NewVnNews - Ho gà (tên tiếng Anh là Pertussis), là một lây nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn có tên Bordetella Pertussis.
Ba mẹ không cần nhớ cái tên phức tạp này. Điều mà ba mẹ và ông bà cần nhớ, và cũng là lý do cái tên này được đề cập ở đây, là vì đây là một bệnh rất dễ lây, và LÀM CHẾT NHIỀU NGƯỜI NHẤT trong tất cả các loại bệnh có thể NGỪA ĐƯỢC BẰNG CHÍCH NGỪA! Thống kê của tổ chức y tế thế giới cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng 20 triệu đến 40 triệu ca bệnh ho gà được chẩn đoán, gây tử vong ở 300 ngàn trường hợp mỗi năm. 90% các ca bệnh là ở các nước đang phát triển.
Điều tệ nhất là, đa số các ca bệnh và ca tử vong xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi – khi hệ miễn dịch của trẻ chưa đủ khỏe, và nhất là khi trẻ chưa hoàn tất 3 mũi chích ngừa cơ bản có phòng ngừa bệnh ho gà!
Điều tệ thứ 2 là, người lây bệnh cho trẻ, ở đa số các trường hợp, lại là người nhà, tiếp xúc thường xuyên với trẻ. Những người lớn này mang mầm bệnh mà không bị bệnh, hoặc bị bệnh mà triệu chứng rất nhẹ, như một cơn cảm, sổ mũi thông thường. Và chúng ta chỉ biết là bệnh Ho gà khi trẻ nhỏ trong nhà bị nhiễm bệnh, phải nhập viện, và làm các xét nghiệm chẩn đoán. Khi đó đã quá muộn để có thể can thiệp phòng ngừa.
Trở lại với nguyên lý của bệnh ho gà. Thời gian ủ bệnh trung bình là khoảng 1 tuần. Sau đó, người bệnh có thêm 1 tuần bị những triệu chứng không đặc hiệu: ho, sổ mũi, mệt người, thường không sốt. Sau đó, như tên gọi, bệnh gây triệu chứng điển hình là ho thành từng cơn, ho nhanh đến mức không thở được, và vì vậy, sau cơn ho, người bệnh thường cố gắng hít vào thật nhanh, có thể tạo ra tiếng rít giống như tiếng rù cổ của con gà. Trẻ dễ dàng bị ói sau cơn ho, và bình thường giữa các cơn ho.
Tuy nhiên, điều khó khăn trong chẩn đoán là do những trường hợp bệnh có triệu chứng điển hình kể trên thường không nhiều, và thường chỉ gặp ở trẻ em. Người lớn bị ho gà đa số lại có những triệu chứng không điển hình, rất dễ lẫn lộn với những trường hợp viêm đường hô hấp trên thông thường. Ở trẻ rất nhỏ, trẻ có thể không bị những cơn ho, mà lại có những cơn ngưng thở, ói ọc, đừ không rõ nguyên nhân. Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 6 tháng, bệnh rất dễ gây biến chứng nặng, như hạ đường huyết, mất nước do ói nhiều,ngưng thở, viêm phổi, và ảnh hưởng não, và vì vậy, nguy cơ tử vong là cao nhất trong nhóm tuổi nhỏ này.
Bệnh ho gà dễ lây như thế nào? Bệnh lây qua đường khí: người bị bệnh khi ho sẽ phát tán vi khuẩn khắp nơi, trong không khí và lên các vật dụng trong phòng. Người ở gần có thể hít vi khuẩn gây bệnh vào, và bị bệnh. Có người khi tay chạm vào những đồ vật bị nhiễm vi khuẩn trong phòng, khi đưa tay sờ lên mũi, cũng có khả năng bị bệnh luôn. Người ta thống kê thấy rằng, nếu 1 người trong nhà bị ho gà, khả năng những người còn lại cũng bị nhiễm bệnh lên đến 70% - 100%!
Vì những triệu chứng không điển hình trong giai đoạn đầu, bệnh ho gà thường được chẩn đoán rất trễ, trong giai đoạn khi cơn ho kéo dài dai dẳng, lúc đó bệnh đã có khả năng lây lan xong rồi. Bệnh cũng có một đặc điểm nữa là, kháng sinh được dùng để tránh những biến chứng nặng, giảm khả năng lây bệnh, và còn dùng để phòng ngừa cho người tiếp xúc khỏi bị bệnh và những biến chứng nặng của bệnh. Nếu chẩn đoán ho gà sau 3 tuần khởi bệnh, thì kháng sinh không còn tác dụng nữa, vì đợt nhiễm khuẩn đã xong, mặc dù người bệnh vẫn còn triệu chứng.
Vaccine hiện nay bắt đầu cho trẻ từ hai tháng tuổi, là vaccine tổng hợp, có chứa vaccine ho gà. Vaccine không hoàn toàn bảo vệ trẻ khỏi bệnh, nhưng nếu trẻ bị bệnh, vaccine giúp bệnh của trẻ nhẹ nhàng hơn, tránh khỏi những biến chứng nặng của bệnh này.
Nghiên cứu cho thấy miễn dịch từ vaccine, ở người đã được nhận ba liều cơ bản từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi, không kéo dài suốt đời. Miễn dịch đạt được sẽ dần dần mất đi, bắt đầu từ năm thứ 3 sau vaccine, và mất nhiều nhất từ năm thứ 5 sau chích ngừa trở đi. Đó là lý do tại sao, lịch chích ngừa hiện nay khuyến cáo chích vaccine có chứa ho gà ba mũi cơ bản khi trẻ từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi, sau đó nhắc lại mũi thứ 4 lúc trẻ 15-18 tháng tuổi. Một mũi 4 trong 1 (Bạch Hầu – Uốn Ván – Ho Gà – Bại Liệt) nhắc lại được khuyến cáo lúc trẻ khoảng 4 tuổi. Và khi trẻ được 11-12 tuổi (lúc bắt đầu vào cấp 2), trẻ nên được chích nhắc lại một mũi 3 trong 1 (Bạch Hầu – Uốn Ván – Ho gà).
Hiện nay, còn một khuyến cáo thực hành nữa ở Mỹ, là thay vì chỉ chích ngừa Uốn Ván cho mẹ đang mang thai, người ta chích luôn 3 trong 1 (Bạch Hầu – Uốn Ván – Ho Gà) cho bà mẹ, ở mỗi lần mang thai. Thực hành này nhằm có thể truyền miễn dịch chống Ho Gà từ mẹ cho thai nhi, để trẻ sinh ra được bảo vệ khỏi bệnh Ho Gà một phần nào. Đồng thời, việc chích ngừa cũng giảm nguy cơ mẹ bị Ho Gà, và vì vậy có bảo vệ nhân đôi cho trẻ.
Vậy…bạn có chích ngừa cho CON BẠN và cho BẠN chưa?!!!!!
i>Bs. Huyên Thảo
.Ba mẹ không cần nhớ cái tên phức tạp này. Điều mà ba mẹ và ông bà cần nhớ, và cũng là lý do cái tên này được đề cập ở đây, là vì đây là một bệnh rất dễ lây, và LÀM CHẾT NHIỀU NGƯỜI NHẤT trong tất cả các loại bệnh có thể NGỪA ĐƯỢC BẰNG CHÍCH NGỪA! Thống kê của tổ chức y tế thế giới cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng 20 triệu đến 40 triệu ca bệnh ho gà được chẩn đoán, gây tử vong ở 300 ngàn trường hợp mỗi năm. 90% các ca bệnh là ở các nước đang phát triển.
Điều tệ nhất là, đa số các ca bệnh và ca tử vong xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi – khi hệ miễn dịch của trẻ chưa đủ khỏe, và nhất là khi trẻ chưa hoàn tất 3 mũi chích ngừa cơ bản có phòng ngừa bệnh ho gà!
Điều tệ thứ 2 là, người lây bệnh cho trẻ, ở đa số các trường hợp, lại là người nhà, tiếp xúc thường xuyên với trẻ. Những người lớn này mang mầm bệnh mà không bị bệnh, hoặc bị bệnh mà triệu chứng rất nhẹ, như một cơn cảm, sổ mũi thông thường. Và chúng ta chỉ biết là bệnh Ho gà khi trẻ nhỏ trong nhà bị nhiễm bệnh, phải nhập viện, và làm các xét nghiệm chẩn đoán. Khi đó đã quá muộn để có thể can thiệp phòng ngừa.
Trở lại với nguyên lý của bệnh ho gà. Thời gian ủ bệnh trung bình là khoảng 1 tuần. Sau đó, người bệnh có thêm 1 tuần bị những triệu chứng không đặc hiệu: ho, sổ mũi, mệt người, thường không sốt. Sau đó, như tên gọi, bệnh gây triệu chứng điển hình là ho thành từng cơn, ho nhanh đến mức không thở được, và vì vậy, sau cơn ho, người bệnh thường cố gắng hít vào thật nhanh, có thể tạo ra tiếng rít giống như tiếng rù cổ của con gà. Trẻ dễ dàng bị ói sau cơn ho, và bình thường giữa các cơn ho.
Tuy nhiên, điều khó khăn trong chẩn đoán là do những trường hợp bệnh có triệu chứng điển hình kể trên thường không nhiều, và thường chỉ gặp ở trẻ em. Người lớn bị ho gà đa số lại có những triệu chứng không điển hình, rất dễ lẫn lộn với những trường hợp viêm đường hô hấp trên thông thường. Ở trẻ rất nhỏ, trẻ có thể không bị những cơn ho, mà lại có những cơn ngưng thở, ói ọc, đừ không rõ nguyên nhân. Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 6 tháng, bệnh rất dễ gây biến chứng nặng, như hạ đường huyết, mất nước do ói nhiều,ngưng thở, viêm phổi, và ảnh hưởng não, và vì vậy, nguy cơ tử vong là cao nhất trong nhóm tuổi nhỏ này.
Bệnh ho gà dễ lây như thế nào? Bệnh lây qua đường khí: người bị bệnh khi ho sẽ phát tán vi khuẩn khắp nơi, trong không khí và lên các vật dụng trong phòng. Người ở gần có thể hít vi khuẩn gây bệnh vào, và bị bệnh. Có người khi tay chạm vào những đồ vật bị nhiễm vi khuẩn trong phòng, khi đưa tay sờ lên mũi, cũng có khả năng bị bệnh luôn. Người ta thống kê thấy rằng, nếu 1 người trong nhà bị ho gà, khả năng những người còn lại cũng bị nhiễm bệnh lên đến 70% - 100%!
Vì những triệu chứng không điển hình trong giai đoạn đầu, bệnh ho gà thường được chẩn đoán rất trễ, trong giai đoạn khi cơn ho kéo dài dai dẳng, lúc đó bệnh đã có khả năng lây lan xong rồi. Bệnh cũng có một đặc điểm nữa là, kháng sinh được dùng để tránh những biến chứng nặng, giảm khả năng lây bệnh, và còn dùng để phòng ngừa cho người tiếp xúc khỏi bị bệnh và những biến chứng nặng của bệnh. Nếu chẩn đoán ho gà sau 3 tuần khởi bệnh, thì kháng sinh không còn tác dụng nữa, vì đợt nhiễm khuẩn đã xong, mặc dù người bệnh vẫn còn triệu chứng.
Vaccine hiện nay bắt đầu cho trẻ từ hai tháng tuổi, là vaccine tổng hợp, có chứa vaccine ho gà. Vaccine không hoàn toàn bảo vệ trẻ khỏi bệnh, nhưng nếu trẻ bị bệnh, vaccine giúp bệnh của trẻ nhẹ nhàng hơn, tránh khỏi những biến chứng nặng của bệnh này.
Nghiên cứu cho thấy miễn dịch từ vaccine, ở người đã được nhận ba liều cơ bản từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi, không kéo dài suốt đời. Miễn dịch đạt được sẽ dần dần mất đi, bắt đầu từ năm thứ 3 sau vaccine, và mất nhiều nhất từ năm thứ 5 sau chích ngừa trở đi. Đó là lý do tại sao, lịch chích ngừa hiện nay khuyến cáo chích vaccine có chứa ho gà ba mũi cơ bản khi trẻ từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi, sau đó nhắc lại mũi thứ 4 lúc trẻ 15-18 tháng tuổi. Một mũi 4 trong 1 (Bạch Hầu – Uốn Ván – Ho Gà – Bại Liệt) nhắc lại được khuyến cáo lúc trẻ khoảng 4 tuổi. Và khi trẻ được 11-12 tuổi (lúc bắt đầu vào cấp 2), trẻ nên được chích nhắc lại một mũi 3 trong 1 (Bạch Hầu – Uốn Ván – Ho gà).
Hiện nay, còn một khuyến cáo thực hành nữa ở Mỹ, là thay vì chỉ chích ngừa Uốn Ván cho mẹ đang mang thai, người ta chích luôn 3 trong 1 (Bạch Hầu – Uốn Ván – Ho Gà) cho bà mẹ, ở mỗi lần mang thai. Thực hành này nhằm có thể truyền miễn dịch chống Ho Gà từ mẹ cho thai nhi, để trẻ sinh ra được bảo vệ khỏi bệnh Ho Gà một phần nào. Đồng thời, việc chích ngừa cũng giảm nguy cơ mẹ bị Ho Gà, và vì vậy có bảo vệ nhân đôi cho trẻ.
Vậy…bạn có chích ngừa cho CON BẠN và cho BẠN chưa?!!!!!
i>Bs. Huyên Thảo
Đăng nhận xét