Halloween Costume ideas 2015

"Ngoan" - Các bạn trẻ tại sao không được "hư"?

NewVnNews - Từ khi tôi bất đầu học tiếng Việt cho đến này, tôi có một số từ ngữ mà rất khó có thể dành sự thông cảm của mình với chúng. Trong đó, “Ngoan” là một từ ngữ có thể được đoạt giải nhất hoặc giải nhì.


Mỗi khi tôi nghe từ “Ngoan”, tôi đã thấy có điều gì đó không phải. Tôi đã hiểu từ ngữ này được sử dụng để khen ngợi tuổi trẻ, trẻ em. Khen “Ngoan”đối với những tuổi trẻ biết nghe lời, theo chỉ dẫn, dặn dò của người lớn.

Nhưng tôi đã thấy có điều gì đó không phải. Bởi nếu chúng ta cần sự tiến bộ, cải cách, phát minh, đổi mới trong các khía cạnh về xã hội, kinh tế, mưu cầu hạnh phúc, thì chúng ta cần những người sáng tạo ra được sự khác biệt. đó là những người cá tính, có bản lĩnh cao, thăm chí là những người ngang bướng. Và tôi nghe được những người lớn thường nói “Hư” để phê bình hoặc nhắc nhở khi họ làm gì đó không thuận chiều với những gì người lớn dặn dò, chỉ dẫn.

Từ lúc nào đó, tôi đã bất đầu cảm thấy và tin rằng người Việt Nam (Phải nói là không ít người Việt Nam để tránh sự phê bình là chụp mũ) đã ngộ nhận ý nghĩa của “Ngoan” hoặc ngộ nhận về hiệu quả, hay hậu quả khi mình nói “Ngoan” để đánh giá tuổi trẻ.

Và tôi đã khẳng định được rằng “phong trào truyền thống” khen “Ngoan” của người Việt Nam đã và đang tác động không tốt cho việc phát triển khả năng sáng tạo sự khác biệt của tuổi trẻ.

Và gần đây, trong bài viết gần đây, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cũng làm rõ ý nghĩa và bản chất của “Ngoan”. Như vậy tôi đã thấy được những suy nghĩ của mình về “Ngoan” là đã có cơ sở nhất định.

(Dưới đây là trích đoạn bài viết của Giáo sư Trần Ngọc Thêm trong báo Vietnam.net ngày 17/12/2016)

“ Để đáp ứng nhu cầu của một xã hội ưa ổn định thì nền giáo dục có mục tiêu là đào tạo ra những con người giúp xã hội giữ được ổn định. Xã hội ổn định cần người biết nghe lời, vâng lời.
Biết nghe lời, vâng lời được gọi là “ngoan” - "con cãi cha mẹ trăm đường con hư". Vì vậy giáo dục truyền thống của Việt Nam từ gia đình ra đến xã hội, vào đến nhà trường đều chỉ khuyến khích phẩm chất ngoan, vâng lời. Trong gia đình dạy con cái vâng lời cha mẹ, ra ngoài xã hội khuyến khích người dưới vâng lời người trên.
Như vậy, “ngoan” là phẩm chất mục tiêu của giáo dục Việt Nam truyền thống. Còn năng lực mà giáo dục Việt Nam truyền thống hướng tới là gì? Đó là “giỏi”.
Giỏi được hiểu là thuộc bài. “Thuộc” đây là học thuộc lòng. Ở nhà, cha mẹ hỏi “Con đã học thuộc bài chưa?”. Đến trường, thầy cô hỏi “Có trò nào chưa thuộc bài giơ tay?. Thuộc bài thì khi trả bài phải làm theo đúng mẫu - cái gì cũng có “mẫu”: bài tập mẫu, bài văn mẫu... - sẽ đạt thành tích cao.
Triết lý giáo dục Việt Nam truyền thống có thể tóm gọn trong 4 chữ là “con ngoan - trò giỏi”. Con ngoan trò giỏi là mục đích phấn đấu của mỗi học sinh, đó là con đường dẫn tới thành công. Thành công ngày xưa là thi đỗ làm quan, bây giờ là thi đỗ lấy bằng. Mục đích chỉ có thế, rất cụ thể và rất thiển cận.”

(Trên đây là bài viết được trích đoạn. Đọc toàn bài tại đây)

Các bạn trẻ có thể cảm thấy vui và sướng khi được bố mẹ, giáo viên hay những người lớn trong xã hội khen mình “Ngoan quá” , Nhưng các bạn trẻ nên bình tĩnh nên đọc thông điệp phía sau trong từ “Ngoan”. Các bạn có thể nghĩ đó là một kiểu bẫy xã hội được tạo ra bởi một thế lực nào đó không có tên, họ mong muốn các bạn trẻ trở thành người lớn rất tốt cho thế lực đó để làm cho mọi thứ không thay đổi.

Các bạn trẻ hãy trở thành người “Hư”!!

(Bài viết này sẽ có rủi ro cho tác giả. Bởi có thể nhiều người đọc hiểu rằng tác giả là người nước ngoài mà nói xấu Việt Nam khi không ít các bạn đã nói " Ngoan" để khen ai đó.)

Bài của Tiến sĩ Luật Hirota Fushihara.

NewVnNews

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget