Halloween Costume ideas 2015
tháng 10 2017
Afamily An ninh - trật tự An Ninh Thủ Đô Ảnh Đẹp Ăn Ngon Âm Nhạc Ẩm Thực Báo Chí Báo Công An Nhân Dân Báo Dân Sinh Báo Đất Việt Báo Giao Thông Báo Hà Tĩnh Báo Mới Báo Nông Nghiệp Báo Tiền Phong Báo Tin Tức Báo Tuổi Trẻ BBC Bí Quyết Bí Quyết Khỏe Và Đẹp Biển Chết Biển Đông Biển Kỳ Anh Biển Vũng Áng Bizlive Bói Vui bóng đá Bùi Mạnh Hùng Cá Chết Cá Gỗ Cafebiz CafeF Cafekubua Cảm Xúc Cảm Xúc Kỳ Anh Cao Quang Vinh Chăm Sóc Da Châu Á Chia Sẻ Chiến Tranh Chính Trị Chợ Kỳ Anh Công An Kỳ Anh Cộng Đồng Mạng Công Nghệ Cù Lú Cung Hoàng Đạo Cuộc Sống Cư Dân Mạng danviet.vn Dạy Con Dân Ca Nghệ Tĩnh Dân ca Ví giặm Dân Trí Diễn Đàn Diễn Đàn - Chia Sẻ Dinh Dưỡng Du Học Du Lịch Đại Kỷ Nguyên Đàn Ồng Đảo Sơn Dương Đặc Sản Kỳ Anh Đèo Ngang Đẹp Đẹp + Đẹp Mãi Kỳ Anh Địa Danh Kỳ Anh Điện Ảnh Đọc & Suy Ngẫm Đông Yên Đời Sống Eva Facebook Formosa Genk Gia Đình Giadinh.net Giải Trí Giáo Dục Giáo dục Kỳ Anh Giáo Dục Việt Nam Giao Thông Giới Tính Giới Trẻ Góc Chuyên Gia Góc Con Gái Góc Của Nàng Góc Nhìn Gương mặt Kỳ Anh Gương Mặt Trẻ Hà Chương Hà Tĩnh Hạnh Phúc Hay Hẹn Hò Hoa Hậu Hoành Sơn How To Hội Đồng Hương Kỳ Anh Hôn Nhân HUMANS OF KỲ ANH Huyện Kỳ Anh Infonet iSenpai Japan Times Kênh 14 Khám Phá Khoa Học Khoẻ Khỏe+ Khu KT Vũng Áng Kĩ Năng Mềm Kiến Thức Kinh Doanh Kinh Tế Kỳ Bắc Kỳ Giang Kỳ Hà Kỳ Hoa Kỳ Hợp Kỳ Khang Kỳ Lạc Kỳ Lâm Kỳ Lợi Kỳ Nam Kỳ Phong Kỳ Phương Kỳ Sơn ký sự pháp đình Kỳ Tân Kỳ Thư Kỳ Thượng Kỳ Trinh Kỳ Văn Kỳ Xuân Làm Đẹp Làm Giàu Làng Nghề Lao Động Lê Quyết Diễn Lịch sử Mai Phương Mạng Xã Hội Mầm Nhỏ Mẹ - Con Menzine Mẹo Chữa Bệnh Món Ăn & Sức Khỏe Môi Trường Mới Lạ Mùa Đông Mực nháy Nghệ Sĩ Nghiên Cứu Lịch Sử Ngô Sỹ Ngọc Ngôi sao Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Tiến Chưởng Nguyễn Xuân Lộc Ngư Dân Kỳ Anh Người Đô Thị Người Đưa Tin Người Kỳ Anh Người Lao Động Nhà Quản Lý Nhạc Biển Chết Nhạc Kỳ Anh Nhật Bản Nhịp Sống Trẻ Nikkei Asian Review Ô Tô Phan Đình Hoàng Quảng Phan Quang Phóng Pháp Luật Pháp Luật TP HCM Phim phong cách Phố Voi Phụ Nữ Phụ Nữ & Gia Đình Phụ Nữ Sức Khỏe Phường Kỳ Thịnh Qua Đèo Ngang Quan Hệ Quốc Tế Quang Tiến Quân Sự Quê Choa Xấu Xí Quốc Tế Rong Rêu (Võ Xuân Tùng) Rôn Vinh Sách Hay sáng tạo saostar Sex SGGP Online Soha Sống Sống Khỏe Sông Quyền Suy Ngẫm Sức Khỏe Sức Khỏe - Y Tế Sức Khỏe & Đời Sống Tạp chí Phái Đẹp ELLE Tạp Chí Sức Khỏe Tâm Sự Tết Quê Thành Công Thanh Niên Thanh Niên Online Theleader Thế Giới Thể Thao Thể Thao Văn Hóa Thị xã Kỳ Anh Thông Tấn Xã Việt Nam Thông Tin Từ Thiện Thơ Biển Chết Thơ Quê Hương Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Thời Sự Thời Trang Thương Về Miền Trung Tia Sáng Tiến Điển Tiền Phong Tiếng Nghệ Tĩnh Tín ngưỡng Tin Tức Tin Tức Kỳ Anh Tinh Hoa Tình Yêu Tóc Tôn Giáo Trần Hồng Quân Trần Khánh Cẩm Trần Xuân Tiến Tri Thức Trẻ Trí Thức Trẻ Tri Thức Việt Nam Trung Quốc Truyện - Bút Ký ... Trường Cấp III Kỳ Anh Trường THPT Nguyễn Huệ Tuổi Trẻ Tuổi Trẻ Online Tuyển Sinh Tư Liệu Tư Liệu - Tra Cứu Ung Thư Văn Hóa Văn Hoá Truyền Thống Video Video - Ảnh Video Sức Khỏe Vietfuture Vietnamfinance Vietnamnet VietQ VnEconomy VnExpress Võ Tú Võ Xuân Hùng VOV Vov.vn VTC News VTV Xã Hội XKLĐ Y Học Cổ Truyền Y học thường thức Y Tế Yêu Zing

NewVnNews - Theo thông báo xử lí vụ việc của công an Thị xã Kỳ Anh, ngày 13/10/2017 cơ quan CSĐT Công an tiếp nhận đơn của cháu Lê Nguyễn T.T, sinh năm 2004 tại thôn Hoa Đông, xã Kỳ Hoa, Thị Xã Kỳ Anh tố cáo Vũ Văn Quý (1988) cạnh nhà đã xâm hại đến thân thể cháu Lê Nguyễn T.T. Trên cơ sở tài liệu thu thập được, hành vi của Vũ Văn Quý chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngày 24/10 công an Thị xã đã xử phạt hành chính đối với Vũ Văn Quý.

Đối tượng Vũ Văn Quý
Theo lời kể của người nhà cháu Lê Nguyễn T.T, ngày 13/10 anh Vũ Văn Quý sang nhà cháu mượn sạc pin điện thoại. Cháu T.T vào phòng ngủ lấy sạc thì Quý vào sát theo và nói ''Mi (mày) có biết hiếp dâm là cái gì không?''. Cháu bảo không biết thì Quý liền nói ''hiếp dâm là thế này, thế này...'' và cho tay vào người cháu, đè cháu vào góc tường, sờ mó, hôn hít, xâm hại thân thể cháu từ trên xuống dưới... Cháu khóc la mạnh đã có người phát hiện ra, kêu lên nên Quý đã vùng lên bỏ chạy...


Ngay sau đó gia đình lên công an làm đơn tố cáo, công an cũng đã làm các thủ tục và nghiệp vụ cần thiết để xử lí vụ việc và kết luận như trên thông báo xử lí vụ việc.

Người nhà cháu cho biết, Quý chỉ bị phạt hành chính nhưng không biết phạt khi nào, phạt hành chính như thế nào..., chỉ đưa cho 1 tờ thông báo ký tên phó phòng công an thị xã Kỳ Anh trung tá Nguyễn Thanh Thiện, là đã phạt xong rồi.

Ngày 24/10 khi nhận được tờ thông báo, người nhà đã liên lạc với Đại tá Đặng Hoài Sơn, trưởng phòng công an thị xã Kỳ Anh thì được trả lời ''...xử như thế là xong rồi'', trách nhiệm bên công an là xong rồi. Người nhà không nhất trí nên ngày hôm sau công an đã tổ chức ''một cuộc họp'' giữa 2 bên để thông báo kết quả.



Khi bị người nhà nạn nhân khiếu nại, ông Nguyễn Sỹ Long, viện kiểm soát thị xã Kỳ Anh trả lời rằng ''luật trên mạng không đúng, có cái đúng cái sai nên không thể xử chú Quý đi tù được'' sau khi người nhà viện dẫn điều 116, tội dâm ô đối với trẻ em. Ông nói thêm ''... Chỉ xử hành chính thôi, giờ các con cầm đơn công an trả cho đây rồi, muốn đi đâu thì đi, các bà muốn đi lên huyện lên tỉnh, quyền của các bà chứ bên này là xử xong rồi.''

Tờ thông báo giải quyết vụ việc của công an Thị xã Kỳ Anh, kết quả duy nhất của 1 vụ ấu dâm
Về cháu Lê Nguyễn T.T thì cháu chưa đầy 13 tuổi, hiện vẫn đang hoảng loạn, khóc van nằm nhà và không đi học. (Xem thêm video trên)

Theo thông tin người nhà nạn nhân cho hay, Vũ Văn Quý sống cạnh nhà cháu T, là em rể chủ tịch xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh.


 Pháp luật hình sự Việt Nam có đầy đủ các quy định để răn đe, ngăn chặn và xử lý đối với tất cả các hành vi liên quan đến xâm hại tình dục với trẻ em, được quy định cụ thể tại BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) tại các tội: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS); Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS); Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS )và Điều 116 BLHS Tội dâm ô đối với trẻ em. Cụ thể:

- Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999(được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội hiếp dâm trẻ em. Theo đó, hiếp dâm trẻ em là hành vi của người dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Pháp luật cũng quy định "mọi hành vi giao cấu với người trẻ em dưới 13 tuổi đều là hành vi hiếp dâm trẻ em". Tội hiếp dâm trẻ em có khung hình phạt cao nhất là tử hình.

- Điều 114 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội cưỡng dâm trẻ em. Theo đó, cưỡng dâm trẻ em là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Tội cưỡng dâm trẻ em có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân

- Điều 115 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội giao cấu với trẻ em. Theo đó, giao cấu với trẻ em là hành vi của người đã thành niên giao cấu thuận tình với trẻ em đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tội giao cấu với trẻ em có khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù.

- Điều 116 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội dâm ô đối với trẻ em. Theo đó, dâm ô đối với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có hành vi giao cấu với nạn nhân.
1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều trẻ em;
c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

NewVnNews -Võ sĩ đạo (tiếng Nhật: 武士道 | Bushidō) là những quy tắc đạo đức mà các võ sĩ ở Nhật Bản thời trung cổ phải tuân theo. Võ sĩ đạo hình thành từ thời kỳ Kamakura và hoàn chỉnh vào thời kỳ Edo.


Ngày nay, từ võ sĩ đạo mang hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất chỉ một tư tưởng có thật vào thời trung cổ và thời cận đại của Nhật Bản. Nghĩa thứ hai chỉ bản sắc của Nhật Bản thời hiện đại khi so sánh với các nước khác.

Theo nghĩa thứ nhất, võ sĩ cần tôn trọng: trung thành, hy sinh, tín nghĩa, lễ nghi, liêm sỉ, chất phác, giản dị, tiết kiệm, thượng võ, danh dự, nhân ái,...


Theo nghĩa thứ hai, con người cần phải: trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân, nhân từ với người dưới, khoan dung với địch, xa lánh dục vọng cá nhân, chính trực công bằng, trọng danh dự hơn vật chất. Ngoài chiến trường, cần tâm niệm một tinh thần "đặc hữu" của Nhật Bản, đó là "chết đẹp". Các nghiên cứu thực chứng trong lĩnh vực lịch sử tư tưởng đã chỉ ra rằng, thái độ nói trên chỉ hình thành trong nội bộ tầng lớp võ sĩ, với tư cách là một tập đoàn xã hội, từ đầu thế kỷ 17, nghĩa là từ thời kỳ Edo. Các võ sĩ phải tuân thủ các quy tắc này khi giao chiến. Có 7 nguyên tắc của Bushido (võ sĩ đạo) Nhật Bản:

義 (Gi – Công lý): Đánh giá chính xác mọi việc để giải quyết một cách công bằng. Niềm tin không phải ở người khác, mà trong chính bản thân mình. Đối với các Samurai không có việc đánh giá mức độ đánh giá danh dự và công lý, mà đen-trắng rõ ràng. Con người trung thực không bao giờ sợ sự thật. “Để chết khi phải chết, để sống khi phải sống”.

仁 (Jin – Nhân từ): Đó là tình yêu dành cho người khác. Đây cũng là sự cảm thông và cao thượng của cảm giác được coi là thuộc tính cao nhất của tâm hồn. “Lòng nhân từ mang đi bất cứ điều gì cản trở sức mạnh dưới sự ảnh hưởng của nó cũng như sức mạnh của nước để dập tắt lửa”. Sức mạnh của Samurai phải được dùng cho lợi ích chung.

勇 (Yu – Can đảm): Đưa mình lên trên đám đông. Trốn trong vỏ bọc của mình giống như một con rùa, có nghĩ là không còn sống. Samurai phải có tinh thần của một người anh hùng. Điều này là rất nguy hiểm, nhưng như vậy cuộc đời mới ý nghĩa. Đây không phải là mù quáng tâm linh, samurai thông minh và mạnh mẽ. Lấy sự tôn trọng và thận trọng thay thế nỗi sợ. Cái chết cho một nguyên nhân không xứng đáng được gọi là cái chết của một con vật. ” Đó là sự can đảm thật sự để sống khi đáng sống, và chỉ chết khi thật sự phải chết”


礼 (Rei -Tôn trọng): Sẽ được xem là một đức tính xấu nếu được hành động chỉ vì sợ làm mất lòng nhau. Thay vào đó hành động phải xuất phát từ sự thông cảm cho cảm giác của người khác. “Hình thức lịch sự cao nhất là gần gũi với tình yêu”. Samurai không cần thiết phải tàn nhẫn để chứng minh sức mạnh của họ. Ngay cả với kẻ thù độc ác nhất các samurai cũng phải lịch sự. Nếu không có chất này, chúng tôi không hơn con thú. Sức mạnh nội tâm thể hiện ở các cuộc xung đột.

誠 (Makoto – Sự chân thành): Samurai đã nói là làm, không gì khác có thể cản trở. Không cần phải nhiều lời, không cần hứa gì thêm. Những gì Samurai nói ra sẽ được đảm bảo thực hiện.

名誉 (Meiyo– Danh dự): Một ý thức về nhân phẩm và giá trị là tiềm ẩn trong mỗi người. “Mất danh dự giống như một vết sẹo trên cây mà theo thời gian, thay vì giúp cây phát triển lại làm cho cây nhỏ hơn”. Với các Samurai, người duy nhất được phán xét ta – là “chính ta”. Những hành động của bạn thể hiện chính con người của bạn.

忠義 (Chugi – tận tâm): Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà một võ sĩ phải có. Trong cuộc xung đột giữa lòng trung thành và tình cảm các võ sĩ không bao giờ có được sự lựa chọn khác ngoài lòng trung thành. “Một samurai buộc phải đấu tranh với trí tuệ và lương tâm của mình bằng cách thể hiện sự trung thành của lời nói với sự đổ máu của chính mình”. Samurai chịu trách nhiệm cho hành động của họ, tự nguyện nhận trách nhiệm cho hành động của họ, trung thành với lãnh tụ của mình, và là tấm gương cho cấp dưới của mình.1

NewVnNews - Có lẽ chẳng thời nào mà chúng ta lại được chứng kiến một nghịch lý lạ lùng: Nhiều con buôn vô lại chăm chỉ diễn ngôn rao giảng về đạo đức một cách chuyên nghiệp như những chính trị gia, còn một số chính trị gia lại hành xử nghiệp dư như những con buôn thứ thiệt… Thật khó để vẽ ra đường ranh giới phân biệt đâu là doanh nhân thực thụ, đâu là những chính trị gia đích thực, và đâu là những con buôn vô lại làm kiệt quệ quốc gia... Cuối cùng, quốc gia, đám đông và đại chúng mới là những người lãnh đủ.


Tranh thủ giờ nghỉ sau ngày họp thứ nhất của Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về“Truyền thông về Rủi ro và Khủng hoảng trong kỷ nguyên số” (diễn ra lại Lisbon, Bồ Đào Nha), tôi và cô bạn giáo sư của một đại học Mỹ chạy xe về phía biển Cascais để ngắm hoàng hôn.

Trên một mỏm cổ thạch nổi tiếng, phóng tầm mắt ra phía xa là những con sóng bạc cuộn nhau ở biển Bắc Đại Tây Dương, xuống phía dưới là những đợt sóng táp vào chân núi, tôi và cô bạn giáo sư ngồi luận bàn về các khủng hoảng trên thế giới.

Cô bảo, cô lo Donald Trump sẽ làm nước Mỹ loạn lên và thế giới sẽ điên cuồng theo sau. Một doanh nhân như Donald Trump lại là một chính trị gia quyền lực nhất thế giới, điều hành cường quốc số một của thế giới theo tư duy của một ông chủ doanh nghiệp, thì quả là một sự thách thức lớn đối với các giá trị mà nước Mỹ hướng tới bấy lâu.


Rồi cô hỏi tôi, nỗi lo của tôi về những thách thức của đất nước mình là gì, tôi chỉ nhún vai và trầm ngâm nhìn về những con sóng rượt đuổi nhau ngoài đại dương xanh thẳm kia. Tôi không trả lời cô đồng nghiệp, nhưng những câu chuyện về (nguy cơ) khủng hoảng ở Việt Nam luôn là một thách thức cần bàn tính.

Theo tôi, chúng ta hiện đang đối diện nhiều thách thức và nguy cơ đạt “điểm khủng hoảng”, mà nguồn cơn là chúng ta đang dựa trên những rường cột thiếu chắc chắn. Đạo đức xã hội (chẳng hạn trong kinh doanh) là một ví dụ.

Sự kiện Khaisilk bán hàng Trung Quốc nhưng công bố hàng “Made in Vietnam” chỉ là một nấc tiến vượt “ngưỡng dối lừa”. Ở đó, phanh phui một sự thật trần trụi, lớn hơn cả việc mất tiền bạc: niềm tin và tự hào của người Việt đã bị đánh cắp. Ảnh: Zing

Thành ngữ tiếng Việt từ cổ xưa có câu: “Treo đầu dê, bán thịt chó” để lên án những thương nhân vô lại, gian dối, trục lợi bất lương. Bát thịt chó còn sót cái đuôi tố cáo ông chủ quán chuyên bán thịt dê là lừa đảo. Sự kiện Khaisilk bán hàng Trung Quốc nhưng công bố hàng “Made in Vietnam” chỉ là một “cái đuôi chó” bị lộ như vậy.

Giọt nước làm tràn ly, chỉ là một nấc tiến vượt “ngưỡng dối lừa”. Ở đó, phanh phui một sự thật trần trụi, lớn hơn cả việc mất tiền bạc, niềm tin và tự hào của người Việt đã bị đánh cắp. Một sự đánh cắp trắng trợn, mà tay chủ mưu lừa đảo lại là kẻ chuyên rao giảng đạo đức cho giới doanh thương và người trẻ, như một tấm gương cho giới khởi nghiệp.

Tay trộm chuyên nghiệp đến mức, thuyết phục được các chính trị gia chọn hàng của hắn để làm quà mỗi khi có quốc khách đến thăm Việt Nam. Anh bạn của tôi là trợ lý cho một Phó Thủ tướng không khỏi ngán ngẩm khi than vãn rằng, anh sẽ chẳng biết nói thế nào khi câu chuyện lụa Khải bị truyền thông quốc tế nhắc đến và chưa biết phải giải thích ra sao với những khách quốc tế mà anh đã tặng quà (mua từ Khaisilk).

Điều đó, suy cho cùng không chỉ là cái đau của anh bạn trợ lý, đó là nỗi đau của quốc thể.


Trước khi xảy ra tai tiếng bán hàng Trung Quốc nhưng công bố hàng “Made in Vietnam”, ông chủ thương hiệu Khaisilk luôn có những phát ngôn tự tin về triết lý kinh doanh.

Ai cũng biết, làm kinh doanh phải tôn trọng các chuẩn mực pháp luật lẫn đạo đức kinh doanh. Pháp luật sẽ trừng trị kẻ vô pháp, lương tâm sẽ phán xử kẻ vô lương. Trong trường hợp Khaisilk, kẻ chủ mưu kinh doanh vừa vô pháp lẫn vô lương một cách bài bản, có hệ thống, trong một thời gian rất dài. Vô pháp ở khía cạnh đánh cắp tiền bạc của thiên hạ bằng việc công bố sai chất lượng và xuất xứ hàng hoá; vô lương ở khía cạnh đánh cắp niềm tin ít ỏi vào hàng Việt của những người yêu nước Việt.

Tôi từng tự vấn trong một thời gian dài, rằng: duyên cớ nào mà nhiều người trẻ Việt chúng ta tuyên bố hùng hồn về “khởi nghiệp” khi chỉ đơn giản là sang Quảng Châu “đánh” vài lốc hàng về để mở một cửa hiệu thời trang. Phải chăng không ít người trẻ lờ mờ phát hiện ra được “đường đi”, “bí quyết thành công” của những “tiền bối” như “thần tượng” Hoàng Khải?

Những doanh nhân như Hoàng Khải phải chăng kích hoạt một xu hướng mới trong mong ước làm giàu, đặt lợi nhuận là mục tiêu tối thượng? Nhưng liệu đó có phải là bản chất của khởi nghiệp? Tôi e rằng câu trả lời là không, khởi nghiệp phải tạo ra giá trị mới, thay vì khởi nghiệp để làm những con buôn.

Nhìn rộng ra bức tranh hiện nay, chẳng thời nào mà chúng ta lại được chứng kiến nghịch lý lạ lùng: Nhiều con buôn vô lại chăm chỉ diễn ngôn về đạo đức như những chính trị gia, còn một số chính trị gia lại hăng hái hành xử như những con buôn thứ thiệt… Những chính trị gia đi “buôn chổi đót” để xây biệt phủ, cho con cái đứng tên sở hữu hàng hàng héc-ta đất dự án “vàng”, hay tính bài toán cho nước ngoài thuê đất quê hương với thời hạn gần một thế kỷ.

Tư duy con buôn ngắn hạn, vạch dự án để chiếm chác, tư lợi trước mắt của không ít kẻ này sẽ đẩy đất nước đến bờ vực khủng hoảng. Cuối cùng, những kẻ này châm ngòi cho các khủng hoảng tiềm tàng của xã hội, còn đám đông và dân tộc mới là những người lãnh đủ hậu quả nhãn tiền.

Ông Phạm Sỹ Quý vừa bị kỷ luật cảnh cáo, cho thôi chức Giám đốc sở Tài nguyên – Môi trường Yên Bái do liên quan đến kê khai tài sản không không trung thực. Trước đó ông Qúy từng trả lời báo chí tiền xây khu biệt phủ của gia đình ông có từ nhiều nguồn thu nhập khác nhau trong đó có từ công việc ông buôn chổi đót, lá chít, làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá đỗ,.... Ảnh: Tiền Phong

Những dự án không bình thường kiểu cho Formosa thuê đất Vũng Áng đến 70 năm, hay Đề xuất cho thuê 99 năm biển, đảo tại Phú Quốc làm du lịch, thương mại,… bên cạnh những lời hứa hẹn lợi ích mơ hồ, thì thách thức cho quốc gia là những điều hiển hiện. Những con buôn vẽ ra các đại dự án, hứa hẹn siêu quyền lợi cho số đông, nhưng thực chất bài toán lợi ích quốc gia không phải dễ dàng nhìn như bài toán lợi ích riêng, thiết thân của người vẽ dự án.

Quyền lợi cho đất nước chưa thấy đâu, nhưng hoạ cho quốc gia là điều cần được bàn tính. Và để bàn tính hiệu quả, ắt hẳn không thể bằng lối tư duy của những con buôn.

Khi viết những dòng này, tôi chợt nhớ ra rằng món quà mà tôi tự hào là “quốc hồn, quốc tuý” đem tặng cô bạn giáo sư bên bờ biển Cascais là một tấm khăn lụa đang gây “sốt” tại Việt Nam. Tôi nhận ra rằng, hoá ra đôi lúc ta cũng là một con cừu non trong đám đại chúng bị dắt mũi bởi những kẻ buôn bán niềm tin.

Lê Ngọc Sơn
(Chuyên gia về quản trị truyền thông, rủi ro và khủng hoảng, Đại học Công nghệ Ilmenau, CHLB Đức)

NewVnNews - Từ “biệt phủ” mới xuất hiện gần đây trong tiếng Việt (có nhẽ là từ ngày có cái Việt phủ Thành Chương cũng nên?).
Biệt phủ 200 tỷ xa hoa như Tử Cấm Thành của 1 đại gia Nghệ An 

Trong tiếng Hán không có từ “biệt phủ”, nên có thể khẳng định “biệt phủ” là từ được tạo nên từ các yếu tố gốc Hán “biệt” và “phủ”.

”Phủ 府” trong tiếng Hán gồm 5 nghĩa:


1. Xưa chỉ nơi biện lí công vụ của quan lại, nay chỉ cơ quan chính quyền nhà nước, như “quan phủ”, “tỉnh phủ”, “chính phủ”.

2. Xưa chỉ nơi ở của quan to và quí tộc, nay cũng chỉ nơi làm việc và nơi ở của những đầu não quốc gia nào đó, như “vương phủ”, “tổng thống phủ”.

3. Nơi tụ tập hoặc sum họp, như “học phủ”.

4. Từ cung kính dùng để gọi nhà của đối phương, như “phủ thượng”, “quí phủ”.

5. Xưa chỉ nơi tàng trữ sách vở và đồ vật của quan địa phương, như “phủ khố”, “lục phủ”, “thư phủ”.

6. Xưa chỉ khu hành chính cao hơn huyện một cấp, như “châu phủ”, “Khai Phong phủ”, Tây An phủ”.


Còn “biệt 别” thì mang nghĩa giống như “biệt” trong từ “biệt thự 别墅"(tiếng latinh: Villa)của tiếng Hán.
“Biệt thự" trong tiếng Hán có nghĩa là “ngôi nhà tách biệt”, nên "biệt" ở đây có nghĩa là "tách biệt". Thời xưa chỉ những người đã có nhà chính (thường ở nội thành) lại có thêm nhà thứ hai ở chỗ khác (thường ở ngoại ô) gọi là "biệt thự", còn được gọi là “biệt nghiệp 别业“.

Biệt thự (villa) của người La Mã cổ ở Châu Âu thường là nơi ở tại ngoại ô của những gia đình sở hữu nhiều nhà cửa, được xếp vào tầng lớp tinh anh giàu có hoặc có quyền lực trong xã hội.

Như vậy, có thể hiểu "biệt phủ" trong tiếng Việt là từ để chỉ một tổ hợp nhà ở tách biệt của các quan chức, nhà giàu thời nay.

NewVnNews - Quốc hội lại “nóng” lên với câu hỏi về những hệ lụy mà hệ thống ngân hàng đang giải quyết như nợ xấu, ngân hàng yếu kém… là trách nhiệm của ai? Liệu những ngân hàng đáng nhẽ đã bị phá sản nhưng được NHNN mua về liệu có thể “sống lại” được không?

TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện phát triển kinh doanh, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.

Trả lời những câu hỏi này, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện phát triển kinh doanh, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia (ông Nghĩa cũng từng là Vụ trưởng vụ Chiến lược phát triển - Ngân hàng Nhà nước) khẳng định những ngân hàng yếu kém và bị mua 0 đồng là do chính ông chủ nhà băng sai phạm, có gian lận thật sự trong hoạt động tín dụng.

“Mẹ” của những ngân hàng 0 đồng quá lớn để chết

Nhiều ý kiến cho rằng, việc 3 ngân hàng bị mua 0 đồng là do được chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên thành thị, quy mô tăng quá nhanh so với năng lực quản lý của cả cơ quan quản lý và ngân hàng. Ông bình luận gì về quan điểm này?

Số lượng ngân hàng được nâng cấp từ nông thôn lên thành thì rất lớn, không chỉ 3 ngân hàng này. Nguyên nhân chính khiến những ngân hàng này yếu kém là do năng lực quản lý không theo kịp tốc độ tăng vốn, tổng tài sản.

Đặc biệt các ông chủ nhà băng lợi dụng tiền gửi của người dân để cho vay chéo, cho vay tập đoàn của họ, tập đoàn của bạn bè họ. Những tập đoàn này chỉ có số ít là đứng tên họ, thậm chí có những công ty con, họ và những người có liên quan không đứng tên. Những công ty này chủ yếu để kinh doanh bất động sản hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Vậy nên, khi kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng, sản xuất kinh doanh khó khăn thì những ngân hàng này bị rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Lỗi ở đây là ông chủ nhà băng vi phạm pháp luật về việc cho vay người có liên quan. Vì hoạt động cho vay người có liên quan đã được pháp luật quy định trong Luật các TCTD rồi, nhưng những ông chủ nhà băng đã giấu giếm nó một cách khá kín đáo.

“Những người liên quan này” không đứng tên họ, thậm chí là người thân trong gia đình họ. Họ nhờ một người nào đó đứng tên như bà tạp vụ, ông lái xe. Một ông chủ nhà băng có hàng chục công ty con là chuyện bình thường. Đấy là những điều khó khăn cho cả công tác điều tra của công an, vậy nên thanh tra ngân hàng không thể làm nổi.

Ông có thể nói rõ hơn về quan điểm năng lực quản lý không theo kịp tốc độ phát triển?

Thông thường là các NHTM đang hoạt động ở quy mô nhỏ thì ông chủ nhà băng và HĐQT có thể kiểm soát được hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng như cho ai vay bao nhiêu…

Nhưng khi ngân hàng có quy mô lớn hơn thì cùng với những khuất tất trong việc cho vay chéo vào những công ty con của mình khiến cho quản trị bị trở nên vô hiệu. Giám sát của HĐQT đối với những khoản vay đó vô hiệu bởi chính ông chủ nhà băng là người vi phạm nhiều nhất.

Nói thẳng thừng ra, người vi phạm cho vay nhiều nhất chính là chủ tịch HĐQT, tức là ông chủ nhà băng đấy. Chính vì vậy họ đã vô hiệu hóa toàn bộ quản trị rủi ro, giám sát của HĐQT, vô hiệu quá toàn bộ kiểm toán nội bộ. Ở đây tôi muốn nói là một mặt không theo kịp trình độ quản lý, một mặt là có gian lận thật sự.

Chẳng nhẽ thanh tra giám sát ngân hàng giai đoạn đó không phát hiện ra?

Lực lượng của thanh tra giám sát ngân hàng thời điểm đó rất là mỏng so với số lượng ngân hàng. Trong khi đó, thời điểm năm 2008 - 2011 là thời điểm bất động sản, chứng khoán tăng rất là mạnh. Nhiều doanh nghiệp tập đoàn, trong đó có cả ngân hàng lao vào việc kinh doanh, mua bán tích trữ bất động sản. Lực lượng thanh tra giám sát ngân hàng thời điểm đó mỏng như vậy nên không thể kiểm soát nổi.

Thị trường đến này vẫn băn khoăn về nguồn tiền mà NHNN dùng để cho mua 3 ngân hàng 0 đồng?

Mua ngân hàng không tốn xu nào, NHNN có tiền đâu mà mua. Thực tế, một mặt thì NHNN nói đây là “ngân hàng của tao” và dân chúng yên tâm gửi tiền trở lại. Điều này giúp cho tiền gửi của ngân hàng này phục hồi.

Thứ 2, NHNN nói “nếu mày thiếu tao gọi một số ngân hàng đến cho vay”. Trong trường hợp đó, nếu còn thiếu, NHNN sẽ cho nhà băng vay tái cấp vốn đặc biệt.

Tái cấp vốn đặc biệt thì ngân hàng phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất thông thường, đây là lãi suất mà NHNN phạt những ngân hàng sai phạm trong hoạt động dẫn đến mất thanh khoản. Đến khi ngân hàng đó được củng cố, thanh khoản trở lại bình thường thì phải trả lại cho NHNN. Tức là, NHNN là con nợ số 1 mà ngân hàng đó phải trả đầu tiên. Như vậy, NHNN không trực tiếp bỏ tiền ra.

Với những ngân hàng này, mình cũng không lo xung đột lợi ích vì NHNN không trực tiếp quản lý mà giao cho một NHTM quản lý. Thực tế với 3 ngân hàng mua 0 đồng, NHNN đã giao cho Vietinbank và Vietcombank quản lý.

Trong trường hợp những ngân hàng này chết thì khoản tiền đó sẽ thế nào?

Làm sao chết được. Nó đã được NHNN mua rồi thì làm sao chết được. Ý tôi muốn nói, nó đã trở thành ngân hàng của cơ quan có máy in tiền trong tay thì làm sao chết được. Cơ quan “mẹ” của nhà băng 0 đồng quá lớn để chết.

Con số nợ xấu 17,21% không có gì bí mật

Khi nợ xấu được đưa về 2,9% thì nguyên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu lại nói về sự bất nhất của con số nợ xấu như báo cáo Chính phủ đã đưa ra con số nợ xấu của tháng 9/2012 là 4,94%. Nhưng nay, báo cáo Chính phủ trước Quốc hội lần này lại đưa ra con số nợ xấu vào tháng 10/2015 là 17,43%. Trước đó, NHNN cũng từng báo cáo con số nợ xấu vào tháng 9/2012 là 17,21%. Ông bình luận gì về sự bất nhất trong con số nợ xấu mà người tiền nhiệm của Thống đốc Bình đã đưa ra?

Cái đó thì tôi không rõ nhưng để xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng thì người ta phải biết chính xác con số nợ xấu thời điểm đó là bao nhiêu. Con số đó phải được NHNN kiểm tra. Còn việc NHNN báo cáo thế nào thì tôi không rõ. Nhưng tôi khẳng định con số nợ xấu 17,21% đã từng được nghe rất nhiều.

Tôi không biết các con số này được hình thành thế nào nhưng có thể một bên là con số của báo cáo các TCTD, một bên là của cơ quan thanh tra giám sát NHNN.

Con số đó không được công bố công khai vào thời điểm đó. Đó là con số mật.

Vậy con số nợ xấu 17% là hệ quả của quá trình nào?

Còn số 17% là hệ quả của quá trình đẩy tín dụng quá cao trong giai đoạn  2008 - 2011 lên 50% sau đó có sụt giảm đôi chút nhưng đến năm 2011 lại lên 37%. Tín dụng thời kỳ đó dù dưới hình thức này hay hình thức khác đều tập trung vào thị trường tài sản là bất động sản, chứng khoán.

Cũng có một số hoạt động tín dụng tập trung vào những chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ. Một số doanh nghiệp tưởng lãi suất thấp nên vay đầu tư trung và dài hạn, nhưng vừa vay giữa chừng thì lãi suất lên vù vù đành phải ngưng lại. Điều này khiến cho nhiều nhà máy "chết" vì không có vốn để xoay vòng và nợ xấu nằm ở đấy.1
-------------
----

NewVnNews - Bệnh ung thư vốn là căn bệnh hiểm nghèo, bởi thế những phương thuốc hiện đại và đắt tiền được coi là những cơ hội cuối cùng của người bệnh. Thế nhưng đáng tiếc là vẫn có những gian thương lợi dụng tình trạng sức khỏe của người bệnh để kinh doanh những hộp thuốc điều trị ung thư giả như thế này.


Một chuyên án đặc biệt của công an TP Hà Nội nhằm triệt phá một đường dây buôn bán thuốc và thực phẩm chức năng giả điều trị bệnh ung thư đã được phóng viên của Chuyển động 24h theo sát suốt nhiều tháng qua.

Đây là hàng trăm vỏ hộp của các loại thuốc điều trị ung thư và thức phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư dán nhãn Vidatox, một thương hiệu nổi tiếng của Cuba, được triết xuất từ nọc độc bọ cạp xanh có tác dụng giảm đau và phục hồi sức khỏe cho các bệnh nhân ung thư.



Tuy nhiên, theo Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an Hà Nội thì toàn bộ lô hàng này đều là hàng giả. Dù cùng có tên gọi Vidatox, nhưng có thể nhận thấy sự khác biệt về bao bì, như thời hạn sử dụng của hàng thật và hàng giả.

Trung tá Trương Quang (Đội trưởng Đội chống buôn lậu và buôn bán hàng cấm, Công an TP, Hà Nội) cho biết: "Các chi tiết in này đã được kết luận là không cùng một bản in in ra. Đây là biểu hiện đầu tiên của hàng giả. Hạn sử dụng của nhà sản xuất chính hãng là 3 năm tính từ ngày sản xuất, nhưng hạn sử dụng của sản phẩm giả là 5 năm. Đây là cái dễ phân biệt nhất với sản phẩm giả".

Được rao bán rầm rộ trên mạng Internet với giá từ 3-5 triệu đồng/hộp. Thậm chí có cả thuốc Vidatox 30CH, một loại thuốc chưa hề được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Cơ quan điều tra nhanh chóng xác minh, người điều hành đường dây bán hàng giả này là Nguyễn Công Doanh, thường trú tại Hoàng Mai, Hà Nội.

Đối tượng này bị bắt ngay trên đường vận chuyển thuốc giả đi tiêu thụ. 10 hộp thuốc cất giấu trong cốp xe, sau đó được kiểm nghiệm và xác định hoàn toàn không có thành phần điều trị ung thư như quảng cáo trên nhãn mác.

"Dược tính của thuốc giả này là không có hàm lượng đúng như theo công bố của sản phẩm thật. Như vậy, thì chức năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của sản phẩm giả gần như không có. Đây là tác hại rất lớn với người tiêu dùng" - Trung tá Trương Quang cho biết

Để dễ bề hoạt động, Doanh thành lập một công ty ma với tên gọi MiduPharma. Sau đó thuê một cơ sở in ấn tại Hoàng Mai thiết kế toàn bộ bao bì nhãn mác khẳng định là cơ sở nhập khẩu chính hãng.


Thuốc giả được đối tượng này nhập khẩu ở nước ngoài về, đóng hộp và phân phối cho các nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, ngang nhiên đến mức các loại tem chống hàng giả của Bộ Công an cũng bị đối tượng này làm giả.


Theo tìm hiểu của PV, các sản phẩm được làm giả này cũng có đầy đủ tem nhãn cũng như các biện pháp chống hàng giả giống như các sản phẩm chính hãng. Tuy nhiên, theo khẳng định của cơ quan điều tra, tất cả các tem nhãn chống hàng giả này cũng đều được làm giả. Và hiện tại thì theo cơ quan điều tra, có hàng nghìn sản phẩm như thế này được bán ra thị trường.

Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam Nguyễn Công Doanh về hành vi buôn bán hàng giả. Trong suốt hai năm hoạt động, đối tượng này đã trục lợi hàng trăm triệu đồng từ sức khỏe, tính mạng của những bệnh nhân ung thư

NewVnNews - Dù muốn dù không tất cả chúng ta, không kể nam nữ, giàu sang hay nghèo hèn rồi cuối cùng cũng chết. Vấn đề là chết như thế nào và cuộc sống đã có mang lại một ý nghĩa như thế nào cho chính bản thân và những người sống tiếp. Hầu hết chúng ta đều muốn mình có con, có cháu và mong chúng sống sung sướng, hạnh phúc. Vấn đề là chúng ta có thể làm gì để tạo ra điều đó?
Hãy đọc “Lời nguyện cầu từ Chernobyl” ( Tác giả: Svetlana Alexievich, người dịch: Nguyễn Bích Lan, NXB Phụ nữ, 2016) để suy ngẫm về những câu hỏi ấy.


Cuốn sách là tập hợp lời kể “độc thoại” của những chứng nhân-nạn nhân đã chứng kiến, đã trải nghiệm cuộc sống kinh hoàng khi xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986. Đấy là lời kể của những người phụ nữ mất chồng, những người lính mất đồng đội, những người thanh niên chết trong đau đớn hoặc phải sống tiếp cuộc đời bệnh tật.

Sự thật qua lời kể của nhân chứng quá tàn khốc. Tàn khốc đến độ, cho dù đã đọc không ít những cuốn sách viết về những nạn nhân bị bom nguyên tử ở Nhật Bản, tôi vẫn bàng hoàng, toàn thân lạnh cứng.
Xin trích vài đoạn:


“Hai ngày cuối cùng ở bệnh viện-tôi nhấc cánh tay anh lên thấy xương cốt của anh lủng lẳng hết. Những mảnh phổi, mảnh gan trôi ra miệng anh. Anh bị nghẹt thở vì nội tạng của chính mình” (tr.35).

“Chúng tôi cô đơn. Ở đây chúng tôi là những kẻ xa lạ. Họ thậm chí chôn những người đã từng ở Chernobyl trong một khu riêng biệt, không giống như chôn những người khác.” (tr.134)

“Đứa con gái nhỏ của tôi-nó khác biệt. Nó không giống những đứa trẻ khác.
Nó còn nhỏ và nó hỏi tôi: “Tại sao con không giống những người khác?”
Khi chào đời, nó không phải là một đứa trẻ, nó là một cái bao tải nhỏ bị khâu vá chằng chịt, không có chỗ mở nào, chỉ có đôi mắt. Trong số y bạ của nó ghi: “Bé gái, sinh ra với nhiều bệnh lý phức tạp: không tạo hình hậu môn, không tạo hình âm đạo, không phát triển thận trái”. Đó là nói theo ngôn ngữ y học, nhưng nói đơn giản thì con tôi sinh ra như thế này: không có hậu môn, không có bướm, không có thận. Tôi chứng kiến con mình phải lên bàn mổ vào ngày thứ hai của cuộc đời nó, …
Trong vòng bốn năm, con gái tôi trải qua bốn lần phẫu thuật…. Tôi yêu con gái vô cùng” (tr.138)…

Có vô vàn những sự thật tàn nhẫn và tàn khốc như thế được kể lại trong sách.

Nhưng mặt khác, thần chết lại tìm đến người dân ở Chernobyl trong khuôn mặt vô hình thậm chí là khuôn mặt thiên thần. Phóng xạ là kể địch “vô hình”. Người dân và người lính ở đây không nhìn thấy kẻ địch. Vì thế những người lính gan dạ nhất đã từng chiến đấu ở Afganistan cũng hoảng sợ khi thấy đồng đội chết dưới tay thần chết và mình đang chết dần. Người dân thì sửng sốt không hiểu tại sao mình phải bỏ nhà cửa mà đi, phải đổ sữa đi, không được ăn hoa quả trong vườn trong khi quả vẫn chín, khoai tây vẫn được mùa…

Phóng xạ lan tràn khắp nơi. Nhiều tài xế không hiểu được tại sao chim lại đâm sầm vào cửa kính xe và cho rằng chúng muốn “tự sát”, họ đâu biết lũ chim đã bị mù mắt vì phóng xạ. Nhà đạo diễn phim đã vô cùng ngạc nhiên khi ông đứng trước vườn táo nở hoa mà không hề ngửi thấy hương thơm. Cả đoàn làm phim cũng không ai ngửi thấy. Sự thật là trong môi trường phóng xạ cơ thể con người đã “đóng lại” khứu giác.

Sự cố hạt nhân cũng nổ ra vào thời điểm Liên Xô tan rã. Vì thê cướp bóc, hãm hiếp, ly khai và trả thù bùng phát triền miên. Những người đàn ông bịt mặt vũ trang nhảy lên xe buýt dồn những người đàn ông khác sắc tộc xuống đường và xả súng bắn chết trước mặt trẻ em và phụ nữ. Những toán lính có vũ trang lùng sục người Nga khắp nơi. Một y tá đã vĩnh viễn không thể sống bình thường khi tận mắt chứng kiến một toán đàn ông vũ trang súng máy ném một đứa bé vừa mới sinh xuống dưới đất qua cửa sổ tòa nhà cao tầng chỉ vì y tá không chịu trả lời “Nó là giống người gì?”.

Từng đoàn lính vác súng vào khu vực cách ly bắn hạ cả thú rừng lẫn vật nuôi và chính họ phải ăn những thức ăn được nhuộm trong phóng xạ.

Khu vực cách ly trở thành một vùng đất chết.

Những ai đã từng ở Chernobyl vĩnh viễn không sống được cuộc đời bình thường dù không chết. Người khác xa lánh họ, sợ hãi họ và tránh mặt họ. Những người đã sống trong khu vực cách ly đều bị cách ly vĩnh viễn và bị “giam cầm” ngay khi đã nằm sâu dưới lòng đất với quan tài bọc chì.
Đọc sách, tự nhiên tôi nhớ đến những dòng thơ của nhà thơ Wago Ryoichi, một thầy giáo dạy lịch sử sống ở ngay khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima của nước Nhật. Khi sự cố xảy ra, ông đã dùng mạng xã hội phát đi những vần thơ tha thiết:


“Nhà ga nơi khu phố anh có đổ nghiêng không? Đồng hồ có chỉ đúng thời gian hiện tại? Chúc ngủ ngon. Không đêm tối nào không gọi đến bình minh. Kẻ du hành, người đưa tiễn, người đón đưa, người trở về. Đi nhé, mừng anh trở lại. Chúc ngủ ngon. Xin hãy trả lại nhà ga cho khu phố của tôi.
“Chúng tôi từng người để lại những chú mèo hoảng sợ. Khi viết tới đây, thì bưu thiếp tới. “Sẽ không đọc nữa”. Nhân loại hoảng sợ. “Có cái gì đó thật kinh hãi”.

Khi khó khăn thì bóp trán chau mày, khi thất vọng thì căm ghét và ném bỏ. “Sẽ xé bỏ”. Vì thế hãy đọc đi. “Dù có đọc thì cũng ích chi đâu”. Xé.

Hãy trả lại phố xưa, hãy trả lại làng, hãy trả lại biển hãy trả lại gió. Tiếng chuông, tiếng thư đến, tiếng thư đi. Hãy trả lại sóng, hãy trả lại cá, hãy trả lại tình yêu, hãy trả lại ánh mặt trời. Tiếng chuông, tiếng thư đến, tiếng thư đi. Hãy trả lại chén rượu, hãy trả lại bà, hãy trả lại lòng tự hào, hãy trả lại Fukushima. Tiếng chuông, tiếng thư đến, tiếng thư đi.

Nếu có giấc mơ tôi sẽ không từ bỏ nó đừng từ bỏ tôi sẽ không bao giờ từ bỏ Tôi sẽ không từ bỏ bản thân mình không được phép từ bỏ đi sinh mệnh . Tôi đã từng nhận rất nhiều những cái chết đầy thương tiếc. Cho chính chúng tôi.”

“Phóng xạ đang rơi
Đêm khuya yên tĩnh”

“Với bạn quê hương là gì?
Với tôi quê hương là tất cả
Tôi sẽ chẳng bao giờ từ bỏ quê hương”

Giờ đây, sự cố ở Fukushima được khống chế nhưng khu vực cách ly với bán kính 30km tính từ tâm là nhà máy vĩnh viễn thành vùng đất chết dù vẫn còn vô vàn sinh vật sống. Nhà cửa, mồ mả tồ tiên, ruộng vườn vẫn còn ở đó nhưng rất nhiều người người Nhật không thể về lại nhà mình.
Gấp sách lại rồi, đầu tôi hiện lên những dòng sông đen, những ngọn đồi nham nhở, những kênh rạch bốc mùi, những cánh đồng rau mù mịt thuốc trừ sâu những nhà máy xả khói đen cuồn cuộn, những con đường bụi mù mịt và tắc nghẹn vì xe…

“Tôi sợ con người”-một nhân chứng trong sách đã đau đớn kêu lên như thế! Đấy là tiếng kêu thảm thiết mong chúng ta thức tỉnh lương tâm tự vấn “chúng ta đang làm gì với trái đất này và với chính cuộc sống của mình?”.
Nguyễn Quốc Vương

NewVnNews - Trong 9 tháng, toàn quốc xảy ra hơn 14.000 vụ tai nạn khiến hơn 6.000 người chết gần 12.000 người bị thương.


Sáng 21/10, Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông 9 tháng, triển khai nhiệm vụ quý IV/2017 diễn ra tại Văn phòng Chính phủ.

Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia, chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo của Ủy ban ATGT quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2017 (tính từ ngày 16/12/2016 đến 15/9/2017), toàn quốc xảy ra hơn 14.000 vụ tai nạn giao thông khiến 6.100 người chết, gần 12.000 người bị thương.


So với cùng kỳ 2016, tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số người chết vì tai nạn giao thông giảm, 15 địa phương có số người chết tăng so với cùng kỳ 2016.

Phó thủ tướng Trương Hoà Bình khẳng định dù Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, các bộ ngành quyết liệt triển khai các biện pháp cấp bách nhưng tình hình tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp.

Các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng vẫn tiếp tục xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Mới đây, 2 vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Tây Ninh và Cần Thơ khiến người dân bức xúc.

Đáng chú ý, các vụ tai nạn giao thông xảy ra đều liên quan đến xe chở khách, đến “điểm đen”, đường sắt, nơi giao cắt nhau giữa đường bộ và đường sắt…


Phó thủ tướng nhấn mạnh các cơ quan chức năng tránh tình trạng báo cáo dàn trải, giải pháp chung chung, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực để kéo giảm, kiềm chế tai nạn giao thông trong thời gian tới .

Trong 9 tháng đầu năm 2017, Thanh tra Bộ GTVT đã thực hiện gần 50 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Trong đó, các cuộc kiểm tra tập trung vào một số chuyên đề nhằm nâng cao công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Trong 9 tháng, lực lượng công an đã kiểm soát xử lý gần 3,5 triệu trường hợp vi phạm trật tự đường sắt, đường bộ, đường thủy. Cơ quan chức năng đã tạm giữ hơn 500.000 phương tiện, phạt tiền lên đến hơn 2.000 tỷ đồng.

Xin trân trọng giới thiệu đến bà con xứ Nghệ 50 câu thành ngữ, tục ngữ và ca dao chọn lọc của xứ Nghệ Tịnh. Đã là thành ngữ, tục ngữ, ca dao thì có câu tục câu thanh. Nhưng dù tục hay thanh khi được dùng đúng lúc đúng nơi phù hợp với hoàn cảnh thì đều mang đậm hồn quê. Mọi người sưu tầm và giới thiệu để bổ sung thêm nhé.



1. Mờng như mụ tra được mấn mới
2. Ai cười l... con nít ai cười địt mụ tra
3. Mần ăn như tru dậm chạc mụi
4. Nác đến khu bù mới nhảy
5. Khéo nói hơn bạo mần
6. Tốn nác rác nhà
7. Mặt như chạc cày bện ba
8. Mắt thì mù lộ khu thì sáng
9. Ăn cho nên đọi nói cho nên lời
10. Ăn vô khôông to ngang thì cụng nậy dọc

11. Trốôc trấy bù khu trấy ổi
12. Mất cộ chộ mới
13. Éc trửa đàng mang vô cổ
14. Béo như con trấn mấn
15. Hết mưa thì hết nác trọt
16. Trăm rác lấy nác mần sẹch
17. Mụ tra bằng ba lần con nít
18. Đút trốôc thì lòi khu
19. Chưa ra khỏi truông đạ trật cặc cho khái

20. Muốn nói khôông mần nhôông mà nói
21. Lời nói đọi máu
22. Mồm như đòn xóc hai đầu
23. L...ở lổ cổ đeo hoa
24. Con gấy lấy nhôông đàng ngái như khái tha vô lòi
25. Lu bu như khu thầy bói
26. Khéo vẹ cho đị xăn mấn
27. Oi trộông khu du rộông mồm
28. Ngu như lộ khu đàng trốôc
29. Nhà có nghẹc véc có lộ tai


30. Diều chưa đặt cắt đạ tha
31. Mần ả ngả mặt lên
32. Đừng chộ l... nhỏ mà vo c... lại
33. Thông đan lóng mốt dốt đan lóng đôi
34. Mần như đồ ẻ trịn
35. Giàu con nít béo lợn con
36. Mưa buổi mai mài rạ đi rú
37. Mau tay hơn tày đụa
38. Mần ăn như ga mắc tóc
39. Muốn nói ngoa mần mụ gia mà nói

40. Sứa nhảy qua đăng
41. Cha tra nhà thốt
42. Ba voi khôông được đọi nác xáo
43. Cặc dui lắm ló cặc lọ lắm con
44. Bền cặc lọ hơn bền gọ lim
45. Mất mồng vớ véc
46. Ướt cặc đặc nồi
47. Ăn như oi trộông khu
48. Ở nhà kêu chú vô rú kêu enh
49. Sướng lộ khu su con mắt
50. L...lạ cá tươi
51. Một l...lạ bằng cả xạ l...quen
52. Tiền ít đòi hít l...thơm
53. Du vô nhà mụ gia ra đôồng

Theo 5oo câu thành ngữ, tục ngữ và ca dao chọn lọc xứ Nghệ Tịnh.

NewVnNews - Xin trân trọng giới thiệu đến bà con xứ Nghệ 500 trăm câu thành ngữ, tục ngữ và ca dao chọn lọc của xứ Nghệ Tịnh. Đã là thành ngữ, tục ngữ, ca dao thì có câu tục câu thanh. Nhưng dù tục hay thanh khi được dùng đúng lúc đúng nơi phù hợp với hoàn cảnh thì đều mang đậm hồn quê. Mọi người sưu tầm và giới thiệu để bổ sung thêm nhé.

1. Mờng như mụ tra được mấn mới
2. Ai cười l... con nít ai cười địt mụ tra
3. Mần ăn như tru dậm chạc mụi
4. Nác đến khu bù mới nhảy
5. Khéo nói hơn bạo mần
6. Tốn nác rác nhà
7. Mặt như chạc cày bện ba
8. Mắt thì mù lộ khu thì sáng
9. Ăn cho nên đọi nói cho nên lời
10. Ăn vô khôông to ngang thì cụng nậy dọc


11. Trốôc trấy bù khu trấy ổi
12. Mất cộ chộ mới
13. Éc trửa đàng mang vô cổ
14. Béo như con trấn mấn
15. Hết mưa thì hết nác trọt
16. Trăm rác lấy nác mần sẹch
17. Mụ tra bằng ba lần con nít
18. Đút trốôc thì lòi khu
19. Chưa ra khỏi truông đạ trật cặc cho khái

20. Muốn nói khôông mần nhôông mà nói
21. Lời nói đọi máu
22. Mồm như đòn xóc hai đầu
23. L...ở lổ cổ đeo hoa
24. Con gấy lấy nhôông đàng ngái như khái tha vô lòi
25. Lu bu như khu thầy bói
26. Khéo vẹ cho đị xăn mấn
27. Oi trộông khu du rộông mồm
28. Ngu như lộ khu đàng trốôc
29. Nhà có nghẹc véc có lộ tai


30. Diều chưa đặt cắt đạ tha
31. Mần ả ngả mặt lên
32. Đừng chộ l... nhỏ mà vo c... lại
33. Thông đan lóng mốt dốt đan lóng đôi
34. Mần như đồ ẻ trịn
35. Giàu con nít béo lợn con
36. Mưa buổi mai mài rạ đi rú
37. Mau tay hơn tày đụa
38. Mần ăn như ga mắc tóc
39. Muốn nói ngoa mần mụ gia mà nói

40. Sứa nhảy qua đăng
41. Cha tra nhà thốt
42. Ba voi khôông được đọi nác xáo
43. Cặc dui lắm ló cặc lọ lắm con
44. Bền cặc lọ hơn bền gọ lim
45. Mất mồng vớ véc
46. Ướt cặc đặc nồi
47. Ăn như oi trộông khu
48. Ở nhà kêu chú vô rú kêu enh
49. Sướng lộ khu su con mắt

50. L...lạ cá tươi
51. Một l...lạ bằng cả xạ l...quen
52. Tiền ít đòi hít l...thơm
53. Du vô nhà mụ gia ra đôồng
54. Tiền được một đồng đòi ăn hồng khôông hột
55. Lao nhao như bồ chao bể ổ
56. Kít ga nơi bỏ mun nơi
57. Chịu được khói mới chịu được lời nói mụ gia
58. Thiên hạ đạ đồn khôông chồn thì cáo
59. Du dự mất họ chó dự mất láng giềng

60. Trời đi ẻ té khu
61. Dùi cui chấm nác mắm
62. Hèn tru(trâu) hơn bạo bò
63. Tru(trâu) trậm uống nác đục
64. Ma hớp hồn không bằng l... hớp vía
65. Đ...thì nắt gắt thì sót
66. Bụng bù khu dui
67. L...nằm(xâu) ngả cá xâu nghiêng
68. Nhịn ăn nhịn mặc chơ khôông nhịn c... cho ai
69. Đ...trửa mặt nắt trửa l...

70. Chẳng thà mất trào rọng cựa chơ không chịu mất nửa hòn cặc
71. Đói cơm mói cụng ngon
72. Sảy cha có chú sảy mẹ bú gì
73. Ngủ như tru sít mụi
74. To vụ bụ con nhiều con ròn mẹ
75. Chin đi trự bát dứt khoát l... to
76. To chin đạp ló nhỏ chin đi đàng
77. Khôông có chó bắt mèo ăn kít
78. Thứ nhít phạm phòng thứ nhì lòng lợn
79. Cha bòn con bỏ

80. Đàn ôông rộông miệng thì sang đàn bà rộông miệng tan hoang cựa nhà
81. Siêng gánh nác nhác đi ẻ
82. Lúc nỏ có mà coi lúc cả voi lận ngựa
83. Đi một ngày đàng họoc một sàn khun
84. Tru lấy mụi mà dắc đàn bà lấy c... mà lôi
85. Chó sủa giai ngài nói chọt
86. Họoc thì túi như hụ đ...thì sáng như gương
87. Cá biển ba trào cá rào ba lả
88. Cơm mô cho đầy bụng chó ló mô cho đầy bụng ga
89. Trên mồm con chó dưới mỏ con ga

90. Tay khôông nói nỏ nên điều
91. Đòng đòng thì ngọt roi mót thì đau
92. Cá đù ăn khu bỏ trốôc
93. Gan trùn mợ mọi rẹn cột nhà
93. Mèo mù vớ cá rán
95. Mục dục có mô đến cộ thứ mười
96. Đàng ngái bái xa
97. Nói bụi tre nhè bụi hóp
98. Chị em du như bù nác đấy — chị em gấy như trấy cau non
99. Địt khỏi khu tru khỏi ràn

100. Múa gậy nương hoang mắng làng một chắc
101. Mần như ẻ vẹ như rồng
102. Gấy nhôông trẻ đi ẻ cụng nhớ
103. Mặt dày như khu mấn cập
104. Cáo chết chó cụng le lại
105. Khun con rạ dại con so
106. Tùa trời úp vẹm
107. Chưa khỏi mồm ôm cục nghẹn
108. Mặt ngu như tru đau ẻ
109. No cơm tấm ấm áo cập

110. Chết đuối vớ được cọc
111. Con nít nghe địt thì dạ
112. Khun như ma trên đất
113. Anh em trai như khoai chấm mật
114. Đại kít ga lấy tấm
115. Ào ào khôông hao bằng nác rịn
116. Chó chui gầm chạn
117. Túi đàng cày sáng đàng hò
118. Tru hay ác thì tru dạc sừng
119. Rèo con trâu đực khôông bực bằng chực bựa ăn


120. Đẹp mặt ngặt lưng
121. Cứng xương dai da
122. Đui hay ngóng ngọng hay phô
123. Quan ăn tiền thằng dại khái ăn thịt thằng đần
124. Của khôông ngon đôông con cụng hết
125. Liếm như chó liếm thớt
126. Tru tóm nhóm về sừng
127. Càng quen lèn càng đau
128. Quá mù ra mưa
129. Có cá đổ vạ cho cơm

130. Mần như tru húc mả
131. Một trăm ôông chú khôông lo — Chỉ lo một thỉ mụ o nhọn mồm
132. Cưa sừng mần nghé
133. Đắt chè hơn rẻ nác
134. Ăn coi nồi ngồi coi hướng
135. Lươn đi để nhớt cho oi
136. Mặt trơ trán bóng
137. No thì l... l... c... c... đói thì sặc sặc méng ăn
138. Ba cha bảy mẹ
139. Ga cồ lặt tấm mẳn

140. Đừng chộ đỏ tưởng chín
141. Ga đẻ ga tục tác
142. Chưa chi đạ tếch hếch lộ mụi
143. Ngúc ngoảy như trớng quoảy đòn xóc
144. Đen da trắng nác đấy
145. Mệ dòng rách mấn lòi khu, đêm nằm mọi đút cảy tu hu cấy l...
146. Một vốn bốn lời
147. Khỉ ho cò gáy
148. Lạt mềm buộc trặt
149. Khôông ưa đổ thừa cho xấu

150. Đem con bỏ chợ
151. Một mất mười ngờ, một ngờ mười tội
152. Uống nác khôông trừ cặn
153. Đau hơn hoạn
154. Ăn phường rú đ... thầy hoọc
155. No dồn đói góp
156. Chim sa cá nhảy
157. Cú kêu ma ăn
158. Xắc xắc vô bụi tre
159. Nhét cá lòi dam

160. Ré ăn càn tran ăn mặt
161. Kêu như tù xin ẻ
162. Trèo cao té đau
163. Tru tra ẻ lấm lè
164. Cười như tru hít l...
165. Lo bò trắng răng
166. To mồm tốn nác chấm
167. Mang tơi nhát bò mạ
168. Tắn khôông chin trèo năm rừng bảy rú. Ga khôông vụ nuôi đủ chín mươi con
169. Mất lòng trước được lòng sau

170. Ghin tre cậy phía ghin mía cậy cơn
171. Bụt nhà khôông thiêng
172. Được con em sèm con ả
173. Được con ả muốn cả con em
174. Rậm lôông mày dày lôông l...
175. Nhít bửa củi nhì nhủi dam
176. Mưa tránh trắng nắng tránh đen
177. Xấu như ma mút mà nhả
178. Bằng chin như vại
179. Mua củi bán quế

180. Đi đàng thua trộ đấy, đi cấy thua ménh trù
181. Cá nhảy vô oi
182. Hắn lú có chú hắn khun
183. Nhiều tiền ăn nạc ít tiền vạc xương
184. Kít đàn ôông bằng côông đàn bà là
185. Trăm gái khôông bằng giái trai
186. Nói cơn cà ra cơn kê
187. Như chó phải dùi
188. Tru đẻ trửa mùa cấy gấy đẻ trửa mùa gắt
189. Rờ rờ như ma rờ l... ốm

190. Chưởi cha khôông bằng pha tiếng
191. Thằng còng mần thằng ngay ăn
192. Ăn no ẻ to đốông kít
193. Enh trật c... ả chổông khu
194. Nác chảy lộ trụng
195. Trai ở rể như chó chui gầm chạn
196. Ngài đít gióng kẻ gạy đòn triêng
197. Của vô tay vọoc móoc mô ra
198. L... lá vôông cho khôông nỏ lấy, l... lá ngấy đắt mấy cụng mua
199. To cơn lớn trấy

200. Kít cá hơn lá rau
201. Mồm ra sau lộ tai
202. Ai cầm c... cho ai đấy
203. To trôốc mà dại
204. Trục cúi to hơn trặp vả
205. Ngủ như chó cúc no sựa
206. Một đứa cháu bằng sáu đứa kẻ cướp
207. Nắng chòi nghẹc mưa toét trời
208. Sôống cho có đức thì khôông có sức mà ăn
209. Ngủ ngay quen mắt ăn trắt quen mồm

210. Nói đồông quang sang đôồng rậm
211. Con dại cái mang
212. Biết có sốông đến mai mà để cổ khoai đến mốt
213. Có lả mới có khói
214. May hơn khôn, to l... hơn đẹp mặt
215. L... xấu dấu cho l...
216. Mần đị chín phương để một phương lấy nhôông
217. Kít bại chó bầy
218. Con khóoc mẹ mới cho bú
219. Trêu chó chó liếm mặt

220. Ai biết ngá mà giác (khải)
221. Mồm ra sau lộ tai
222. Hàng to đẹp mặt hàng vặt lắm lời
223. Ăn chắc mặc bền
224. Vơ đụa cả nắm
225. Cháu bà nội tội bà ngoại
226. Xay ló thì khỏi bồông em
227. Nói đàng quàng nẻo
228. Thôi chay thầy đi đất
229. Hắn dại có ôông vải hắn khun

230. Sẹech như chó liếm khu
231. Cờ đến tay ai ngài ấy phất
232. Mèo què phải trận chó đòi
233. Chó cắm áo rách
234. Nhùng nhằng như dao cắt thịt bụng
235. Láu táu như cháu kẻ cướp
236. Nuộc lạt bát cơm
237. Nác lụt lút cả làng
238. No bụng đói con mắt
239. Lật đật đất đè

240. Lèenh thì mần gáo bể mần môi
241. Trật mấu cà chua
242. Ngài tám lạng kẻ nửa cân
243. Nhôông ghét thì ra mụ gia ghét thì vô
244. Loay xoay như cộ xay gạy cốt
245. Chợ chưa họp kẻ cắp đạ đến
246. Bỏ giỗ mắng họ
247. Máu loãng hơn nác lạnh
248. Chàng làng chèo chẹt nỏ mần chi ai. Cu cu rúc rích nuôi trai troong nhà
249. Biết thì thưa thốt khôông biết thì dựa cột mà nghe


250. Dốt hay nói trự
251. To môông rộông háng đáng trự tiền
252. Của l... nhắc của c... l... quên
253. Họoc thì dốt chộ l... tốt thì muốn
254. Mần thì dục dặc chộ c... thì mờng
255. Chưa đập được ngài mặt đỏ như vang. Đập được ngài rồi mặt vàng như nghệ
256. Chạch chê lươn lắm nhớt
257. Ra đàng hỏi tra về nhà hỏi trẻ
258. Bắt chí cho mụ gia chộ đa đa trên rú
259. Măng quá tre đè khôông lại

260. Một ngay giổ cha ba ngay húp nác
261. Chin chưa vô ngọ mỏ đã vô nhà
262. Bé khôông dạy lớn bẻ gạy ngành
263. Chó cậy nhà ga cậy truồng
264. Cha bán củi con chết rét
265. Dai như đĩa đói
266. Tóc dài ngài đẹp
267. Dai như cặc tru loọc nồi bù
268. Khun mô đến trẻ khỏe mô đến tra
269. Đẹp phô ra xấu xa đậy lại

270. Thịt thúi hơn mói bùi
271. Tru bạc đi mô mất mùa đó
272. Muốn ăn lăn vô bếp
273. Gắp lả bỏ tay ngài
274. Khun ba năm dại một giờ
275. Muốn ăn gắp bỏ cho ngài
276. Khun nhà dại chợ
277. Cơm đàng cháo chợ ai lợ ăn nấy ăn
278. Lủi như chạch
279. Dạ trước mặt trật c... sau khu

280. Lơ ngơ như bò đội nón
281. Lắc ngắc như c... cố tra
282. Gây đâm khôông bằng dằm xóc
283. Thúi như kít ga sáp
284. Chó ngáp phải ròi
285. Cháy nhà ra mặt chuột
286. Chặt khôông đít nấu nít nồi
287. Lạc đàng bắt đuôi chó lạc ngọ bắt đuôi tru
288. Con dại để l... thằng khun xấu mặt
289. Nói trước bước khôông qua

290. Gạo lưng chum dệ bớt
291. Một mất mười ngờ
292. Mồm hả như tráo tráo
293. Đói trục cúi phải bò
294. Mặt xenh nenh vàng
295. Thằng chết cại thằng đi chôn
296. Ngài như ga loọc ba nác
297. Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng
298. Lòng tru cụng như dạ bò
299. Khun con hơn khun của

300. Lăng xăng như thằng mới đến
301. Rú rừng chẻ ngược vườn tược chẻ xuôi
302. Hẻ chết thì mua cua chết thì vất
303. C... nhỏ mà đòi đ... voi
304. Chị em ai đầy nồi nấy
305. Giàu cha giàu mẹ được nhờ, giàu enh giàu chị ai mần nấy ăn
306. Giam tru trưa nát ràn
307. Được bạn mất bè, được con tru trậm chê me khó cày
308. Ăn của rừng rưng rưng nác mắt
309. Đen như kít chó

310. Mần như chó liếm kít lá tre
311. Ăn cơm mắm cáy ngáy khò khò, ăn cơm thịt bò lo cặm cạy
312. Nóng tay bắt tai
313. Đau tiếc thân lènh tiếc của
314. Đói rau đau thuốc
315. Tra ngài khôông tra dại
316. Ngài mắt su tru mắt lồi
317. Chôổng khu chó liếm
318. Lạy khu cao hơn trôốc
319. Ngài thì roi voi thì búa

320. Tốt mái hại trôống
321. Một trự dự một trăm
322. Gan trời phổi mọi
323. To đàng cấy nậy ngả ba
324. Thẩm lẩm có tấm đầu đày
325. Cơm chạc nác nêm
326. Ăn trước trả sau đau hơn hoạn
327. Mồm năm mẹng mười
328. Lanh chanh như hành không mói
329. L... chưa chộ đã trỏ c... ra

330. Ăn như tấy đổ đó
331. Tru bạc ra đôồng khôông mưa giôông thì cụng đại hạn
332. Răng chắc c... bền
333. Đẻ con khun mát l...
334. Giấy rách phải giữ lấy lề
335. Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng
336. Dùi đục chấm mắm cáy
337. Siêng ăn nhác mần
338. Kéo gộ cốt lấy đà đ... chắc cốt cốt đàn bà hất lên
339. Cò ẻ mô đơm đó

340. Ngài bủng sèm của độc
341. Rau má đòi leo giàn
342. Bụng ỏng đít beo
343. Chạch ngắn chê lươn dài
344. Gái thở dài trai nằm sấp
345. Lăng xăng như lằng bu kít
346. Vắt nác mụi chưa sẹch
347. Mới nảy mỏ hoét
348. Dấu như mèo dấu kít
349. Rú một ngay cày một buổi


350. Đít chạc cày thì nối, đít con trối thì giằng, gạy lủng lẳng thì quăng
351. Trâu bò báng chắc ròi mọi chết
352. Muốn ăn dừa phải có cưa có đục
353. Đục nác thả câu
354. Khoai đầu vôồng nhôông đầu họ
355. Trục cúi ở mô lặc lè đó
356. Tôm chập choạng cá rạng đông
357. Chiện chiện vô rú xenh
358. Ăn mặn uống nác đỏ da, có sưng có sỉa mới ra con ngài
359. Nác đến trôn vo l... mà chạy

360. Tran ăn có mặt ma bắt có ngài
361. Trôốc cu cu khu bìm bịp
362. L... mó vó rút
363. Chó chê mèo lắm lôông
364. Mần rọng ba năm khôông bằng một năm mần đị
365. Lấy của làng đại ăn mày
366. Chưa nóng nác đã đỏ cọng
367. Nghịch như tấy trên cạn
368. Nói như thánh ẻ vô oi
369. Cọc đèn túi chin

370. Đồ ba phải
371. Ăn ba trác chưa uống nác đạ no
372. Mặt tù khu nhọn
373. Nòi chó đẻ
374. Đồ mặt mâm
375. Lóc xóc khôông bằng góc rọng
376. Mới đập chắc buổi trưa đạ mây mưa buổi túi
377. Cọc đi tìm tru
378. Nhoọ̣c thì lấy c... xoọc mà đeo
379. Có mới nới cộ

380. L... méo xéo c... xiên
381. Trự nghịa văn chương khôông bằng xương mắm lẹp
382. Khái cùn ăn đất sét
383. Muốn giàu đi bè muốn què khải nhơợng
384. L... ngọc đ... vàng
385. Xán rá đá kiềng
386. Nằm sấp khôông đập thì dại
387. Đàng quang khôông đi đâm quàng bụi rậm
388. Đàn ôông là nhà đàn bà là cửa
389. Trôốc như ổ ác

390. Nói phải cổ cải cụng nghe
391. Trơ trơ tráo tráo như gáo múc dầu
392. Hớc mỏ như cối trày đạp
393. Dân trại cả dại lận khờ
394. Chạy có cờ lộ khu
395. Đọi troong kiềng cụng có khi khắc chắc
396. Mần đị phải sắm giẻ lót
397. Khôông có voi lấy tru bò mần nậy
398. Mía ngọt vơ cả cụm
399. Thương nhôông thì khoóc mụ gia. Chơ tui vì mụ nỏ bà con chi

400. Thương nhôông nấu cháo cu cu. Nhôông ăn nhôông đ... như tru phá ràn
401. Lấy chi mà mấn mệ áo con
402. chuyện bé xé ra to
403. Mèo nhỏ bắt chuột lắt
404. Chị em du như tru đầu bịn
405. Mồm tru đi trước được ăn - Mồm ngài đi trước khó khăn trăm bề
406. Như thằn lằn mồng năm
407. Đi đi gặp tắn mắc may - Đi về gặp tắn roi cày vô lưng
408. Cá rọng ba trào cá rào nóng nác
409. Su ót lẹm cằm hư ăn hơn chó

410. Đen như kít chó
411. Thầy ngồi vầy đôống mun
412. Roi mót trót lộ khu
413. Toàn mẹo cặc ga
414. Mụt lẹo mà léo lá khoai, bựa ni mụt lẹo bựa mai mụt lènh
415. Chưa ăn cha rìu con rạ, ăn rồi cha ngả con nghiêng
416. Mần enh ăn sèm vác nặng
417. Lu chu như chuột chù húp nác mắm
418. Rau tập tàng thì ngon, con tập tàng thì khun
419. Đồ mồm chó mực

420. Lấy của thằng miền xuôi nuôi thằng miền ngược
421. Đạ chết thì chết vụng cho su
422. Mạnh vì gạo bạo vì tiền
423. Éc mô chạc cày đó
424. Nác mưa cưa trời
425. Nón cời tơi rách
426. Đàn ôông đi ba đàn bà đi một
427. Cơm có bựa chợ có chiều
428. Gạo cộ dệ nấu nhôông xấu dệ sai
429. Hơn ngay hay điều


430. Độ ba lá dệ vun, ga mất mẹ mau khun, gấy đến thì mau nậy
431. Lau chau như hau hau được nác
432. Kê chớ lôông tra, cà chớ lôông non
433. Ló lổ lập hạ buồn bã cả làng, ló lổ thanh minh rung rinh cả xạ
434. Mắt su lộ đáo ngài tóm giơ xương
435. Ngài trên cơn khôông hại kẻ dưới bại thì rung
436. Ngái thì thương gin thì thường
437. Bươm như mấn đập chắc
438. Trớng quảy đầu giật
439. Ngái mỏi chin gin mỏi miệng

440. Nếp ngâm mà độ chưa chà, lòng em đạ thuận mẹ cha chưa ì
441. Tợn như khái mạ
442. Khôông chết nác rôông cụng chết nác rặc
443. Đói thì khát lạt thì sèm
444. Trụ như chó trụ nây
445. Du là con rể là khách
446. Tiền trao cháo múc
447. Cục trảy nảy cục ung
448. Vay quyền ả trả quyền em
449. Thương nhôông nấu cháo độ đen, nhôông ăn một đọi c... đen sì sì

450. Leo rú tội ngài cao lội rào tội ngài thấp
451. Gấy dại khôông hại bằng đụa vênh
452. Vôống đẹo khéo chựa
453. Lóc xóc khôông bằng cấy đ... có duyên
454. Đói ăn rau má rau khoai - Đừng ăn đọt chừa hư ngài con ơi
455. Nhận rau thì trồi bù
456. Lằm nhằm như dằm đâm tay
457. Bày cho chó tra liếm thớt
458. Ăn sau ốm đau chi cụng phải dọn
459. Đo tru mần ràn

460. Đó rách ngáng trộ
461. Nói thì hay đi cày ẻ té
462. Ăn cơm với trôốc cá tràu
Ai bày cho gấy lấy mủng gàu chấn nhôông
463. Trôốc ai chí nấy
464. Nói như ngài hai mồm
465. Ăn no kêu o bằng gì
466. Khiếp như chó khiếp pháo
467. Nốt mưa đấy ướt mấn
468. Đàn ôông cao cẳng thi tài
Đàn bà cao cẳng l... dài thước năm
469. Chộ ngài ta ăn mày cụng bắt kít bỏ bị
Chộ ngài ta mần đị cụng xéc mấn chạy theo

470. Đi khắp ba bể chín chu
Trở về chết đuối troong khu địa đèn
471. Mít ngọt nót cả xơ
472. Của bà thì đắt ai ngặt thì mua
473. Đắt xắt ra ménh
474. Cơm no bò cợi
475. Lởi xởi trời gởi của cho
476. Nhỏ ngài mà to con mắt
477. Thứ nhít ăn trộm trớng ga
Thứ hai bắt chí bỏ qua trôốc ngài
478. Đừng có địt mà chó hắn moọng
479. Trẻ ghe lúc ăn

480. Đứng bể nồi ngồi bể ấm
481. Đàn bà lo đẻ đàn ôông lo đi ẻ trời mưa
482. Trâu một tai ngài một mắt
483. Đời cua cua máy đời cáy cáy đào
484. Cờ bạc ăn thua về sáng
485. Cờ bạc chiêu tay mới
486. Ngang như.cua
487. Để tấm áo tháo tấm giẻ
488. Nói như đá xán
489. Nhẩy như vụng tru đằm

490. Trời đánh tránh bựa ăn
491. Khách đến nhà khôông trà thì rượu
492. Mần du thiên hạ
493. Thừa ó đến ác thừa chú bác mới đến ngài dưng
494. Đắt tiền kiến bò rẻ tiền cò bay
495. Nhà giàu đít tay bằng ăn mày sổ rọt
496. Ngài như cấy bị thịt
497. Râu tôm nấu với rọt bù
Nhôông chan gấy húp gật gù khen ngon
498. Thu du ăn, để rể ăn, cất mất ăn
499. Cả nôốc cả lái khôông bằng cấy dái hoọc trò
500. Mô rú mô rào mô nỏ chộ - Mô sông mô biển chộ mô mồ

Sưu tầm: Tiến Điển cùng CLB Nghệ Ngữ

NewVnNews - Ho gà (tên tiếng Anh là Pertussis), là một lây nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn có tên Bordetella Pertussis.


Ba mẹ không cần nhớ cái tên phức tạp này. Điều mà ba mẹ và ông bà cần nhớ, và cũng là lý do cái tên này được đề cập ở đây, là vì đây là một bệnh rất dễ lây, và LÀM CHẾT NHIỀU NGƯỜI NHẤT trong tất cả các loại bệnh có thể NGỪA ĐƯỢC BẰNG CHÍCH NGỪA! Thống kê của tổ chức y tế thế giới cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng 20 triệu đến 40 triệu ca bệnh ho gà được chẩn đoán, gây tử vong ở 300 ngàn trường hợp mỗi năm. 90% các ca bệnh là ở các nước đang phát triển.

Điều tệ nhất là, đa số các ca bệnh và ca tử vong xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi – khi hệ miễn dịch của trẻ chưa đủ khỏe, và nhất là khi trẻ chưa hoàn tất 3 mũi chích ngừa cơ bản có phòng ngừa bệnh ho gà!


Điều tệ thứ 2 là, người lây bệnh cho trẻ, ở đa số các trường hợp, lại là người nhà, tiếp xúc thường xuyên với trẻ. Những người lớn này mang mầm bệnh mà không bị bệnh, hoặc bị bệnh mà triệu chứng rất nhẹ, như một cơn cảm, sổ mũi thông thường. Và chúng ta chỉ biết là bệnh Ho gà khi trẻ nhỏ trong nhà bị nhiễm bệnh, phải nhập viện, và làm các xét nghiệm chẩn đoán. Khi đó đã quá muộn để có thể can thiệp phòng ngừa.

Trở lại với nguyên lý của bệnh ho gà. Thời gian ủ bệnh trung bình là khoảng 1 tuần. Sau đó, người bệnh có thêm 1 tuần bị những triệu chứng không đặc hiệu: ho, sổ mũi, mệt người, thường không sốt. Sau đó, như tên gọi, bệnh gây triệu chứng điển hình là ho thành từng cơn, ho nhanh đến mức không thở được, và vì vậy, sau cơn ho, người bệnh thường cố gắng hít vào thật nhanh, có thể tạo ra tiếng rít giống như tiếng rù cổ của con gà. Trẻ dễ dàng bị ói sau cơn ho, và bình thường giữa các cơn ho.

Tuy nhiên, điều khó khăn trong chẩn đoán là do những trường hợp bệnh có triệu chứng điển hình kể trên thường không nhiều, và thường chỉ gặp ở trẻ em. Người lớn bị ho gà đa số lại có những triệu chứng không điển hình, rất dễ lẫn lộn với những trường hợp viêm đường hô hấp trên thông thường. Ở trẻ rất nhỏ, trẻ có thể không bị những cơn ho, mà lại có những cơn ngưng thở, ói ọc, đừ không rõ nguyên nhân. Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 6 tháng, bệnh rất dễ gây biến chứng nặng, như hạ đường huyết, mất nước do ói nhiều,ngưng thở, viêm phổi, và ảnh hưởng não, và vì vậy, nguy cơ tử vong là cao nhất trong nhóm tuổi nhỏ này.

Bệnh ho gà dễ lây như thế nào? Bệnh lây qua đường khí: người bị bệnh khi ho sẽ phát tán vi khuẩn khắp nơi, trong không khí và lên các vật dụng trong phòng. Người ở gần có thể hít vi khuẩn gây bệnh vào, và bị bệnh. Có người khi tay chạm vào những đồ vật bị nhiễm vi khuẩn trong phòng, khi đưa tay sờ lên mũi, cũng có khả năng bị bệnh luôn. Người ta thống kê thấy rằng, nếu 1 người trong nhà bị ho gà, khả năng những người còn lại cũng bị nhiễm bệnh lên đến 70% - 100%!


Vì những triệu chứng không điển hình trong giai đoạn đầu, bệnh ho gà thường được chẩn đoán rất trễ, trong giai đoạn khi cơn ho kéo dài dai dẳng, lúc đó bệnh đã có khả năng lây lan xong rồi. Bệnh cũng có một đặc điểm nữa là, kháng sinh được dùng để tránh những biến chứng nặng, giảm khả năng lây bệnh, và còn dùng để phòng ngừa cho người tiếp xúc khỏi bị bệnh và những biến chứng nặng của bệnh. Nếu chẩn đoán ho gà sau 3 tuần khởi bệnh, thì kháng sinh không còn tác dụng nữa, vì đợt nhiễm khuẩn đã xong, mặc dù người bệnh vẫn còn triệu chứng.

Vaccine hiện nay bắt đầu cho trẻ từ hai tháng tuổi, là vaccine tổng hợp, có chứa vaccine ho gà. Vaccine không hoàn toàn bảo vệ trẻ khỏi bệnh, nhưng nếu trẻ bị bệnh, vaccine giúp bệnh của trẻ nhẹ nhàng hơn, tránh khỏi những biến chứng nặng của bệnh này.

Nghiên cứu cho thấy miễn dịch từ vaccine, ở người đã được nhận ba liều cơ bản từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi, không kéo dài suốt đời. Miễn dịch đạt được sẽ dần dần mất đi, bắt đầu từ năm thứ 3 sau vaccine, và mất nhiều nhất từ năm thứ 5 sau chích ngừa trở đi. Đó là lý do tại sao, lịch chích ngừa hiện nay khuyến cáo chích vaccine có chứa ho gà ba mũi cơ bản khi trẻ từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi, sau đó nhắc lại mũi thứ 4 lúc trẻ 15-18 tháng tuổi. Một mũi 4 trong 1 (Bạch Hầu – Uốn Ván – Ho Gà – Bại Liệt) nhắc lại được khuyến cáo lúc trẻ khoảng 4 tuổi. Và khi trẻ được 11-12 tuổi (lúc bắt đầu vào cấp 2), trẻ nên được chích nhắc lại một mũi 3 trong 1 (Bạch Hầu – Uốn Ván – Ho gà).

Hiện nay, còn một khuyến cáo thực hành nữa ở Mỹ, là thay vì chỉ chích ngừa Uốn Ván cho mẹ đang mang thai, người ta chích luôn 3 trong 1 (Bạch Hầu – Uốn Ván – Ho Gà) cho bà mẹ, ở mỗi lần mang thai. Thực hành này nhằm có thể truyền miễn dịch chống Ho Gà từ mẹ cho thai nhi, để trẻ sinh ra được bảo vệ khỏi bệnh Ho Gà một phần nào. Đồng thời, việc chích ngừa cũng giảm nguy cơ mẹ bị Ho Gà, và vì vậy có bảo vệ nhân đôi cho trẻ.

Vậy…bạn có chích ngừa cho CON BẠN và cho BẠN chưa?!!!!!
i>Bs. Huyên Thảo
.

NewVnNews - Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, cách tính tỷ lệ phần trăm lương hưu mới sẽ được áp dụng. Theo đó, với mỗi năm đóng BHXH, tỷ lệ hưởng lương của lao động nữ sẽ giảm từ 3% xuống 2%, đồng thời, tăng thêm số năm điều kiện. Điều này được đánh giá là sẽ gây tác động lớn tới lực lượng lao động vốn được xem là nhiều thiệt thòi này.

Để đóng BHXH đủ 25 năm, thậm chí 20 năm là mức tối thiểu để hưởng lương hưu đã là một điều vô cùng khó khăn đối với lao động nữ.
Từ 1/1/2018 trở đi, cách tính tỷ lệ phần trăm lương hưu đối với người lao động có sự thay đổi theo chiều hướng tăng số năm điều kiện, đặc biệt với lao động nữ, tỷ lệ phần trăm lương hưu mỗi năm giảm từ 3% xuống 2%. Đồng thời, lao động nữ phải tăng thêm 5 năm tham gia BHXH nữa mới được hưởng lương hưu mức 75%.


Lao động nữ “thiệt đơn thiệt kép”

Lao động nữ hiện chiếm hơn 50% lực lượng lao động cả nước. Việc thay đổi chính sách lương hưu từ 1/1/2018 tới đây sẽ gây tác động lớn tới số lao động này. Đặc biệt là lao động trong khu vực ngoài nhà nước, bởi trước đây để đóng BHXH đủ 25 năm, thậm chí 20 năm là mức tối thiểu để hưởng lương hưu khi đủ tuổi đã là một điều vô cùng khó khăn đối với lao động nữ.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016: Từ 1/1/2018, lao động nam đạt 31 năm đóng BHXH và lao động nữ tham gia đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu tương đương 75 % mức đóng BHXH hàng tháng. Trong khi đó, nếu nghỉ hưu trước năm 2018, lao động nữ chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ lương hưu này.

Nói dễ hiểu hơn, với lao động nữ sau 15 năm đóng BHXH sẽ được hưởng 45% lương và mỗi năm đóng BHXH thêm được cộng 3%. Nhưng sau ngày 1/1/2018, mỗi năm đóng thêm chỉ được cộng 2%. Như vậy, nếu lao động nữ làm đóng BHXH được 25 năm, nếu nghỉ việc vào ngày 31/12/2017 thì sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, tuy nhiên, nếu sau đó chỉ 1 ngày, tức 1/1/2018, tỉ lệ lương hưu tối đa họ được hưởng chỉ còn mức tối đa 65%. Do đó, theo quy định mới này, người lao động phải tăng thời gian tham gia BHXH thêm 5 năm nữa mới được hưởng 75% lương. Lao động nghỉ hưu sớm sẽ bị trừ 2%/năm.

Được biết, trong lần sửa Bộ Luật Lao động năm 2012, Ban soạn thảo mà chủ trì là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đã mấy lần đưa phương án nâng tuổi hưu của lao động nữ vào dự án sửa đổi. Tuy nhiên do các luận cứ đi kèm không thuyết phục nên bị Quốc hội bác, không thông qua.

Tại thời điểm này, dự thảo Luật BHXH sửa đổi (cũng do Bộ LĐ-TB-XH chủ trì soạn thảo) đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Rất nhiều ý kiến không đồng tình với việc giảm tỉ lệ hưởng lương hưu của nữ đột ngột từ 3% cho năm đóng BHXH thứ 16 trở đi xuống còn 2%. Nhưng các ý kiến này không được tiếp thu, chỉnh sửa, để rồi khi trình Quốc hội thông qua, một số ý kiến không đồng tình của đại biểu Quốc hội là cán bộ Công đoàn đã không đủ sức nặng để ngăn cản một điều luật gây tổn hại nặng nề quyền lợi của lao động nữ như thế.

Cách tính lương hưu mới được áp dụng từ 1/1/2018 với người lao động.
Theo BHXH Việt Nam, việc thay đổi cách tính lương hưu mà không có lộ trình sẽ ảnh hưởng nhiều đến lao động nữ, nhất là đối với lao động nữ đóng BHXH dưới 30 năm, số năm đóng BHXH càng ít thì tác động càng lớn. Nhiều ý kiến cho rằng đây là quy định gây thiệt thòi quá lớn cho lao động nữ.

Như ông Bùi Sỹ Lợi- Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội từng nhận định: “Theo cách tính mới, lương hưu của người lao động sẽ bị giảm, nhất là lao động khu vực tư gồm doanh nghiệp tư nhân”.

Cũng theo các chuyên gia lao động, so với nam giới được tăng dần số năm hưởng mức lương hưu tối thiểu (45%) từ 15 năm lên 16 năm, 17 năm, 18 năm… thì việc đột ngột giảm tỉ lệ lương hưu kể từ năm đóng BHXH thứ 16 trở đi từ 3% xuống 2% của lao động nữ là quá bất công, thiệt thòi.

Bởi theo con số thống kê thời gian đóng BHXH bình quân của người nghỉ hưu trong 4 năm trở lại đây thì lao động nữ có thời gian đóng BHXH bình quân là 29 năm, như vậy, yêu cầu trên 30 năm đóng BHXH để được hưởng 75% lương hưu là rất khó. Đồng thời, lao động nữ lại thường tập trung trong các lĩnh vực có có trình độ chuyên môn thấp hoặc những công việc không ổn định, do đó, việc giảm tỉ lệ hưởng lương hưu sẽ gây tác động lớn tới khu vực lao động này.


Chấp nhận chuyện tăng tuổi hưu của lao động nữ là điều chắc chắn sẽ diễn ra bởi đó là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế cũng như để cân đối Quỹ BHXH trong tình hình tuổi thọ của người Việt Nam đang tăng lên. Tuy nhiên, phải khẳng định, một khi tuổi hưu của lao động nữ chưa nâng lên thì vội vàng thực hiện điều luật giảm lương hưu của nữ là bất hợp lý. Công bằng ở đâu cho những lao động nữ đóng BHXH 25 năm, sau một đêm ngủ dậy đã mất đến 10% lương hưu?

Tăng lĩnh BHXH 1 lần- báo động quỹ hưu trí

BHXH vốn dĩ là chính sách an sinh xã hội tốt đẹp của nhà nước. Mục tiêu của nó là đóng hiện tại để hưởng ở tương lai, đóng khi còn trẻ để được sống khỏe khi đã già. Thế nhưng thực tế đang cho thấy một điều ngược lại. Quy định tăng thời gian đóng nhưng lại giảm tỉ lệ hưởng lương hưu của người lao động, nhất là lao động nữ kể từ năm 2018 là một bước lùi sâu hơn của chính sách.

lương hưu, Lao động nữ, bảo hiểm xã hội, cách tính lương hưu, nghỉ hưu, BHXH
Để đóng BHXH đủ 25 năm, thậm chí 20 năm là mức tối thiểu để hưởng lương hưu đã là một điều vô cùng khó khăn đối với lao động nữ.
Điều này trả lời cho câu hỏi vì sao người lao động thích nhận BHXH một lần thay vì để dành cho tương lai, thậm chí nhiều người đã ngầm thỏa thuận với chủ để không đóng BHXH. Chủ một doanh nghiệp tại TP HCM từng chia sẻ, hiện, trong hồ sơ nhân sự của doanh nghiệp đã không còn người lao động nào có thời gian làm việc 20 năm. Dù thực tế, không ít người đã có mặt và làm việc tại công ty trên 20 năm. Lý do là hầu hết người lao động làm việc đến năm thứ 19 đều nộp đơn xin nghỉ việc và nhận BHXH "một cục", sau đó trở lại làm việc thời vụ.

Con số lao động xin lĩnh BHXH một lần theo thống kê của BHXH Việt Nam, trong 4 năm qua đã lên tới 2,5 triệu người. Riêng năm 2016, có 665.000 người và dự kiến năm 2017 là 690.000 lĩnh BHXH một lần. Tuy nhiên, nếu nhận BHXH một lần, sẽ tương đương với việc người lao động mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có gì bảo đảm cho cuộc sống lúc tuổi già, sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Như vậy, rõ ràng chính sách BHXH lại không thể thực hiện được mục đích an sinh xã hội đã đề ra.

Do đó, PGS.TS. Nguyễn Văn Định - Nguyên Trưởng Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm, Khoa Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cảnh báo, lĩnh BHXH một lần là tình trạng đáng báo động với các nhà quản lý chính sách bởi mục tiêu là mở rộng diện bao phủ BHXH nhưng ngày càng nhiều người chọn ra. Năm 2016, số người tham gia vào hệ thống BHXH là hơn 700.000, thì số người nhận BHXH một lần cũng tương đương.

“Lao động đồng loạt xin rút tiền một lần, trước mắt sẽ không ảnh hưởng tới Quỹ BHXH nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới quỹ hưu trí quốc gia. Cụ thể là số người đóng góp sẽ bị giảm đi, trong khi số tiền quỹ phải chi ra để trả lương hưu một cục hoặc trả lương hưu hàng tháng sẽ nhiều hơn. Sự tác động hai chiều như vậy sẽ khiến cho quỹ hưu trí bị giảm đi rất nhanh, là nguy cơ đẩy hệ thống hưu trí chính thức phải đối mặt với nhiều thách thức lớn”, ông Định cảnh báo.

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget