Quê Choa Plus - Khoảng 21h ngày 30-5, trong quá trình vận hành, thiết bị lọc bụi lò vôi D3 thuộc Nhà máy Formosa phát nổ, khói bốc lên nghi ngút. Ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: Do thiết bị lọc bụi của lò vôi bị tắc dẫn đến áp lực và dẫn đến nổ. Vụ nổ nằm trên cùng của thiết bị lò luyện vôi nên không có ảnh hưởng gì về người.
Bên hành lang Quốc hội sáng nay 31-5, phóng viên Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: "Liệu có thể đánh giá đây là vụ nổ thông thường như một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trả lời báo chí trước đó?"
Ông Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - trả lời: "Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm đến sự việc này tại Formosa. Ngay từ tối 30-5, lãnh đạo tỉnh và Bộ Tài nguyên Môi trường đã khẩn cấp vào Kỳ Anh để giám sát, đánh giá nguyên nhân sự cố tại Formosa.
"Theo báo cáo ban đầu thì đây là nổ thiết bị lọc bụi lò vôi. Lãnh đạo tỉnh, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, Bộ Tài nguyên môi trường và các nhà khoa học đã và đang đánh giá nguyên nhân sự cố" - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết.
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về việc động thái buộc Formosa đảm bảo an toàn khi mà "ngay lần đầu tiên vận hành thử đã có sự cố cháy nổ tại Formosa, gây tâm lý bất an trong nhân dân, dư luận", ông Đặng Quốc Khánh nói: "Tinh thần là Formosa phải đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình hoạt động, trong đó có phòng chống cháy nổ, an toàn lao động".
"Tôi khẳng định là trong quá trình vận hành nhà máy, chúng tôi luôn yêu cầu Formosa phải hết sức cẩn trọng, đặt an toàn lên hàng đầu".
Ông đánh giá vụ nổ ở mức độ nào?
- Việc này thì phải điều tra kỹ, các cơ quan chức năng phải làm rõ mới trả lời được.
Ông Lê Hồng Tịnh, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội, cho biết sẽ yêu cầu Hà Tĩnh báo cáo về sự cố nổ lò vôi vừa xảy ra tại nhà máy Formosa, là do kỹ thuật hay vì cái gì.
Ông Tịnh cho biết thêm, đây là sự cố lần đầu tiên xảy ra, là bài học phải rút kinh nghiệm, nên các bộ ngành phải quan tâm đặc biệt.
Bộ TNMT, Bộ Công thương đã giao các sở chuyên ngành như Sở Công thương, Sở TNMT Hà Tĩnh thực hiện giám sát thường xuyên qua nhiều hình thức.
Nhưng trên thực tế, đời sống người dân vẫn bị ảnh hưởng, thưa ông?
- Bây giờ tốt, cá nhiều rồi, hiện các chuyến tàu ra khơi đánh cá trúng mùa lớn.
Bản chất của các nhà máy thép làm sát biển là do liên quan tới đặc thù vận chuyển quặng. Nguyên nhân sự cố Formosa hơn một năm trước chủ yếu do thi công súc rửa.
Tuy nhiên, nhà máy này chưa hoạt động, nên khi đi vào hoạt động và tuân thủ các điều kiện về môi trường thì không có vấn đề gì.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Tối qua (30.5) khi xảy ra sự việc, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, lãnh đạo Tổng cục Môi trường và một số cơ quan của Bộ TNMT đã có mặt ngay ở Formosa.
"Tôi đã chỉ đạo từ khi tổ chức vận hành thử chứ không phải đến khi có sự cố mới chỉ đạo, là phải bảo đảm an toàn từ môi trường cho đến an toàn cháy nổ. Còn sự cố xảy ra đối với lò vôi ở Formosa, tôi được biết đây chỉ là một công trình phụ trợ quá trình luyện thép lò cao. Việc xảy ra là điều đáng tiếc, nhưng không nguy hiểm. Bởi nó xảy ra tại hệ thống túi lọc bụi của lò vôi. Trong quá trình vận hành, bụi phát sinh kết hợp với hơi nước bám vào thành thiết bị lọc bụi (túi vải). Sau đó do áp suất hơi nước đã khiến túi vải bục" - Bộ trưởng Hà nói.
Trước đó, một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vừa xảy ra sự cố ở lò vôi, thiết bị lọc bụi của lò vôi phát nổ khi đang trong quá trình luyện vôi.
Trong nhà máy Formosa có rất nhiều hạng mục sản xuất, lò cao là nơi nấu quặng sắt thành gang. Sự cố chỉ xảy ra ở lò nung vôi, lò luyện vôi tại Formosa. Thiết bị này nằm độc lập riêng, không nằm trong dây chuyền vận hành thử của lò cao, lò cao vẫn hoạt động bình thường.
Lò vôi này là của nhà máy Formosa dùng để nhập vôi cục về. Sau khi nhập vôi cục về, họ phải luyện thành vôi bột, vôi bột phục vụ cho quá trình khử lưu huỳnh trong nhà máy nhiệt điện.
Về nguyên nhân vụ việc, một cán bộ làm việc tại Formosa cho hay, lò vôi được đốt lên bằng khí CO, trong quá trình đốt khí CO cháy không hết nó được luân chuyển sang hệ thống lọc bụi. Tại hệ thống lọc bụi do áo suất tăng lên cao đột ngột nên mới có sự việc đáng tiếc đó xảy ra.
Nguồn tin từ Lãnh đạo Ban QL KKT Vũng Áng cho hay, dự kiến trong khoảng 15 ngày, việc khắc phục sự cố sẽ được hoàn tất.
Cùng thời điểm với sự cố nổ túi lọc bụi D3 tại lò vôi thì vào lúc 21h30 ngày 30/5, mẻ gang lỏng đầu tiên đã ra lò.
Dự kiến công suất hoạt động của lò cao số 1 trong điều kiện ổn định là 9.300 – 10.000 tấn gang lỏng/ngày. Trong 2 tuần đầu tiên sẽ vận hành khoảng 50% công suất nêu trên. Dự kiến từ nay đến hết năm 2017, Formosa sản xuất từ 1,3 đến 1,6 triệu tấn thép. Và đến đầu 2018 sẽ bắt đầu vận hành lò cao số 2.
Sự cố xảy ra vào khoảng 21h30 ngày 30/5 tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). Được biết vụ nổ xảy ra tại một thiết bị hun khói của lò vôi.
Một số người dân sống cạnh FHS kể sau khi nghe tiếng nổ lớn, họ chạy ra thì thấy phía trong khu công nghiệp có cột khói lớn bốc lên. Mặc dù chưa biết chuyện gì xảy ra, họ rất lo lắng về độ an toàn trong khu vực.
Một lãnh đạo địa phương cho hay sau khi nhận thông tin đã có mặt tại hiện trường vụ nổ để kiểm tra, xác minh. Vụ nổ xảy ra trong quá trình vận hành lò cao số 1, có thể từ thiết bị hun khói của lò vôi và không gây ảnh hướng lớn đến dây chuyền vận hành lò cao.
Trước đó, vào chiều tối 29/5, Formosa thực hiện đốt lửa khởi động lò cao với nguyên liệu là quặng thiêu kết (từ xưởng thiêu kết), quặng vê viên kích thước 1,0cm và quặng cục kích thước 0,6cm (nhập khẩu từ Châu Âu). Dự kiến công suất hoạt động trong điều kiện ổn định là 9.300 – 10.000 tấn gang lỏng/ngày. Trong 2 tuần đầu tiên sẽ vận hành khoảng 50% công suất nêu trên. Dự kiến từ nay đến hết năm 2017, Formosa sản xuất từ 1,3 đến 1,6 triệu tấn thép. Và đến đầu 2018 sẽ bắt đầu vận hành lò cao số 2.
Trước đó, ngày 29/5 FHS thực hiện đốt lửa khởi động lò cao sau báo cáo đã khắc phục được 52/53 sự cố. Hiện khu vực xảy ra vụ nổ vẫn xuất hiện những bụi khói cao và nhiều tiếng nổ nhỏ.
Chúng tôi vẫn chưa ghi nhận được thông tin thiệt hại, chúng tôi tiếp tục cập nhật tình hình trong bản tin sau.
Quê Choa Plus - Sau đúng 11 tháng (29.6.2016), HĐQT Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cúi đầu xin lỗi nhân dân Việt Nam; thừa nhận là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung và sau đó cùng chính phủ Việt Nam tự thỏa thuận đưa ra mức bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.
Vào 22:00 tối nay đến 6:00 sáng mai 30.6, Formosa sẽ bắt đầu tiến hành đổi khí tại khu vực tháp đốt xả khí lò cao. Nhằm đảm bảo an toàn và tránh sự cố khi lò cao thử máy tiến hành rót thép lỏng; chiều nay tất cả nhân viên trong công ty đã được thông báo phong tỏa một số khu vực – bắt đầu từ 29.5 đến 30.8.2017.
Formosa vận hành sẽ phát thải như thế nào? Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, về nước thải, việc vận hành lò cao số 1 sẽ phát sinh thêm 300-500 m3 nước thải sinh hóa một ngày đêm. Trạm xử lý nước thải sinh hóa hiện được thiết kế với 2 đơn nguyên, có công suất xử tối đa của 2 đơn nguyên là 4.800 m3 một ngày đêm, hiện nay đã xử lý 1900 m3 một ngày đêm, với 300-500 m3 phát sinh khi lò cao số 1 đi vào vận hành thì vẫn nằm trong giới hạn công suất xử lý của trạm. Tổ giám sát liên ngành đánh giá với hệ thống, quy trình công nghệ, thiết bị, kỹ thuật xử lý nước thải của FHS đã được đầu tư bổ sung và hoàn thiện như hiện nay cùng với sự giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh, Viện Hàn lâm và KHCN Việt Nam cùng các các nhà khoa học thì việc kiểm soát nước thải của FHS hoàn toàn đáp ứng an toàn về bảo vệ môi trường. Thực tế, việc giám sát liên tục từ tháng 7/2016 cho đến nay cho thấy, nước thải trước khi ra môi trường của FHS đều đáp ứng quy chuẩn 52 (quy chuẩn quốc gia về nước thải ngành thép) và quy chuẩn 40 (quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp).
Về khí thải, khi vận hành lò cao sẽ phát sinh khí thải từ công đoạn lò cao và lò thép. Vừa rồi Fomrosa đã lắp đặt đủ 15 trạm quan trắc khí thải cùng với thiết bị quan trắc online tự động được kết nối về Sở TN&MT và Bộ TN&MT. Hệ thống này cho phép quan trắc, giám sát 24/24h. Trước đó, các ống khói đã được vận hành của lò cốc hay nhà máy nhiệt điện đều đạt tiêu chuẩn. Sắp tới, ống khói lò cao hay lò luyện thép sẽ được quan trắc, lấy mẫu phân tích. Việc quan trắc tự động sẽ theo 8 thông số trong đó có CO, SOx, NOx. Riêng với công đoạn thiêu kết có khả năng phát sinh dioxin và furan sẽ quan trắc đủ 11 thông số theo quy chuẩn 51, trong đó có thông số về tổng dioxin và furan. Cụ thể kết quả quả phân tích mẫu khí thải ống khói Xưởng thiêu kết trong 02 ngày 17-18/02/2017 (đo 03 lần) do Viện Công nghệ môi trường phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường (Phòng thí nghiệm Dioxin/Furan) thực hiện cho thấy, nồng độ Tổng Dioxin/ nhỏ hơn nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép.
Về chất thải rắn, toàn bộ chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đã được Formosa thu gom và chuyển cho đơn vị chức năng xử lý. Hà Tĩnh có Công ty TNHH MTV xử lý chất thải Hà Tĩnh có đủ năng lực đáp ứng việc này. Riêng tro bay, tro đáy của nhà máy nhiệt điện, Bộ Xây dựng đã trình đề án, Thủ tướng đã phê duyệt, cho phép xử lý tro bay, tro đáy của nhà máy nhiệt điện làm vật liệu xây dựng. Với bụi lò cao hay xỉ thép, đây là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp khác, Formosa họ hợp đồng với các đơn vị để xử lý tiếp.
Ông Thức cũng cho biết, trong quá trình thử nghiệm, các cơ quan quản lý nhà nước gồm Bộ TN&MT, các bộ ngành liên quan và UBND Hà Tĩnh sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ.
Trả lời câu hỏi của báo chí, khi Formosa vận hành lò cao số 1, Bộ TNMT đã có chuẩn bị hết các kịch bản có thể xảy ra? Phó Tổng cục trưởng Môi trường Hoàng Dương Tùng khẳng định: “Nếu xảy ra bất kỳ sự cố nào thì sẽ buộc Formosa dừng vận hành ngay tức khắc. Thời gian chỉ từ một đến vài phút”.
Trước đó, Công an Hà Tĩnh và Bộ đội Biên phòng tỉnh đã làm việc với lãnh đạo FHS để đảm bảo an ninh trật tự trước và sau khi tiến hành thử nghiệm!
Dọc bờ biển miền Trung, nhiều nơi ngư dân vẫn còn phơi lưới. Tại Quảng Bình, có làng nhất định không chịu nhận đền bù, chỉ muốn biển sạch để ra khơi. Ngay Hà Tĩnh, nhiều người không còn ăn cá; các dịch vụ đi theo du lịch cũng ế ẩm...vv…hàng trăm nghìn hộ dân mất nguồn sinh kế đã phải bổ sung vô đội quân làm thuê tỏa đi tứ xứ…Chính quyền lúng túng trong các phản ứng của người dân, tăng cường đàn áp, bắt bớ…vv…Như vậy, FMS chính thức vận hành thử nghiệm lò cao số 1 bất chấp mọi phản đối đòi cuốn xéo!
NewVnNews - Nguyên nhân gây hăm tã thường gặp nhất ở trẻ nhỏ là do sự kích thích gây tổn thương da. Da bị ẩm ướt và bị cọ sát liên tục với tã có thể bị tổn thương. Vi trùng, nấm, các loại xà bông giặt, nước tiểu và phân càng làm tệ hơn tình trạng này
Những nhân tố làm hăm tã tệ hơn là: • Phân lỏng nước (khi bé bị tiêu chảy ) • Không thay tả đủ thường xuyên • Cho trẻ mặc quần nilon.
Đa số trẻ hết bị hăm tả khi bắt đầu tập ngồi bô
Dấu hiệu và triệu chứng của hăm tã: • Da vùng tã thường nhìn đỏ, và có thể có những hạt đỏ đi kèm, đặc biệt ở vùng biên của sẩn • Có thể bị đau hoặc ngứa khi lau vùng tã hăm • Trẻ có thể bị khó chịu, quấy khóc
Chăm sóc tại nhà • Tốt nhất là nên dùng tả dùng một lần loại tốt cho trẻ. Tả dùng một lần hút ẩm nhanh, giữ cho da được khô. Tã vải tốt cho môi trường, nhưng lại không hút ẩm tốt bằng. • Nên thay tả thường xuyên (khoảng 5-7 lần một ngày ở trẻ dưới 12 tháng tuổi ), để giảm thời gian da trẻ phải tiếp xúc với nước tiểu và phân. • Mỗi lần thay tả, nên lau vùng mông trẻ nhẹ nhàng bằng khăn bông thấm nước ấm, hoặc các loại khăn lau loại “chux”. Các loại khăn ướt mua tại siêu thị có thể gây kích thích da và không nên dùng. • Kem chống hăm nên được thoa ở mỗi lần thay tả. Việc bôi kem này sẽ bảo vệ da khỏi bị ẩm và tránh cho da khỏi tiếp xúc với các chất làm tổn thương da. Kem kẽm là tốt nhất, hoặc các loại kem nến trắng mềm cũng tốt. Nếu kem bạn dùng rất dễ lau sạch, nên thay bằng một loại kem khác, bởi chúng ta cần tạo một lớp chắn tốt cho da bé. • Cố gắng cho trẻ có thời gian không dùng tả càng nhiều càng tốt • Không nên dùng các loại phấn trẻ em cho hăm tã
Có nhiểu loại sẩn da khác nhau có thể hiện diện ở vùng tã và có thể không gây ra do tã. Một số tình trạng, như viêm da dị ứng hoặc nhiễm trùng da có thể xảy ra ở vùng cơ thể bất kỳ. Những sẩn này sẽ không cái thiện khi điều trị hăm tã. Nên cho trẻ đi khám bác sĩ nếu vùng sẩn không cải thiện
Điều trị • Hăm tã kéo dài,không đáp ứng với các loại kem trị hăm tã, có thể phải cần điều trị bằng những loại kem thuốc đặc hiệu. Nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có quyết định điều trị đúng. • Không nên dùng các dung dịch sát khuẩn cho hăm tã • Nên cho trẻ đi tác khám nếu sẫn không cải thiện trong 1-2 tuần.
Những thông tin cần ghi nhớ • Hăm tả làm cho da trẻ đỏ và đau. Bé có thể khó chịu và quấy khóc. • Phòng ngừa hăm tả là việc quan trọng nhất. Nên giữ da trẻ sạch và khô bằng cách thay tã thường xuyên. • Dùng kem phủ để tránh nước tiểu và phân tiếp xúc với da • Tả mặc một lần loại tốt là tốt nhất. Nên cho trẻ có thời gian không mặc tã để giúp giảm hăm tả.
Bs. Huyên Thảo Theo: Parent’s Information – Nappy Rash - Royal Children’s Hospital, Melbourne, Australia
Quê Choa Plus - Một bài thơ nhận được nhiều đồng tình và cũng là một phần sự thật. Sau khi đọc xong bài thơ "Kỳ Anh kiên trung" của thầy giáo Nguyễn Tiến Chưởng đã có nhiều cảm nhận hay và xúc động từ độc giả, bài thơ là một trong số đó, chia sẻ cùng bạn đọc gần xa.
Bài thơ hay, hay vì lịch sử của ông cha xưa
Bởi tạo nên một Kỳ Anh thành bài ca hùng tráng.
Nhưng....
70 năm sau, không còn Kỳ Anh nữa
Đất Kỳ Thịnh, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Nam, Kỳ Lợi trở thành 2 dòng máu.
Bởi gái ham giàu, nên yêu chuộng người Trung.
Rể thành con, đất nó chiếm của chung,
Qua bao thế hệ, trẻ con lấy nhau thành dòng máu nó.
Rồi chuyện xảy ra...
Dân Bắc vào Nam nó chận ngay ở giữa.
Đảo nổi, đảo chìm nó cũng liếm hết trơn.
Trên Biên đánh xuống.
Ngoài Biển đánh vào luôn.
Miền Trung...
Đòn gánh đâu còn để Bắc vào Nam còn thêm chi viện.
Hô hào chi, ca tụng chi.
Bởi lịch sử Huyện đâu còn.
Và rồi đâu thấy lại cảnh nước non.
Như Bà Cố Huyện Thanh Quan từng ví.
Đèo Ngang nay, đâu còn túp lều tranh lí tí.
Giờ nhà cao tầng, nhiều dãy phố " Chữ Trung "
Để khi dân quê mình đi xa, khách lạ ghé miền Trung.
Lại tiếc thời Đèo Ngang xưa một thời lác đác.
Ôi! Đây đâu phải Kỳ Anh, mà đây thành phố Trung Hoa, hào hoa phố nhạc.
Quê Choa Plus - Thảm hoạ môi trường Minamata nằm phía tây đảo Kyushu, cực nam Nhật Bản, là một điển hình thế giới về nhiều phương diện. Minamata từ một địa danh trở thành tên gọi của một chứng bệnh do nhiễm độc kim loại nặng từ chất thải hoá học xả vào nguồn nước. Trong lịch sử nhân loại và lịch sử Nhật Bản, đây có thảm họa khủng khiếp do thủy ngân gây ảnh hưởng có thể so sánh với thảm họa hạt nhân ở Hiroshima hay Nagasaki.
Minamata là một thảm hoạ môi trường kéo dài hơn 59 năm , từ năm 1932 – 1997 (từ khi xả thải đến khi hệ sinh thái biển phục hồi), nhưng hệ quả bi đát của nó vẫn tồn tại đến tận ngày nay và là một trong bốn chứng bệnh lớn nhất tại Nhật do ô nhiễm chất thải hoá học gây ra. Minamata cũng là một án lệ môi trường điển hình với nhiều vụ kiện kéo dài từ năm 1959 tới tận hôm nay. Minamata cũng là một điển hình cho thấy vai trò của chính quyền khi chọn lựa giữa quyền lợi cộng đồng và quyền lợi của nhóm thiểu số.
Một giám đốc của Chisso đã từng là Thị trưởng của thành phố Minamata. Công ty Chisso càng có ảnh hưởng tới khu vực và người dân càng bị phụ thuộc vào sự phát triển của Chisso. Chisso đã là một trong những công ty góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng nhanh chóng của Nhật bản sau chiến tranh thế giới lần 2 . Từ 1912-1926, nước biển bị ô nhiễm do nước thải của Chisso đổ ra đã gây nên một số vấn đề môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, từ năm 1932-1968, công ty Chisso tiếp tục sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo. Tất nhiên trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân đã được sinh ra và cứ được đổ thẳng xuống biển mà không qua bất kì một sự xử lý nào . Thậm chí sau khi công ty Chisso biết rõ chính những nước thải của công ty họ gây nên căn bệnh Minamata, nhưng công ty vẫn không ngừng quá trình sản xuất của mình. Trong lần xét xử đầu tiên về căn bệnh Minamata, thái độ thờ ơ của Chisso đã bị chỉ trích kịch liệt .
Ngay từ năm 1908, khi tập đoàn Chisso mở nhà máy ở Minamata nước thải đã xả thẳng xuống vịnh và vùng biển quanh ngôi làng 10.000 dân này. Thiệt hại cho ngành ngư nghiệp là không thể tránh khỏi và hợp tác xã ngư nghiệp Minamata đã hai lần đòi Chisso bồi thường trước khi căn bệnh nhiễm độc thuỷ ngân bùng phát .
Sau các thương lượng trực tiếp vào năm 1926, Chisso đồng ý trả cho hợp tác xã khoản “tiền thông cảm” là 1.500 yen - khoảng 704 USD theo tỷ giá đương thời . Dùng thuật ngữ “tiền thông cảm” là cách Chisso tránh né nhận trách nhiệm gây thiệt hại và ngăn ngừa những khoản bồi hoàn về sau bằng cách thêm vào thoả thuận là không bao giờ kiện nữa. Kiểu chối bỏ trách nhiệm và những điều kiện ràng buộc của Chisso cứ tái diễn suốt bao lần đàm phán với ngư dân Minamata trong khi chất thải độc hại vẫn không ngừng xả xuống biển. Đến năm 1943, Chisso ký kết với ngư dân một thoả thuận khác chấp nhận thông cảm 152.500 yen cho các thiệt hại ngư nghiệp trong quá khứ và tương lai, m à tính chất bất bình đẳng của thoả thuận này lộ rõ trong các điều khoản.
Năm 1956 là năm cư dân địa phương bắt đầu biết đến hội chứng bệnh lạ ở Minamata. Không còn là một ngôi làng nữa, Minamata giờ đây đã là thành phố với 27.000 dân. Nhà máy Chisso tuyển dụng tới 60% lực lượng lao động của Minamata. Hàng loạt người dân lâu nay ăn cá không biết có nhiễm độc bỗng phát sinh những dấu hiệu kỳ lạ. Bệnh nhẹ thì á khẩu, đi đứng khó khăn, co giật. Những trường hợp cực độ có biểu hiện phát điên, tê liệt, hôn mê và chết sau vài tuần phát bệnh.
Đến lúc này thì lượng tôm cá đánh bắt ở Minamata đã sụt giảm chỉ còn không tới 10% so với trước. Chính quyền tỉnh Kumamoto cố gắng khống chế căn bệnh lạ lây lan bằng cách cấm bán hải sản đánh bắt từ vịnh Minamata nhưng không hề ban bố lệnh cấm đánh bắt. Ngư dân đánh bắt được cá nhưng không thể bán và không hề có chính sách hỗ trợ tài chính nào bồi hoàn cho họ.
Tháng 9 năm 1958, HTX ngư nghiệp Minamata kiến nghị chính quyền tỉnh hãy cấm đánh bắt cá toàn diện để ngư dân được hưởng quyền bồi thường thích đáng theo luật Ngư nghiệp và bộ luật Vệ sinh thực phẩm đương thời của Nhật Bản. Chính quyền không hề có phản ứng gì khác hơn là khuyên ngư dân đừng ăn tôm cá do họ đánh bắt từ vịnh Minamata. Không còn nguồn thu nhập nào khác, nhiều ngư dân không còn lựa chọn nào ngoại trừ ăn những thứ mà họ đánh bắt được dưới biển.
Thực tế, suốt lịch sử thảm hoạ Minamata, việc đánh bắt cá ở Minamata chưa bao giờ bị cấm về mặt pháp lý. Bất kể lệnh cấm bán cá ô nhiễm, mối ngờ vực về tính an toàn của tôm cá khu vực Minamata vẫn lan tràn trong dân chúng địa phương và đến tháng 6 năm 1959 thì nhiều doanh nghiệp buôn bán hải sản phải khánh tận vì không ai mua hải sản nữa. Tuyệt vọng vì chính quyền làm ngơ, hợp tác xã buộc phải điều đình trực tiếp với Chisso.
Ngày 6 tháng 8, 400 ngư dân hợp tác xã kéo tới nhà máy và gặp giám đốc Eiichi Nishida trong bầu không khí thù nghịch. Ngư dân đòi Chisso phải làm sạch vịnh Minamata, lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải và bồi thường 100 triệu yen, khoảng 278.000 USD. Đáp lại, giám đốc Nishida đề nghị một khoản “tiền thông cảm khẩn cấp” 500.000 yên cùng một lời hứa sẽ hội ý với chủ tịch tập đoàn Chisso ở Tokyo .
Sáu ngày sau, ngư dân lại kéo đến nhà máy tiếp tục đàm phán. Hai bên không đạt được thoả thuận nào ngoại trừ một chuyến khảo sát phối hợp về thực tế tình trạng ngư nghiệp ở Minamata để làm cơ sở đàm phán tiếp vào ngày 17 tháng 8. Sau chuyến khảo sát này, Chisso thừa nhận không còn khả năng đánh cá ở một số khu vực và đưa ra đề nghị cuối cùng 13 triệu yen - 36.100 USD .
Đề nghị bủn xỉn ấy khiến ngư dân phẫn nộ và nổi loạn. Lực lượng cảnh sát chống bạo loạn của thành phố phải ra tay can thiệp. Nishida và các nhân viên công ty thực tế trở thành con tin ngay trong nhà máy. Chỉ đến khi thị trưởng Todomu Nakamura đồng ý làm trung gian hoà giải giữa hai bên tranh chấp thì ngư dân mới rời khỏi khu vực Chisso.
Hội đồng hoà giải do thị trưởng Nakamura lập ra vào ngày 26 tháng 8 lại đưa ra phán quyết rất thiên vị Chisso. Theo đó, công ty này sẽ trả 20 triệu yen (55.600 USD) trực tiếp cho hợp tác xã và lập một ngân quỹ 15 triệu yen (41.700 USD) để phục hồi ngư nghiệp. Phán quyết này lại đi kèm với một tối hậu thư rằng nếu một trong hai bên bác bỏ đề nghị này thì hội đồng hoà giải sẽ chấm dứt ngay các hoạt động trung gian.
Ba ngày sau, phía hợp tác xã phản hồi : Nhằm kết thúc nỗi lo ngại của công dân, chúng tôi nuốt lệ chấp nhận .
Bài học Minamata trên truyền hình NHK Nhật Bản
Minamata là căn bệnh gì ? Minamata là căn bệnh gây ra khi ăn một lượng lớn cá, sò, h ải sản trong vùng biển bị ô nhiễm nặng vì methyl thủy ngân thải ra vịnh Minamata. Đây không phải là căn bệnh lây nhiễm, hoặc bị di truyền về sau.
Lần đầu tiên căn bệnh này được phát hiện vào năm 1956, và 12 năm sau (1968), chính phủ Nhật Bản mới chính thức thừa nhận, căn bệnh này cho công ty Chisso gây ra vì đã xả thải kim loại nặng thủy ngân khiến cá và hải sản nhiễm độc . Khi methyl thủy ngân xâm nhâp vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương. Các triệu chứng là chân và tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, mệt mỏi, ù tai, mắt mờ, điếc, nói lắp bắp…các hành động của cơ thể trở nên yếu ớt. Những bệnh nhân đầu tiên ở Minamata đã bị điên, bất tỉnh và chết một tháng sau khi bị mắc bệnh. Có những bệnh nhân bị mắc bệnh Minamata kinh niên, như là đau đầu, mệt mỏi thường xuyên, mất khả năng vị giác và khứu giác, hay quên…Những điều này biểu lộ không rõ nét nhưng làm cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. Nhiều người còn bị bệnh Minamata bẩm sinh khi mẹ của họ đã ăn cá bị ô nhiễm methyl thủy ngân khi đang mang thai họ, khiến cho họ sinh ra đã là người tàn tật.
Hàng trăm người không có khả năng nhận thức, sống dự hoàn toàn vào bố mẹ. Nhiều bào thai không thể hình thành, nhiều người con sinh ra chân tay bị co quắp cho đến ngày nay. Ngay cả với những nhà nhiếp ảnh, bệnh Minamata là một kí ức kinh hoàng. Đó là những hình ảnh người bệnh kêu la vì đau đớn, hình ảnh người co giật, sùi bọt mép, bại liệt cả đời sống trên xe lăn. Hay một số bệnh nhân bị mù, điếc, mất trí và mất thăng bằng.
Chưa một giải pháp nào có hiệu quả để chữa căn bệnh Minamata, nhưng các bác sĩ đã cố gắng làm giảm bớt những triệu chứng trên bằng những biện pháp tập luyện, trị liệu. Ngoài những tổn hại về mặt cơ thể con người, còn có những tổn hại về mặt xã hội nữa, chắc hạn có những sự phân biệt đối xử với những người mắc căn bệnh này.
Có bao nhiêu người đã mắc bệnh Minamata ? Cho đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn người. Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã được chính phủ công nhận. 10.625 người được Chính phủ bồi thường. Như vậy, theo Chính phủ Nhật thì có tổng cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay. Tuy nhiên có một số đã chết trước khi căn bệnh này được chính thức công bố, và nhiều người chưa kịp nộp đơn xin chứng nhận thì đã chết. Nhiều người thì không nộp đơn vì nhiều lý do, chính vì vậy mà không thể có được một số liệu chính xác về những bệnh nhân Minamata. Căn bệnh kiểu Minamata đã không chỉ xảy ra ở riêng vùng Minamata.
Thảm hoạ môi trường Minamata không chỉ là chuyện những con cá, tôm cua nghêu sò ốc hến nhiễm thủy ngân độc hại cỡ nào, mà còn muốn nói về hành trình đi tìm chân lý khoa học đã bị trắc trở ra sao bởi kim tiền thế lực, cùng với những nỗi đau mà nạn nhân phải chịu đựng. Câu chuyện bắt đầu thế này… Một ngày tháng tư năm 1956, một bé gái năm tuổi được đưa tới bệnh xá của nhà máy Chisso ở Minamata. Bé đi đứng run rẩy, ăn nói khó khăn, và bị co giật liên tục. Hai ngày sau, em gái của bé cũng nhập viện với triệu chứng tương tự. Mẹ của hai bé cho biết, nhiều trẻ em láng giềng cũng bị như thế. Bác sĩ cho rằng các biểu hiện này đều liên quan đến hệ thần kinh trung ương, và có thể đó là nạn dịch truyền nhiễm. Các bệnh nhân lập tức bị cô lập, buồn tủi và mặc cảm do sự phân biệt đối xử và xa lánh của cộng đồng địa phương.
Chưa hết, những con mèo bỗng lên cơn, múa may quay cuồng rồi chết. Trên trời quạ rơi xuống đất, mặt biển cá chết nổi lềnh bềnh, dưới biển rong tảo không thể sống…
Sự việc không còn đơn giản nữa. Trường Đại học Kumamoto được mời nhập cuộc. Kumamoto là tỉnh mà thành phố Minamata trực thuộc. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, ngoài các triệu chứng kể trên, nhiều người còn bị tê tay, tê chân, không tự cài được nút áo, mắt mờ, tai lãng, khó nuốt, co giật, hôn mê sâu và sau cùng tử vong. Vài tháng sau đó, 40 bệnh nhân được ghi nhận, 14 người trong số đó đã chết.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy bệnh nhân đều là những người dân sống ở làng chài ven vịnh Minamata, và đều ăn cá, tôm cua sò ốc hến ở đó. Họ cho rằng, có thể là do ngộ độc thực phẩm, và có lẽ là do kim loại nặng.
Nhưng kim loại nặng thì nhiều loại lắm: đồng, chì, thủy ngân, mangan, arsenic, selenium, thallium. Trong đó mangan bị “chiếu tướng” kỹ nhất vì dư lượng khá cao được tìm thấy trong cá. Tuy nhiên, triệu chứng do ngộ độc các kim loại nặng nêu trên (trừ thủy ngân), không giống với những gì quan sát được nơi những bệnh nhân ở Minamata.
Sự việc cứ lình xình như thế, hết giả thuyết này đến giả thuyết nọ, chẳng đi đến đâu. Gần hai năm sau, tháng ba năm 1958, một nhà thần kinh học người Anh, Douglas McAlpine sau chuyến viếng thăm Minamata, mới nêu ý kiến, các triệu chứng của Minamata rất giống với ngộ độc thủy ngân hữu cơ, và cho lời khuyên, nên hướng nghiên cứu tập trung vào thủ phạm này.
Mẫu tóc của bệnh nhân và cư dân vùng Minamata được đem đi xét nghiệm. Mức thủy ngân ở bệnh nhân là 705 ppm max, và cư dân (chưa phát bệnh) là 191 ppm. Trong khi mức trung bình của cư dân ngoài vùng Minamata chỉ có 4 ppm. Một sự chênh lệch khủng khiếp!
Nghêu sò ốc hến tôm cua cá biển ở vùng vịnh Minamata cũng được đem xét nghiệm. Bùn cặn nơi đây có mức thủy ngân rất cao, nhưng cao nhất là ở vùng xả thải của nhà máy Chisso, và giảm dần khi đổ ra biển. Ở gần miệng cống thải, không thể tưởng tượng nổi, mức thủy ngân tìm thấy trong bùn cặn lên tới 2 kg/tấn. Đây phải xem là “mỏ thủy ngân” rồi chứ đâu còn là chất thải. Chuyện thật như đùa, sau này công ty Chisso cho tái chế đống bùn này để lấy thủy ngân đem bán.
Tập đoàn Chisso là ai? Chisso là một trong những công ty hóa chất hàng đầu của Nhật Bản, thành lập năm 1908, và có nhà máy đặt tại Minamata. Ban đầu, Chisso chỉ sản xuất phân bón, sau mới sản xuất thêm nhiều loại hóa chất khác, trong đó có chất acetaldehyde, liên quan tới thủy ngân.
Năm 1932, Chisso mới bắt đầu sản xuất acetaldehyde ở mức 210 tấn/năm, và tăng dần lên tới 45.245 tấn vào năm 1960. Công nghệ sản xuất acetaldehyde đòi hỏi phải dùng nhiều loại chất xúc tác, trong đó có sulfate thủy ngân và ôxít mangan. Năm 1951, Chisso đã thay ôxít mangan bằng sulfur sắt (III) để có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên phản ứng phụ trong chuỗi xúc tác này tạo ra methyl thủy ngân, một dạng thuỷ ngân hữu cơ độc hại nhất, độc hơn sulfate thủy ngân nhiều.
Như vậy, Chisso đã bắt xả đầu thải thủy ngân ra vịnh Minamata từ năm 1932. Cùng với sản lượng tăng dần, và tai hại nhất là năm 1951 xả thêm methyl thủy ngân, và cho mãi đến năm 1968 mới ngưng công nghệ “đổi chất xúc tác” này. Thảm họa Minamata bùng nổ từ năm 1956.
Vào thập niên 1950, hiểu biết của khoa học về ngộ độc của thủy ngân và những hợp chất của nó còn hạn chế nhiều, chỉ luẩn quẩn trong phòng thí nghiệm hoặc ở quy mô nhỏ, chứ còn ô nhiễm do xả thải công nghiệp ở diện rộng, rồi ngộ độc qua tôm cá, và chỉ đích danh được methyl thủy ngân là thủ phạm là điều không dễ dàng. Và cũng vì không dễ dàng, nên khoa học mới bị nhập nhằng đổi trắng thay đen.
Và cũng nên biết rằng, những năm 1950, 1960, dân Nhật đang nỗ lực rất nhiều để xây dựng lại công nghiệp và phát triển kinh tế gần như từ số không sau khi thất trận ở thế chiến II. Thế nên thành công của Chisso là niềm tự hào của cả dân tộc Nhật lúc đó. Những nạn nhân đòi hỏi bồi thường và những người liên quan đều bị dư luận Nhật xem là những kẻ phá rối.
Những con tim chân chính vì chân lý Khi nhóm nghiên cứu của đại học Kumamoto đến làm việc, Chisso đã bỏ mặc họ muốn làm gì thì làm, muốn đoán sao thì đoán, chứ không cho biết công nghệ ra sao, đã sử dụng những chất gì, hay chất nào đáng ngờ nhất. Lý do đây là bí mật công nghệ, mà niềm tự hào dân tộc đã nâng cấp thành “bí mật quốc gia”. Tất cả công nhân viên Chisso đều nhiệt tình che đậy sự thật.
Bác sĩ Hosokawa, giám đốc bệnh xá nhà máy đã làm thí nghiệm bằng cách cho những con mèo lành mạnh ăn thức ăn có trộn nước thải từ Chisso. Hơn 70 ngày sau, những con mèo này biểu hiện triệu chứng múa may cuồng loạn và chết. Chisso ra lệnh ngưng thí nghiệm và không được phép tiết lộ ra ngoài. Thực nghiệm của Hosokawa tuy không chỉ được đích danh thủ phạm là methyl thủy ngân, nhưng cũng chỉ ra được mối quan hệ giữa chất xả thải của Chisso và thảm họa đang xảy ra.
Ô nhiễm thuỷ ngân do con người gây ra: Các nhà máy nhiệt điện (đốt than) chiếm nhiều nhất (65%), khai thác vàng (11%), luyện sắt thép, xi măng, pin, đèn huỳnh quang,… thải thủy ngân ra không khí, ao hồ, sông biển… Thủy ngân dù ở dạng nguyên tố (Hg), hay dạng muối vô cơ, khi đi vào nguồn nước đa số đều bị các vi sinh vật chuyển hoá thành methyl thủy ngân, tích tụ trong rong tảo. Đây là dạng độc hại nhất của thuỷ ngân trong thực phẩm.
Sau này, bác sĩ Hosokawa, trước khi chết vì ung thư đã ra làm chứng trước tòa, và là nhân chứng sáng giá nhất trong vụ kiện đòi đền bù.
Khi biết nhóm nghiên cứu của Đại học Kumamoto sẽ tập trung khảo sát và lấy mẫu ở khu vực cảng Hyakkken, nơi Chisso xả thải. Chisso ngưng xả theo hướng đó, mà cho xả trực tiếp xuống sông Minamata luôn. Hậu quả là ô nhiễm lan rộng hơn đến các khu vực lân cận. Cá chết, người bệnh tràn lan thêm. Bất chấp đến thế là cùng!
Tìm cách đánh lạc hướng khảo sát của Đại học Kumamoto đang nhắm vào methyl thủy ngân, Chisso đã“móc nối” với Bộ Ngoại thương và Kỹ nghệ và Hiệp hội Kỹ nghệ hóa chất Nhật Bản để tài trợ cho những nghiên cứu khác, nhằm chứng tỏ căn bệnh thần kinh đó là do nguyên nhân khác chứ không phải do nước thải của Chisso, và rằng nhà máy Chisso cần thiết tiếp tục hoạt động.
Chưa hết, Chisso còn vận động để chính phủ cắt luôn tài trợ nghiên cứu về bệnh Minamata của Đại học Kumamoto, nhưng nhóm khoa học gia“ngoan cố”của Kumamoto vẫn âm thầm đi tiếp công việc của mình. Năm 1962, giáo sư Irigayama đã tách được methyl thủy ngân từ trong hệ xúc tác thải ra của Chisso khi sản xuất acetaldehyde. Chân lý đã sáng tỏ, nhưng là thứ chân lý hẩm hiu, vùi dập. Cộng đồng khoa học Nhật hồi đó đã nhắm mắt làm ngơ với chân lý methyl thủy ngân.
Chỉ đến tháng sáu năm 1965, một thảm họa tương tự như Mianmata xảy ra ở thành phố Niigata (cách xa Minamata). Hai nhà máy sản xuất acetaldehyde ở đây đã xả thải ra thượng nguồn sông Agano. Hậu quả là cư dân và động vật ở hạ nguồn Agano mắc bệnh và có những triệu chứng tương tự như ở Minamata. Chân lý ngộ độc methyl thủy ngân không thể bị vùi dập được nữa.
Vào giai đoạn đầu khi bệnh bùng phát, chính phủ và công ty đã thiếu thiện chí trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực, giải quyết, phòng chống ô nhiễm và bồi thường thiệt hại khiến cho đời sống ngư dân điêu đứng, có người phải đi ăn xin, toan tính tự tử và nhiều người rời bỏ Minamata do tuyệt vọng.
Vì muốn trốn tránh trách nhiệm, Nippon Chisso đã không chỉ từ chối cung cấp mẫu phân tích nước thải mà còn không công khai sản phẩm và qui trình sản xuất với lý do bí mật kinh doanh đồng thời để cho học giả của nhà nước viện dẫn các nguyên nhân thiếu trung thực hòng lung lạc dư luận mà chạy tội.
Tình trạng này dần được cải thiện với sự cố gắng của xã hội dân sự không có vị thế chính trị như bác sĩ Narada Masazumi, nhà văn Ishimurei Michiko xuất thân Minamata, hóa học gia Ui Jun trợ giảng đại học Tokyo, đạo diễn điện ảnh Tsuchimoto Noriaki, nhiếp ảnh gia Kuwahara Fuminari v.v… giúp cho sự thật về bệnh Minamata ngày càng được phơi bày trước ánh sáng khi các cuộc biểu tình và phong trào dân sinh đã lôi cuốn dư luận toàn nước Nhật.
Đã 60 năm kể từ khi những nạn nhân đầu tiên về ngộ độc thủy ngân được phát hiện ở Minamata do xả thải công nghiệp. Nhìn lại để thấy, chân lý khoa học không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đôi khi nó cũng chịu chung số phận bầm dập như nạn nhân ô nhiễm.
Điều gì đã xảy ra với vịnh Minamata ? Theo Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), thảm họa sinh thái ở Minamata là một trường hợp điển hình của ô nhiễm kim loại, vốn là một dạng ô nhiễm cực kỳ khó xử lý với hậu quả kéo dài vì kim loại không tự tiêu hủy được. Khi con người ăn hải sản nhiễm thủy ngân, kim loại này cũng tích tụ lại và dần tàn phá hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. 18 năm sau khi bệnh bùng phát, quyết đinh tái sinh vịnh Minamata mới được đưa ra. Nhằm để ngăn chặn những con cá đã bị nhiễm độc, và bảo vệ người dân, tỉnh Kumamoto đã thả lưới ở cửa ra vào vịnh Minamata vào năm 1974 và vận động việc đánh cá nằm trong vịnh. Công ty Chisso đã mua lại số cá này và đem đi tiêu hủy. Quá trình đánh bắt tiêu hủy này mất 23 năm mới hoàn thành. Lòng vịnh Minamata đã được nạo vét suốt 13 năm và tiêu phí tới 48.5 tỉ yên, những chi phí này do tỉnh Kumamoto đảm nhiệm. Sau khi được cải tạo, chất lượng nước trong vịnh Minamata đã trở thành một trong những nơi đứng đầu trong tỉnh Kumamoto về độ trong và độ sạch, vì vậy mọi người ngày nay có thể bơi lội hoặc chơi các môn thể thao dưới nước một cách an toàn ở đó. Từ khi Chisso ngừng x ả thải, nồng độ thủy ngân trong cá và sò trong vịnh Minamata càng ngày càng giảm xuống. Tháng 10/1994, tỉnh Kumamoto đã khẳng định lượng thủy ngân năm trong các loài cá tại vịnh Minamata đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn quốc gia là 0,4 ppm. Và đến tháng 6/1997, tỉnh Kumamoto đã tuyên bố Minamata trở lại an toàn và toàn bộ những tấm lưới trên được dỡ bỏ. Ngày nay, toàn bộ cá ở trong vịnh đều đảm bảo an toàn giống như những loài cá ở ngoài vịnh. Tuy những tấm lưới trên đã được dỡ bỏ, Nhưng những cuộc điều tra về nồng độ thủy ngân trong các loài cá và sò trong vịnh Minamata đều được tiến hành mỗi năm 2 lần và sẽ kéo dài trong suốt 3 năm tới nữa. Các số liệu về Minamata là bài học rút ra cho không chỉ người Nhật và còn cho nhiều nước trên thế giới về việc môi trường bị tàn phá và sức khỏe con người bị ảnh hưởng trên diện rộng. Chính vì vậy mà căn bệnh Minamata cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa .
Về những bệnh nhân Minamata ? Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ khi căn bệnh Minamata bùng phát, với các bệnh nhân, 60 năm qua là quãng thời gian của sự khó khăn trong đời sống và gian nan đấu tranh trong những phiên tòa và những cuộc thương lượng. Chưa có giải pháp nào chữa hoàn toàn được căn bệnh Minamata. Phần lớn các bệnh nhân hàng ngày phải đến bệnh viện để chữa trị và phục hồi. Hiện nay khi các bệnh nhân trở nên già hơn, số người phải nằm tại viện hoặc cần sự trợ giúp tại gia đình cũng tăng lên. Trong xã hội đang già đi của Nhật Bản, những bệnh nhân này muốn được sống yên ổn cùng mọi người trong xã hội mà không phải bị lo lắng gì để học cách sống cùng với bệnh tật. Tuy nhiên vẫn có một số định kiến và hiểu lầm về căn bệnh Minamata này vẫn còn tồn tại. Nhiều người đã phải dấu họ là bệnh nhân Minamata, thậm chí ngay với cả người thân trong gia đình. Một số người thì cống hiến cho các hoạt động như kể về giai đoạn trải qua căn bệnh của mình và những bài học cho các thế hệ trong tương lai, hy vọng rằng căn bệnh Minamata sẽ không được phép xảy ra ở bất kì nơi nào nữa .
Hiện nay tập đoàn Chisso có trụ sở ở Tokyo và có ba nhà máy khác ở Chiba, Okkayama và nhà máy ở Minamata. Các sản phẩm chính của Chiso là pha lê lỏng, các chất bảo quản, các chất chống sấy khô, phân hóa học, nhựa thông nhân tạo, và một số sản phẩm khác nữa. Nhà máy ở Minamata có 554 người vào tháng 10/2002 và Chisso vẫn là một công ty quan trọng ở Minamata. Chisso đang có bổn phận phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây nên căn bệnh Minamata. Từ 1975 việc quản lý của Chisso gặp khó khăn, tỉnh Kumamoto đã phải giúp đỡ công ty Chisso bồi thường thiệt hại từ vốn cho vay của tỉnh đến năm 2000. Tổng cộng Chisso phải bồi thường số tiền là 260 tỉ yên, chính vì vậy Chính phủ Nhật cũng phải ra tay giúp Chisso trả dần số tiền trên từ tháng 2/2002 cho đến khi tự Chisso có thể trả được số tiền nợ trên . Chisso vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc trả phí tổn điều trị cho bệnh nhân Minamata và những thiệt hại cho đời sống của họ.
Lời kết Khi bệnh Minamata xảy ra ở Nhật thì
- Chính phủ và nhà máy gây ô nhiễm đều nói đây không phải lỗi của họ. Ngăn cấm người dân biểu tình. - Người dân đã làm gì. Họ xuống đường tuần hành với những biểu ngữ "病気のお金を払ってください” Trả tiền cho người bệnh đi ”汚水を流さない”Ngừng xả thải ”汚水を流したら、逮捕してください”Bỏ tù nếu xả nước bẩn Báo chí Nhật được tự do đăng tin. Người dân cả nước phẫn nộ. Họ không ngồi im chờ chết. Họ cũng từng bị chính quyền bắt bớ đánh đập. Họ cũng đã phải đấu tranh đòi quyền lợi của mình. Họ phải tự đòi vì không có ai cho họ cả.
GSTS Tonoka nói chuyện về Minamata tại Aoumi Day. Công viên Yoyogi, Tokyo
Bệnh Minamata cho đến nay, sau 61 năm, vẫn chưa được giải quyết triệt để hoàn toàn hậu quả. Tuy nhiên, cùng với nền dân chủ của mình, Nhật Bản đã tiến một bước khá xa so với tình trạng bi thảm ban đầu. Sau đây là những nguyên lý căn bản góp phần giải quyết thảm họa ô nhiễm công nghiệp môi trường biển lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại này do các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản đưa ra:
① Tự do báo chí, xuất bản, ngôn luận: góp phần hình thành dư luận, truyền bá các thông điệp làm chín muồi cao trào tranh đấu tập thể khiến chính quyền địa phương lẫn chính quyền trung ương và cả Tòa án phải nhập cuộc. Quyền biểu đạt ý kiến chính là ngòi nổ đầu tiên của các diễn biến liên hoàn sau đó.
② Tự do hội họp, lập hội: tiếng nói của từng cá nhân trong xã hội vốn nhỏ bé, giới hạn, nhưng những người trẻ tuổi, không đảng phái, không bị ràng buộc vào một định chế chính trị nào đã nhanh chóng góp mặt để cùng hành động với bệnh nhân tọa kháng trước trụ sở chính của Nippon Chisso và thành lập từng tổ chức nhỏ, hội họp ở các nơi, phát tờ rơi, biểu tình tuần hành nâng cao và mở rộng khí thế của phong trào đấu tranh. Tự do hội họp, lập hội - một nguyên tắc lớn của chủ nghĩa dân chủ - đã là chiếc khiên chắn cho những người tranh đấu giải quyết vấn đề bệnh Minamata.
③ Tam quyền phân lập, khống chế và cân đối: nhân dân trực tiếp bầu cử lựa chọn đại biểu quốc hội lập pháp. Chính phủ hành pháp được thành lập bởi đảng có đa số đại biểu, vì thế phải hành động phù hợp với dư luận xã hội. Mặt khác, một quyền lực nữa của tam quyền phân lập là Tòa án Nhật Bản cũng đã có vai trò quan trọng và hữu hiệu trong việc thẩm tra pháp luật và giải quyết các loại tranh chấp chiếu theo pháp luật. Các bản án của Tòa án tối cao, tòa án tỉnh Kumamoto đã công nhận trách nhiệm của chính quyền trung ương và tỉnh Kumamoto là những bằng chứng cho thấy vai trò uy nghiêm của Tư pháp (Năm 2004, Tòa án tối cao Nhật Bản ra phán quyết thừa nhận chính phủ nước này và chính quyền địa phương đã không đưa ra biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn thảm họa ở Minamata) . Với quan hệ khống chế và cân đối có trao đổi bàn luận nghiêm túc qua lại, tam quyền phân lập là hình mẫu lý tưởng để chính trị dân chủ ngày càng thẩm thấu vào đời sống hiện thực.
Minamata là căn bệnh gây ra do con người ăn cá và sò từ vùng biển bị ô nhiễm nặng nề bởi công ty Chisso thải methyl thủy ngân ra biển. Cùng thời gian đó, sự xung đột và thù địch giữa người với người trong cộng đồng cũng bung phát.
Mọi công dân của Minamata nhận ra rằng, nước và thức ăn là rất cần thiết cho cuộc sống, và là vô giá. Ngành xây dựng và công nghiệp không thể được cho phép tàn phá môi trường.
Sự sản xuất hàng loạt, tiêu thụ hàng loạt làm cho cuộc sống của chúng ta thuận tiện hơn, thịnh vượng hơn, nhưng cũng sinh ra hàng loạt rác thải. Tuy nhiên môi trường và sức khỏe của chúng ta phải chịu đựng với những cột khói thải khổng lồ, phân hóa học trong nông nghiệp, những hóa chất bảo quản và hàng loạt những hóa chất độc hại khác. Chúng ta không thể chỉ nghĩ đến cuộc sống vật chất giàu có đơn thuần của chúng ta mà không tham khảo đến mối liên quan với các nước khác. Bệnh Minamata cho chúng ta thấy rằng con người vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân.
Bệnh Minamata còn cho chúng ta thấy rằng, để cùng tồn tại với tự nhiên, dựa trên quan điểm chúng ta phải sống đền đáp lại thiên nhiên, nghĩ về mối quan hệ với mọi người, sông hồ, biển, về những loại thức ăn an toàn, giảm bớt rác thải ở nhà và rác thải công nghiệp, phải phát triển kĩ thuật tái chế, và giải quyết các vấn đề của địa cầu
Một điều quan trọng để chúng ta nhận biết ở đây là những sai lầm như Chisso đã mắc phải ở Minamata sẽ không thể được phép xảy ra ở bất kì nơi nào nữa . Để có sự hiện đại như ngày nay, trong quá trình phát triển kinh tế của mình, người Nhật cũng đã từng phải trả những giá đắt. Việc tránh được trả giá về môi trường vừa có được kinh tế phát triển đó là lợi thế vừa là điều bắt buộc của những nước phát triển sau như Việt Nam
Khi tiến hành công nghiệp hoá người ta luôn phải trả giá, đó là suy nghĩ của những thập niên trước. Ngày nay con người đã thông minh hơn, 1 quốc gia có thể chọn con đường tăng trưởng GDP mà giá trả cho sự huỷ hoại môi trường thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trước đây đã phải trả. Nhưng nếu giáo dục, tri thức không được khai phóng thì chúng ta luôn phải lựa chọn: phát triển hay môi trường.
NewVnNews - Thảm hoạ môi trường Minamata nằm phía tây đảo Kyushu, cực nam Nhật Bản, là một điển hình thế giới về nhiều phương diện. Minamata từ một địa danh trở thành tên gọi của một chứng bệnh do nhiễm độc thuỷ ngân từ chất thải hoá học xả vào nguồn nước.
Minamata là một thảm hoạ môi trường kéo dài hơn 30 năm , từ năm 1932 – 1968 , nhưng hệ quả bi đát của nó vẫn tồn tại đến tận ngày nay và là một trong bốn chứng bệnh lớn nhất tại Nhật do ô nhiễm chất thải hoá học gây ra.
Minamata cũng là một án lệ môi trường điển hình với nhiều vụ kiện kéo dài từ năm 1959 tới tận hôm nay.
Minamata cũng là một điển hình cho thấy vai trò của chính quyền khi chọn lựa giữa quyền lợi cộng đồng và quyền lợi của nhóm thiểu số. Ngay từ năm 1908, khi tập đoàn Chisso mở nhà máy ở Minamata nước thải đã xả thẳng xuống vịnh và vùng biển quanh ngôi làng 10.000 dân này. Thiệt hại cho ngành ngư nghiệp là không thể tránh khỏi và hợp tác xã ngư nghiệp Minamata đã hai lần đòi Chisso bồi thường trước khi căn bệnh nhiễm độc thuỷ ngân bùng phát .
Sau các thương lượng trực tiếp vào năm 1926, Chisso đồng ý trả cho hợp tác xã khoản “tiền thông cảm” là 1.500 yen - khoảng 704 USD theo tỷ giá đương thời . Dùng thuật ngữ “tiền thông cảm” là cách Chisso tránh né nhận trách nhiệm gây thiệt hại và tập đoàn này tìm cách ngăn ngừa những khoản bồi hoàn về sau bằng cách thêm vào thoả thuận với hợp tác xã một điều khoản là không bao giờ kiện nữa . Kiểu chối bỏ trách nhiệm và những điều kiện ràng buộc của Chisso cứ tái diễn suốt bao lần đàm phán với ngư dân Minamata trong khi chất thải độc hại vẫn không ngừng xả xuống biển.
Đến năm 1943, Chisso ký kết với ngư dân một thoả thuận khác chấp nhận thông cảm 152.500 yen cho các thiệt hại ngư nghiệp trong quá khứ và tương lai . Tuy nhiên, tính chất bất bình đẳng của thoả thuận này lộ rõ trong các điều khoản buộc ngư dân địa phương phải nhìn nhận tầm quan trọng của Chisso đối với sự thịnh vượng của Minamata và nhu cầu hợp tác để không gây phương hại cho các hoạt động của Chisso .
Năm 1956 là năm cư dân địa phương bắt đầu biết đến hội chứng bệnh lạ ở Minamata. Không còn là một ngôi làng nữa, Minamata giờ đây đã là thành phố của một công ty với 50.000 dân. Nhà máy Chisso tuyển dụng tới 60% lực lượng lao động của Minamata. Hàng loạt người dân lâu nay ăn cá nhiễm độc thuỷ ngân bỗng phát sinh những dấu hiệu kỳ lạ. Bệnh nhẹ thì á khẩu, đi đứng khó khăn, co giật. Những trường hợp cực độ có biểu hiện phát điên, tê liệt, hôn mê và chết sau vài tuần phát bệnh.
Đến lúc này thì lượng tôm cá đánh bắt ở Minamata đã sụt giảm chỉ còn không tới 10% so với trước. Chính quyền tỉnh Kumamoto cố gắng khống chế căn bệnh lạ lây lan bằng cách cấm bán hải sản đánh bắt từ vịnh Minamata nhưng không hề ban bố lịnh cấm đánh bắt. Ngư dân đánh bắt được cá nhưng không thể bán và không hề có chính sách hỗ trợ tài chính nào bồi hoàn cho họ.
Tháng 9 năm 1958, hợp tác xã ngư nghiệp Minamata kiến nghị chính quyền cấp tỉnh hãy cấm đánh bắt cá toàn diện để ngư dân được hưởng quyền bồi thường thích đáng theo luật Ngư nghiệp và bộ luật Vệ sinh thực phẩm đương thời của Nhật Bản. Chính quyền không hề có phản ứng gì khác hơn là khuyên ngư dân đừng ăn tôm cá do họ đánh bắt từ vịnh Minamata. Không còn nguồn thu nhập nào khác, nhiều ngư dân không còn lựa chọn nào ngoại trừ ăn những thứ mà họ đánh bắt được dưới biển.
Thực tế, suốt lịch sử thảm hoạ Minamata, việc đánh bắt cá ở Minamata chưa bao giờ bị cấm về mặt pháp lý. Bất kể lệnh cấm bán cá ô nhiễm, mối ngờ vực về tính an toàn của tôm cá khu vực Minamata vẫn lan tràn trong dân chúng địa phương và đến tháng 6 năm 1959 thì nhiều doanh nghiệp buôn bán hải sản phải khánh tận vì không ai mua hải sản nữa. Tuyệt vọng vì chính quyền làm ngơ, hợp tác xã buộc phải điều đình trực tiếp với Chisso.
Ngày 6 tháng 8 , 400 ngư dân hợp tác xã kéo tới nhà máy và gặp giám đốc Eiichi Nishida trong bầu không khí thù nghịch. Ngư dân đòi Chisso phải làm sạch vịnh Minamata, lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải và bồi thường 100 triệu yen , khoảng 278.000 USD . Đáp lại, giám đốc Nishida đề nghị một khoản “tiền thông cảm khẩn cấp” 500.000 yên cùng một lời hứa sẽ hội ý với tổng văn phòng tập đoàn Chisso ở Tokyo .
Sáu ngày sau, ngư dân lại kéo đến nhà máy tiếp tục đàm phán. Hai bên không đạt được thoả thuận nào ngoại trừ một chuyến khảo sát phối hợp về thực tế tình trạng ngư nghiệp ở Minamata để làm cơ sở đàm phán tiếp vào ngày 17 tháng 8. Sau chuyến khảo sát này, Chisso thừa nhận không còn khả năng đánh cá ở một số khu vực và đưa ra đề nghị cuối cùng 13 triệu yen - 36.100 USD .
Đề nghị bủn xỉn ấy khiến ngư dân phẫn nộ và nổi loạn. Lực lượng cảnh sát chống bạo loạn của thành phố phải ra tay can thiệp. Nishida và các nhân viên công ty thực tế trở thành con tin ngay trong nhà máy. Chỉ đến khi thị trưởng Todomu Nakamura đồng ý làm trung gian hoà giải giữa hai bên tranh chấp thì ngư dân mới rời khỏi khu vực Chisso.
Hội đồng hoà giải do thị trưởng Nakamura lập ra vào ngày 26 tháng 8 lại đưa ra phán quyết rất thiên vị Chisso. Theo đó, công ty này sẽ trả 20 triệu yen - 55.600 USD trực tiếp cho hợp tác xã và lập một ngân quỹ 15 triệu yen - 41.700 USD để phục hồi ngư nghiệp. Phán quyết này lại đi kèm với một tối hậu thư rằng nếu một trong hai bên bác bỏ đề nghị này thì hội đồng hoà giải sẽ chấm dứt ngay các hoạt động trung gian.
Ba ngày sau, phía hợp tác xã phản hồi : Nhằm kết thúc nỗi lo ngại của công dân, chúng tôi nuốt lệ chấp nhận . Minamata là căn bệnh gì ? Minamata là căn bệnh gây ra khi ăn một lượng lớn cá và sò trong vùng biển bị ô nhiễm nặng vì methyl thủy ngân thải ra vịnh Minamata. Đây không phải là căn bệnh lây nhiễm, hoặc bị di truyền về sau.
Lần đầu tiên căn bệnh này được phát hiện tại Minamata thuộc tỉnh Kumamoto và năm 1956, và năm 1968, chính phủ Nhật bản đã chính thức tuyên bố, căn bệnh này cho công ty Chisso gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường. Khi methyl thủy ngân xâm nhâp vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương. Các triệu chứng là chân và tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, mệt mỏi, ù tai, mắt mờ, điếc, nói lắp bắp…các hành động của cơ thể trở nên yếu ớt. Những bệnh nhân đầu tiên ở Minamata đã bị điên, bất tỉnh và chết một tháng sau khi bị mắc bệnh. Có những bệnh nhân bị mắc bệnh Minamata kinh niên, như là đau đầu, mệt mỏi thường xuyên, mất khả năng vị giác và khứu giác, hay quên…Những điều này biểu lộ không rõ nét nhưng làm cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. Nhiều người còn bị bệnh Minamata bẩm sinh khi mẹ của họ đã ăn cá bị ô nhiễm methyl thủy ngân khi đang mang thai họ, khiến cho họ sinh ra đã là người tàn tật.
Chưa một giải pháp nào có hiệu quả để chữa căn bệnh Minamata, nhưng các bác sĩ đã cố gắng làm giảm bớt những triệu chứng trên bằng những biện pháp tập luyện, trị liệu. Ngoài những tổn hại về mặt cơ thể con người, còn có những tổn hại về mặt xã hội nữa, chắc hạn có những sự phân biệt đối xử với những người mắc căn bệnh này.
Thủy ngân hữu cơ là gì ? Con người đã có một lịch sử lâu dài với thủy ngân. Ở Nhật bản, thủy ngân được sử dụng cùng với vàng để dát lên bức tượng Phật khổng lồ ở Nara, trong thời Edo, thủy ngân được sử dụng để chế thuốc và bột bôi mặt. Tại Nhật, những nơi có tên là Niu chỉ đây là những khu vực mà thủy ngân đã được sản xuất và sử dụng . Thủy ngân được phân ra làm hai loại: Thủy ngân hữu cơ và vô cơ. Thủy ngân kim loại, là loại thủy ngân vô cơ, được dùng trong nhiều sản phẩm quen thuộc như đèn huỳnh quang, ác qui, nhiệt kế . Methyl thủy ngân gây nên căn bệnh Minamata là một loại của thủy ngân hữu cơ. Đây lào một loại bột trắng và có mùi giống như mùi lưu huỳnh bốc lên từ các suối nước nóng. Methyl thủy ngân dễ dàng được dạ dày và ruột hấp thụ và chuyển theo đường máu tới não, gan, thận và thậm chí nhau thai. Methyl thủy ngân cực kì độc và gây nên những hậu quả khôn lường.
Có bao nhiêu người đã mắc bệnh Minamata ? Cho đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn người. Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã được chính phủ công nhận. 10.625 người sau khi được chứng nhận là bệnh nhân Minamata đã được Chính phủ bồi thường. Như vậy, theo Chính phủ Nhật thì có tổng cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay. Tuy nhiên có một số đã chết trước khi căn bệnh này được chính thức khám phá, và nhiều người chưa kịp nộp đơn xin chứng nhận thì đã chết. Nhiều người thì không nộp đơn vì nhiều lý do, chính vì vậy mà không thể có được một số liệu chính xác về những bệnh nhân Minamata. Căn bệnh kiểu Minamata đã không chỉ xảy ra ở riêng vùng Minamata. Năm 1965 bệnh Minamata đã bùng phát dọc theo con sông Agano thuộc tỉnh Nigata, do công ty Showa Denko thải thủy ngân xuống. Những căn bệnh tương tự do bị nhiễm độc thủy ngân cũng đã xảy ra ở Trung Quốc và Canada. Trong những năm gần đây, sông và hồ vùng Amazon và Tanzania bị nhiễm thủy ngân cũng đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Công ty Chisso là công ty gì ? Chisso đầu tiên là một công ty nhà máy thủy điện vào thời Meiji (1908). Sau đó, công ty này xây dựng một nhà máy sản xuất các bua tại Minamata. Sau đó công ty này có một thời gian dài sản xuất phân hóa học, và là một trong những công ty hóa chất hàng đầu của Nhật Bản . Khi công ty Chisso phát triển quá trình sản xuất của mình tại Minamata và Minamata đã trở thành một trong những thành phố công nghiệp hàng đầu ở tỉnh Kumamoto, nhưng quá trình ô nhiễm do công ty Chisso gây nên thì ngày càng tăng. Một giám đốc của công ty Chisso đã từng là Thị trưởng của thành phố Minamata. Công ty Chisso càng có ảnh hưởng tới khu vực và người dân càng bị phụ thuộc vào sự phát triển của Chisso . Ngoài các loại phân hóa học, Chisso còn sản xuất axit acetic, vinyl chloride và các loại chất dẻo. Chisso đã là một trong những công ty góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng nhanh chóng của Nhật bản sau chiến tranh thế giới lần 2 . Từ thời Taisho (1912-1926), nước biển bị ô nhiễm do nước thải của Chisso đổ ra đã gây nên một số vấn đề. Tuy nhiên, từ năm 1932-1968, công ty Chisso tiếp tục sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo. Tất nhiên trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân đã được sinh ra và cứ được đổ thẳng xuống biển mà không qua bất kì một sự xử lý nào . Thậm chí sau khi công ty Chisso biết rõ chính những nước thải của công ty họ gây nên căn bệnh Minamata, nhưng công ty vẫn không ngừng quá trình sản xuất của mình. Trong lần xét xử đầu tiên về căn bệnh Minamata, thái độ thờ ơ của Chisso đã bị chỉ trích kịch liệt .
Điều gì đã xảy ra với vịnh Minamata ? Sự ô nhiễm đã làm nồng độ thủy ngân có trong nước biển của vịnh Minamata vượt quá 25 ppm. Lòng vịnh Minamata đã được nạo vét suốt 14 năm và tiêu phí tới 48.5 tỉ yên, những chi phí này do tỉnh Kumamoto đảm nhiệm. Sau khi được cải tạo, chất lượng nước trong vịnh Minamata đã trở thành một trong những nơi đứng đầu trong tỉnh Kumamoto về độ trong và độ sạch, vì vậy mọi người ngày nay có thể bơi lội hoặc chơi các môn thể thao dưới nước một cách an toàn ở đó. Nhằm để ngăn chặn những con cá đã bị nhiễm độc, và bảo vệ người dân ở trong tỉnh, tỉnh Kumamoto đã thả lưới ở cửa ra vào vịnh Minamata vào năm 1974 và vận động việc đánh cá nằm trong vịnh. Công ty Chisso đã mua lại số cá này và đem đi tiêu hủy. Từ khi Chisso ngừng việc sản xuất Acetaldehyde, nồng độ thủy ngân trong cá và sò trong vịnh Minamata càng ngày càng giảm xuống. Tháng 10/1994, tỉnh Kumamoto đã khẳng định lượng thủy ngân năm trong các loài cá tại vịnh Minamata đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn quốc gia là 0,4 ppm. Chính vì vậy vào tháng 6/1997, tỉnh Kumamoto đã tuyên bố Minamata trở lại an toàn và toàn bộ những tấm lưới trên được dỡ bỏ. Ngày nay, toàn bộ cá ở trong vịnh đều đảm bảo an toàn giống như những loài cá ở ngoài vịnh. Tuy những tấm lưới trên đã được dỡ bỏ, nhưng những cuộc điều tra về nồng độ thủy ngân trong các loài cá và sò trong vịnh Minamata đều được tiến hành mỗi năm 2 lần và sẽ kéo dài trong suốt 3 năm tới nữa. Các số liệu về Minamata là bài học rút ra cho không chỉ người Nhật và còn cho nhiều người dân trên thế giới nữa về việc môi trường bị tàn phá và sức khỏe con người bị ảnh hưởng trên diện rộng. Chính vì vậy mà căn bệnh Minamata cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa .
Những bệnh nhân Minamata đã yêu cầu những gì ? Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi căn bệnh Minamata bùng phát. Với các bệnh nhân Minamata, 40 năm qua là quãng thời gian của sự khó khăn và đấu tranh. Trong những phiên tòa và trong những cuộc thương lượng, điều mà các bệnh nhân yêu cầu với chính quyền và công ty Chisso là sự tạ lỗi chân thành từ đáy long của họ vì họ đã gây ra căn bệnh Minamata và thờ ơ trong việc giúp đỡ các bệnh nhân. Họ yêu cầu điều kiện sức khỏe của các bệnh nhân phải được quan tâm và hỗ trợ nhanh chóng. Chưa có giải pháp nào chữa hoàn toàn được căn bệnh Minamata. Phần lớn các bệnh nhân hang ngày phải đến bệnh viện để chữa trị và phục hồi. Hiện nay khi các bệnh nhân trở nên già hơn, số người phải nằm tại viên hoặc cần sự trợ giúp tại gia đình cũng tăng lên. Trong xã hội đang già đi của Nhật bản, những bệnh nhân này muốn được sống yên ổn cùng mọi người trong xã hội mà không phải bị lo lắng gì, là những mối quan tâm của các bệnh nhân tại Minamata. Những bệnh nhân mà có thể gi chuyển được, vẫn cố gắng làm việc. Mặc dù công việc nhà nông hoặc đánh bắt cá rất nặng nhọc, nhưng một số bệnh nhân vẫn có thể hỗ trợ công việc này. Một số bệnh nhân thì làm việc cho các công ty, và họ phải học cách sống cùng với căn bệnh này. Tuy nhiên vẫn có một số định kiến và hiểu lầm về căn bệnh Minamata này vẫn còn tồn tại. Nhiều người đã phải dấu họ là bệnh nhân Minamata, thậm chí ngay với cả người than trong gia đình hoặc họ hang. Một số người thì cống hiến cho các hoạt động như kể về giai đoạn trải qua căn bệnh của mình và những bài học cho các thế hệ trong tương lai, hy vọng rằng căn bệnh Minamata sẽ không được phép xảy ra ở bất kì nơi nào nữa .
Hiện nay công ty Chisso ra sao ? Công ty Chisso có trụ sở ở Tokyo và có hai nhà máy khác ở Chiba và Okkayama, ngoài nhà máy ở Minamata. Các sản phẩm chính của Chiso là pha lê lỏng, các chất bảo quản, các chất chống sấy khô, phân hóa học, nhựa thông nhân tạo, và một số sản phẩm khác nữa. Nhà máy ở Minamata có 554 người vào tháng 10/2002 và Chisso vẫn là một công ty quan trọng ở Minamata. Chisso đang có bổn phận phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây nên căn bệnh Minamata. Trong những năm 1975 và về sau này, việc quản lý của Chisso gặp khó khăn chính vì vậy mà tỉnh Kumamoto cũng đã phải giúp đỡ công ty Chisso bồi thường thiệt hại từ vốn cho vay của tỉnh trong giai đoạn từ năm 1978 - 2000. Tổng cộng Chisso phải bồi thường số tiền là 260 tỉ yên, chính vì vậy Chính phủ Nhật cũng phải ra tay giúp Chisso trả dần số tiền trên từ tháng 2/2002 cho đến khi tự Chisso có thể trả được số tiền nợ trên . Chisso vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc trả phí tổn điều trị cho bệnh nhân Minamata và những thiệt hại cho đời sống của họ.
Một điều quan trọng để chúng ta nhận biết ở đây là những sai lầm như Chisso đã mắc phải ở Minamata sẽ không thể được phép xảy ra ở bất kì nơi nào nữa .
NewVnNews - Sốt cao co giật là một tình trạng co giật gây ra do thay đổi đột ngột thân nhiệt của trẻ, và thường xảy ra khi trẻ sốt cao trên 38 độ C. Đây là một chẩn đoán loại trừ của các y bác sĩ, khi không tìm thấy những bệnh nguy hiểm khác vừa gây sốt, vừa gây co giật cho trẻ.
Sốt cao co giật có phổ biến không? • 1 trong 30-40 trẻ sẽ bị sốt cao co giật ít nhất 1 lần, thường xảy ra trong khoảng tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi
Sốt cao co giật có nguy hiểm không? • Câu trả lời là không. • Sốt cao co giật, mặc dù biểu hiện có thể làm chúng ta rất lo lắng, nhưng thực sự là một tình trạng rất lành tính. Đa số các trẻ chỉ bị sốt cao co giật một lần trong đời. Một số trẻ có thể bị nhiều hơn 1 lần sốt cao co giật. Tuy nhiên, sốt cao co giật không làm tăng nguy cơ trẻ bị động kinh về sau, cũng không ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ khi trẻ trưởng thành.
Triệu chứng và dấu hiệu: Trong đợt sốt cao co giật: • Trẻ thường sẽ bất tỉnh • Cơ gồng cứng hoặc giật • Trẻ có thể đỏ mặc hoặc xanh mặt • Cơn co giật có thể diễn ra trong vài phút, đa phần dưới 15 phút • Khi hết co giật, trẻ sẽ tỉnh lại, nhưng có thể sẽ buồn ngủ hoặc hơi quấy khóc ban đầu.
Cần làm gì trong cơn co giật: • Nên nhớ: bạn không thể làm gì để cắt cơn co giật của trẻ • Điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh • Đặt trẻ trên nền mềm, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên • Đừng giữ chặt trẻ • Không được đưa bất kỳ vật gì hoặc chất lỏng/thuốc gì vào miệng trẻ, kể cả ngón tay của bạn – Trẻ sẽ không nghẹt hoặc nuốt lưỡi trong cơn co giật • Cố gắng ghi nhận những gì xảy ra, để có thể mô tả cho bác sĩ sau này • Tính thời gian co giật của trẻ
Nên cho trẻ vào cấp cứu nếu: • Trẻ co giật hơn 5 phút • Trẻ không thức dậy khi xong cơn co giật, hoặc nhìn rất mệt khi xong cơn co giật Nếu cơn co giật ngắn hơn 5 phút: nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Điều trị sốt: • Vì sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể với nhiễm trùng, không phải lúc nào cũng cần phải giảm sốt. • GIẢM SỐT ( BẰNG PARACETAMOL HOẶC IBUPROFEN) KHÔNG NGỪA ĐƯỢC CƠN SỐT CAO CO GIẬT!!!!! • Chỉ dùng hạ sốt với mục tiêu căn bản là giảm đau / làm cho trẻ dễ chịu hơn, như ở những trường hợp sốt khác (xem bài SỐT)
Theo dõi sau sốt cao co giật: • Hầu hết trẻ có sốt cao co giật không có những vấn đề sức khỏe mãn tính đi kèm. Thường các trẻ này là những trẻ hoàn toàn khỏe mạnh và ngưng bị sốt cao co giật khi được 6 tuổi. • Nếu con bạn có những cơn co giật kéo dài, tái đi tái lại, nên khám bác sĩ chuyên khoa.
Những điểm chính cần ghi nhớ: • 1 trong 30-40 trẻ sẽ có sốt cao co giật , thường vào khoảng 6 tháng đến 6 tuổi • KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP NÀO PHÒNG NGỪA CƠN SỐT CAO CO GIẬT – nên giữ bình tĩnh, không hoảng sợ • Sốt cao co giật không gây tổn thương não. Ngay cả những cơn co giật kéo dài 1 giờ hơn cũng gần như không bao giờ gây hại cho trẻ. • Nếu cơn co giật dài hơn 5 phút, nên cho trẻ đi cấp cứu • Nếu bạn lo lắng về điều gì khác, nên đi khám bác sĩ.
Bs. Huyên Thảo Nguồn thông tin: 1. Sốt cao co giật – thông tin cho gia đình – bệnh viện Royal Children’s Hospital, Melbourne 2. Antipyretics do not prevent febrile convulsions – AAP Grand Rounds Vol.10, No.4, 2003 3. Do antipyretics prevent the recurrence of febrile seizures in children? A systematic review of randomized controlled trials and meta-analysis ; Eu J Paediatr Neurol; 17(6):585-588; 2013 4. Prophylactic drug management for febrile seizures in children; Cochrane Database systematic reviews; 4: CD003031; 2012.
NewVnNews - Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh được đặc trưng, như tên gọi, bởi các sẩn da dạng bóng nước ở tay, chân, mông, gối, khủy tay, và những vết loét ở miệng.
Tại Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm.
Bệnh tay chân miệng ở người hoàn toàn khác với bệnh lở mồm long móng ở súc vật như heo, trâu bò, cừu. Hai bệnh này không liên quan gì đến nhau, và gây ra bởi hai nhóm virus hoàn toàn khác nhau.
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một nhóm virus có tên là enterovirus, nhóm này có nhiều chủng nhỏ khác nhau. Coxsakievirus A16 là virus gây bệnh phổ biến nhất, bệnh với virus này thường nhẹ, tự hết và ít biến chứng. Enterovirus, đặc biệt là Enterovirus 71, là loại thường có liên quan đến những biến chứng nguy hiểm, và tử vong, tuy nhiên, số ca do virus này gây ra không nhiều.
Bệnh tay chân miệng có nghiêm trọng không? • Đa số các trường hợp bị tay chân miệng phục hồi hoàn toàn, không biến chứng trong 7-10 ngày. • Mất nước là biến chứng phổ biến nhất của tay chân miệng do Coxsackievirus, do trẻ bị đau miệng và không chịu ăn uống gì. • Trong một số ít trường hợp, đặc biệt các ca do Enterovirus 71, bệnh có thể có biến chứng viêm màng não, viêm não, và có thể trở nên nghiêm trọng.
Diễn tiến bệnh, dấu hiệu và triệu chứng:
• Bệnh tay chân miệng rất dễ lây, vì bệnh lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, miệng, nước miếng, dịch từ các bong nước, và phân của người bệnh. Người bị bệnh thường dễ lây cho người khác nhất trong tuần đầu tiên của bệnh. Bệnh tay chân miệng không truyền qua người từ nguồn súc vật hoặc thú nuôi trong nhà. • Bệnh tay chân miệng đa số xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ càng dễ có triệu chứng nặng hơn. Đa số người lớn đã có miễn dịch đầy đủ nên ít bị bệnh hơn, nhưng cũng có những ca tay chân miệng được báo cáo ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành. • Thông thường, thời gian ủ bệnh là 3-7 ngày. • Khi phát bệnh, sốt là triệu chứng thường gặp đầu tiên, và trẻ thường chỉ sốt trong 1-2 ngày đầu. Khi đó, trẻ cũng có những dấu hiệu rất chung chung, không đặc hiệu, như kém ăn, mệt mỏi, và thường than đau họng (nhưng chưa có loét). • 1-2 ngày sau khi bắt đầu sốt, trẻ bắt đầu có những vết chấm đỏ trong miệng, dần phát triển thành bong nước và vỡ ra thành vết loét. Những vết loét này thường xuất hiện ở lưỡi, lợi, và vòm hầu, họng, mặt trong má. • Sẩn da cũng xuất hiện trong thời gian này, với những chấm đỏ, phẳng hoặc gồ lên, và nhiều khi phát triển thành bóng nước, thường phân bố ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, vùng khủy tay và đầu gối. • Một số ít trường hợp, khi trẻ bị biến chứng nặng, sẽ có những dấu hiệu thần kinh và hệ thống. Đây là những trẻ cần được theo dõi sát và được quyết định điều trị chuyên biệt kịp thời.
Những dấu hiệu được xem là quan trọng mà ba mẹ cần nhận biết để cho trẻ đến tái khám ngay, bao gồm: • Sốt từ 39 độ C trở lên, hoặc trên 2 ngày. • Ói nhiều • Đừ nhiều • Thở nhanh / thở khó • Quấy khóc, bứt rứt • Giật mình hốt hoảng nhiều lần • Run giật cơ • Yếu chi • Mất thăng bằng khi đi đứng • Da nổi bông • Nếu ba mẹ có bất kỳ điều gì lo lắng
Điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?
Như đã nói ở trên, đây là một bệnh do virus, và thường tự hết, nên đa số các trẻ chỉ cần điều trị hỗ trợ trong thời gian bệnh để chờ tự hết. Trẻ bị viêm loét miệng lưỡi rất đau, vì vậy trẻ rất quấy, than khóc, và không chịu ăn uống gì, do đó dễ bị mất nước, hạ đường huyết. Những trẻ này cần được cho giảm đau, và khuyến khích ăn uống chậm, ít lại, nhiều lần hơn, với những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, và cho uống nhiều nước. Nhiều trẻ sẽ chịu đồ lạnh hơn, vì có thể làm giảm đau ở vết loét cho trẻ. Không cần tránh các thức ăn, thức uống lạnh, như nước đá, kem, yaourt…, mà ngược lại, có thể thử cho trẻ những thức này, để xem trẻ có dễ chịu hơn phần nào hay không.
Đối với những trường hợp nghi ngờ bị biến chứng thần kinh, hoặc có những dấu hiệu, tiêu chuẩn nghi ngờ khả năng/nguy cơ bị biến chứng thần kinh cao, các bác sĩ sẽ quyết định cho trẻ nhập viện để bắt đầu điều trị hỗ trợ chuyên biệt, hoặc để có thể theo dõi sát các dấu hiệu nặng nhằm can thiệp kịp thời. Vì khi trẻ bị biến chứng thần kinh, bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và rất trầm trọng, mà nếu phát hiện trễ, qua “thời điểm vàng”, các can thiệp chuyên sâu sẽ không được hữu hiệu bằng, và vì vậy, hệ quả bệnh sẽ không được tối ưu.
Khi bị bệnh rồi, có bị bệnh lại nữa được không?
Khi một người bị bệnh tay chân miệng, sau đợt bệnh này, chỉ phát triển miễn dịch chống lại Virus gây đợt bệnh này mà thôi. Trong khi đó, nhóm enterovirus bao gồm rất nhiều loại virus khác nhau, vì vậy, người đó vẫn có thể bị lại bệnh tay chân miệng, nhưng gây ra bởi loại virus khác so với virus ban đầu.
Có thể phòng ngừa bệnh tay chân miệng không?
HIện nay không có thuốc giết virus đặc hiệu, cũng như không có vaccine nào để phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ bị nhiễm bệnh có thể được giảm đi nếu chúng ta thực hiện những phương pháp vệ sinh tốt, như: • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi chạm vào những vết loét, bóng nước của người bị bệnh, trước khi sửa soạn thức ăn, trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn, và sau khi sử dụng toilet và sau khi thay tả cho trẻ. • Lau sạch những bề mặt và những đồ chơi có thể “bị nhiễm”, bằng xà phòng và nước trước, sau đó tiệt trùng bằng nước tẩy rửa chứa chlor (chlorine) pha loãng. • Tránh tiếp xúc gần, như ôm hôn, dùng chung muỗng nĩa, chén, với người bệnh. • Không cho trẻ đi học, hoặc đến các nơi vui chơi, tập trung của các trẻ nhỏ (công viên vui chơi, nhà banh, hồ bơi…) cho đến khi trẻ hết bệnh hoàn toàn (thường sau 7-10 ngày sau khi khởi bệnh). • Dạy trẻ che miệng, mũi khi ho hoặc hắt xì • Bỏ các tả dơ, giấy chùi, khăn ướt khi chăm sóc trẻ bệnh vào bịch rác và đậy lại kỹ càng. • Giữ sạch nhà cửa, trường học, hoặc trường mẫu giáo.
Những thông tin cần ghi nhớ: • Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị triệu chứng nặng hơn. • Đa số các trường hợp tự hết trong khoảng 7 ngày, và chỉ cần điều trị hỗ trợ. Chú ý khuyến khích cho trẻ ăn uống để tránh mất nước. • Một số ít trường hợp có nguy cơ biến chứng thần kinh sẽ được tư vấn nhập viên để theo dõi và can thiệp điều trị kịp thời. • Trẻ bệnh dễ lây bệnh cho trẻ khác, nhất là trong 7 ngày từ khi phát bệnh, vì vậy nên cách ly trẻ khỏi trường và khu vui chơi. • Nên theo dõi sát trẻ khi chăm sóc tại nhà, để có thể nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm và cho trẻ tái khám đúng lúc. • Rửa tay và giữ vệ sinh tốt, hạn chế tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh, là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.
Bs. Huyên Thảo. Nguồn tham khảo: • World Health Organization: Hand, Foot and Mouth Disease Information Sheet • World Health Organization: A guide to clinical management and public health response for Hand, Foot and Mouth disease.