử vong đặc biệt là người có bệnh lý ở gan như men gan tăng, viêm gan, xơ gan…
Tại sao uống thuốc Paracetamol chưa quá liều so với hướng dẫn mà vẫn ngộ độc?
Bởi ít người biết rằng dùng Paracetamol kết hợp với uống rượu thì độc tính của Paracetamol với gan tăng lên hàng ngàn lần.
Cái nguy hiểm của Paracetamol là hủy hoại tế bào gan không hồi phục. Cảm cúm cảm lạnh mức độ nhẹ thông thường thì sao cứ chọn dùng Paracetamol làm gì chứ? Có đau quá đâu? Có sốt cao quá đâu? Mà thiếu gì thuốc chữa cảm không chứa Paracetamol chứ?
Các bạn nhớ đừng dại mà cấp thuốc chứa Para cho mấy ông bợm nhậu nhé. Oan gia đấy. Dù đã dặn kỹ là ko được uống rượu nhưng mấy ổng không thực hiện được đâu.
NGOẠI LỆ:
Những ý kiến ở trên là chỉ nói chung về sự nguy hiểm của Paracetamol. Hạn chế tối đa dùng nó trong các trường hợp "cảm xoàng".
Nhưng nếu bị SỐT XUẤT HUYẾT:
1/ Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm tại BV hoặc gọi về nhà xét nghiệm.
- Xét nghiệm 1 ngày sau sốt và xét nghiệm lại sau 2 ngày để có phác đồ điều trị đúng hướng.
- Khi tiểu cầu sụt giảm, xét nghiệm liên tục (3, 4 lần/ngày) để theo dõi.
- Người bình thường có khoảng 150.000 - 300.000 tiểu cầu/mm3 máu.
- Kết quả xét nghiệm nếu chỉ còn dưới 20 - 30.000 tiểu cầu/mm3 máu, bệnh nhân cần nhập viện ngay để được bổ sung tiểu cầu.
2/ Dùng thuốc:
- Đo nhiệt độ thường xuyên để kịp thời hạ sốt.
- Hạ sốt bằng paracetamol 6 tiếng/lần, không dùng loại thuốc hạ sốt khác.
- Cố gắng hạ sốt tự nhiên bằng chườm nước ấm nóng lên trán và cơ thể.
- Tuyệt đối không dùng kháng sinh, thuốc aspirin và ibuprofen.
- Tuyệt đối không cạo gió để hạ sốt
- Khuyến khích uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước cam, chanh...). Cần pha oresol theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì.
- Nếu có viêm nhiễm chỗ khác phải có chỉ định của bác sỹ mới dùng thuốc.
Có rất nhiều biệt dược của paracetamol |
Theo tin tức y tế mới nhất, tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ thường hay gặp bệnh nhân bị ngộ độc thuốc đặc biệt là thuốc paracetamol.
Suýt chết vì lạm dụng thuốc Paracetamol quá liều
Ông Nguyễn Văn C. 61 tuổi, trú tại Lục Nam, Bắc Giang phải vào viện cấp cứu vì men gan tăng cao, suy gan. Theo con trai của ông C. ông bị sốt nên ra ngoài hiệu thuốc mua thuốc hạ sốt uống.
Vài ngày sau, ông C. đỡ sốt nhưng người ông cứ mệt mỏi, ăn không ăn được, da vàng và bủng ra. Lúc đầu, mọi người nghĩ ông ốm dậy nên nhìn thế ai dè chỉ có 4 – 5 ngày da ông C. vàng như củ nghệ. Người nhà đưa vào Bệnh viện huyện cấp cứu, bác sĩ giới thiệu lên tuyến trên nên gia đình đưa thẳng ông vào Bệnh viện Bạch Mai.
Ông C. có tiền sử men gan tăng cao nhưng ông không biết bệnh và thường tự mua thuốc về uống. Ông không ngờ vì vỉ thuốc hạ sốt mà gan của ông bị ngộ độc nặng.
Anh Nguyễn Minh T. (30 tuổi, ở Hải Phòng) bị sốt cao 39,50C có lúc lên đến 40 độ, để cắt cơn sốt, anh T. đã uống liền 16 viên thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol. Anh T. đến phòng khám tư truyền dịch nhưng bệnh không đỡ
Khi toàn thân có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó thở... anh T. mới vào BV Việt Tiệp - Hải Phòng cấp cứu và ngay sau đó được chuyển thẳng lên Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ kết luận anh bị ngộ độc thuốc paracetamol trên nền bệnh viêm gan A.
Anh Vũ Cao H. 46 tuổi, trú tại Nho Quan, Ninh Bình nhập viện với tình trạng men gan tăng cao. Anh H có tiền sử nghiện bia rượu nặng. Ngoài ra, hồi tháng 2 anh đi khám ở viện bác sĩ xét nghiệm thấy men gan tăng và có tư vấn anh giảm bia rượu. Lúc đó, anh H. kể được bác sĩ nói có thể do Tết uống nhiều rượu nên men gan tăng hơn chút. Anh chủ quan không điều trị.
Đợt tháng 6 vừa qua, anh bị cảm cúm, sốt nhức đầu nên mua vỉ thuốc paracetamol về điều trị. Anh H. uống thuốc theo chỉ dẫn của người bán thuốc và bị ngộ độc thuốc vì uống quá liều và men gan tăng cao nhanh chóng khiến tình trạng bệnh nặng hơn toàn thân anh da vàng như củ nghệ, mắt vàng, người mệt mỏi.
Anh H. phải nằm viện điều trị 10 ngày để giải độc cho gan và điều trị men gan tăng. Nguyên nhân, anh H. rút ra cho mình là uống nhiều rượu bia, men gan tăng không biết nên khi uống thuốc vào càng khiến gan bị ngộ độc hơn.
Dễ ngộ độc vì sử dụng thuốc Paracetamol quá liều
Bệnh nhân ngộ độc thuốc da vàng ệch như củ nghệ |
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đặng Thị Xuân – Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tại Trung tâm Chống độc thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị ngộ độc thuốc do uống thuốc quá liều hoặc tự tử.
Bác sĩ Xuân cho biết đa số bệnh nhân bị ngộ độc thuốc do tự mua thuốc về uống là chính. Một số ít người do uống nhầm thuốc hoặc cố ý tự tử. Tuy nhiên, dù lý do gì thói quen tự sử dụng thuốc của người dân không chỉ dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh trong tương lai mà cái nhìn ra trước mắt là ngộ độc thuốc.
Bác sĩ Xuân cho biết nhiều bệnh nhân bị men gan tăng nhưng triệu chứng âm thầm, họ không biết bệnh khi uống thuốc đặc biệt thuốc chứa paracetamol không có hướng dẫn của bác sĩ dẫn đến ngộ độc gan, người vàng ệch như nghệ.
Các bệnh nhân điều trị trong trung tâm đa số ngộ độc thuốc hạ sốt, thuốc trị bệnh tim, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ...
Theo những Dược sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thuốc paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường và phổ biến nhất hiện nay, được bán mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm dễ dẫn đến ngộ độc.
Paracetamol là thuốc tân dược thông dụng có mặt ở các loại thuốc hạ sốt, giảm đau. Khi vào cơ thể thành phần paracetamol được chuyển hóa tại gan và khi dùng quá kiều thì paracetamol sẽ được chuyển hóa tạo ra các chất độc với tế bào gan, gây phá hủy tế bào gan dẫn đến viêm gan nhiễm độc mà hậu quả nặng nề là suy gan cấp tính, vàng mắt vàng da, rối loạn đông máu, xuất huyết nhiều nơi, hôn mê gan rồi tử vong đặc biệt là người có bệnh lý ở gan như men gan tăng, viêm gan, xơ gan…
Tại sao uống thuốc Paracetamol chưa quá liều so với hướng dẫn mà vẫn ngộ độc?
Bởi ít người biết rằng dùng Paracetamol kết hợp với uống rượu thì độc tính của Paracetamol với gan tăng lên hàng ngàn lần.
Cái nguy hiểm của Paracetamol là hủy hoại tế bào gan không hồi phục. Cảm cúm cảm lạnh mức độ nhẹ thông thường thì sao cứ chọn dùng Paracetamol làm gì chứ? Có đau quá đâu? Có sốt cao quá đâu? Mà thiếu gì thuốc chữa cảm không chứa Paracetamol chứ?
Các bạn nhớ đừng dại mà cấp thuốc chứa Para cho mấy ông bợm nhậu nhé. Oan gia đấy. Dù đã dặn kỹ là ko được uống rượu nhưng mấy ổng không thực hiện được đâu.
NGOẠI LỆ:
Những ý kiến ở trên là chỉ nói chung về sự nguy hiểm của Paracetamol. Hạn chế tối đa dùng nó trong các trường hợp "cảm xoàng".
Nhưng nếu bị SỐT XUẤT HUYẾT:
1/ Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm tại BV hoặc gọi về nhà xét nghiệm.
- Xét nghiệm 1 ngày sau sốt và xét nghiệm lại sau 2 ngày để có phác đồ điều trị đúng hướng.
- Khi tiểu cầu sụt giảm, xét nghiệm liên tục (3, 4 lần/ngày) để theo dõi.
- Người bình thường có khoảng 150.000 - 300.000 tiểu cầu/mm3 máu.
- Kết quả xét nghiệm nếu chỉ còn dưới 20 - 30.000 tiểu cầu/mm3 máu, bệnh nhân cần nhập viện ngay để được bổ sung tiểu cầu.
2/ Dùng thuốc:
- Đo nhiệt độ thường xuyên để kịp thời hạ sốt.
- Hạ sốt bằng paracetamol 6 tiếng/lần, không dùng loại thuốc hạ sốt khác.
- Cố gắng hạ sốt tự nhiên bằng chườm nước ấm nóng lên trán và cơ thể.
- Tuyệt đối không dùng kháng sinh, thuốc aspirin và ibuprofen.
- Tuyệt đối không cạo gió để hạ sốt
- Khuyến khích uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước cam, chanh...). Cần pha oresol theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì.
- Nếu có viêm nhiễm chỗ khác phải có chỉ định của bác sỹ mới dùng thuốc.
DS Sỹ Thanh, Infonet
NewVnNews
NewVnNews