NewVnNews - Mấy hôm nay trên mạng chia sẻ mạnh bài viết này nói về tâm thư của nữ tiến sĩ trẻ chết vì ung thư. Thật ra không phải là tâm thư mà là cô để lại 80 trang nhật ký bằng Blog đã được xuất bản thành sách tựa đề "Kiếp này chưa đi trọn vẹn", bài này dịch giả Lương Hà chuyển dịch tiếp kỳ 2.
Xem kỳ 1
Vu Đan nói: "Ý chí của một người có thể càng ngày càng kiên cường hơn, nhưng tâm linh thì càng lúc càng yếu mềm đi". Trong vô thức tôi đã làm tới điểm này. Giờ mới phát hiện, hai thứ ấy vốn liên thông với nhau.
Đầu trọc có một người em trai họ tên Hải, chỉ học tới cấp 2 rồi bán sức lao động để duy trì sinh kế. Mười mấy năm trước từng làm việc ở Thượng Hải một thời gian, nên cũng có qua lại thân tình với tôi. Sau này do công việc, kết hôn, sinh con rồi định cư luôn ở Định Hải. Do hàng năm về nhà bà nội ăn tết không tiện nên mới chốc đó đã mười mấy năm không gặp.
Chuyện tôi mắc ung thư vú vốn ở trạng thái úp úp mở mở, bà con bên chồng khi biết được tôi lâm trọng bệnh là chuyện đã qua hai ba tháng rồi. Nhưng có điều thú vị là, có lẽ do chịu ảnh hưởng của văn hóa, địa phương và phong tục mà ung thư vú cũng có sắc thái riêng. Khi mọi người bàn chuyện bệnh tình của tôi, đặc biệt là nói với thanh niên trai tráng, rất ít người nói ra cụ thể. Thế nên có một đêm nọ, đầu trọc nhận được tin nhắn như thế này: anh ơi, em nghe chị dâu bị bệnh nặng. Em không có tiền giúp được anh chị nên áy náy lắm. Nhưng nếu cần xương tủy, thận tạng gì đó thì em hiến cho!"
Đầu trọc xem xong khóc cười chẳng đặng mới đọc cho tôi nghe, tôi cười lớn nói "Nói cậu ấy, em cần cậu ấy hiến vú". Đầu trọc cũng định nhắn trả lời lại y chang lời tôi nói, nhưng giữa chừng quay lại nói: "Thôi đi, anh mà nói vậy, cậu ta không biết chừng là đi bàn với vợ cậu ấy, bảo vợ cậu ta đem vú đi hiến thì càng chết dở à?"
Không biết là đại giác đại ngộ hay là đại si đại mê, một người mắc ung thư giai đoạn cuối như tôi, dù trước giờ thích suy tư nhiều nhưng từ sau khi mắc bệnh lại rất ít nghĩ tới chuyện làm cho mình không vui. Có lẽ đây là cái gọi là tinh thần AQ chăng? Tôi không muốn nói mình đã nhìn thấu sinh tử, nhưng sống chết do số, có thời gian nghĩ miên man mình có thể sống được bao lâu, hậu sự như thế nào chi bằng nhân lúc còn đang sống dở chết dở làm chút chuyện giúp người, làm mọi người vui vẻ. Có thể nói, những ngày sau khi tôi mắc bệnh ung thư là khoảng thời gian nhân tính của tôi thăng hoa nhất.
Hôm nay có thể lại phải bị bắt đưa vào bệnh viện hóa trị. Mỗi lần nghĩ tới hai chữ "Hóa trị" là tôi run rẩy, tiếp theo là toàn thân tê dại. Thay vì nói là phản ứng tâm lý, nói kích ứng lý trí thì chính xác hơn. Lúc nãy ăn sáng cùng người nhà nói chuyện vui về hóa trị và mấy người bạn bệnh, thế nên giờ viết lại chia sẻ với mọi người, cũng để cho những người bình thường hiểu được những hỷ nộ ái ố của những người mắc bệnh ung thư.
Nói về "Vú giả" thì sau khi tôi nhập viên mới nghe nói đến từ này. Thông thường những người mắc bệnh đều phát bệnh sau tuổi 45. Nếu may mắn phát hiện sớm, chưa bị di căn thì sẽ được phẫu thuật cắt bỏ. Trung Quốc có rất nhiều bệnh nhân khi được hỏi "Có muốn giữ vú không?" thì thông thường sẽ mạnh dạn nói "Lo giữ mạng chứ giữ vú có ích gì?" Cho nên phòng hóa trị thông thường người ra vào là những chị em phụ nữ chỉ còn một vú. Tôi là bệnh nhân trẻ tuổi nhất nhưng vận khí xấu nhất, khi phát hiện thì đã phát tán rất nặng, không đủ điều kiện phẫu thuật nữa, cho nên là người duy nhất không cần vú giả.
Bây giờ nghĩ lại, vú có lẽ là cơ quan vô dụng nhất trên cơ thể người phụ nữ, cho nên vú giả không phải thực hiện chức năng như chân tay giả, chỉ cần để cho có thứ nhô nhô ra, sau khi mặc quần áo lên có giá trị nhìn ngắm mà thôi. Vú giả bán rất đắt tiền, hơn 1000 NDT một chiếc kèm một chiếc nịch ngực đặc chế. Nhiều cô dì có tuổi tuy thích đẹp nhưng lại thích tiền hơn, cho nên cảm thấy tốn hơn 1000 để mua một cái túi vải không có ý nghĩa lớn nên tự tay hóa phép làm vú giả (còn tiếp)
Bình luận của báo giới
Trong quá trình đi về phía cái chết u ám như thế mà Vu Quyên lại nỗ lực làm cho con đường ấy trở nên tỏa sáng. "Những thứ không làm bạn chết được cuối sẽ làm cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn". Cô nói: "Nếu không so bì được độ dài sinh mệnh dài với người khác, thôi thì so bì độ rộng và chiều sâu vậy" - Trung Quốc Nhật Báo
"Tuần san Bác Văn" của báo chúng tôi từng chia ra hai kỳ đăng nhật ký của Vu Quyên, đã tạo được sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Sự yêu quý mạng sống, sự lưu luyến cuộc đời, sự quyến luyến người thân, sự kiên cường chống chọi bệnh tật và thái độ am hiểu sinh tử của cô ấy đã cảm động rất nhiều người cũng đánh thức rất nhiều người - Dương Thành Vãng Báo
Trong khi tự suy xét vì sao mình bệnh ung thư, Vu Quyên muốn là một số việc gì đó có ích, để càng nhiều người hơn hiểu rõ bệnh ung thư mà lánh xa nó. Vu Quyên đã mở một Blog lấy tên " Sống chính là vương đạo", dùng hơn một năm trong thời gian gian bệnh viết nhật ký chống chọi bệnh ung thư. Nhân sinh quan yêu đời và khoáng đạt của cô ấy đã gây xúc động sâu sắc vô số người - Tân Khoái Báo
Năm xưa khi Vu Quyên đi Na Uy học Kinh tế môi trường, đã bị những cánh rừng tươi tốt của Na Uy làm cho thảng thốt, lòng nguyện sẽ mang Na Uy về nhà. Sau khi trở về nước, những bận bịu đã khiến chuyện này tạm gát qua một bên. Sau khi mắc bệnh ung thư mới nhặt lại lời nguyện cũ, mang chuyện này trịnh trọng gởi gắm cho mẹ mình. "Rừng Na Uy" được chọn đặt trên sườn đồi trọc phía đông nhà cũ của Vu Quyên. Trong hơn 1 năm trước, mẹ của Vu Quyên thường xuyên làm bất chấp mọi điều để thực hiện cho được nguyện vọng của hai mẹ con biến ngọn đồi hoang này thành "Khu rừng vạn mẫu" và hy vọng xin phép làm Trung tâm hợp tác nghiên cứu tài nguyên rừng Trung Quốc - Na Uy - Tân Văn Thần Báo
Xem kỳ 1
Vu Đan nói: "Ý chí của một người có thể càng ngày càng kiên cường hơn, nhưng tâm linh thì càng lúc càng yếu mềm đi". Trong vô thức tôi đã làm tới điểm này. Giờ mới phát hiện, hai thứ ấy vốn liên thông với nhau.
Đầu trọc có một người em trai họ tên Hải, chỉ học tới cấp 2 rồi bán sức lao động để duy trì sinh kế. Mười mấy năm trước từng làm việc ở Thượng Hải một thời gian, nên cũng có qua lại thân tình với tôi. Sau này do công việc, kết hôn, sinh con rồi định cư luôn ở Định Hải. Do hàng năm về nhà bà nội ăn tết không tiện nên mới chốc đó đã mười mấy năm không gặp.
Chuyện tôi mắc ung thư vú vốn ở trạng thái úp úp mở mở, bà con bên chồng khi biết được tôi lâm trọng bệnh là chuyện đã qua hai ba tháng rồi. Nhưng có điều thú vị là, có lẽ do chịu ảnh hưởng của văn hóa, địa phương và phong tục mà ung thư vú cũng có sắc thái riêng. Khi mọi người bàn chuyện bệnh tình của tôi, đặc biệt là nói với thanh niên trai tráng, rất ít người nói ra cụ thể. Thế nên có một đêm nọ, đầu trọc nhận được tin nhắn như thế này: anh ơi, em nghe chị dâu bị bệnh nặng. Em không có tiền giúp được anh chị nên áy náy lắm. Nhưng nếu cần xương tủy, thận tạng gì đó thì em hiến cho!"
Đầu trọc xem xong khóc cười chẳng đặng mới đọc cho tôi nghe, tôi cười lớn nói "Nói cậu ấy, em cần cậu ấy hiến vú". Đầu trọc cũng định nhắn trả lời lại y chang lời tôi nói, nhưng giữa chừng quay lại nói: "Thôi đi, anh mà nói vậy, cậu ta không biết chừng là đi bàn với vợ cậu ấy, bảo vợ cậu ta đem vú đi hiến thì càng chết dở à?"
Không biết là đại giác đại ngộ hay là đại si đại mê, một người mắc ung thư giai đoạn cuối như tôi, dù trước giờ thích suy tư nhiều nhưng từ sau khi mắc bệnh lại rất ít nghĩ tới chuyện làm cho mình không vui. Có lẽ đây là cái gọi là tinh thần AQ chăng? Tôi không muốn nói mình đã nhìn thấu sinh tử, nhưng sống chết do số, có thời gian nghĩ miên man mình có thể sống được bao lâu, hậu sự như thế nào chi bằng nhân lúc còn đang sống dở chết dở làm chút chuyện giúp người, làm mọi người vui vẻ. Có thể nói, những ngày sau khi tôi mắc bệnh ung thư là khoảng thời gian nhân tính của tôi thăng hoa nhất.
Hôm nay có thể lại phải bị bắt đưa vào bệnh viện hóa trị. Mỗi lần nghĩ tới hai chữ "Hóa trị" là tôi run rẩy, tiếp theo là toàn thân tê dại. Thay vì nói là phản ứng tâm lý, nói kích ứng lý trí thì chính xác hơn. Lúc nãy ăn sáng cùng người nhà nói chuyện vui về hóa trị và mấy người bạn bệnh, thế nên giờ viết lại chia sẻ với mọi người, cũng để cho những người bình thường hiểu được những hỷ nộ ái ố của những người mắc bệnh ung thư.
Nói về "Vú giả" thì sau khi tôi nhập viên mới nghe nói đến từ này. Thông thường những người mắc bệnh đều phát bệnh sau tuổi 45. Nếu may mắn phát hiện sớm, chưa bị di căn thì sẽ được phẫu thuật cắt bỏ. Trung Quốc có rất nhiều bệnh nhân khi được hỏi "Có muốn giữ vú không?" thì thông thường sẽ mạnh dạn nói "Lo giữ mạng chứ giữ vú có ích gì?" Cho nên phòng hóa trị thông thường người ra vào là những chị em phụ nữ chỉ còn một vú. Tôi là bệnh nhân trẻ tuổi nhất nhưng vận khí xấu nhất, khi phát hiện thì đã phát tán rất nặng, không đủ điều kiện phẫu thuật nữa, cho nên là người duy nhất không cần vú giả.
Bây giờ nghĩ lại, vú có lẽ là cơ quan vô dụng nhất trên cơ thể người phụ nữ, cho nên vú giả không phải thực hiện chức năng như chân tay giả, chỉ cần để cho có thứ nhô nhô ra, sau khi mặc quần áo lên có giá trị nhìn ngắm mà thôi. Vú giả bán rất đắt tiền, hơn 1000 NDT một chiếc kèm một chiếc nịch ngực đặc chế. Nhiều cô dì có tuổi tuy thích đẹp nhưng lại thích tiền hơn, cho nên cảm thấy tốn hơn 1000 để mua một cái túi vải không có ý nghĩa lớn nên tự tay hóa phép làm vú giả (còn tiếp)
Bình luận của báo giới
Trong quá trình đi về phía cái chết u ám như thế mà Vu Quyên lại nỗ lực làm cho con đường ấy trở nên tỏa sáng. "Những thứ không làm bạn chết được cuối sẽ làm cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn". Cô nói: "Nếu không so bì được độ dài sinh mệnh dài với người khác, thôi thì so bì độ rộng và chiều sâu vậy" - Trung Quốc Nhật Báo
"Tuần san Bác Văn" của báo chúng tôi từng chia ra hai kỳ đăng nhật ký của Vu Quyên, đã tạo được sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Sự yêu quý mạng sống, sự lưu luyến cuộc đời, sự quyến luyến người thân, sự kiên cường chống chọi bệnh tật và thái độ am hiểu sinh tử của cô ấy đã cảm động rất nhiều người cũng đánh thức rất nhiều người - Dương Thành Vãng Báo
Trong khi tự suy xét vì sao mình bệnh ung thư, Vu Quyên muốn là một số việc gì đó có ích, để càng nhiều người hơn hiểu rõ bệnh ung thư mà lánh xa nó. Vu Quyên đã mở một Blog lấy tên " Sống chính là vương đạo", dùng hơn một năm trong thời gian gian bệnh viết nhật ký chống chọi bệnh ung thư. Nhân sinh quan yêu đời và khoáng đạt của cô ấy đã gây xúc động sâu sắc vô số người - Tân Khoái Báo
Năm xưa khi Vu Quyên đi Na Uy học Kinh tế môi trường, đã bị những cánh rừng tươi tốt của Na Uy làm cho thảng thốt, lòng nguyện sẽ mang Na Uy về nhà. Sau khi trở về nước, những bận bịu đã khiến chuyện này tạm gát qua một bên. Sau khi mắc bệnh ung thư mới nhặt lại lời nguyện cũ, mang chuyện này trịnh trọng gởi gắm cho mẹ mình. "Rừng Na Uy" được chọn đặt trên sườn đồi trọc phía đông nhà cũ của Vu Quyên. Trong hơn 1 năm trước, mẹ của Vu Quyên thường xuyên làm bất chấp mọi điều để thực hiện cho được nguyện vọng của hai mẹ con biến ngọn đồi hoang này thành "Khu rừng vạn mẫu" và hy vọng xin phép làm Trung tâm hợp tác nghiên cứu tài nguyên rừng Trung Quốc - Na Uy - Tân Văn Thần Báo
NewVnNews
Đăng nhận xét