NewVnNews - Thảm hoạ môi trường Minamata nằm phía tây đảo Kyushu, cực nam Nhật Bản, là một điển hình thế giới về nhiều phương diện. Minamata từ một địa danh trở thành tên gọi của một chứng bệnh do nhiễm độc thuỷ ngân từ chất thải hoá học xả vào nguồn nước.
Minamata là một thảm hoạ môi trường kéo dài hơn 30 năm , từ năm 1932 – 1968 , nhưng hệ quả bi đát của nó vẫn tồn tại đến tận ngày nay và là một trong bốn chứng bệnh lớn nhất tại Nhật do ô nhiễm chất thải hoá học gây ra.
Minamata cũng là một án lệ môi trường điển hình với nhiều vụ kiện kéo dài từ năm 1959 tới tận hôm nay.
Minamata cũng là một điển hình cho thấy vai trò của chính quyền khi chọn lựa giữa quyền lợi cộng đồng và quyền lợi của nhóm thiểu số. Ngay từ năm 1908, khi tập đoàn Chisso mở nhà máy ở Minamata nước thải đã xả thẳng xuống vịnh và vùng biển quanh ngôi làng 10.000 dân này. Thiệt hại cho ngành ngư nghiệp là không thể tránh khỏi và hợp tác xã ngư nghiệp Minamata đã hai lần đòi Chisso bồi thường trước khi căn bệnh nhiễm độc thuỷ ngân bùng phát .
Sau các thương lượng trực tiếp vào năm 1926, Chisso đồng ý trả cho hợp tác xã khoản “tiền thông cảm” là 1.500 yen - khoảng 704 USD theo tỷ giá đương thời . Dùng thuật ngữ “tiền thông cảm” là cách Chisso tránh né nhận trách nhiệm gây thiệt hại và tập đoàn này tìm cách ngăn ngừa những khoản bồi hoàn về sau bằng cách thêm vào thoả thuận với hợp tác xã một điều khoản là không bao giờ kiện nữa . Kiểu chối bỏ trách nhiệm và những điều kiện ràng buộc của Chisso cứ tái diễn suốt bao lần đàm phán với ngư dân Minamata trong khi chất thải độc hại vẫn không ngừng xả xuống biển.
Đến năm 1943, Chisso ký kết với ngư dân một thoả thuận khác chấp nhận thông cảm 152.500 yen cho các thiệt hại ngư nghiệp trong quá khứ và tương lai . Tuy nhiên, tính chất bất bình đẳng của thoả thuận này lộ rõ trong các điều khoản buộc ngư dân địa phương phải nhìn nhận tầm quan trọng của Chisso đối với sự thịnh vượng của Minamata và nhu cầu hợp tác để không gây phương hại cho các hoạt động của Chisso .
Năm 1956 là năm cư dân địa phương bắt đầu biết đến hội chứng bệnh lạ ở Minamata. Không còn là một ngôi làng nữa, Minamata giờ đây đã là thành phố của một công ty với 50.000 dân. Nhà máy Chisso tuyển dụng tới 60% lực lượng lao động của Minamata. Hàng loạt người dân lâu nay ăn cá nhiễm độc thuỷ ngân bỗng phát sinh những dấu hiệu kỳ lạ. Bệnh nhẹ thì á khẩu, đi đứng khó khăn, co giật. Những trường hợp cực độ có biểu hiện phát điên, tê liệt, hôn mê và chết sau vài tuần phát bệnh.
Đến lúc này thì lượng tôm cá đánh bắt ở Minamata đã sụt giảm chỉ còn không tới 10% so với trước. Chính quyền tỉnh Kumamoto cố gắng khống chế căn bệnh lạ lây lan bằng cách cấm bán hải sản đánh bắt từ vịnh Minamata nhưng không hề ban bố lịnh cấm đánh bắt. Ngư dân đánh bắt được cá nhưng không thể bán và không hề có chính sách hỗ trợ tài chính nào bồi hoàn cho họ.
Tháng 9 năm 1958, hợp tác xã ngư nghiệp Minamata kiến nghị chính quyền cấp tỉnh hãy cấm đánh bắt cá toàn diện để ngư dân được hưởng quyền bồi thường thích đáng theo luật Ngư nghiệp và bộ luật Vệ sinh thực phẩm đương thời của Nhật Bản. Chính quyền không hề có phản ứng gì khác hơn là khuyên ngư dân đừng ăn tôm cá do họ đánh bắt từ vịnh Minamata. Không còn nguồn thu nhập nào khác, nhiều ngư dân không còn lựa chọn nào ngoại trừ ăn những thứ mà họ đánh bắt được dưới biển.
Thực tế, suốt lịch sử thảm hoạ Minamata, việc đánh bắt cá ở Minamata chưa bao giờ bị cấm về mặt pháp lý. Bất kể lệnh cấm bán cá ô nhiễm, mối ngờ vực về tính an toàn của tôm cá khu vực Minamata vẫn lan tràn trong dân chúng địa phương và đến tháng 6 năm 1959 thì nhiều doanh nghiệp buôn bán hải sản phải khánh tận vì không ai mua hải sản nữa. Tuyệt vọng vì chính quyền làm ngơ, hợp tác xã buộc phải điều đình trực tiếp với Chisso.
Ngày 6 tháng 8 , 400 ngư dân hợp tác xã kéo tới nhà máy và gặp giám đốc Eiichi Nishida trong bầu không khí thù nghịch. Ngư dân đòi Chisso phải làm sạch vịnh Minamata, lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải và bồi thường 100 triệu yen , khoảng 278.000 USD . Đáp lại, giám đốc Nishida đề nghị một khoản “tiền thông cảm khẩn cấp” 500.000 yên cùng một lời hứa sẽ hội ý với tổng văn phòng tập đoàn Chisso ở Tokyo .
Sáu ngày sau, ngư dân lại kéo đến nhà máy tiếp tục đàm phán. Hai bên không đạt được thoả thuận nào ngoại trừ một chuyến khảo sát phối hợp về thực tế tình trạng ngư nghiệp ở Minamata để làm cơ sở đàm phán tiếp vào ngày 17 tháng 8. Sau chuyến khảo sát này, Chisso thừa nhận không còn khả năng đánh cá ở một số khu vực và đưa ra đề nghị cuối cùng 13 triệu yen - 36.100 USD .
Đề nghị bủn xỉn ấy khiến ngư dân phẫn nộ và nổi loạn. Lực lượng cảnh sát chống bạo loạn của thành phố phải ra tay can thiệp. Nishida và các nhân viên công ty thực tế trở thành con tin ngay trong nhà máy. Chỉ đến khi thị trưởng Todomu Nakamura đồng ý làm trung gian hoà giải giữa hai bên tranh chấp thì ngư dân mới rời khỏi khu vực Chisso.
Hội đồng hoà giải do thị trưởng Nakamura lập ra vào ngày 26 tháng 8 lại đưa ra phán quyết rất thiên vị Chisso. Theo đó, công ty này sẽ trả 20 triệu yen - 55.600 USD trực tiếp cho hợp tác xã và lập một ngân quỹ 15 triệu yen - 41.700 USD để phục hồi ngư nghiệp. Phán quyết này lại đi kèm với một tối hậu thư rằng nếu một trong hai bên bác bỏ đề nghị này thì hội đồng hoà giải sẽ chấm dứt ngay các hoạt động trung gian.
Ba ngày sau, phía hợp tác xã phản hồi : Nhằm kết thúc nỗi lo ngại của công dân, chúng tôi nuốt lệ chấp nhận . Minamata là căn bệnh gì ? Minamata là căn bệnh gây ra khi ăn một lượng lớn cá và sò trong vùng biển bị ô nhiễm nặng vì methyl thủy ngân thải ra vịnh Minamata. Đây không phải là căn bệnh lây nhiễm, hoặc bị di truyền về sau.
Lần đầu tiên căn bệnh này được phát hiện tại Minamata thuộc tỉnh Kumamoto và năm 1956, và năm 1968, chính phủ Nhật bản đã chính thức tuyên bố, căn bệnh này cho công ty Chisso gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường. Khi methyl thủy ngân xâm nhâp vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương. Các triệu chứng là chân và tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, mệt mỏi, ù tai, mắt mờ, điếc, nói lắp bắp…các hành động của cơ thể trở nên yếu ớt. Những bệnh nhân đầu tiên ở Minamata đã bị điên, bất tỉnh và chết một tháng sau khi bị mắc bệnh. Có những bệnh nhân bị mắc bệnh Minamata kinh niên, như là đau đầu, mệt mỏi thường xuyên, mất khả năng vị giác và khứu giác, hay quên…Những điều này biểu lộ không rõ nét nhưng làm cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. Nhiều người còn bị bệnh Minamata bẩm sinh khi mẹ của họ đã ăn cá bị ô nhiễm methyl thủy ngân khi đang mang thai họ, khiến cho họ sinh ra đã là người tàn tật.
Chưa một giải pháp nào có hiệu quả để chữa căn bệnh Minamata, nhưng các bác sĩ đã cố gắng làm giảm bớt những triệu chứng trên bằng những biện pháp tập luyện, trị liệu. Ngoài những tổn hại về mặt cơ thể con người, còn có những tổn hại về mặt xã hội nữa, chắc hạn có những sự phân biệt đối xử với những người mắc căn bệnh này.
Thủy ngân hữu cơ là gì ?
Con người đã có một lịch sử lâu dài với thủy ngân. Ở Nhật bản, thủy ngân được sử dụng cùng với vàng để dát lên bức tượng Phật khổng lồ ở Nara, trong thời Edo, thủy ngân được sử dụng để chế thuốc và bột bôi mặt. Tại Nhật, những nơi có tên là Niu chỉ đây là những khu vực mà thủy ngân đã được sản xuất và sử dụng .
Thủy ngân được phân ra làm hai loại: Thủy ngân hữu cơ và vô cơ. Thủy ngân kim loại, là loại thủy ngân vô cơ, được dùng trong nhiều sản phẩm quen thuộc như đèn huỳnh quang, ác qui, nhiệt kế . Methyl thủy ngân gây nên căn bệnh Minamata là một loại của thủy ngân hữu cơ. Đây lào một loại bột trắng và có mùi giống như mùi lưu huỳnh bốc lên từ các suối nước nóng. Methyl thủy ngân dễ dàng được dạ dày và ruột hấp thụ và chuyển theo đường máu tới não, gan, thận và thậm chí nhau thai. Methyl thủy ngân cực kì độc và gây nên những hậu quả khôn lường.
Có bao nhiêu người đã mắc bệnh Minamata ?
Cho đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn người. Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã được chính phủ công nhận. 10.625 người sau khi được chứng nhận là bệnh nhân Minamata đã được Chính phủ bồi thường. Như vậy, theo Chính phủ Nhật thì có tổng cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay. Tuy nhiên có một số đã chết trước khi căn bệnh này được chính thức khám phá, và nhiều người chưa kịp nộp đơn xin chứng nhận thì đã chết. Nhiều người thì không nộp đơn vì nhiều lý do, chính vì vậy mà không thể có được một số liệu chính xác về những bệnh nhân Minamata. Căn bệnh kiểu Minamata đã không chỉ xảy ra ở riêng vùng Minamata. Năm 1965 bệnh Minamata đã bùng phát dọc theo con sông Agano thuộc tỉnh Nigata, do công ty Showa Denko thải thủy ngân xuống. Những căn bệnh tương tự do bị nhiễm độc thủy ngân cũng đã xảy ra ở Trung Quốc và Canada. Trong những năm gần đây, sông và hồ vùng Amazon và Tanzania bị nhiễm thủy ngân cũng đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Công ty Chisso là công ty gì ?
Chisso đầu tiên là một công ty nhà máy thủy điện vào thời Meiji (1908). Sau đó, công ty này xây dựng một nhà máy sản xuất các bua tại Minamata. Sau đó công ty này có một thời gian dài sản xuất phân hóa học, và là một trong những công ty hóa chất hàng đầu của Nhật Bản . Khi công ty Chisso phát triển quá trình sản xuất của mình tại Minamata và Minamata đã trở thành một trong những thành phố công nghiệp hàng đầu ở tỉnh Kumamoto, nhưng quá trình ô nhiễm do công ty Chisso gây nên thì ngày càng tăng. Một giám đốc của công ty Chisso đã từng là Thị trưởng của thành phố Minamata. Công ty Chisso càng có ảnh hưởng tới khu vực và người dân càng bị phụ thuộc vào sự phát triển của Chisso . Ngoài các loại phân hóa học, Chisso còn sản xuất axit acetic, vinyl chloride và các loại chất dẻo. Chisso đã là một trong những công ty góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng nhanh chóng của Nhật bản sau chiến tranh thế giới lần 2 . Từ thời Taisho (1912-1926), nước biển bị ô nhiễm do nước thải của Chisso đổ ra đã gây nên một số vấn đề. Tuy nhiên, từ năm 1932-1968, công ty Chisso tiếp tục sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo. Tất nhiên trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân đã được sinh ra và cứ được đổ thẳng xuống biển mà không qua bất kì một sự xử lý nào . Thậm chí sau khi công ty Chisso biết rõ chính những nước thải của công ty họ gây nên căn bệnh Minamata, nhưng công ty vẫn không ngừng quá trình sản xuất của mình. Trong lần xét xử đầu tiên về căn bệnh Minamata, thái độ thờ ơ của Chisso đã bị chỉ trích kịch liệt .
Điều gì đã xảy ra với vịnh Minamata ?
Sự ô nhiễm đã làm nồng độ thủy ngân có trong nước biển của vịnh Minamata vượt quá 25 ppm. Lòng vịnh Minamata đã được nạo vét suốt 14 năm và tiêu phí tới 48.5 tỉ yên, những chi phí này do tỉnh Kumamoto đảm nhiệm. Sau khi được cải tạo, chất lượng nước trong vịnh Minamata đã trở thành một trong những nơi đứng đầu trong tỉnh Kumamoto về độ trong và độ sạch, vì vậy mọi người ngày nay có thể bơi lội hoặc chơi các môn thể thao dưới nước một cách an toàn ở đó. Nhằm để ngăn chặn những con cá đã bị nhiễm độc, và bảo vệ người dân ở trong tỉnh, tỉnh Kumamoto đã thả lưới ở cửa ra vào vịnh Minamata vào năm 1974 và vận động việc đánh cá nằm trong vịnh. Công ty Chisso đã mua lại số cá này và đem đi tiêu hủy. Từ khi Chisso ngừng việc sản xuất Acetaldehyde, nồng độ thủy ngân trong cá và sò trong vịnh Minamata càng ngày càng giảm xuống. Tháng 10/1994, tỉnh Kumamoto đã khẳng định lượng thủy ngân năm trong các loài cá tại vịnh Minamata đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn quốc gia là 0,4 ppm. Chính vì vậy vào tháng 6/1997, tỉnh Kumamoto đã tuyên bố Minamata trở lại an toàn và toàn bộ những tấm lưới trên được dỡ bỏ. Ngày nay, toàn bộ cá ở trong vịnh đều đảm bảo an toàn giống như những loài cá ở ngoài vịnh. Tuy những tấm lưới trên đã được dỡ bỏ, nhưng những cuộc điều tra về nồng độ thủy ngân trong các loài cá và sò trong vịnh Minamata đều được tiến hành mỗi năm 2 lần và sẽ kéo dài trong suốt 3 năm tới nữa. Các số liệu về Minamata là bài học rút ra cho không chỉ người Nhật và còn cho nhiều người dân trên thế giới nữa về việc môi trường bị tàn phá và sức khỏe con người bị ảnh hưởng trên diện rộng. Chính vì vậy mà căn bệnh Minamata cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa .
Những bệnh nhân Minamata đã yêu cầu những gì ?
Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi căn bệnh Minamata bùng phát. Với các bệnh nhân Minamata, 40 năm qua là quãng thời gian của sự khó khăn và đấu tranh. Trong những phiên tòa và trong những cuộc thương lượng, điều mà các bệnh nhân yêu cầu với chính quyền và công ty Chisso là sự tạ lỗi chân thành từ đáy long của họ vì họ đã gây ra căn bệnh Minamata và thờ ơ trong việc giúp đỡ các bệnh nhân. Họ yêu cầu điều kiện sức khỏe của các bệnh nhân phải được quan tâm và hỗ trợ nhanh chóng. Chưa có giải pháp nào chữa hoàn toàn được căn bệnh Minamata. Phần lớn các bệnh nhân hang ngày phải đến bệnh viện để chữa trị và phục hồi. Hiện nay khi các bệnh nhân trở nên già hơn, số người phải nằm tại viên hoặc cần sự trợ giúp tại gia đình cũng tăng lên. Trong xã hội đang già đi của Nhật bản, những bệnh nhân này muốn được sống yên ổn cùng mọi người trong xã hội mà không phải bị lo lắng gì, là những mối quan tâm của các bệnh nhân tại Minamata. Những bệnh nhân mà có thể gi chuyển được, vẫn cố gắng làm việc. Mặc dù công việc nhà nông hoặc đánh bắt cá rất nặng nhọc, nhưng một số bệnh nhân vẫn có thể hỗ trợ công việc này. Một số bệnh nhân thì làm việc cho các công ty, và họ phải học cách sống cùng với căn bệnh này. Tuy nhiên vẫn có một số định kiến và hiểu lầm về căn bệnh Minamata này vẫn còn tồn tại. Nhiều người đã phải dấu họ là bệnh nhân Minamata, thậm chí ngay với cả người than trong gia đình hoặc họ hang. Một số người thì cống hiến cho các hoạt động như kể về giai đoạn trải qua căn bệnh của mình và những bài học cho các thế hệ trong tương lai, hy vọng rằng căn bệnh Minamata sẽ không được phép xảy ra ở bất kì nơi nào nữa .
Hiện nay công ty Chisso ra sao ?
Công ty Chisso có trụ sở ở Tokyo và có hai nhà máy khác ở Chiba và Okkayama, ngoài nhà máy ở Minamata. Các sản phẩm chính của Chiso là pha lê lỏng, các chất bảo quản, các chất chống sấy khô, phân hóa học, nhựa thông nhân tạo, và một số sản phẩm khác nữa. Nhà máy ở Minamata có 554 người vào tháng 10/2002 và Chisso vẫn là một công ty quan trọng ở Minamata. Chisso đang có bổn phận phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây nên căn bệnh Minamata. Trong những năm 1975 và về sau này, việc quản lý của Chisso gặp khó khăn chính vì vậy mà tỉnh Kumamoto cũng đã phải giúp đỡ công ty Chisso bồi thường thiệt hại từ vốn cho vay của tỉnh trong giai đoạn từ năm 1978 - 2000. Tổng cộng Chisso phải bồi thường số tiền là 260 tỉ yên, chính vì vậy Chính phủ Nhật cũng phải ra tay giúp Chisso trả dần số tiền trên từ tháng 2/2002 cho đến khi tự Chisso có thể trả được số tiền nợ trên . Chisso vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc trả phí tổn điều trị cho bệnh nhân Minamata và những thiệt hại cho đời sống của họ.
Một điều quan trọng để chúng ta nhận biết ở đây là những sai lầm như Chisso đã mắc phải ở Minamata sẽ không thể được phép xảy ra ở bất kì nơi nào nữa .
Minamata là một thảm hoạ môi trường kéo dài hơn 30 năm , từ năm 1932 – 1968 , nhưng hệ quả bi đát của nó vẫn tồn tại đến tận ngày nay và là một trong bốn chứng bệnh lớn nhất tại Nhật do ô nhiễm chất thải hoá học gây ra.
Minamata cũng là một án lệ môi trường điển hình với nhiều vụ kiện kéo dài từ năm 1959 tới tận hôm nay.
Minamata cũng là một điển hình cho thấy vai trò của chính quyền khi chọn lựa giữa quyền lợi cộng đồng và quyền lợi của nhóm thiểu số. Ngay từ năm 1908, khi tập đoàn Chisso mở nhà máy ở Minamata nước thải đã xả thẳng xuống vịnh và vùng biển quanh ngôi làng 10.000 dân này. Thiệt hại cho ngành ngư nghiệp là không thể tránh khỏi và hợp tác xã ngư nghiệp Minamata đã hai lần đòi Chisso bồi thường trước khi căn bệnh nhiễm độc thuỷ ngân bùng phát .
Sau các thương lượng trực tiếp vào năm 1926, Chisso đồng ý trả cho hợp tác xã khoản “tiền thông cảm” là 1.500 yen - khoảng 704 USD theo tỷ giá đương thời . Dùng thuật ngữ “tiền thông cảm” là cách Chisso tránh né nhận trách nhiệm gây thiệt hại và tập đoàn này tìm cách ngăn ngừa những khoản bồi hoàn về sau bằng cách thêm vào thoả thuận với hợp tác xã một điều khoản là không bao giờ kiện nữa . Kiểu chối bỏ trách nhiệm và những điều kiện ràng buộc của Chisso cứ tái diễn suốt bao lần đàm phán với ngư dân Minamata trong khi chất thải độc hại vẫn không ngừng xả xuống biển.
Đến năm 1943, Chisso ký kết với ngư dân một thoả thuận khác chấp nhận thông cảm 152.500 yen cho các thiệt hại ngư nghiệp trong quá khứ và tương lai . Tuy nhiên, tính chất bất bình đẳng của thoả thuận này lộ rõ trong các điều khoản buộc ngư dân địa phương phải nhìn nhận tầm quan trọng của Chisso đối với sự thịnh vượng của Minamata và nhu cầu hợp tác để không gây phương hại cho các hoạt động của Chisso .
Năm 1956 là năm cư dân địa phương bắt đầu biết đến hội chứng bệnh lạ ở Minamata. Không còn là một ngôi làng nữa, Minamata giờ đây đã là thành phố của một công ty với 50.000 dân. Nhà máy Chisso tuyển dụng tới 60% lực lượng lao động của Minamata. Hàng loạt người dân lâu nay ăn cá nhiễm độc thuỷ ngân bỗng phát sinh những dấu hiệu kỳ lạ. Bệnh nhẹ thì á khẩu, đi đứng khó khăn, co giật. Những trường hợp cực độ có biểu hiện phát điên, tê liệt, hôn mê và chết sau vài tuần phát bệnh.
Đến lúc này thì lượng tôm cá đánh bắt ở Minamata đã sụt giảm chỉ còn không tới 10% so với trước. Chính quyền tỉnh Kumamoto cố gắng khống chế căn bệnh lạ lây lan bằng cách cấm bán hải sản đánh bắt từ vịnh Minamata nhưng không hề ban bố lịnh cấm đánh bắt. Ngư dân đánh bắt được cá nhưng không thể bán và không hề có chính sách hỗ trợ tài chính nào bồi hoàn cho họ.
Tháng 9 năm 1958, hợp tác xã ngư nghiệp Minamata kiến nghị chính quyền cấp tỉnh hãy cấm đánh bắt cá toàn diện để ngư dân được hưởng quyền bồi thường thích đáng theo luật Ngư nghiệp và bộ luật Vệ sinh thực phẩm đương thời của Nhật Bản. Chính quyền không hề có phản ứng gì khác hơn là khuyên ngư dân đừng ăn tôm cá do họ đánh bắt từ vịnh Minamata. Không còn nguồn thu nhập nào khác, nhiều ngư dân không còn lựa chọn nào ngoại trừ ăn những thứ mà họ đánh bắt được dưới biển.
Thực tế, suốt lịch sử thảm hoạ Minamata, việc đánh bắt cá ở Minamata chưa bao giờ bị cấm về mặt pháp lý. Bất kể lệnh cấm bán cá ô nhiễm, mối ngờ vực về tính an toàn của tôm cá khu vực Minamata vẫn lan tràn trong dân chúng địa phương và đến tháng 6 năm 1959 thì nhiều doanh nghiệp buôn bán hải sản phải khánh tận vì không ai mua hải sản nữa. Tuyệt vọng vì chính quyền làm ngơ, hợp tác xã buộc phải điều đình trực tiếp với Chisso.
Ngày 6 tháng 8 , 400 ngư dân hợp tác xã kéo tới nhà máy và gặp giám đốc Eiichi Nishida trong bầu không khí thù nghịch. Ngư dân đòi Chisso phải làm sạch vịnh Minamata, lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải và bồi thường 100 triệu yen , khoảng 278.000 USD . Đáp lại, giám đốc Nishida đề nghị một khoản “tiền thông cảm khẩn cấp” 500.000 yên cùng một lời hứa sẽ hội ý với tổng văn phòng tập đoàn Chisso ở Tokyo .
Sáu ngày sau, ngư dân lại kéo đến nhà máy tiếp tục đàm phán. Hai bên không đạt được thoả thuận nào ngoại trừ một chuyến khảo sát phối hợp về thực tế tình trạng ngư nghiệp ở Minamata để làm cơ sở đàm phán tiếp vào ngày 17 tháng 8. Sau chuyến khảo sát này, Chisso thừa nhận không còn khả năng đánh cá ở một số khu vực và đưa ra đề nghị cuối cùng 13 triệu yen - 36.100 USD .
Đề nghị bủn xỉn ấy khiến ngư dân phẫn nộ và nổi loạn. Lực lượng cảnh sát chống bạo loạn của thành phố phải ra tay can thiệp. Nishida và các nhân viên công ty thực tế trở thành con tin ngay trong nhà máy. Chỉ đến khi thị trưởng Todomu Nakamura đồng ý làm trung gian hoà giải giữa hai bên tranh chấp thì ngư dân mới rời khỏi khu vực Chisso.
Hội đồng hoà giải do thị trưởng Nakamura lập ra vào ngày 26 tháng 8 lại đưa ra phán quyết rất thiên vị Chisso. Theo đó, công ty này sẽ trả 20 triệu yen - 55.600 USD trực tiếp cho hợp tác xã và lập một ngân quỹ 15 triệu yen - 41.700 USD để phục hồi ngư nghiệp. Phán quyết này lại đi kèm với một tối hậu thư rằng nếu một trong hai bên bác bỏ đề nghị này thì hội đồng hoà giải sẽ chấm dứt ngay các hoạt động trung gian.
Ba ngày sau, phía hợp tác xã phản hồi : Nhằm kết thúc nỗi lo ngại của công dân, chúng tôi nuốt lệ chấp nhận . Minamata là căn bệnh gì ? Minamata là căn bệnh gây ra khi ăn một lượng lớn cá và sò trong vùng biển bị ô nhiễm nặng vì methyl thủy ngân thải ra vịnh Minamata. Đây không phải là căn bệnh lây nhiễm, hoặc bị di truyền về sau.
Lần đầu tiên căn bệnh này được phát hiện tại Minamata thuộc tỉnh Kumamoto và năm 1956, và năm 1968, chính phủ Nhật bản đã chính thức tuyên bố, căn bệnh này cho công ty Chisso gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường. Khi methyl thủy ngân xâm nhâp vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương. Các triệu chứng là chân và tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, mệt mỏi, ù tai, mắt mờ, điếc, nói lắp bắp…các hành động của cơ thể trở nên yếu ớt. Những bệnh nhân đầu tiên ở Minamata đã bị điên, bất tỉnh và chết một tháng sau khi bị mắc bệnh. Có những bệnh nhân bị mắc bệnh Minamata kinh niên, như là đau đầu, mệt mỏi thường xuyên, mất khả năng vị giác và khứu giác, hay quên…Những điều này biểu lộ không rõ nét nhưng làm cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. Nhiều người còn bị bệnh Minamata bẩm sinh khi mẹ của họ đã ăn cá bị ô nhiễm methyl thủy ngân khi đang mang thai họ, khiến cho họ sinh ra đã là người tàn tật.
Chưa một giải pháp nào có hiệu quả để chữa căn bệnh Minamata, nhưng các bác sĩ đã cố gắng làm giảm bớt những triệu chứng trên bằng những biện pháp tập luyện, trị liệu. Ngoài những tổn hại về mặt cơ thể con người, còn có những tổn hại về mặt xã hội nữa, chắc hạn có những sự phân biệt đối xử với những người mắc căn bệnh này.
Thủy ngân hữu cơ là gì ?
Con người đã có một lịch sử lâu dài với thủy ngân. Ở Nhật bản, thủy ngân được sử dụng cùng với vàng để dát lên bức tượng Phật khổng lồ ở Nara, trong thời Edo, thủy ngân được sử dụng để chế thuốc và bột bôi mặt. Tại Nhật, những nơi có tên là Niu chỉ đây là những khu vực mà thủy ngân đã được sản xuất và sử dụng .
Thủy ngân được phân ra làm hai loại: Thủy ngân hữu cơ và vô cơ. Thủy ngân kim loại, là loại thủy ngân vô cơ, được dùng trong nhiều sản phẩm quen thuộc như đèn huỳnh quang, ác qui, nhiệt kế . Methyl thủy ngân gây nên căn bệnh Minamata là một loại của thủy ngân hữu cơ. Đây lào một loại bột trắng và có mùi giống như mùi lưu huỳnh bốc lên từ các suối nước nóng. Methyl thủy ngân dễ dàng được dạ dày và ruột hấp thụ và chuyển theo đường máu tới não, gan, thận và thậm chí nhau thai. Methyl thủy ngân cực kì độc và gây nên những hậu quả khôn lường.
Có bao nhiêu người đã mắc bệnh Minamata ?
Cho đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn người. Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã được chính phủ công nhận. 10.625 người sau khi được chứng nhận là bệnh nhân Minamata đã được Chính phủ bồi thường. Như vậy, theo Chính phủ Nhật thì có tổng cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay. Tuy nhiên có một số đã chết trước khi căn bệnh này được chính thức khám phá, và nhiều người chưa kịp nộp đơn xin chứng nhận thì đã chết. Nhiều người thì không nộp đơn vì nhiều lý do, chính vì vậy mà không thể có được một số liệu chính xác về những bệnh nhân Minamata. Căn bệnh kiểu Minamata đã không chỉ xảy ra ở riêng vùng Minamata. Năm 1965 bệnh Minamata đã bùng phát dọc theo con sông Agano thuộc tỉnh Nigata, do công ty Showa Denko thải thủy ngân xuống. Những căn bệnh tương tự do bị nhiễm độc thủy ngân cũng đã xảy ra ở Trung Quốc và Canada. Trong những năm gần đây, sông và hồ vùng Amazon và Tanzania bị nhiễm thủy ngân cũng đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Công ty Chisso là công ty gì ?
Chisso đầu tiên là một công ty nhà máy thủy điện vào thời Meiji (1908). Sau đó, công ty này xây dựng một nhà máy sản xuất các bua tại Minamata. Sau đó công ty này có một thời gian dài sản xuất phân hóa học, và là một trong những công ty hóa chất hàng đầu của Nhật Bản . Khi công ty Chisso phát triển quá trình sản xuất của mình tại Minamata và Minamata đã trở thành một trong những thành phố công nghiệp hàng đầu ở tỉnh Kumamoto, nhưng quá trình ô nhiễm do công ty Chisso gây nên thì ngày càng tăng. Một giám đốc của công ty Chisso đã từng là Thị trưởng của thành phố Minamata. Công ty Chisso càng có ảnh hưởng tới khu vực và người dân càng bị phụ thuộc vào sự phát triển của Chisso . Ngoài các loại phân hóa học, Chisso còn sản xuất axit acetic, vinyl chloride và các loại chất dẻo. Chisso đã là một trong những công ty góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng nhanh chóng của Nhật bản sau chiến tranh thế giới lần 2 . Từ thời Taisho (1912-1926), nước biển bị ô nhiễm do nước thải của Chisso đổ ra đã gây nên một số vấn đề. Tuy nhiên, từ năm 1932-1968, công ty Chisso tiếp tục sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo. Tất nhiên trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân đã được sinh ra và cứ được đổ thẳng xuống biển mà không qua bất kì một sự xử lý nào . Thậm chí sau khi công ty Chisso biết rõ chính những nước thải của công ty họ gây nên căn bệnh Minamata, nhưng công ty vẫn không ngừng quá trình sản xuất của mình. Trong lần xét xử đầu tiên về căn bệnh Minamata, thái độ thờ ơ của Chisso đã bị chỉ trích kịch liệt .
Điều gì đã xảy ra với vịnh Minamata ?
Sự ô nhiễm đã làm nồng độ thủy ngân có trong nước biển của vịnh Minamata vượt quá 25 ppm. Lòng vịnh Minamata đã được nạo vét suốt 14 năm và tiêu phí tới 48.5 tỉ yên, những chi phí này do tỉnh Kumamoto đảm nhiệm. Sau khi được cải tạo, chất lượng nước trong vịnh Minamata đã trở thành một trong những nơi đứng đầu trong tỉnh Kumamoto về độ trong và độ sạch, vì vậy mọi người ngày nay có thể bơi lội hoặc chơi các môn thể thao dưới nước một cách an toàn ở đó. Nhằm để ngăn chặn những con cá đã bị nhiễm độc, và bảo vệ người dân ở trong tỉnh, tỉnh Kumamoto đã thả lưới ở cửa ra vào vịnh Minamata vào năm 1974 và vận động việc đánh cá nằm trong vịnh. Công ty Chisso đã mua lại số cá này và đem đi tiêu hủy. Từ khi Chisso ngừng việc sản xuất Acetaldehyde, nồng độ thủy ngân trong cá và sò trong vịnh Minamata càng ngày càng giảm xuống. Tháng 10/1994, tỉnh Kumamoto đã khẳng định lượng thủy ngân năm trong các loài cá tại vịnh Minamata đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn quốc gia là 0,4 ppm. Chính vì vậy vào tháng 6/1997, tỉnh Kumamoto đã tuyên bố Minamata trở lại an toàn và toàn bộ những tấm lưới trên được dỡ bỏ. Ngày nay, toàn bộ cá ở trong vịnh đều đảm bảo an toàn giống như những loài cá ở ngoài vịnh. Tuy những tấm lưới trên đã được dỡ bỏ, nhưng những cuộc điều tra về nồng độ thủy ngân trong các loài cá và sò trong vịnh Minamata đều được tiến hành mỗi năm 2 lần và sẽ kéo dài trong suốt 3 năm tới nữa. Các số liệu về Minamata là bài học rút ra cho không chỉ người Nhật và còn cho nhiều người dân trên thế giới nữa về việc môi trường bị tàn phá và sức khỏe con người bị ảnh hưởng trên diện rộng. Chính vì vậy mà căn bệnh Minamata cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa .
Những bệnh nhân Minamata đã yêu cầu những gì ?
Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi căn bệnh Minamata bùng phát. Với các bệnh nhân Minamata, 40 năm qua là quãng thời gian của sự khó khăn và đấu tranh. Trong những phiên tòa và trong những cuộc thương lượng, điều mà các bệnh nhân yêu cầu với chính quyền và công ty Chisso là sự tạ lỗi chân thành từ đáy long của họ vì họ đã gây ra căn bệnh Minamata và thờ ơ trong việc giúp đỡ các bệnh nhân. Họ yêu cầu điều kiện sức khỏe của các bệnh nhân phải được quan tâm và hỗ trợ nhanh chóng. Chưa có giải pháp nào chữa hoàn toàn được căn bệnh Minamata. Phần lớn các bệnh nhân hang ngày phải đến bệnh viện để chữa trị và phục hồi. Hiện nay khi các bệnh nhân trở nên già hơn, số người phải nằm tại viên hoặc cần sự trợ giúp tại gia đình cũng tăng lên. Trong xã hội đang già đi của Nhật bản, những bệnh nhân này muốn được sống yên ổn cùng mọi người trong xã hội mà không phải bị lo lắng gì, là những mối quan tâm của các bệnh nhân tại Minamata. Những bệnh nhân mà có thể gi chuyển được, vẫn cố gắng làm việc. Mặc dù công việc nhà nông hoặc đánh bắt cá rất nặng nhọc, nhưng một số bệnh nhân vẫn có thể hỗ trợ công việc này. Một số bệnh nhân thì làm việc cho các công ty, và họ phải học cách sống cùng với căn bệnh này. Tuy nhiên vẫn có một số định kiến và hiểu lầm về căn bệnh Minamata này vẫn còn tồn tại. Nhiều người đã phải dấu họ là bệnh nhân Minamata, thậm chí ngay với cả người than trong gia đình hoặc họ hang. Một số người thì cống hiến cho các hoạt động như kể về giai đoạn trải qua căn bệnh của mình và những bài học cho các thế hệ trong tương lai, hy vọng rằng căn bệnh Minamata sẽ không được phép xảy ra ở bất kì nơi nào nữa .
Hiện nay công ty Chisso ra sao ?
Công ty Chisso có trụ sở ở Tokyo và có hai nhà máy khác ở Chiba và Okkayama, ngoài nhà máy ở Minamata. Các sản phẩm chính của Chiso là pha lê lỏng, các chất bảo quản, các chất chống sấy khô, phân hóa học, nhựa thông nhân tạo, và một số sản phẩm khác nữa. Nhà máy ở Minamata có 554 người vào tháng 10/2002 và Chisso vẫn là một công ty quan trọng ở Minamata. Chisso đang có bổn phận phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây nên căn bệnh Minamata. Trong những năm 1975 và về sau này, việc quản lý của Chisso gặp khó khăn chính vì vậy mà tỉnh Kumamoto cũng đã phải giúp đỡ công ty Chisso bồi thường thiệt hại từ vốn cho vay của tỉnh trong giai đoạn từ năm 1978 - 2000. Tổng cộng Chisso phải bồi thường số tiền là 260 tỉ yên, chính vì vậy Chính phủ Nhật cũng phải ra tay giúp Chisso trả dần số tiền trên từ tháng 2/2002 cho đến khi tự Chisso có thể trả được số tiền nợ trên . Chisso vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc trả phí tổn điều trị cho bệnh nhân Minamata và những thiệt hại cho đời sống của họ.
Một điều quan trọng để chúng ta nhận biết ở đây là những sai lầm như Chisso đã mắc phải ở Minamata sẽ không thể được phép xảy ra ở bất kì nơi nào nữa .
NewVnNews
Đăng nhận xét