Halloween Costume ideas 2015
tháng 11 2017
Afamily An ninh - trật tự An Ninh Thủ Đô Ảnh Đẹp Ăn Ngon Âm Nhạc Ẩm Thực Báo Chí Báo Công An Nhân Dân Báo Dân Sinh Báo Đất Việt Báo Giao Thông Báo Hà Tĩnh Báo Mới Báo Nông Nghiệp Báo Tiền Phong Báo Tin Tức Báo Tuổi Trẻ BBC Bí Quyết Bí Quyết Khỏe Và Đẹp Biển Chết Biển Đông Biển Kỳ Anh Biển Vũng Áng Bizlive Bói Vui bóng đá Bùi Mạnh Hùng Cá Chết Cá Gỗ Cafebiz CafeF Cafekubua Cảm Xúc Cảm Xúc Kỳ Anh Cao Quang Vinh Chăm Sóc Da Châu Á Chia Sẻ Chiến Tranh Chính Trị Chợ Kỳ Anh Công An Kỳ Anh Cộng Đồng Mạng Công Nghệ Cù Lú Cung Hoàng Đạo Cuộc Sống Cư Dân Mạng danviet.vn Dạy Con Dân Ca Nghệ Tĩnh Dân ca Ví giặm Dân Trí Diễn Đàn Diễn Đàn - Chia Sẻ Dinh Dưỡng Du Học Du Lịch Đại Kỷ Nguyên Đàn Ồng Đảo Sơn Dương Đặc Sản Kỳ Anh Đèo Ngang Đẹp Đẹp + Đẹp Mãi Kỳ Anh Địa Danh Kỳ Anh Điện Ảnh Đọc & Suy Ngẫm Đông Yên Đời Sống Eva Facebook Formosa Genk Gia Đình Giadinh.net Giải Trí Giáo Dục Giáo dục Kỳ Anh Giáo Dục Việt Nam Giao Thông Giới Tính Giới Trẻ Góc Chuyên Gia Góc Con Gái Góc Của Nàng Góc Nhìn Gương mặt Kỳ Anh Gương Mặt Trẻ Hà Chương Hà Tĩnh Hạnh Phúc Hay Hẹn Hò Hoa Hậu Hoành Sơn How To Hội Đồng Hương Kỳ Anh Hôn Nhân HUMANS OF KỲ ANH Huyện Kỳ Anh Infonet iSenpai Japan Times Kênh 14 Khám Phá Khoa Học Khoẻ Khỏe+ Khu KT Vũng Áng Kĩ Năng Mềm Kiến Thức Kinh Doanh Kinh Tế Kỳ Bắc Kỳ Giang Kỳ Hà Kỳ Hoa Kỳ Hợp Kỳ Khang Kỳ Lạc Kỳ Lâm Kỳ Lợi Kỳ Nam Kỳ Phong Kỳ Phương Kỳ Sơn ký sự pháp đình Kỳ Tân Kỳ Thư Kỳ Thượng Kỳ Trinh Kỳ Văn Kỳ Xuân Làm Đẹp Làm Giàu Làng Nghề Lao Động Lê Quyết Diễn Lịch sử Mai Phương Mạng Xã Hội Mầm Nhỏ Mẹ - Con Menzine Mẹo Chữa Bệnh Món Ăn & Sức Khỏe Môi Trường Mới Lạ Mùa Đông Mực nháy Nghệ Sĩ Nghiên Cứu Lịch Sử Ngô Sỹ Ngọc Ngôi sao Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Tiến Chưởng Nguyễn Xuân Lộc Ngư Dân Kỳ Anh Người Đô Thị Người Đưa Tin Người Kỳ Anh Người Lao Động Nhà Quản Lý Nhạc Biển Chết Nhạc Kỳ Anh Nhật Bản Nhịp Sống Trẻ Nikkei Asian Review Ô Tô Phan Đình Hoàng Quảng Phan Quang Phóng Pháp Luật Pháp Luật TP HCM Phim phong cách Phố Voi Phụ Nữ Phụ Nữ & Gia Đình Phụ Nữ Sức Khỏe Phường Kỳ Thịnh Qua Đèo Ngang Quan Hệ Quốc Tế Quang Tiến Quân Sự Quê Choa Xấu Xí Quốc Tế Rong Rêu (Võ Xuân Tùng) Rôn Vinh Sách Hay sáng tạo saostar Sex SGGP Online Soha Sống Sống Khỏe Sông Quyền Suy Ngẫm Sức Khỏe Sức Khỏe - Y Tế Sức Khỏe & Đời Sống Tạp chí Phái Đẹp ELLE Tạp Chí Sức Khỏe Tâm Sự Tết Quê Thành Công Thanh Niên Thanh Niên Online Theleader Thế Giới Thể Thao Thể Thao Văn Hóa Thị xã Kỳ Anh Thông Tấn Xã Việt Nam Thông Tin Từ Thiện Thơ Biển Chết Thơ Quê Hương Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Thời Sự Thời Trang Thương Về Miền Trung Tia Sáng Tiến Điển Tiền Phong Tiếng Nghệ Tĩnh Tín ngưỡng Tin Tức Tin Tức Kỳ Anh Tinh Hoa Tình Yêu Tóc Tôn Giáo Trần Hồng Quân Trần Khánh Cẩm Trần Xuân Tiến Tri Thức Trẻ Trí Thức Trẻ Tri Thức Việt Nam Trung Quốc Truyện - Bút Ký ... Trường Cấp III Kỳ Anh Trường THPT Nguyễn Huệ Tuổi Trẻ Tuổi Trẻ Online Tuyển Sinh Tư Liệu Tư Liệu - Tra Cứu Ung Thư Văn Hóa Văn Hoá Truyền Thống Video Video - Ảnh Video Sức Khỏe Vietfuture Vietnamfinance Vietnamnet VietQ VnEconomy VnExpress Võ Tú Võ Xuân Hùng VOV Vov.vn VTC News VTV Xã Hội XKLĐ Y Học Cổ Truyền Y học thường thức Y Tế Yêu Zing

NguoiKyAnh -Vũ Văn Quý (SN 1988, xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là người đã có hành vi xâm phạm thân thể đối với bé gái 13 tuổi. Song, gia đình người bị hại và dư luận đang băn khoăn với mức xử phạt 300 ngàn đồng như thế liệu đã đủ sức răn đe và đúng pháp luật?
Vũ Văn Quý
Theo đơn phản ánh của gia đình chị Nguyễn Thị V. (trú tại xóm Hoa Đông, xã Kỳ Hoa) vào hồi 14h30 ngày 13/10, Vũ Văn Quý (nhà cạnh bên) đã sang mượn sạc điện thoại. Thời điểm đó chỉ có con gái chị là bé Lê Nguyễn Thùy T. (SN 2004) ở nhà nên đối tượng đã có những hành vi dâm ô bé T.


Lúc đó Quý sang nhà nạn nhân mượn sạc pin điện thoại. Cháu T.T vào phòng ngủ lấy sạc thì Quý vào sát theo và nói ''Mi (mày) có biết hiếp dâm là cái gì không?''. Cháu bảo không biết thì Quý liền nói ''hiếp dâm là thế này, thế này...'' và cho tay vào người cháu, đè cháu vào góc tường, sờ mó, hôn hít, xâm hại thân thể cháu từ trên xuống dưới... Cháu khóc la mạnh đã có người phát hiện ra, kêu lên nên Quý đã vùng lên bỏ chạy...

Theo chị Nguyễn Thị Huệ (hàng xóm nhà bên) - nhân chứng vụ việc kể lại: Vào thời điểm đó, khi tôi đi qua nhà thì thấy Quý đi vào nhà chị V. Khi tôi về nhà thì nghe tiếng khóc của bé T. Thấy bé khóc to quá, tôi mới kêu "T. ơi chi đó, chi đó". Khi tôi vào nhà chị V. không có ai trong nhà nữa, đi ra sau giếng thấy bé T. đang khóc, tóc tai bù xù. Tôi hỏi và bé T. kể lại các hành vi của Quý.

Video lời kể của mẹ nạn nhân

Chị Nguyễn Thị V. - mẹ bé T cho biết, sau khi nghe bé T. kể lại vụ việc, gia đình đã báo lên Công an thị xã giải quyết. Theo Trung tá Nguyễn Thanh Thiện - Phó Trưởng Công an thị xã Kỳ Anh, sau khi nắm được sự việc, Công an thị xã đã cử người xuống điều tra, phối hợp với Viện kiểm sát thị xã để phân loại xử lý. Đối tượng Quý và em T. đều khai là Quý dùng tay cù vào nách em T., tiếp đó đối tượng vuốt vào tay và chân nạn nhân rồi thơm một cái vào cổ. Khi em T. kêu khóc, đối tượng dừng lại và ra về. Đối chiếu với pháp luật, hành vi của Vũ Văn Quý chưa thuộc vào các tội hiếp dâm hay dâm ô nên chưa đến mức xử lý hình sự. Vì vậy, Công an thị xã và Viện kiểm sát thị xã đã thống nhất chỉ xử phạt hành chính đối tượng Quý theo NĐ 167 với hành vi có cử chỉ, lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác với mức 300 ngàn đồng.

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng – Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, khu dân cư, trường học, bệnh viện, bến tàu…; thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng hoặc gây mất trật tự nơi công cộng.”

Ông Thiện cũng cho biết, lực lượng Công an thị xã đã tổ chức buổi gặp với các thành phần như chính quyền xã, thôn và gia đình để đối tượng xin lỗi, đồng thời thông báo kết quả xử lý vụ việc.


Tuy nhiên, trước kết quả xử lý vụ việc của Công an thị xã, gia đình bé T. không đồng thuận. Chị V. cho rằng: Công an xử lý như vậy là không thỏa đáng. Vì với hành vi của Quý đã khiến cho cháu T. tinh thần không ổn định, ngủ hay mê sảng, sợ nơi đông người và hiện nay cháu vẫn không dám đi học trở lại. Điều quan trọng hơn, nếu không xử lý nghiêm khắc đối với Quý thì không chỉ lần này mà còn những lần sau bé và thậm chí những bé gái khác cũng có thể gặp nguy hiểm trước những người có hành vi như Quý.

Cũng theo chị V., sau khi gây ra vụ việc đến nay, Quý cũng như gia đình đối tượng không hề có lời xin lỗi cũng như thăm hỏi tình hình bé T.

Người nhà cháu cho biết, Quý chỉ bị phạt hành chính nhưng không biết phạt khi nào, phạt hành chính như thế nào..., chỉ đưa cho 1 tờ thông báo ký tên phó phòng công an thị xã Kỳ Anh trung tá Nguyễn Thanh Thiện, là đã phạt xong rồi.

Ngày 24/10 khi nhận được tờ thông báo, người nhà đã liên lạc với Đại tá Đặng Hoài Sơn, trưởng phòng công an thị xã Kỳ Anh thì được trả lời ''...xử như thế là xong rồi'', trách nhiệm bên công an là xong rồi. Người nhà không nhất trí nên ngày hôm sau công an đã tổ chức ''một cuộc họp'' giữa 2 bên để thông báo kết quả.

Khi bị người nhà nạn nhân khiếu nại, ông Nguyễn Sỹ Long, viện kiểm soát thị xã Kỳ Anh trả lời rằng ''luật trên mạng không đúng, có cái đúng cái sai nên không thể xử chú Quý đi tù được'' sau khi người nhà viện dẫn điều 116, tội dâm ô đối với trẻ em. Ông nói thêm ''... Chỉ xử hành chính thôi, giờ các con cầm đơn công an trả cho đây rồi, muốn đi đâu thì đi, các bà muốn đi lên huyện lên tỉnh, quyền của các bà chứ bên này là xử xong rồi.''


Theo thông tin người nhà nạn nhân cho hay, Vũ Văn Quý đã lập gia đình và có con nhỏ, Quý sống cạnh nhà cháu T, là em rể chủ tịch xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh.

 Pháp luật hình sự Việt Nam có đầy đủ các quy định để răn đe, ngăn chặn và xử lý đối với tất cả các hành vi liên quan đến xâm hại tình dục với trẻ em, được quy định cụ thể tại BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) tại các tội: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS); Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS); Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS )và Điều 116 BLHS Tội dâm ô đối với trẻ em. Cụ thể:

- Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999(được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội hiếp dâm trẻ em. Theo đó, hiếp dâm trẻ em là hành vi của người dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Pháp luật cũng quy định "mọi hành vi giao cấu với người trẻ em dưới 13 tuổi đều là hành vi hiếp dâm trẻ em". Tội hiếp dâm trẻ em có khung hình phạt cao nhất là tử hình.

- Điều 114 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội cưỡng dâm trẻ em. Theo đó, cưỡng dâm trẻ em là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Tội cưỡng dâm trẻ em có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân

- Điều 115 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội giao cấu với trẻ em. Theo đó, giao cấu với trẻ em là hành vi của người đã thành niên giao cấu thuận tình với trẻ em đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tội giao cấu với trẻ em có khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù.

- Điều 116 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội dâm ô đối với trẻ em. Theo đó, dâm ô đối với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có hành vi giao cấu với nạn nhân.
1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều trẻ em;
c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Theo NewVnNews

NewVnNews -Theo Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị, mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000 người mới theo tiến độ nhưng thực tế ngược lại, không giảm được mà còn tăng lên 96.000 người...

Sáng 29-11, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XII, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã giới thiệu và quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Tại đây, đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, sau 30 năm đổi mới, chúng ta chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, các tổ chức chính trị đã chuyển đổi kịp thời trước yêu cầu đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới hệ thống chính trị. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, Ban Chấp hành Trung ương cũng thẳng thắn chỉ ra, bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đề ra.

Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, nhất là số đầu mối bên trong của các cơ quan trong hệ thống chính trị ngày càng phình ra, hiệu lực hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu.
Hiện nay tổ chức ở cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, ví dụ như Bộ Tài chính với Bộ KH-ĐT, Bộ GT-VT với Bộ Xây dựng… Bên cạnh đó, số bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ dù đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn đến 30 đầu mối bộ, cơ quan ngang bộ.
Trong khi đó, ở Nhật Bản con số này chỉ là 11, Singapore là 15, Trung Quốc 20,… So với các nước châu Âu thì Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều.
Tháng 6-2017, số bộ và cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ nhiệm kỳ này giữ ổn định so với 2 nhiệm kỳ trước nhưng đầu mối bên trong các bộ ngành, địa phương tăng nhanh.
Cả nước có 42 tổng cục tăng 2 lần so với năm 2011; 826 cục, vụ thuộc các tổng cục, tăng 4,7%; 7.280 phòng trong tổng cục, tăng 4,7% so với năm 2011; 750 vụ cục và tương đương thuộc bộ, tăng 13,6%; 3.970 phòng trực thuộc bộ tăng 13% so với năm 2011.
Số liệu này chưa kể quân đội và công an. Riêng các cơ quan giúp việc của Trung ương tăng 23 đầu mối (21,9%) và 40 đầu mối cấp vụ tăng 21%; đầu mối cấp phòng cũng tăng 37,4%;...

Theo đồng chí Phạm Minh Chính, cơ cấu tổ chức cán bộ, công chức còn bất cập, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, nhất là biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn.
Tính đến ngày 1-3-2017, số người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách Nhà nước (NSNN) khoảng 4 triệu người, chưa tính quân đội và công an. Số cán bộ công chức ở Trung ương là 279.143 người; cấp tỉnh, huyện 2.080.000 người; cấp xã, thôn, tổ dân phố 1.266.000 người.


“Có thể khẳng định số người ăn lương và phụ cấp của ta tang rất nhanh. Nền kinh tế phải gánh vác rất khó khăn. Khó khăn này tập trung vào 2 điểm chính là các đơn vị sự nghiệp trên 2 triệu người và cấp xã, thôn, tổ dân phố” – đồng chí Phạm Minh Chính cho biết.
Sau 2 năm thực hiện tinh giản biên chế nhưng số người hưởng lương, phụ cấp không giảm mà còn tăng lên. Theo Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị, mỗi năm ta phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000 người mới theo tiến độ nhưng thực tế ngược lại, không giảm được mà còn tăng lên 96.000 người. Đây là một mâu thuẫn lớn.
Tỷ lệ công viên chức hưởng lương trên 1.000 dân ở Việt Nam là 43 người chưa kể quân đội và công an trong khi đó 1 số nước trong khu vực tính cả quân đội, công an như Philipines là 1.000 dân mới có 13 cán bộ công viên chức; Ấn Độ có 16 người; Indonesia 17 người; Singapore có 25 người…
“Về cơ bản, tỷ lệ công chức nước ta cao hơn rất nhiều so với các nước” – đồng chí Phạm Minh Chính cho biết.
Từ năm 2011 đến năm 2015 chi thường xuyên chiếm 65% tổng chi ngân sách, tăng 2,2 lần so 5 năm trước. Những năm gần đây, tổng chi thường xuyên đều tăng. Năm 2014 là 704.000 tỷ; năm 2015: 777.000 tỷ tăng 10,3% so 2014; năm 2016: 837.000 tỷ tăng 1,7% so với năm 2015; dự toán chi năm 2017 là 900.000 tỷ, tăng 7,87% so với năm 2016, tăng 16,25 so với năm 2015 (năm ban hành Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế). Trong chi thường xuyên này, chi cho con người là cao (lương và phụ cấp khác chiếm 53%).
Cũng theo đồng chí Phạm Minh Chính, số lượng lãnh đạo, cấp phó trong các cơ quan đơn vị còn nhiều chiếm tỷ lệ cao, bổ nhiệm cấp hàm một số cơ quan Trung ương còn nhiều. Cả nước hiện có 81.492 lãnh đạo cấp phó từ phó phòng đến thứ trưởng chiếm 21,7% trong tổng số cán bộ công chức từ Trung ương đến cấp huyện.
Cứ 5 cán bộ công chức thì có 1 lãnh đạo cấp phó, có nơi 44/46 lãnh đạo, có cơ quan 100% cán bộ là lãnh đạo, không có ai là chuyên viên. Có vụ có 6 hàm vụ trưởng, 7 hàm phó vụ trưởng, có cả hàm trưởng phòng, phó trưởng phòng, thậm chí có vụ có 19 hàm phó vụ trưởng.
“Chúng ta đang lạm phát cấp phó, đây là việc rất rõ. Mỗi bộ có từ 5- 6 cấp phó, thiếu bổ sung rất nhanh nhưng vẫn kêu không đủ người đi họp, rõ ràng cơ chế vận hành có vấn đề, chức năng nhiệm vụ có vấn đề.” – đồng chí Phạm Minh Chính nhận định.
Về đơn vị hành chính cấp địa phương, đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, năm 1986, cả nước chỉ có 44 đơn vị hành chính cấp tỉnh, nhưng đến nay đã tăng thành 63 đơn vị cấp tỉnh. Như vậy, sau 30 năm đổi mới, cả nước đã tăng thêm 19 tỉnh, 178 huyện và 1.136 xã. Trong số đó, hiện cả nước có hơn 700 đơn vị cấp xã không đạt tiêu chí về quy mô diện tích và dân số.


Đặc biệt, chưa phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Trong những năm qua chỉ có xu hướng là phải tách ra chứ không có nhập vào. 10 năm qua chỉ giảm được một đơn vị hành chính cấp tỉnh là việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội.
Theo đồng chí Phạm Minh Chính, việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội lúc bàn thảo thì khó khăn vô cùng, với rất nhiều băn khoăn, lo lắng. Ví như sáp nhập vào rồi thì truyền thống văn hóa, lịch sử, kinh phí, đặc biệt là công tác cán bộ sẽ ra sao?
“Sáp nhập phòng đã khó rồi, vì hai ông trưởng phòng nay chỉ còn chọn một ông. Sáp nhập cấp tỉnh thì còn khó khăn gấp bội, vì 2 người đứng đầu cũng là Ủy viên Trung ương cả. Rất khó, nhưng với quyết tâm chính trị cao, chúng ta đã làm” -  đồng chí Phạm Minh Chính cho biết.
Giờ đây, sau gần 10 năm nhìn lại, thấy quyết sách sáp nhập Hà Tây và Hà Nội là “đúng đắn, thành công, hiệu quả”, mở ra không gian cho sự phát triển cho cả Hà Nội cũng như Hà Tây cũ. Mọi khó khăn lúc đầu đặt ra đến nay cũng đều được giải quyết.
“Sáp nhập tỉnh lớn như vậy còn làm được, vậy xã, phường thì sao không làm được? Hà Tĩnh hiện nay đang sáp nhập thôn bản. Hòa Bình đang nghiên cứu nhập xã và ở một số nơi đang nghiên cứu sáp nhập huyện. Sáp nhập được là sẽ giảm ngay đội ngũ cán bộ, biên chế, giảm chi ngân sách... Hà Tây sáp nhập Hà Nội là bài học thành công sống động. Khó mấy cũng làm được, nếu điều đó là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn xã hội” – đồng chí Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

NguoiKyAnh - 9 cá nhân nắm giữ các loại hình di sản văn hoá phi vật thể vừa được Hội đồng cấp tỉnh Hà Tĩnh xét tặng danh hiệu bỏ phiếu bầu chọn 1 nghệ nhân nhân dân và 8 nghệ nhân ưu tú trình Hội đồng chuyên ngành cấp bộ xét tặng.


Theo đó, cá nhân được đề đề nghị xét tặng “nghệ nhân nhân dân” là ông Trần Khánh Cẩm (xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh); 8 cá nhân được đề nghị xét tặng danh danh hiệu “nghệ nhân ưu tú” gồm: Ông Trần Minh Chính (xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà), bà Nguyễn Thị Duyễn (xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh), ông Trương Quốc Đính (xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà), ông Nguyễn Viết Hoài (phường Nam Hồng, TX Hồng Lĩnh), ông Nguyễn Tiến Khởi (xã Phú Gia, huyện Hương Khê), ông Phạm Thế Nhuần (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên), bà Trần Thị Phượng (xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân), ông Hồ Đức Trung (xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà).


Trong danh sách 9 cá nhân được đề nghị trên, có 8 cá nhân nắm giữ di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; 1 cá nhân nắm giữ loại hình trò Kiều, lẩy Kiều và dân ca ví, giặm là bà Trần Thị Phượng (xã Tiên Điền, Nghi Xuân)

Đợt xét tặng lần này, Hội đồng cấp tỉnh đã nhận được 6 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "nghệ nhân nhân dân" và 17 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “nghệ nhân ưu tú” của các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.

Ngày 09-01-2016, Nhạc sỹ, Nghệ sỹ: Trần Khánh Cẩm được Nhà nước vinh danh phong tặng Nghệ Nhân Ưu tú Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh. Mời các bạn một tác phẩm đặc sắc của ông.

Ô Lục Soạn - Nghệ nhân Khánh Cẩm (80 tuổi) tại Liên hoan dân ca Việt Nam 2011.


Gần 80 tuổi, tóc đã bạc, chân đã mỏi gối. Ấy vậy mà cụ Cẩm ngày ngày mặc mưa gió trên chiếc xe đạp cà tàng lạch cạch gần trăm cây số từ miền biển đến vùng núi để sưu tầm những câu ca, lời hát cổ…Với tâm nguyện nhỡ ngày mai ra đi còn để lại cho con cháu những di sản quý giá của dân gian đang ngày ngày mai một.
Trời Hà Tĩnh những ngày đầu cơn gió mùa đông bắc lạnh tê tái. Trong căn nhà cấp bốn ẩm thấp ở con ngõ nhỏ tại xã Kỳ Bắc, Kỳ Anh, ngày ngày vẫn cất lên những tiếng ru, câu ca nghe là lạ nhưng lại rất quen: Ơ…ơ…Nhìn trời sắp có tố giông/ Cả vợ cả chồng ra mà đẩy nốc lên/ Này khoan ơi hỡi hò khoan này…Đó là lời ca trong các buổi tập của những thành viên trong CLB dân ca Kỳ Anh do cụ Trần Khánh Cẩm làm chủ nhiệm.
Gần 80 tuổi, tóc đã bạc, da đã đồi mồi nhưng tiếng hát của cụ Cẩm còn trong và thanh lắm. “May có cái món dân ca, ví giặm sức khỏe của tôi mới được như ngày hôm nay”, cụ Cẩm mở đầu câu chuyện kiểu nửa đùa nửa thật...
Trên đây trích 1 đoạn trong bài Chuyện cụ Trần Khánh Cẩm nghệ nhân dân ca ví giặm Kỳ Anh đăng năm 2016 khi cụ vừa được công nhận nghệ nhân dân ca. Một tấm lòng không màng ban phát danh hiệu hay đơn giản “Của ai phân định làm chi/ Cái di sản đó người dân hưởng rồi…"

Con ni kêu là dam
Trốn trong hang dưới rọng
Dù mưa dù lạnh cóng
Đi móc thì thôi rồi


Và chà ôi mẹ ơi
Khi mới đi bắt kẻ
Đút tay vô cấy tệ
Hằn cắm phát tê ngài

Có đứa bạn cầp 2
Đi móc trước kêu lại
“Dàm kềng nì tau hại
Mi móc i chù to”

Và chà rứa đút vô
Mờng lử ì mô nựa
Móc đậy sự khung nghị
Nghe nhơm nhớp nơi tay

Cầm rút ra cấy hầy
Vờ làng ơi cùn tắn
Khiếp tận tra tận trằn
Toàn bị lừa chờ mô

Nói chờ kể tuội thơ
Răng hần thương hần nhớ
Dam bắt về kho khế
Hay vắt nác nấu keng

Hay rang mói cho sèng
Ăn vì cơm qua bựa
Cha mẹ chi cụng rứa
Ăn và sống rất vui

Chà răng dừ bà tui
Sống tha phương xa ngái
Ăn ngon tì khung thiếu
Mà cứ khát cứ sèm

Nhít là nhựng về đêm
Nhiều khi khóc cù lẹ
Giữa cuộc người dâu bể
Ngông sèm nhớ tuội thơ

Đời như một cơn mơ
Răng mà toàn mộng mị !!
Thơ #culu

NguoiKyAnh - Nhiều năm qua, tình trạng ngư dân sử dụng rọ lồng (hay còn gọi là lưới bát quái, lưới xếp) để đánh bắt thủy sản đang diễn ra rầm rộ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái.

Đánh bắt dưới biển, nông dân còn đưa cả rọ lồng bát quái để tận diệt nguồn thủy sản trên đồng ruộng, kênh mương.
Lâu nay, ngư dân vùng ven biển tỉnh ta sử dụng lưới bát quái để đánh bắt thủy, hải sản. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi hải sản và đa dạng sinh học. Không những đánh bắt trên biển, nhiều nông dân còn sử dụng lướt bát quái để tận diệt thủy sản trên kênh mương, đồng ruộng.

Khoảng 5 giờ chiều thả rọ lồng, đến khoảng 6 giờ sáng mai là thu gom, sản phẩm là cua, cá, tép tôm đều chui hết vào rọ lồng.


Theo tìm hiểu, rọ lồng hay còn gọi là lưới bát quái có xuất xứ từ Trung Quốc. Đây không phải là loại lưới thông thường mà là những cái lồng hình chữ nhật, có cửa kiểu như hom giỏ (hom lờ) để các loài thủy sinh chui vào và không có đường thoát ra. Mỗi rọ lồng dài khoảng 8m và có giá 270.000 đồng.


Chi cục trưởng Chi cục Nguồn lợi thủy sản tỉnh, cho biết: Lâu nay tình trạng bà con ngư dân thả rọ lồng làm suy giảm nguồn lợi hải sản gần bờ. Đây là dụng cụ đánh bắt thủy sản đã được nhà nước cấm không cho ngư dân sử dụng đánh bắt thủy, hải sản.

Cơ quan chức năng và ngư dân cùng... mơ hồ về 'thẻ vàng' của EU

Khi được hỏi về “thẻ vàng” của EU, ngư dân chỉ hiểu mơ hồ EU phạt do tàu cá Việt Nam vi phạm ngư trường đánh bắt các nước khác trong khu vực, nhưng lại không biết rằng hành vi khai thác từ lớn đến bé, theo kiểu hủy diệt này cũng là một hình thức khai thác bất hợp pháp khiến EU “phạt” thủy sản Việt Nam.

Còn ông Thuận, một ngư dân ở thị xã Kỳ Anh thì hoàn toàn không hề hay biết và cũng chẳng quan tâm đến “thẻ vàng”, “thẻ đỏ”. Ông Bảo: “Tôi chỉ biết thẻ vàng trong... bóng đá chứ “thẻ vàng” chị nói tôi chẳng hiểu gì. Tàu của tôi đánh ghẹ, tôm gần bờ nên chỉ bán đủ trang trải tiền dầu và trang trải cuộc sống hàng ngày thôi”.


Được biết, tàu của ông Thuận đang sử dụng lưới bát quái để khai thác. Tuy nhiên, theo ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc BQL cảng cá Hà Tĩnh, đây là một trong những loại lưới bị cấm sử dụng vì mang tính hủy diệt. Loại lưới này và giã cào bay đang là một trong những thiết bị được ngư dân Hà Tĩnh sử dụng nhiều khi vươn khơi.


Tình trạng tàu giã cào (ngư dân gọi là giã cào bay) gần đây hoạt động sai tuyến ngày càng công khai. Các loại tàu này đi đến đâu thì tận diệt nguồn lợi thủy sản và tàn phá các loại hình đánh bắt khác.

Giám đốc BQL cảng cá Hà Tĩnh, ông Bùi Tuấn Sơn thông tin, cách đây 20 năm, sản lượng một số loài như tôm sắt, rắn biển, ốc hương ở vùng biển Hà Tĩnh cực kỳ lớn nhưng bây giờ giảm đến trên 90%, đây chính là minh chứng cho nạn khai thác thủy sản hủy diệt.

“Bây giờ hỏi cơ quan chức năng và ngư dân, thử hỏi có bao nhiêu người hiểu “thẻ vàng”, “thẻ đỏ” là gì. Vì sao lại bị EU áp “thẻ vàng”? Ngay như tôi cũng mới chỉ nắm thông tin chung chung, mơ hồ qua báo chí. Tôi nghĩ việc EU áp “thẻ vàng” là khoa học nhằm bảo vệ ngư trường của Việt Nam và toàn thế giới”, ông Sơn nói.

Không phải là địa phương mạnh về khai thác thủy sản xa bờ (chỉ 346 chiếc tàu) nhưng việc tổ chức tuyên truyền để 3.433 tàu, với hơn 13.000 lao động khai thác của Hà Tĩnh chấp hành các quy định pháp luật sẽ góp phần giúp ngành thủy sản Việt Nam tránh được chiếc “thẻ đỏ” và thoát khỏi “thẻ vàng” EU đang áp.

NguoiKyAnh - Tuyến đường tránh đi qua huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh), từ xã Kỳ Khang (km 556 + 00) đến Đèo Con (km 589 + 600) được đầu tư 1.276 tỷ đồng. Tuy mới đưa vào sử dụng nhưng tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người và các loại phương tiện khi lưu thông qua đây.
Tuyến đường hư hỏng trong thời gian dài nhưng đơn vị thi công vẫn chưa chịu sửa chữa, gây mất an toàn giao thông.
Tuyến đường có tổng chiều dài 33 km do Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, đóng tại tỉnh Ninh Bình thi công, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án ATGT (Bộ GTVT, nay đã sáp nhập với PMU2). Công trình khánh thành, đưa vào sử dụng đầu năm 2015, nhưng từ năm 2016 đến nay, liên tục xuất hiện hư hỏng nhiều đoạn trên tuyến đường này.

Theo ghi nhận của phóng viên, trên tuyến đường tránh này có rất nhiều đoạn hư hỏng nặng, hằn lún mặt đường từ 3-5 cm, trong đó có nhiều đoạn lún sâu, tạo thành rãnh ngập nước khi trời mưa như: Km 557 + 00 đến km 560 + 00, km 567 + 300 đến km 567 + 800, km 586 + 200 đến km 570 + 00… Đặc biệt, có những đoạn vết hằn lún sâu từ 6-8 cm kéo dài cả 1.000m giống như “mương dẫn nước”. Nhiều đoạn đã được đơn vị thi công khắc phục, sửa chữa bằng cách cào bóc, hoặc thay mới lớp mặt nhưng chưa sơn hoàn trả lại vạch kẻ đường, tạo nên nhiều sóng ngang mặt đường.


Sự xuống cấp trầm trọng trên tuyến đường tránh Kỳ Anh làm cho phương tiện khi lưu thông qua đây dễ bị mất lái, nhất là những lúc trời mưa, nước ngập đọng lại trên đường, đặc biệt nguy hiểm cho loại ô tô du lịch nhỏ và xe tải nhỏ.

Nhiều đoạn lún sâu, tạo thành rãnh sâu trên mặt đường

Trước thực trạng đó, từ năm 2016 đến nay, Ban ATGT tỉnh đã có rất nhiều văn bản kiến nghị lên Bộ Giao thông vận tải. Sau khi tiếp nhận các kiến nghị, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có Công văn số 1136/TCĐBVN–ATGT yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương chỉ đạo nhà thầu khắc phục ngay những đoạn hư hỏng mặt đường trước ngày 10/3/2017; chủ đầu tư và nhà thầu chịu trách nhiệm khi để xảy ra tai nạn giao thông do hư hỏng mặt đường gây ra. Được biết, tuyến đường trên đang nằm trong thời gian bảo hành và đã có những công văn chỉ đạo khắc phục, sửa chữa, thế nhưng, đơn vị thi công vẫn “ì ạch”.


Ông Hoàng Minh Việt - Phó Trưởng ban ATGT tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Ngay khi phát hiện tuyến đường này có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp, Ban ATGT tỉnh đã có nhiều văn bản đề nghị Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý Đường bộ II chỉ đạo chủ đầu tư tăng cường các giải pháp đảm bảo ATGT trên tuyến, nhất là việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng mặt đường. Theo đó, đơn vị thi công đã cho sửa chữa một số đoạn nhưng chưa dứt điểm, nhiều đoạn đường sau khi sửa mặt đường không kịp thời hoàn trả bổ sung vạch sơn, biển báo; trong quá trình sửa chữa chưa chú trọng đến công tác đảm bảo ATGT và vệ sinh môi trường đối với đoạn tuyến vừa thi công, vừa khai thác, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao”.
Nhiều đoạn bong tróc, ổ gà lún sâu.
Để đảm bảo ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên đoạn tuyến nói trên, thiết nghĩ, Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ II cần quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa đối với chủ đầu tư, đơn vị thi công trong việc thường xuyên kiểm tra, phát hiện, kịp thời khắc phục, sửa chữa những hư hỏng, tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Xem thêm: Đường ngàn tỷ hư hỏng nghiêm trọng gây tai nạn liên tục, ai chịu trách nhiệm?

NguoiKyAnh - Phạm vi lập quy hoạch chung thị xã Kỳ Anh đến năm 2035 là toàn bộ phạm vi trong địa giới hành chính của thị xã với diện tích tự nhiên 28.025,03ha. Đây vốn được coi là trung tâm kinh tế tổng hợp phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh, trong đó trọng tâm là Khu kinh tế Vũng Áng với các ngành kinh tế chủ đạo là công nghiệp và dịch vụ cảng biển, kết hợp hài hòa với các ngành kinh tế.


Lý do cần thiết lập quy hoạch được xác định do trên địa bàn thị xã Kỳ Anh đã và đang triển khai xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng và nhiều dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Lợi thế của thị xã Kỳ Anh là nơi duy nhất của miền Bắc và Bắc Trung Bộ có điều kiện để xây dựng cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải trên 5 vạn tấn, có tiềm năng trở thành cửa ngõ ra biển Đông của vùng Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar kết hợp với có quỹ đất phù hợp để phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch cũng như các chức năng đô thị khác.


Định hướng trong tương lai, thị xã Kỳ Anh sẽ trở thành đô thị công nghiệp đảm bảo sự kết hợp hiệu quả giữa các mục tiêu công nghiệp hóa và các mục tiêu phát triển hậu công nghiệp, sự song hành giữa môi trường sống tốt và môi trường sản xuất công nghiệp. Đồng thời chú trọng khai thác các giá trị sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, tạo cấu trúc đô thị thuận lợi cho việc sử dụng đa chức năng, đặc biệt là các không gian du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch đô thị.

Định hướng phát triển không gian đô thị được tập trung tại khu đô thị trung tâm Kỳ Trinh trong đó bao gồm trung tâm hành chính mới của thị xã. Điều chỉnh một số tuyến đường giao thông và phương thức tổ chức không gian cho phù hợp với yêu cầu tổ chức không gian của khu đô thị hành chính nhưng vẫn duy trì các hành lang thoát nước cũng như một số khu cây xanh sinh thái nông nghiệp làm vùng đệm hỗ trợ thoát nước.

Khu vực trước đây quy hoạch là trung tâm giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và công nghệ cao được điều chỉnh thành khu đô thị đa chức năng phát triển mới, khai thác hướng mở về phía khu vực hồ Tàu Voi. Trong đó, ưu tiêu bố trí chức năng giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao.

Phát triển các khu đô thị mới về phía Nam QL1A kết hợp với cải tạo các khu dân cư được giữ lại ven QL1A và các khu tái định cư. Nâng cấp và phát triển khu đô thị du lịch Kỳ Ninh, khu vực Kỳ Hà và Khu đô thị du lịch sinh thái Kỳ Nam, kết hợp hài hòa và hợp lý với việc duy trì các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Nâng cấp và phát triển khu đô thị du lịch Kỳ Ninh, khu vực Kỳ Hà và khu đô thị du lịch sinh thái Kỳ Nam, kết hợp hài hòa và hợp lý với việc duy trì các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tại quỹ đất phía Nam QL1A nắn tuyến phát triển công nghiệp phụ trợ và công nghiệp đa ngành, các khu trang trại sản xuất nông lâm nghiệp.


Hệ thống không gian mở sông Quyền, sông Trí, sông Vịnh, hệ thống khe, suối và hồ cùng với quỹ đất cây xanh ven mặt nước là những giá trị sinh thái có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng có giá trị đô thị, đồng thời đảm bảo thoát nước cho đô thị. Các vùng sản xuất nông nghiệp được giữ lại cũng là những giá trị cảnh quan quan trọng, đồng thời phát triển nông nghiệp đô thị.

Các vùng cảnh quan đồi núi là những phông nền cảnh quan chính quanh đô thị, trong đó đặc biệt là vùng chân núi Bàn Độ, chân núi Hoành Sơn có tiềm năng phát triển kinh tế kết hợp với cảnh quan và du lịch sinh thái.

Ông Trần Anh Tuấn - Vụ phó Vụ Hạ tầng kỹ thuật đưa ra ý kiến góp ý đề nghị đơn vị lập đề án cần bổ sung về cao độ nền nước mặn, cấp nước cần bổ sung hiện trạng và các thông số. Không gian ngầm cần xem xét nghiên cứu rõ hơn, vấn đề xử lý chất thải rắn, nghĩa trang về cơ bản cũng được thống nhất nhưng cần xác định nhu cầu cụ thể.

Ghi nhận ý kiến đóng góp từ các thành viên Hội đồng thẩm định đề nghị bổ sung thêm về vấn đề quốc phòng an ninh, hiện trạng cũng nên nêu rõ khả năng đáp ứng hạ tầng thương mại đối với mức độ phát triển của tỉnh. Về giai đoạn thực hiện quy hoạch để làm sao đề án trở nên giá trị hơn thì nên có giải trình kèm theo, giai đoạn 2025-2035 định hướng cần thể hiện rõ nét hơn. Khi đánh giá hiện trạng phải cập nhật được những cái cũ và cái mới đã đạt được những gì, những gì cần thiết phải làm đến năm 2035 để thúc đẩy sự phát triển của vùng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nhận định, đồ án khi thực hiện phải đáp ứng nhu cầu phục vụ được KTT Vũng Áng, để đạt được điều đó thì nó còn liên quan đến vấn đề hạ tầng và kiện toàn hệ thống đô thị của thị xã Kỳ Anh.

Căn cứ pháp lý Nghị quyết Bộ Chính trị, Nghị quyết Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, đó là cơ sở quan trọng có tính chất gián tiếp. Đề nghị đơn vị tư vấn, các đồng chí tham mưu cho tỉnh kiểm tra, rà soát lại những chỉ đạo của tỉnh.

Thực hiện quy hoạch trước mắt phải phục vụ cho nhân dân trong khu vực này, sau đó là cho tỉnh, đây sẽ là nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế cho khu vực nói riêng và cho cả nước nói chung.

NguoiKyAnh - Bộ TN-MT đã bỏ qua hàng rào kỹ thuật quy chuẩn Việt Nam để cho Formosa Hà Tĩnh xả thải vượt quy chuẩn. Cụ thể Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép năm 2013 (QCVN 51: 2013/BTNMT) chỉ cho phép áp dụng hàm lượng ô xy tham chiếu 7% nhưng Bộ TN-MT lại cho phép Formosa áp dụng ở mức 15%.
Formosa nhìn từ Đèo Con
Ưu ái cho Formosa

Ông Bùi Cách Tuyến từng là Thứ trưởng Bộ TN-MT (đã bị cách chức do liên quan đến Formosa) đã ưu ái cho tổ hợp gang thép này bằng văn bản số 68 ký ngày 9.1.2014 cho phép Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Formosa Hà Tĩnh) xả khí thải trong giai đoạn thiêu kết áp dụng hàm lượng oxy tham chiếu là 15%, trong khi đó QCVN 51:2013 của giai đoạn này là 7%. Vượt hơn gấp đôi so với chuẩn cho phép.

Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Lê Hoài Nam, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm của Bộ TN-MT cho đây là công văn cá biệt: Ngày 10.12.2013, Formosa Hà Tĩnh có văn bản gửi Tổng cục Môi trường, xin ý kiến chỉ đạo về quy trình thiêu kết trong QCVN 51:2013/BTNMT. Formosa Hà Tĩnh cho rằng các tiêu chuẩn kiểm soát khí thải đối với các nước có ngành gang thép phát triển đều có quy định riêng, đặc thù về hàm lượng oxy tham chiếu cho công đoạn này là 15%. Ngoài ra, Tổng cục Môi trường cũng đã thu thập, nghiên cứu, biên dịch các quy định của nước ngoài liên quan đến khí thải công nghiệp cho thấy họ đều áp dụng hàm lượng oxy tham chiếu 15%. Đồng thời, các chuyên gia về quản lý chất lượng không khí JICA Nhật Bản cũng đề xuất hàm lượng oxy tham chiếu là 15%.


“Với những căn cứ và lý do trên, Tổng cục Môi trường đã trình Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến ký văn bản cá biệt, hướng dẫn Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh kiểm soát các thông số trong khí thải của công đoạn thiêu kết ở mức hàm lượng oxy tham chiếu là 15%”, ông Nam cho hay. Nghĩa là Bộ TN-MT cho phép Formosa Hà Tĩnh có thể vượt rào quy chuẩn đang hiện hành.

Formosa đang xả khí thải vượt chuẩn

Ông Phan Lam Sơn, Phó giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh đã có công văn số 3384 ký ngày 6.11.2017 gửi Bộ TN-MT đề nghị xem xét, chỉ đạo việc Formosa Hà Tĩnh đang xả khí thải vượt ngưỡng QCVN 51:2013. Công văn nhấn mạnh: “Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh thấy rằng Công ty Formosa đang sử dụng các loại nguyên liệu đầu vào như hiện nay nhưng khí thải tại lò thiêu kết có nhiều thời điểm vượt quy chuẩn như đã nêu trên, do đó trường hợp công ty Formosa tái sử dụng các loại bùn, bụi mà chưa đầu tư hệ thống khử lưu huỳnh, nitơ, dioxin (theo báo cáo của Formosa dự kiến đến năm 2020 mới thi công xong), thì việc xử lý khí thải tại xưởng thiêu kết sẽ không đảm bảo theo QCVN 51:2013/BTNMT”.
Văn bản ông Bùi Cách Tuyến ký cho Formosa vượt QCVN - Ảnh: Q.N
Ông Phan Lam Sơn cũng nêu: “Gần đây, theo kết quả quan trắc khí thải hằng ngày của Viện Công nghệ môi trường (đơn vị được Bộ Tài nguyên - Môi trường giao thực hiện giám sát môi trường dự án Formosa), tại xưởng thiêu kết cho thấy: Tại cột kết quả phân tích có đưa ra 2 giá trị kết quả đo khí thải lò thiêu kết, trong đó một cột kết quả tính toán theo hàm lượng oxy tham chiếu là 7% và một cột kết quả tính toán theo hàm lượng oxy tham chiếu là 15%. Qua kết quả đo và so sánh với với cột B1 – QCVN 51:2013/BTNMT, cho thấy kết quả phân tích thông số SO2, NOx, nếu tính toán theo hàm lượng oxy tham chiếu là 7%, có nhiều thời điểm vượt giới hạn cho phép từ 1,07 – 2,47 lần; nếu tính toán theo hàm lượng oxy tham chiếu là 15%, thì nằm trong giới hạn cho phép. Theo quy định tại Bảng 1 và Bảng 2 của QCVN 51:2013/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép “Hàm lượng oxy tham chiếu trong khí thải công nghiệp sản xuất thép là 7%” thì kết quả quan trắc khí thải thông số SO2, NOx tại lò thiêu kết của Formosa có nhiều thời điểm vượt giới hạn cho phép”.

Sở TNMT báo cáo việc Formosa xả thải vượt ngưỡng quy chuẩn Việt Nam - Ảnh: Q.N
Cụ thể, kết quả quan trắc khí thải hằng ngày tại Dự án Formosa Hà Tĩnh của Viện Công nghệ môi trường trong năm 2017 cho thấy thông số SO2 và NOx liên tục vượt quy chuẩn quốc gia về khí thải: Ngày 2.7 vượt 1,07 lần; ngày 24.7 vượt 2,47 lần; ngày 26.7 vượt 2,13 lần; ngày 23.8 vượt 1,6 lần; ngày 21.8 vượt 1,59 lần; ngày 23.9 vượt 1,71 lần; ngày 26.9 vượt 1,84 lần; ngày 27.10 vượt 2,03 lần…

Sửa quy chuẩn Việt Nam cho Formosa trục lợi?


Thông tin của Một Thế Giới cho thấy, Bộ TN-MT đang giao Tổng cục Môi trường biên soạn một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới (QCVN 51: 2017/BTNMT) về khí thải công nghiệp sản xuất thép, thay thế quy chuẩn của năm 2013 (QCVN 51:2013/BTNMT). Theo dự thảo quy chuẩn mới, cơ bản giữ nguyên các thông số kỹ thuật về khí thải công nghiệp trong sản xuất thép, nhưng lại thay đổi hàm lượng oxy tham chiếu từ 7% (QCVN 51;2013) lên 15% (QCVN 51:2017). Dự thảo này có đoạn: “Hàm lượng oxy tham chiếu trong khí thải: Đối với các cơ sở sản xuất thép đầu tư mới: 7%, các cơ sở còn lại: 15%; kể từ ngày 1.1.2020, tất cả các cơ sở áp dụng giá trị 7%”.

Quy chuẩn sửa đổi của Bộ TN-MT, tại trang quy định màu đỏ bị nghi ngờ ưu ái cho Formosa
Việc hạ chuẩn xả khí thải ( bằng cách nâng hàm lượng tham chiếu oxy từ 7% lên 15%) đang tao ra nghi vấn Bộ TN-MT làm lợi cho Formosa mà xem nhẹ việc môi trường bị ô nhiễm. Nghi vấn này có cơ sở khi Formosa Hà Tĩnh gửi công văn 1708049 lên Bộ TN-MT hôm 16.8.2017 báo cáo lắp đặt bổ sung hệ thống công trình bảo vệ môi trường khử lưu huỳnh, khử nitơ, khử dioxin tại xưởng thiêu kết. Dự kiến hoàn thành hệ thống thứ nhất vào năm 2020, hệ thống thứ 2 nghiệm thu vào năm 2021.

Formosa Hà Tĩnh nêu lý do để giảng thuyết rằng: Gần đây, Formosa đã mời các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về vận hành các nhà máy gang thép quy mô lớn đến công ty Formosa Hà Tĩnh để kiểm tra từng thiết bị công nghệ sản xuất và các công trình bảo vệ môi trường. Qua quá trình kiểm tra, các chuyên gia cho biết nguyên liệu mà xưởng thiêu kết sử dụng có rất nhiều loại (bao gồm tạp liệu rắn, ví dụ như bụi, vảy thép vụn, bùn khoáng…). Hơn nữa thành phần chất lượng của mỗi loại nguyên liệu không giống nhau, nhưng nếu thay đổi nguồn nguyên liệu có thể tạo ra biến động lớn về thành phần nguy hại trong khí thải. Do đó, kiến nghị Formosa tham khảo xưởng thiêu kết của một số công ty gang thép lớn trên thế giới, tiến hành bổ sung lắp đặt hệ thống công trình bảo vệ môi trường khử lưu huỳnh, khử nitơ và khử dioxin tại 2 máy thiêu kết.

Sơn Nguyên
Một Thế giới

NguoiKyAnh - Cùng học các bộ phận trên cơ thể bằng tiếng Hà Tĩnh nào. Tiếng Hà Tĩnh dệ thương lắm.
Ấn theo dõi để cập nhật những video mới nhất về quê hương Kỳ Anh


Đầu = trốc
Mũi = mụi
Hôn môi = Hun mui
Nách = néch
Ngốc nghếch = Trốc tru
Hậu môn (đít) = Khu

Xem Từ điển tiếng Nghệ - Tĩnh 

NguoiKyAnh - Từ "chắc" quê ta đó. Đa nghịa lắm ai ơi. Ngoài mô tê răng rứa. Tiếng "chắc" cụng tuyệt vời
TIẾNG "CHẮC" CỦA QUÊ NHÀ
Tiến Điển

Lâu ngay mới kháp "chắc"
Răng lại cại "chắc" rồi
Bây đi mô hết cả
Để một "chắc" cố ngồi
"Chắc" cha đi ăn cưới
"Chắc" thỉ nựa mẹ về
Bây ở nhà với "chắc"
Đừng dắc "chắc" ra đê


Bạo chưa "chắc" đạ vô
Nhưng bây lo gắt sớm
Trời "chắc" mưa to lắm
Nỏ chủ quan được mô
Năm ni lạc được mùa
Cổ mô cụng rành "chắc"
Nhưng giá thì chưa "chắc"
Đạ cao bằng mọi khi
Thời tiết ni nắng ráo
Bàn "chắc" vại thêm vưng
Nắng như ri "chắc" chắn
Vưng "chắc" hột như sừng
Từ "chắc" quê ta đó
Đa nghịa lắm ai ơi
Ngoài mô tê răng rứa
Tiếng "chắc" cụng tuyệt vời..

NguoiKyAnh - Lời bài hát Về Kỳ Anh - Thành Lê. Một sáng tác mới của nhạc sỹ Nguyễn Văn Mạnh - giám đốc TTVHTT huyện Kỳ Anh. Kỹ thuật dựng hình: Phạm Anh Tuấn - Đài TT-TH huyện Kỳ Anh
Ấn theo dõi để cập nhật những video mới nhất về quê hương Kỳ Anh

Là người ơi, Hà Tĩnh quê mình.
Ai đi xa có nhớ, nghĩa nặng ân tình
Còn mãi ngàn năm.


Ta bên nhau, về miền quê yêu dấu
Nơi có dòng Lê cuốn bởi núi Hương
Nước trong xanh soi bóng cả đôi bờ
Thuyền em đi giữa đất trời gió lộng
Chở đầy hoa, câu ví dặm ân tình
Về Kỳ Anh nhớ thương bao kỉ niệm
Đền Phương Giai nơi cách mạng vùng lên
Nước sông Rác tưới mát cánh đồng xanh
Về Kỳ Trung chè xanh tình xứ Nghệ
Kỳ Đồng hôm nay rực sáng ngày mai
Về quê hương nhớ thương câu ví dặm
Làng Đan Du lời O Nhẫn còn đây
Về Xuân Phú giọng hát biển chiều nay
Về Kỳ Anh miền quê người Xứ Nghệ
Để tình em lưu luyến mãi không nguôi
Để tình em thương nhớ quê hương này.

... Để tình em thương nhớ về Kỳ Anh.

NguoiKyAnh - Dòng nước đen ngòm, kèm theo than chảy ra từ bãi tập kết than “khổng lồ” của Công ty tập đoàn Hoành Sơn ở Hà Tĩnh khiến cho một vùng biển chuyển thành màu đen, ô nhiễm trầm trọng khiến người dân chỉ biết “kêu trời”.


Dân “kêu trời” vì bãi biển chuyển màu đen ngòm

Thời gian gần đây, PV nhận được phản ánh của người dân sống xung quanh khu vực hậu cảng Vũng Áng (thuộc xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) về việc nước thải từ bãi tập kết than của Công ty tập đoàn Hoành Sơn (Hà Tĩnh) chảy trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến người dân hoang mang lo lắng.


Có mặt khu vực bãi tập kết than của Công ty Hoành Sơn tại xã Kỳ Lợi để mục sở thị chúng tôi thấy sự việc đúng như phản ánh của người dân nêu trong đơn thư. Tại đây xuất hiện một bãi tập kết than rộng trên 10.000 m2, than được chất cao “khổng lồ” như núi. Thời điểm PV có mặt, xung quanh bãi tập kết than này có nhiều đường nước đen ngòm, kéo theo than chảy thẳng ra môi trường xung quanh sau đó đổ thẳng trực tiếp ra khu vực biển xã Kỳ Lợi.

Xung quanh bãi tập kết than, công ty này còn lắp nhiều đường ống bằng ống nhựa với kích thước lớn để xả nước thải đen ngòm trực tiếp ra biển. Theo ghi nhận, tại bờ biển xung quanh khu vực bãi tập kết than, màu nước biển đã chuyển thành màu đen, gây ô nhiễm rất nghiêm trọng.

Nhiều người dân sống xung quanh khu vực bãi tập kết than luôn phải sống trong cảnh lo lắng. Họ thắc mắc, liệu dòng nước đen từ bãi tập kết than này có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân hay không?.

Ông Nguyễn Trọng Lâm (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết: “Than được Công ty Hoành Sơn vận chuyển về tập kết tại khu vực bờ biển xã Kỳ Lợi để cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng. Những đống than cao hàng chục mét, vượt quá tường rào trôi dạt ra khắp nơi nhưng không phủ bạt, mỗi khi trời nắng thì bụi nhuốm màu đen bay mù mịt , còn trời mưa nước bùn có lẫn than trôi chảy ra biển gây ô nhiễm”.

Điều khiến người dân lo ngại nhất hiện nay là lượng nước thải từ bãi than tràn ra ngoài là rất lớn, khi gặp mưa cứ thế chảy theo nguồn nước xuống khu vực hồ nước xung quanh rồi tràn ra biển. Dư luận đang đặt ra câu hỏi liệu có phải vì lý do này mà nguồn thủy hải sản ở khu vực biển tại đây đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt ?.

Bức xúc trước tình trạng nêu trên, người dân xã Kỳ Lợi đã nhiều lần tụ tập cản trở phương tiện vận tải ra vào bãi than, đồng thời kiến nghị lên cơ quan quản lý yêu cầu phải có phương án xử lý, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sự việc sau đó vẫn tiếp tục diễn ra.

 Nước thải từ bãi tập kết than của Công ty tập đoàn Hoành Sơn chảy trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Liên quan đến vấn đề ô nhiễm từ bãi tập kết than tại xã Kỳ Lợi, một cán bộ của Ban quan quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh cho biết đã nhiều lần yêu cầu Công ty tập đoàn Hoành Sơn phải di dời toàn bộ khối lượng than gây ô nhiễm ra khỏi khu vực tập kết nhưng đến nay công ty này vẫn chưa thực hiện.

Theo số liệu thống kê, toàn bộ số lượng than tập kết tại xã Kỳ Lợi của Công ty tập đoàn Hoành Sơn được nhập khẩu về để cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng, tuy nhiên thời gian gần đây nhà máy này không tiếp nhận than của công ty này nên lượng than bị ùn ứ tại đây với số lượng rất lớn dẫn đến gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bộ công thương đã kết luận nhiều sai phạm liên quan sau thanh tra

Liên quan đến vụ việc trên, mới đây Bộ Công thương công bố kết luận Thanh tra về hàng loạt sai phạm của các đơn vị trong việc mua bán gần 800 ngàn tấn than cung cấp cho nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, không đúng Chỉ thị 21/CT-TTg, ngày 26/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than.

Các đơn vị sai phạm trong việc mua bán than liên quan đến kết luận Thanh tra này gồm: Tổng cục Năng lượng, Cục Điều tiết Điện lực, PVN, Ban QLDA, PV Power, Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh, Tập đoàn Than – Khoáng sán Việt Nam (TKV), Công ty Tập đoàn Hoành Sơn.


Kết luận thanh tra nêu rõ: Bộ Công thương, Tổng cục Năng lượng và một số đơn vị liên quan còn một số thiếu sót trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đơn vị khi triển khai thực hiện việc mua bán than; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam còn một số sai phạm, trong quá trình quản lý, điều hành và kiểm tra, giám sát việc thực hiện mua than, chỉ đạo các đơn vị ký kết Hợp đồng mua bán than số 122/VQPP-HS/04-2015/VA1 với Công ty Hoành Sơn ngày 16 tháng 4 năm 2015 không đúng với Đề án cung cấp than cho các NMNĐ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 5964/QĐ-BCT và vi phạm Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề án cung cấp than tại Quyết định số 5964/QĐ-BCT; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải mua sử dụng than trong nước (than cám 4b và cám 5). Tuy nhiên, đơn vị này đã chỉ đạo mua gần 800 ngàn tấn than nhập khẩu do Công ty Hoành Sơn cung cấp. Việc đàm phán, ký hợp đồng mua bán than với Công ty Hoành Sơn khi chưa xem xét kỹ về nguồn gốc than của Công ty Hoành Sơn theo Thông tư số 14/2013/TT-BCT.

Tổng số than Công ty Hoành Sơn cung cấp theo các Hợp đồng ký kết, từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016, sản lượng mua thực tế là 790.931,76 tấn quy ẩm đạt 87,88% sản lượng ký kết, số tiền thanh toán gần 1.500 tỷ đồng.

Trong quá trình Thanh tra, Bộ Công thương phát hiện, Công ty Hoành Sơn chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh nguồn gốc than nội địa của Công ty cổ phần Thương mại Hoàng Thảo Lâm và Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Triệu Phong. Việc giao nhận than cũng không đủ sản lượng theo quy định của Hợp đồng ký kết.

NguoiKyAnh.Info sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

NguoiKyAnh.info - Mặc dù Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép năm 2013 (QCVN 51:2013/BTNMT) quy định hàm lượng oxy tham chiếu là 7%, tuy nhiên Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) lại cho phép Formosa áp dụng hàm lượng oxy tham chiếu lên 15%. Hệ quả là nồng độ độc hại trong khí thải của Formosa đang vượt ngưỡng nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam.
Hệ thống ống khói tại các lò thiêu kết của Formosa đang xả thải vượt ngưỡng quy chuẩn Việt Nam nhiều lần.
Văn bản “cá biệt”

Ngày 9/1/2014, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, Bùi Cách Tuyến ký công văn số 68, cho phép Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) sử dụng hàm lượng oxy tham chiếu trong giai đoạn thiêu kết là 15%, trong lúc QCVN 51:2013 là 7%.

Giải thích về công văn nói trên, đại diện Bộ TN&MT, ông Lê Hoài Nam, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm thừa nhận đây là một văn bản cá biệt. Nói về việc “đặc cách” cho Formosa Hà Tĩnh xé rào pháp luật Việt Nam, không chịu sự điều chỉnh của QCVN, ông Nam cho biết: Ngày 10/12/2013, Formosa Hà Tĩnh có văn bản gửi Tổng cục Môi trường, xin ý kiến chỉ đạo về quy trình thiêu kết trong QCVN 51:2013/BTNMT. Formosa Hà Tĩnh cho rằng, các tiêu chuẩn kiểm soát khí thải đối với các nước có ngành gang thép phát triển đều có quy định riêng, đặc thù về hàm lượng oxy tham chiếu cho công đoạn này là 15%.


Ngoài ra, Tổng cục Môi trường cũng đã thu thập, nghiên cứu, biên dịch các quy định của nước ngoài liên quan đến khí thải công nghiệp cho thấy họ đều áp dụng hàm lượng oxy tham chiếu 15%. Đồng thời, các chuyên gia về quản lí chất lượng không khí JICA Nhật Bản cũng đề xuất hàm lượng oxy tham chiếu là 15%.

“Với những căn cứ và lí do trên, Tổng cục Môi trường đã trình Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến ký văn bản cá biệt, hướng dẫn Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh kiểm soát các thông số trong khí thải của công đoạn thiêu kết ở mức hàm lượng oxy tham chiếu là 15%” – ông Nam trả lời PV báo Tiền Phong.

Khí thải của Formosa vượt ngưỡng nhiều lần

Ngày 6/11/2017, ông Phan Lam Sơn, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh ký công văn số 3384, gửi Bộ TN&MT đề nghị xem xét, chỉ đạo việc Formosa Hà Tĩnh đang xả khí thải vượt ngưỡng QCVN 51:2013.

Công văn có nội dung: Gần đây, theo kết quả quan trắc khí thải hàng ngày của Viện Công nghệ Môi trường (đơn vị được Bộ TN&MT giao thực hiện giám sát môi trường Dự án Formosa), tại xưởng thiêu kết cho thấy: Tại cột kết quả phân tích có đưa ra 2 giá trị kết quả đo khí thải lò thiêu kết, trong đó một cột kết quả tính toán theo hàm lượng oxy tham chiếu là 7% và một cột kết quả tính toán theo hàm lượng oxy tham chiếu là 15%. Qua kết quả đo và so sánh với với cột B1 – QCVN 51:2013/BTNMT, cho thấy kết quả phân tích thông số SO2, NOx, nếu tính toán theo hàm lượng oxy tham chiếu là 7%, có nhiều thời điểm vượt giới hạn cho phép 1,07 – 2,47 lần; Nếu tính toán theo hàm lượng oxy tham chiếu là 15%, thì nằm trong giới hạn cho phép.

Theo quy định tại Bảng 1 và Bảng 2 của QCVN 51:2013/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép “Hàm lượng oxy tham chiếu trong khí thải công nghiệp sản xuất thép là 7%” thì kết quả quan trắc khí thải thông số SO2, NOx tại lò thiêu kết của Formosa có nhiều thời điểm vượt giới hạn cho phép.

“Sở TN&MT Hà Tĩnh thấy rằng, Công ty Formosa đang sử dụng các loại nguyên liệu đầu vào như hiện nay nhưng khí thải tại lò thiêu kết có nhiều thời điểm vượt quy chuẩn như đã nêu trên, do đó trường hợp Công ty Formosa tái sử dụng các loại bùn, bụi mà chưa đầu tư hệ thống khử Lưu huỳnh, Nitơ, Dioxin (theo báo cáo của Formosa dự kiến đến năm 2020 mới thi công xong), thì việc xử lí khí thải tại xưởng thiêu kết sẽ không đảm bảo theo QCVN 51:2013/BTNMT” – công văn của Sở TN&MT Hà Tĩnh nếu rõ.

Sửa đổi QCVN 51:2013 vì Formosa?

Theo thông tin mà Tiền Phong có được, hiện Bộ TN&MT đang giao Tổng cục Môi trường biên soạn một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới (QCVN 51: 2017/BTNMT) về khí thải công nghiệp sản xuất thép, thay thế quy chuẩn của năm 2013 (QCVN 51:2013/BTNMT).


Theo đó, quy chuẩn mới vẫn cơ bản giữ nguyên các thông số kỹ thuật về khí thải công nghiệp trong sản xuất thép, nhưng lại thay đổi hàm lượng oxy tham chiếu từ 7% (QCVN 51;2013) lên 15% (QCVN 51:2017).

Việc thay đổi này khiến dư luận nghi ngờ Bộ TN&MT đang chạy theo Formosa, làm lợi cho doanh nghiệp, bỏ mặc môi trường bị hủy hoại vì ô nhiễm. Cơ sở của việc nghi ngờ này là ngày 16/8/2017, Formosa Hà Tĩnh có công văn số 1708049, gửi Bộ TN&MT báo cáo về việc lắp đặt bổ sung hệ thống công trình bảo vệ môi trường khử lưu huỳnh, khử Nitơ, và khử Dioxin tại xưởng thiêu kết. Và dự kiến hoàn thành hệ thống thứ nhất vào năm 2020, hệ thống thứ 2 vào năm 2021.

Mốc thời gian năm 2020 trong QCVN sửa đổi và trong báo cáo lắp đặt bổ sung hệ thống bảo vệ môi trường của Formosa liệu có liên quan đến nhau? Lí giải điều này, một chuyên gia trong ngành thép cho biết: “Với hệ thống xử lí khí thải hiện nay của Formosa không thể đáp ứng yêu cầu của QCVN 51:2013, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này phải đóng cửa đến năm 2020, khi mà hệ thống bảo vệ môi trường bổ sung của họ hoàn thành thì mới được vận hành sản xuất. Nếu vẫn để Formosa áp dụng văn bản “đặc cách” của ông Bùi Cách Tuyến, Bộ TN&MT sẽ bị các nhà sản xuất thép khác kiện vì ưu ái Formosa, đồng thời các cơ quan chức năng phát hiện; còn bắt Formosa áp dụng theo QCVN 51:2013, thì chắc chắn Formosa vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam”.
Kết quả quan trắc khí thải hằng ngày tại Dự án Formosa Hà Tĩnh của Viện Công nghệ Môi trường trong năm 2017 cho thấy thông số SO2 và NOx liên tục vượt quy chuẩn quốc gia về khí thải:

Ngày 2/7 vượt 1,07 lần;

Ngày 24/7 vượt 2,47 lần;

Ngày 26/7 vượt 2,13 lần;

Ngày 23/8 vượt 1,6 lần;

Ngày 21/8 vượt 1,59 lần;

Ngày 23/9 vượt 1,71 lần;

Ngày 26/9 vượt 1,84 lần;

Ngày 27/10 vượt 2,03 lần…

HOÀNG NAM
Theo Báo Tiền Phong

NewVnNews - Cuốn "Tại sao các Quốc gia thất bại" - nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói, có khoảng hơn 500 trang thôi, rất thú vị và thông não tốt! Đọc không khó, khó là hiểu thế nào. Hiểu thế nào không quan trọng, hiểu xong thì làm gì.


Có 196 quốc gia trên thế giới. 25 trong số đó rất giàu có được định nghĩa là có thu nhập bình quân đầu người trên 100.000 $ một năm. Nhưng có những nước còn nghèo và một số thì rất, rất nghèo. Đây là 20 quốc gia nghèo nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của họ dưới 1000$ /, tức là chỉ dưới 3$ 1 người 1 ngày.

Tất cả các quốc gia, dù nhiều hay it đều đang trên con đường phát triển. Nhưng tại các quốc gia nghèo thì việc này diễn ra vô cùng chậm chạp. Nếu Zimbabwe tiếp tục duy tri tỷ lệ tăng trưởng như hiện nay, nó sẽ đủ tiêu chuẩn là một nước giàu trong 2.722 năm nữa.

Điều chúng ta muốn tìm hiểu là tại sao một số quốc gia thì thịnh vượng trong khi các quốc gia khác lại lạc hậu để từ đó hiểu được những điều đúng đắn mà các nước giàu đang làm và có cái nhìn toàn diện hơn về những thác thức và rào cản mà các nước nghèo đang phải đối mặt.



Acemoglu và Robinson đưa ra giả thuyết về các thể chế chính trị là cái quyết định chứ không phải địa lý, văn hóa, hay sự thiếu hiểu biết.

Lập luận đại thể như sau: một quốc gia giàu nếu phần lớn công dân của nó tham gia vào các hoạt động kinh tế, tạo ra nhiều của cải một cách hiệu quả, luôn tìm cách mới để thực hiện các nhiệm vụ (cũ và mới) sao cho hiệu quả hơn.

Nhưng cái gì khiến các tác nhân kinh tế (cá nhân, hộ gia đình, các công ty) làm như vậy? Đó là các khuyến khích (incentive). Không có các khuyến khích, không có động cơ người ta không tích cực làm việc; các phản khuyến khích thậm chí còn gây ra tác hại. Nghiên cứu các khuyến khích là một trong những nội dung chính của kinh tế học (và khoa học xã hội nói chung khi khuyến khích được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là khuyến khích kinh tế).

Song cái gì định hình các khuyến khích? Đó là các thể chế kinh tế. Các thể chế kinh tế là các quy tắc ảnh hưởng đến nền kinh tế hoạt động thế nào và đến các khuyến khích thúc đẩy người dân ra sao. Các tác giả phân ra hai loại thể chế kinh tế: thể chế kinh tế bao gồm (inclusive economic institution) và các thể chế kinh tế khai thác (extractive economic institution).

Các thể chế kinh tế bao gồm bảo đảm: các quyền tài sản an toàn; luật pháp và trật tự; các thị trường và sự ủng hộ của nhà nước đối với các thị trường (qua các dịch vụ công và các quy định); dễ tham gia hoạt động kinh tế; tôn trọng các hợp đồng; đa số nhân dân được tiếp cận đến giáo dục và đào tạo và các cơ hội.

Ngược lại thì các thể chế kinh tế là khai thác: thiếu luật pháp và trật tự; các quyền tài sản không an toàn; các rào cản tham gia và các quy chế cản trở hoạt động của các thị trường và tạo ra sân chơi không bằng phẳng.

Cuối cùng, các thể chế kinh tế hình thành trên cơ sở nào? Các thể chế chính trị định hình các thể chế kinh tế. Các tác giả phân biệt hai loại thể chế chính trị: bao gồm và khai thác.
Các thể chế chính trị bao gồm bảo đảm: điều kiện cho sự tham gia rộng rãi của các công dân – chủ nghĩa đa nguyên – đặt ra các ràng buộc và kiểm soát đối với các chính trị gia; nền pháp trị; nhà nước tập trung ở mức đủ để thực thi luật pháp và trật tự (nhưng không quá tập trung để biến thành chính thể chuyên chế).

Ngược lại, các thể chế chính trị mang tính khai thác: tập trung quyền lực chính trị vào tay một số ít người; không có các ràng buộc lên các chính trị gia hay kiểm soát và cân bằng hay thiếu nền pháp trị.

Các thể chế kinh tế bao gồm thúc đẩy tăng trưởng thông qua: khuyến khích đầu tư; tận dụng sức mạnh thị trường trong phân bổ nguồn lực, sự tham gia của các hãng hiệu quả hơn, có khả năng tài trợ vốn cho kinh doanh khởi nghiệp; tạo điều kiện cho sự tham gia rộng rãi thông qua tạo cơ hội bình đẳng, để các công dân có cơ hội giáo dục và đào tạo; và quan trọng nhất khuyến khích đầu tư vào công nghệ mới và chấp nhận sự phá hủy sáng tạo. Như thế, các thể chế bao gồm tạo ra các khuyến khích để các tác nhân kinh tế hoạt động hiệu quả và kết quả là tạo ra tăng trưởng bền vững, và như thế thường dẫn các quốc gia đến giàu có.



Tăng trưởng, tuy vậy luôn luôn kéo theo những kẻ thắng và những người thua. Những kẻ thắng thường ủng hộ, song những người thua thường chống đối. Những người thua về kinh tế và nhất là những người thua (hay có khả năng bị thua) về mặt chính trị thường ngăn cản quyết liệt. Và đấy chính là logic của các thể chế khai thác: những người có quyền thế sợ sự mất quyền lực, sợ sự phá hủy sáng tạo, sợ bị trở thành kẻ thua, nên tìm cách cản trợ thay đổi, cố duy trì các thể chế khai
thác, ưu tiên giữ ổn định chính trị, giữ hiện trạng có lợi cho họ.

Tuy vậy, dưới các thể chế khai thác cũng có thể có tăng trưởng. Đầu tiên, có tăng trưởng thì mới có của cải để khai thác. Tăng trưởng dưới các thể chế khai thác chủ yếu diễn ra theo hai kiểu: chuyển nguồn lực từ khu vực năng suất thấp (thí dụ nông nghiệp) sang khu vực có năng suất cao hơn (công nghiệp hay dịch vụ, chẳng hạn); giới chóp bu có thể tự tin để tạo ra các yếu tố bao gồm trong các thể chế kinh tế trong khi vẫn giữ các thể chế chính trị khai thác.

Các thể chế kinh tế khai thác có thể tạo ra tăng trưởng, nhưng không bền vững trong dài hạn và thường không tạo ra tăng trưởng và vì thế dẫn đến nghèo khó.

Có ái lực mạnh (hay sự đồng vận) giữa các thể chế chính trị bao gồm và các thể chế kinh tế bao gồm; cũng vậy đối với các thể chế khai thác; chúng tăng cường lẫn nhau và tạo ra trạng thái ổn định tương đối. Sự kết hợp của các thể chế chính trị khai thác với các thể chế kinh tế bao gồm có thể tạo ra tăng trưởng, nhưng cuối cùng sẽ quay về hai trạng thái ổn định hơn: hoặc các thể chế chính trị chuyển thành các thể chế bao gồm và quốc gia phát triển mạnh, hay các thể chế kinh tế bao gồm bị thay thế bằng các thể chế khai thác. Tương tự, trạng thái các thể chế chính trị bao gồm kết hợp với các thể chế kinh tế khai thác cũng là trạng thái bất ổn định: các lực lượng chính trị sẽ buộc các thể chế kinh tế trở nên bao gồm, hoặc bản thân các thể chế chính trị bị biến thành khai thác.”
Mai Phương Tú.

I. Tên trường có trước hay xây dựng trường trước – học trước?

  Một buổi chiều cuối tháng 6/1972, tôi đang thu tranh, tre để chuẩn bị cho năm học 1972-1973 của trường cấp 3 Kỳ Anh.Thầy và trò đang làm việc dưới bóng phi lao trước cửa văn phòng nhà trường tại xã Kỳ Văn.Tôi thấy một người đi chiếc xe đạp favorit vào phòng làm việc của thầy hiệu trưởng Lê Văn Khánh.Khoảng 30 phút sau thầy Khánh ra chổ thầy trò đang ngồi, sau vài câu hỏi thăm, thầy Khánh nói: “Huyện ủy, ủy ban mới có quyết định một số vấn đề trong năm học mới, đồng chí chủ tịch vừa sang, mời anh vào  cùng tiếp thu.”

 
Vì đã quen biết trước, không cần giới thiệu nữa, đồng chí chủ tịch Nguyễn Toát vào thẳng vấn đề. Đồng chí Toát nói: “ tình hình giặc Mỹ có khả năng đánh phá miền Bắc ác liệt hơn, điều kiện đi, về của học sinh mấy xã phía bắc phải qua cầu Kênh, cầu Cà, cầu Cao, đường quốc lộ gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm.Vì vậy thường vụ huyện ủy quyết định sẽ tách một số lớp của trường cấp 3 Kỳ Anh thành phân hiệu của trường ở phía bắc. Tôi sang để truyền đạt tinh thần nghị quyết của thường vụ huyện ủy đồng thời trao đổi với nhà trường một số vấn đề có liên quan. Nhà trường cần có kế hoạch triển khai sớm để kịp cho năm học mới”.Sau đó đồng chí chủ tịch và thầy Khánh còn trao đổi thêm một số vấn đề nữa.Khi bắt tay chúng tôi ra về đồng chí Toát vui vẻ nói: “khó khăn thì thật nhiều đó, nhưng chắc chắn là khắc phục được”.

  Thầy Khánh bảo tôi ở lại. Thầy Khánh nói: “bây giờ các thầy giáo về nghỉ hè chưa đến trường, các thầy trong cấp ủy cũng đang nghỉ hè cả (thầy Mỹ - bí thư chi bộ, thầy Ngô - thư ký công đoàn), anh bàn giao sổ sách về số vật liệu đã thu được để ngày mai ra ngoài đó làm công tác chuẩn bị”.
Vì trường cấp 3 Kỳ Anh  đã đóng ở vùng Kỳ Giang, Kỳ Tiến từ những năm 1965 nên thầy Khánh rất thông thạo địa bàn các xã phía bắc.Thầy Khánh phân tích :“ xã Kỳ Phong thì nằm trên quốc lộ 1A, không đặt trường được, xã Kỳ Bắc thì có trạm trung chuyển của bộ đội, chỉ còn lại xã Kỳ Tiến. Trong xã Kỳ Tiến thì xóm Quyết Tiến các đơn vị vận chuyển thường giấu xe ở đó, nếu lở máy bay địch phát hiện thì rất nguy hiểm, còn hai xóm Kim Tiến và Hoàng Diệu là có thể đặt trường được. Anh ra ngoài đó xin ý kiến và nhờ ủy ban xã giúp đở xin đia điểm đặt một số lớp từ trường cấp 3 Kỳ Anh tách ra. Anh ra chuẩn bị trước vài hôm sau tôi ra”. Để tránh máy bay địch, hôm sau tôi ra Kỳ Tiến rất sớm.Đầu tiên tôi ra gặp cố Trâm Ngôn ở xóm Quyết Tiến,( Cố Trâm Ngôn mấy năm trước là hội trưởng phụ huynh học sinh của trường cấp III Kỳ Anh). Sau khi nghe tôi trình bày mục đích và nội dung mà tôi ra đây, cố Trâm Ngôn rất nhiệt tình, cố đưa ra mấy vị trí để nghiên cứu. Cố nói : “phải tìm chổ nào để học sinh đi về được nhiều đường, phân tán nhanh, không bị lộ mục tiêu”. Chiều hôm đó cố Trâm Ngôn cùng tôi đến ủy ban xã Kỳ Tiến. Sau khi nghe chúng tôi trình bày những nội dung mà nhà trường nhờ giúp đở, một đồng chí trong ủy ban nói : “Vấn đề này chúng tôi đã nhận được chỉ thi của huyện ủy rồi, bây giờ ta cùng bàn đặt địa điểm ở đâu cho thích hợp, có tập thể ở đây ta cùng trao đổi cụ thể”. Sau khi bàn bạc,  ủy ban xã cử một đồng chí  cùng tôi xuống xóm Hoàng Diệu để chọn vị trí. Để đảm bảo an toàn chúng tôi chọn 3 vị trí để làm 3 lán học ở phía sau của xóm Hoàng Diệu.
Ngày hôm sau tôi lại trở về trường sớm để báo cáo kết quả làm việc với thầy hiệu trưởng. Thầy Khánh nói : “Tôi định chiều nay ra ngoài đó, nhưng anh đã làm được như vậy là tốt rồi, tôi không phải ra  ngoài đó nữa. Việc tìm được 3 địa điểm là rất tốt, tuy chưa thống kê số lượng học sinh lớp 9 và lớp 10 ở các xã phía bắc  là bao nhiêu nhưng chắc chắn không quá 3 lớp, nếu tuyển thêm học sinh lớp 8 nữa tối đa cũng  chỉ 6 lớp, có 3 lán, học ngày hai buổi như vậy là vừa”.Vì sợ máy bay địch phát hiện, không thể huy động lao động tập trung nên phải mất khoảng 10 ngày học sinh của bốn xã Kỳ Tiến, Kỳ Giang, Kỳ Phong, Kỳ Bắc thay nhau đào hạ thấp đất, đắp lủy xung quanh mới làm xong mặt bằng một lán học. Cuối buổi chiều một ngày đầu tháng 7/1972 khi tôi đang nhận xét tinh thần làm việc trong ngày và bố trí lao động ngày hôm sau thị nhận được thư  của thầy Dương Ngô từ một học sinh của trường Kỳ Anh đưa tới (em Đào Thị Minh học sinh lớp 9). Nói là thư nhưng thực ra chỉ là một mảnh giấy nhỏ trên đó ghi bằng bút chì có nội dung : “ Tỉnh có quyết định thành lập trường mới, anh về trường làm việc”. Số giáo viên trường Kỳ Anh chuyển ra trường mới trước (nói là trường mới vì chưa có tên trường) gồm có Tôi và thầy Phan Lương dạy toán, thầy Lê Sỹ Châu dạy  sinh vật, thầy Biện Văn Thạch, thầy Nguyễn Phùng Nhị, cô Nguyễn Thị Thường dạy văn. Mấy hôm sau thầy Đặng Vượng và các thầy : thầy Lạc (dạy địa lý),thầy Oanh ( dạy hóa), thầy Túy ( dạy toán), thầy Hiến ( dạy sử), cô Thao (cấp dưởng ) lần lượt chuyển về trường mới.Trong số giáo viên, cán bộ về trường mới lúc đó có hai người là đảng viên đó là thầy Đặng Vượng và thầy Phùng Nhị.Thầy Đặng Vượng là đảng viên lâu năm lại đã từng công tác ở miền nam nên đảm nhiệm công tác nhà trường. Từ đó thầy Vượng làm việc như một hiệu trưởng, từ phân công giáo viên phụ trách lớp, phụ trách lao động, phụ trách thu vật liệu, liên hệ với ủy ban các xã, ủy ban huyện…vv. Một lảnh đạo anh em tự suy tôn nhưng giáo viên và học sinh rất tuân thủ, làm việc vô tư và vui vẻ lắm. Đến cuối tháng 9 thì đã làm xong được 3 lán để học và một nhà ăn tập thể. Bàn ghế và sách giáo khoa chưa có nên lại phải vào mượn của trương cấp 3 Kỳ Anh.Vì ngày đó trong số giáo viên ở trường mới chỉ mình tôi có xe đạp nên tôi được “ưu tiên” về trường cấp 3 Kỳ Anh liên hệ. Thầy Khánh cho mượn 30 bộ bàn ghế, 23 bộ sách giáo khoa (đủ cho 3 khối) để thầy cô giáo có tài liệu giảng dạy. Lúc đó thầy Khánh nói vui : “Anh phải viết giấy mượn vì bây giờ là trường anh, trường tôi rồi, không phải trường chúng ta nữa”, nhưng sau này trong một lần tôi có dịp về trường Kỳ Anh tôi nhắc lại chuyện tôi đang nợ thầy bàn ghế và sách giáo khoa thầy lại nói: “coi như của chia cho con ở riêng mà”.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Châu

Việc đưa được 30 bộ bàn ghế và sách giáo khoa từ trường cấp 3 Kỳ Anh về trường mới lúc đó không hề đơn giản vì phương tiện vận chuyển không có, hạ tầng giao thông khó khăn và phải vận chuyển vào ban đêm để tránh máy bay giặc.Tôi phải thuê anh Xoan (anh Xoan là lao công của trường cấp 3 Kỳ Anh) hết 30 đồng ( ba mươi đồng), anh Xoan huy động thêm 3 người nữa mới chuyển  hết số bàn ghế và sách giáo khoa ra ngay trong đêm hôm đó.

  Vì vừa học vừa phải đào hào làm hầm trú ẩn nên học sinh lớp 10 là lớp cuối cấp, được ưu tiên học liên tục từ cuối tháng 9 còn học sinh lớp 8 và lớp 9 phải vừa học vừa lao động đào hào làm hầm.

  Đến giữa tháng 10/1972 thầy Trần Mậu Chước nhận quyết đinh của Ty giáo dục Hà Tĩnh về làm hiệu trưởng nhà trường và mang quyết đinh của tỉnh thành lập trường lấy tên là trường cấp III Nguyễn Huệ. Như vậy lich sử ra đời của trường Nguyễn Huệ là làm trường trước, học trước rồi sau đó mới có tên trường.

II. Trường Nguyễn Huệ khai giảng lần đầu tiên vào ngày, tháng, năm nào?

  Cuối tháng 9/1972 học sinh lớp 10 được ưu tiên học liên tục, còn học sinh lớp 8, lớp 9 thì học được 2,3 ngày lại nghỉ để lao động củng cố đào hào làm hầm nên thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian học. Mãi đến tối ngày 4/12/1972 họp hội đồng tại phòng học lớp  9B-8B mới quyết định khai giảng vào ngày 6/12/1972. Lúc họp xong mở đài radio thì đã nghe đồng chí thứ trưởng bộ giáo dục lúc đó (hình như là ông Võ Thuần Nho) đọc kế hoạch sơ kết học kỳ I năm học 1972 – 1973.

III. Lời kết:

Nhớ lại những ngày đầu của trường còn nhiều kỷ niệm lắm , như chuyện mua cái đài Orionton và 20 cái loa kim từ Thạch tiến về,chuyện tất cả các thầy cô băng mình giữa  trời mưa to, gió lớn vào Kỳ Tân nhập hộ khẩu, chuyện liên hoan  các thầy chuyển từ ăn chung với dân ra ăn bếp ăn tập thể vv….

  Mới ngày nào sơ khai mà nay đã 45 năm. Bao nhiêu kỷ niệm lại hiện về rỏ nét. Số thầy cô giáo năm đầu tiên giờ  còn gắn với nghề có  thầy Tứ dạy ở Đức Thọ, thầy Túy làm hiệu trưởng trường PTTH Nguyễn Thị Bích Châu ở Kỳ Anh, số còn lại đã nghỉ hưu. Thương tiếc  các thầy :Thầy Thạch, thầy Lương, thầy Niêm, thầy Nhị không còn sống nữa .

  Nhìn thấy sự trưởng thành của trường về mọi mặt hôm nay,những thành quả lớn lao mà các thế hệ thầy giáo và học sinh lớp sau đã nổ lực phấn đấu đạt được, bản thân tôi cũng có chút tự hào về ngôi trường mà cách đây 40 năm lúc buổi mới thành lập trường mình đã góp chút sức xây dựng và giảng dạy. Hy vọng rằng thầy và trò thế hệ hôm nay và mai sau tiếp tục phấn đấu để trường Nguyễn Huệ luôn phát triển xứng đáng với ngôi trường mang tên vị anh hùng dân tộc.

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget