Halloween Costume ideas 2015

Những cái máy chỉ biết siết con ốc và ăn bánh vẽ



(NewVnNews)  Năm ngoái, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn - PGS-TS Vũ Quang Thọ - kể lại câu chuyện “trang báo Nhân Dân” ông từng bắt gặp trong một khu công nhân ở Bình Dương. Trang báo được xuất bản từ năm 1990 được những người công nhân ép nó lại và treo lên tường. “Cả bài dài như thế mà họ đọc thuộc bởi ngày nào họ cũng chỉ đọc 1 trang báo đó”.Thêm chi tiết này: Mỗi lần, vài phút trên đường đi làm về, việc rẽ vào xem ca nhạc vỉa hè cũng được họ tự an ủi là đời sống văn hóa tinh thần.

TS Thọ nói ông nghĩ đến “thời hậu các KCN”. Họ sẽ làm gì khi mà “về quê cầm cái cuốc cũng lóng ngóng”. Và đó là hậu quả bi ai nhất của nền công nghiệp Việt Nam.Vâng, phải gọi đó là một cái đói kép. Cái đói văn hóa tinh thần, bị chi phối bởi cái đói vật lý mỗi cuối tháng nôn nao từ… dạ dày.Tôi nhớ tới sự ngậm ngùi của TS Thọ khi hôm qua, đọc trên báo những câu chuyện, những thân phận, những con số, những tình trạng… đều như một lời bi ai của hiện tại.Đó là thân phận Ăn-Ngủ-Làm việc. Giống hệt “những cỗ máy” sống chỉ để “siết con ốc vít” như gã lang thang trong bộ phim bi - hài thấm đẫm nước mắt mà Charlie Chaplin đã làm hồi những năm 30 thế kỷ XIX.Đó là con số 74,8% trong số công nhân lao động chưa hề được biết đến sinh hoạt văn hóa công cộng. Còn rạp chiếu phim hay tụ điểm ca nhạc ư? Ngay cả với những cái giá rất nhẹ nhàng, 50.000-70.000 đồng thì “vẫn là một khoản chi tiêu đột xuất đáng kể”.Đó là những CN KCN Thăng Long phải thuê “chuồng lợn cải tạo” để… tiết kiệm tiền.

Và, câu chuyện muôn thuở day dứt nhất, vẫn là chuyện “lương tối thiểu không đáp ứng cuộc sống tối thiểu” - lại tiếp diễn… sau khi đại diện giới chủ tiếp tục lắc đầu trong cuộc họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Có nghĩa lộ trình xóa đói đến năm 2017, theo luật, sẽ tiếp tục bị kéo dài chưa biết đến khi nào.

Có nghĩa, những bi kịch kép, những bi ai vẫn tiếp diễn.
Bởi làm sao có thể nói đến việc xóa cái đói văn hóa tinh thần ngay cả khi cái tối thiểu là cái đói dạ dày còn phải chờ!
Hôm qua, tại một buổi họp của Hội đồng Lương bang New York (Mỹ), nữ công nhân Amanda xuất hiện trên bục phát biểu, tay bế đứa con trai 3 tuổi đang ngủ. Thông điệp của cô rất giản dị “15 USD mỗi giờ lao động”. Với một lý do còn giản dị hơn “đó là mức tối thiểu để có thể tồn tại”.
Giá mà hôm qua có một Amanda Việt đại diện cho 17% dân số là công nhân xuất hiện trong cuộc họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, để… một trang báo nào đó hôm nay sẽ được những người công nhân ép lại và treo trên tường!


Phiên họp thứ 2 Hội đồng Tiền lương Quốc gia: Lại thất bại
Sáng nay (25/8), Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã có cuộc họp bàn lần thứ hai về mức tăng lương tối thiểu cho người lao động trong năm 2016, sau cuộc họp không đạt được đồng thuận cách đây 3 tuần.

Theo ghi nhận của phóng viên bản tin Tài chính Kinh doanh có mặt tại nơi diễn ra cuộc họp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn giữ nguyên đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 17%, tương đương tăng từ 350.000 - 550.000 đồng/ tháng. Trong khi đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vẫn bảo lưu quan điểm ở mức không quá 10%, tương ứng tăng từ 250.000 - 330.000 đồng/tháng. Như vậy, khoảng cách 7% giữa 2 bên vẫn chưa được thay đổi so với phiên họp diễn ra cách đây 3 tuần.
Trong giờ nghỉ giải lao, bên cạnh việc khẳng định với thu nhập hiện tại, đời sống của 92% người lao động đang rất khó khăn, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhấn mạnh việc tăng lương tối thiểu vùng là theo lộ trình.
Kết thúc cuộc họp, các bên vẫn chưa đạt được con số thống nhất. Vì vậy, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ có cuộc họp thứ 3 vào ngày 3/9. Sau cuộc họp đó, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016.

Cái cuộc họp của Hội đồng tiền lương quốc gia hôm qua, thực chất là cuộc mặc cả xem công nhân phải nhịn đói đến 2017 hay lâu hơn. Cuộc mặc cả ấy đã kéo dài suốt từ 2003. Mặc cả suốt 22 năm qua và còn mặc cả chưa biết đến bao giờ. 
Giai cấp CN Việt Nam thế kỷ này có khác gì “những cái máy” chỉ biết “siết con ốc” như trong Thời đại Tân kỳ của Charlie Chaplin, hay chỉ biết "siết con ốc" và ăn bánh vẽ!Thấy lạ là tại sao đến giờ còn chưa có một cuộc tổng bãi công khi đồng lương giờ đây còn chưa đủ nuôi cái dạ dày cho cái tay có sức cầm cờ lê “siết con ốc”

Đào Tuấn (Báo Lao Động)






Từ khóa :

Đăng nhận xét

Chính sách tiền lương là một thứ gây rất nhiều tranh cãi, đặc biệt là trong kinh tế học.
Có 2 trường phái:
Trường phái thị trường cho rằng cần phải bãi bỏ để nền kinh tế tự quyết định. Vì khi nền kinh tế suy thoái, giá cả hạ thấp, doanh nghiệp nếu được điều chỉnh lương xuống thấp sẽ thu hút nhiều lao động hơn so với quy định lương cứng nhắc. Do vậy mà cả người lao động lẫn nền kinh tế đều có lợi. Việc còn lại là, nếu người lao động không đủ sống, nhà nước có thể trợ cấp bằng ngân sách của mình. Trường phái này lắm khi còn phản đối cả các nghiệp đoàn thương lượng tiền lương với giới chủ.
Trường phái bảo hộ thì cho rằng cần phải nâng lương để đảm bảo đời sống cho công nhân, như ý trên bài.

Công nhân VN chưa có sức mạnh đến mức bãi công, nhà máy sẵn sàng sa thải hàng loạt để tuyển vào công nhân mới đấy. Vì:
1. Lao động đang dư thừa.
2. Công việc không yêu cầu quá nhiều kỹ năng và mất nhiều thời gian đào tạo.

Thực trạng của điều chỉnh lương cơ bản nó áp phê rất khác đấy bạn. Nó chỉ giúp cho bảo hiểm xiết thêm tiền của giới chủ thôi chứ công nhân không được hưởng lợi lộc gì từ đó cả đâu.
Tôi chứng kiến việc 2 người công nhân bị thỏa hiệp phải làm chung 1 việc, để mỗi người chỉ được nhận 1/2 lương nếu kg muốn bị sa thải 1 người đấy bạn.
Lương cơ bản thực ra chả giúp gì công nhân vì nó xa thực tế. Công đoàn độc lập cần hơn cho họ. Nếu muốn thoát cái đói kép, họ phải có công đoàn của họ.

Chính sách tiền lương là một thứ gây rất nhiều tranh cãi, đặc biệt là trong kinh tế học.
Có 2 trường phái:
Trường phái thị trường cho rằng cần phải bãi bỏ để nền kinh tế tự quyết định. Vì khi nền kinh tế suy thoái, giá cả hạ thấp, doanh nghiệp nếu được điều chỉnh lương xuống thấp sẽ thu hút nhiều lao động hơn so với quy định lương cứng nhắc. Do vậy mà cả người lao động lẫn nền kinh tế đều có lợi. Việc còn lại là, nếu người lao động không đủ sống, nhà nước có thể trợ cấp bằng ngân sách của mình. Trường phái này lắm khi còn phản đối cả các nghiệp đoàn thương lượng tiền lương với giới chủ.
Trường phái bảo hộ thì cho rằng cần phải nâng lương để đảm bảo đời sống cho công nhân, như ý trên bài.

Công nhân VN chưa có sức mạnh đến mức bãi công, nhà máy sẵn sàng sa thải hàng loạt để tuyển vào công nhân mới đấy. Vì:
1. Lao động đang dư thừa.
2. Công việc không yêu cầu quá nhiều kỹ năng và mất nhiều thời gian đào tạo.

Thực trạng của điều chỉnh lương cơ bản nó áp phê rất khác đấy bạn. Nó chỉ giúp cho bảo hiểm xiết thêm tiền của giới chủ thôi chứ công nhân không được hưởng lợi lộc gì từ đó cả đâu.
Tôi chứng kiến việc 2 người công nhân bị thỏa hiệp phải làm chung 1 việc, để mỗi người chỉ được nhận 1/2 lương nếu kg muốn bị sa thải 1 người đấy bạn.
Lương cơ bản thực ra chả giúp gì công nhân vì nó xa thực tế. Công đoàn độc lập cần hơn cho họ. Nếu muốn thoát cái đói kép, họ phải có công đoàn của họ.

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget