Quê Choa Plus - Sáng ngày 14 tháng 1 năm 2017, khoảng 1000 giáo dân giáo xứ Đông Yên vì bức xúc về quá trình xử lý bồi thường thiệt hại cho giáo dân, do thảm họa môi trường Formosa gây ra của chính quyền địa phương. Bà con đã đội mưa gió, cái lạnh cuối năm mà tập trung biểu tình chặn đường quốc lộ 1A đoạn đi qua đèo Con (nằm sát đèo Ngang) dùng lưới, đá, cá giăng ngang đường để phản đối.
Cuộc biểu tình diễn ra làm tê liệt giao thông nam bắc tuyến đường quốc lộ 1A trong gần một ngày. CS giao thông, cơ động được huy động để trấn áp cuộc biểu tình và có xảy ra xô xát nhẹ.
Vì sao biểu tình chặn quốc lộ đã trở thành một ''truyền thống'' của người dân Đông Yên?
Đây không phải là lần đầu tiên người dân Đông Yên biểu tình lại chặn Quốc lộ, đặt câu hỏi như vậy cũng đã là câu trả lời vì đương nhiên biện pháp này có hiệu quả thì người dân mới sử dụng lại.
Mỗi khi chính quyền ép họ đến đường cùng với những bức xúc dồn nén những người dân chất phát được thấm trong mình lời dạy về công lý, công bằng trong giáo lý Thiên Chúa lại kéo nhau ra Quốc lộ để chặn đường xe bắc nam qua lại. So với các địa điểm biểu tình khác thì quốc lộ là nơi tạo được áp lực mạnh mẽ nhất lên chính quyền, vì lưu thông hàng hóa, kinh tế là quyền lợi sát sườn của chính quyền và áp lực về đánh giá năng lực quản lí, điều hành từ dư luận cả nước buộc chính quyền phải có hành động giải quyết khẩn cấp (dù năng lực của chính quyền hiện tại chỉ biết giải quyết đối phó trước mắt, sau dân im lặng lại đâu vào đấy) nhưng có giải quyết phần nào còn hơn không.
Đông Yên có dân số không phải là lớn mà phần lớn thanh niên, đàn ông vì mưu sinh cho cả gia đình đã phải bỏ xứ đi làm ăn xa, XKLĐ... Đông Yên chỉ còn phần nhiều là trẻ con, phụ nữ và người già. Vậy họ phải làm gì để đối phó với công an, CSCĐ được trang bị tận tận răng khi muốn biểu tình để đòi công bằng, quyền lợi chính đáng của mình, khi mà các biện pháp khác đã không còn tác dụng với sự trì trệ của chính quyền hiện tại.
Quốc lộ đoạn qua Đèo Con là nơi xa trung tâm, có địa hình hiểm trở, hai bên đèo, là nơi gần kề, quen thuộc của người dân Đông Yên nên việc dàn trận đàn áp của công an, CSCĐ gặp rất nhiều khó khăn. Một lợi thế đáng kể cho người dân nơi đây.
Những lí do trên đây cũng đã chỉ ra vì sao dân Đông Yên không chọn biểu tình ở trụ sở chính quyền, UBND hay một nơi khác. Khi mà áp lực không đủ lớn, khi mà năng lực chính quyền chỉ biết hứa mà không biết làm. Đã 8 tháng sau thảm họa, đã năm tháng trôi qua sau khi Formosa chuyển đủ cho Việt Nam số tiền 500 triệu USD bồi thường, người dân thì cứ chết dần chết mòn sau lần hứa này đến lần hứa khác.
Chia sẻ, lưu, gửi bài viết này
Trước đó, ngày 10/1 ngư dân Quảng Phú giăng lưới biểu tình tại Quốc Lộ 1A, yêu cầu chính phủ phải bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra. Hình ảnh 2 bên kéo co với nhau vì ngoại bang, chỉ dân là thiệt là khổ, chỉ anh lính quèn là vất vả và chỉ những bác tài, những người dân thường tưởng không liên quan, không quan tâm thế mà cũng bị ảnh hưởng. Còn quan thì vừa được ăn vừa được nói, báo chí thì ngậm miệng, còn Formosa thì ung dung chuẩn bị vận hành...
Trong 1 diễn biến khác, cuộc biểu tình chặn quốc lộ ngày 12/12 của người dân Kỳ Hà, Ông Nguyễn Quốc Hà – Chủ tịch thị xã Kỳ Anh đã có mặt tại hiện trường, can thiệp và yêu cầu bà con giải tán, hứa trả tiền cho bà con trước Noel năm 2016, kết thúc là những khuôn mặt rạng ngời, tràng pháo ủng hộ nhiệt liệt của người dân chịu thiệt hại. Dân mãn nguyện ra về. Xong từ đó, đã qua noel, qua năm mới đến nay vẫn chưa thấy ''khạc tiền ra cho dân'' (câu trên băng rôn của người dân). Xem chi tiết: Dân khốn đốn, mất niềm tin vì lời hứa hão của chủ tịch TX.Kỳ Anh Nguyễn Quốc Hà
Cập nhật mới nhất:
Tin vui Đông Yên: Sau biểu tình thì xã đã trả tiền đền bù Formosa. Dân Đông Yên tạm thời có một cái tết đầy đủ, mặc dù vẫn đang phải gánh chịu hậu quả từ thảm họa cá chết.
Chia sẻ, lưu, gửi bài viết này
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Đăng nhận xét