NewVnNews - Phần lớn mọi người biết đến hãng phim Walt Disney chứ it khi để ý đến người đàn ông đứng đằng sau, Walter Elias Disney, nhà làm phim hoạt hình tài hoa.
Nguyên nhân là do ông đã qua đời cách đây khá lâu, vào năm 1966 khi 65 tuổi. Tuy nhiên, những bài học kinh doanh mà người nghệ sĩ và thiên tài sáng tạo này để lại vẫn còn có giá trị cho đến ngày hôm nay.
1. Không bao giờ từ bỏ
Giống như rất nhiều vĩ nhân khác, thành công của Walt Disney không có được sau 1 đêm.
Năm 1920, Walt Disney thành lập công ty riêng đầu tiên chuyên về sản xuất phim hoạt hình cùng với người bạn đối tác của mình. Tuy nhiên khó khăn về tài chính khiến công ty phá sản. Không dừng lại, Disney tiếp tục tự mở studio riêng nhưng thất bại. Ông chuyển sang làm các đoạn phim quảng cáo nhưng kết quả tương tự vì không có doanh thu.
Ngay cả thời điểm sáng tạo ra nhân vật chuột Mickey vào năm 1928, Walt Disney cũng không đạt được thành công ngay lập tức. Ông phải bán chiếc xe ô tô thể thao yêu quý để làm phim, sau đó chật vật mất 2 năm để đưa nhân vật chú chuột thông minh, lanh lợi ra toàn cầu.
Tuy nhiên dưới quan điểm của ông: "Tất cả những nghịch cảnh tôi gặp trong cuộc đời, tất cả những rắc rối và trở ngại đến với tôi đã khiến bản thân tôi mạnh mẽ hơn. Bạn có thể không biết điều này khi khó khăn ập đến, nhưng tôi muốn nói khó khăn đôi khi là điều tuyệt vời nhất trên thế gian”.
Cũng từ những thất bại đầu đời trên, ông đã rút ra bài học thành công: "Sự khác nhau giữa thắng và thua thường là người thắng thì không bỏ cuộc".
2. Luôn là người giải quyết vấn đề
Walt Disney là người luôn tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề. Ông rất chú ý quan sát mọi thứ xung quanh mình và suy nghĩ xem có thể tìm ra cơ hội kinh doanh nào không.
Một lần đưa con gái đến công viên chơi tàu lượn, Disney nhận thấy cơ sở vật chất ở đây thật nhếch nhác, nhân viên lại không nhiệt tình. Ông suy nghĩ đến việc tạo dựng một địa điểm vui chơi an toàn và sạch sẽ cho trẻ em.
Với vốn đầu từ 17 triệu USD, năm 1955, Disney khai trương công viên Disneyland rộng 70ha tại California. Ngay trong bảy tuần đầu tiên, công viên đã đón một triệu lượt khách ghé thăm.
Những năm sau đó từ giữa thập niên 1960, Disney tiếp tục bắt tay thực hiện dự án lớn hơn của mình: Disney World, một công trình đầy phức tạp và quy mô, có diện tích rộng gấp 15 lần Disneyland, được đặt tại Florida, Hoa Kì. Cả hai mô hình này đều trở thành hiện tượng gây chú ý và xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay như Paris, Tokyo, Hồng Kông.
Cựu CEO của Hulu, Jason Kilar đã từng chia sẻ như sau: “Khi tôi 10 tuổi, bố mẹ dẫn tôi tới Disney World. Khi đến nơi, điểm ấn tượng nhất với chúng tôi là sự tỉ mỉ đến từng chi tiết, và chẳng thấy bóng dáng vỏ kẹo cao su ở đâu hết”.
3. Sẵn sàng bắt đầu lại
Nhiều người có lẽ chưa biết Mickey Mouse không phải là hình tượng hoạt hình thành công đầu tiên do Disney tạo ra. Đó phải là nhân vật Oswald trong phim Chú thỏ may mắn (the Lucky Rabbit).
Oswald là nhân vật sản xuất bởi xưởng phim Disney Brothers, do Walt Disney và anh trai Roy Disney cùng hợp tác mở ra. Vì sự non nớt của mình, ông đã tán thành một hợp đồng sản xuất bộ phim hoạt hình với công ty Mintz, nhưng công ty sẽ là chủ sở hữu các nhân vật.
Bộ phim Chú thỏ may mắn gây được tiếng vang lớn nhưng chính lúc này phía công ty Mintz quyết định gạt người sáng tác ra khỏi cuộc chơi, tuyên bố hình tượng Oswald chỉ thuộc về họ. Tệ hơn nữa, nhiều nhân viên trong xưởng phim cũng bỏ rơi anh em nhà Disney và quay sang làm cho phía Mintz.
Tức giận, chán nản, Disney đã trở về California và quyết tâm làm lại từ đầu. Hình tượng một con chuột lanh lợi, trông giống như tranh biếm họa đã ra đời trên chuyến tàu từ Manhattan tới Hollywood. Nhân vật ấy sau này chính là Mickey Mouse.
4. Tìm kiếm những người đồng đội tài năng
Walt Disney thừa nhận ông không phải là người có năng khiếu trong việc vẽ và dựng hình. Như ông đã từng nói trước đây:“Tôi bắt đầu làm bộ phim hoạt hình đầu tiên vào năm 1920 nhưng dĩ nhiên, những hình vẽ ấy rất thô sơ, xấu xí”.
Dù không có khả năng nghệ thuật nhưng Disney có tầm nhìn. Ông biết mình giỏi ở đâu và những phần nhược điểm có thể khắc phục bằng cách thuê người khác về làm. Thực tế người dựng hình nhân vật Mickey Mouse hoàn thiện không phải là Disney, mà là một nghệ sĩ khác có tên Ub Iwerks.
Những gì Disney đã làm giống công việc của các kiến trúc sư ngày nay. Họ không phải là người thi công trực tiếp nhưng họ biết tìm đến các nhà thầu để thực hiện ý tưởng của mình và biết sản phẩm cần đạt những yêu cầu gì khi hoàn thành.
5. Đa dạng hóa sản phẩm
Sau thành công của loạt phim hoạt hình dài tập như Pinocchio, Chú nai Bambi, Fantasia, Chú voi biết bay Dumbo,... cuối thập niên 1940, Disney tiếp tục cho ra đời những sản phẩm mới là các bộ phim hành động, diễn viên là người thật như: Sáu vạn dặm dưới biển và The Parent Trap.
Ông cũng là tác giả bộ phim đầu tiên về thiên nhiên: Seal Island (1949), bộ phim đã đoạt giải thưởng hàn lâm cho thể loại phim ngắn, mở đầu cho loạt phim về thiên nhiên được yêu thích rộng rãi sau này.
Bên cạnh lĩnh vực phim ảnh, Walt Disney còn trở thành người tiên phong trong lĩnh vực truyền hình. Ông là một trong những người đầu tiên thực hiện chương trình màu hoàn chỉnh có tên Wonderful World of Color vào năm 1961.
Triết lý kinh doanh của Disney là luôn đa dạng hóa sản phẩm để bắt kịp với sự thay đổi của thời đại. “Thời gian và các điều kiện xung quanh thay đổi nhanh đến chóng mặt nên chúng ta luôn phải đặt các mục tiêu ở thời tương lai”, ông nói.
Nguyên nhân là do ông đã qua đời cách đây khá lâu, vào năm 1966 khi 65 tuổi. Tuy nhiên, những bài học kinh doanh mà người nghệ sĩ và thiên tài sáng tạo này để lại vẫn còn có giá trị cho đến ngày hôm nay.
1. Không bao giờ từ bỏ
Giống như rất nhiều vĩ nhân khác, thành công của Walt Disney không có được sau 1 đêm.
Năm 1920, Walt Disney thành lập công ty riêng đầu tiên chuyên về sản xuất phim hoạt hình cùng với người bạn đối tác của mình. Tuy nhiên khó khăn về tài chính khiến công ty phá sản. Không dừng lại, Disney tiếp tục tự mở studio riêng nhưng thất bại. Ông chuyển sang làm các đoạn phim quảng cáo nhưng kết quả tương tự vì không có doanh thu.
Ngay cả thời điểm sáng tạo ra nhân vật chuột Mickey vào năm 1928, Walt Disney cũng không đạt được thành công ngay lập tức. Ông phải bán chiếc xe ô tô thể thao yêu quý để làm phim, sau đó chật vật mất 2 năm để đưa nhân vật chú chuột thông minh, lanh lợi ra toàn cầu.
Tuy nhiên dưới quan điểm của ông: "Tất cả những nghịch cảnh tôi gặp trong cuộc đời, tất cả những rắc rối và trở ngại đến với tôi đã khiến bản thân tôi mạnh mẽ hơn. Bạn có thể không biết điều này khi khó khăn ập đến, nhưng tôi muốn nói khó khăn đôi khi là điều tuyệt vời nhất trên thế gian”.
Cũng từ những thất bại đầu đời trên, ông đã rút ra bài học thành công: "Sự khác nhau giữa thắng và thua thường là người thắng thì không bỏ cuộc".
2. Luôn là người giải quyết vấn đề
Walt Disney là người luôn tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề. Ông rất chú ý quan sát mọi thứ xung quanh mình và suy nghĩ xem có thể tìm ra cơ hội kinh doanh nào không.
Một lần đưa con gái đến công viên chơi tàu lượn, Disney nhận thấy cơ sở vật chất ở đây thật nhếch nhác, nhân viên lại không nhiệt tình. Ông suy nghĩ đến việc tạo dựng một địa điểm vui chơi an toàn và sạch sẽ cho trẻ em.
Với vốn đầu từ 17 triệu USD, năm 1955, Disney khai trương công viên Disneyland rộng 70ha tại California. Ngay trong bảy tuần đầu tiên, công viên đã đón một triệu lượt khách ghé thăm.
Những năm sau đó từ giữa thập niên 1960, Disney tiếp tục bắt tay thực hiện dự án lớn hơn của mình: Disney World, một công trình đầy phức tạp và quy mô, có diện tích rộng gấp 15 lần Disneyland, được đặt tại Florida, Hoa Kì. Cả hai mô hình này đều trở thành hiện tượng gây chú ý và xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay như Paris, Tokyo, Hồng Kông.
Cựu CEO của Hulu, Jason Kilar đã từng chia sẻ như sau: “Khi tôi 10 tuổi, bố mẹ dẫn tôi tới Disney World. Khi đến nơi, điểm ấn tượng nhất với chúng tôi là sự tỉ mỉ đến từng chi tiết, và chẳng thấy bóng dáng vỏ kẹo cao su ở đâu hết”.
3. Sẵn sàng bắt đầu lại
Nhiều người có lẽ chưa biết Mickey Mouse không phải là hình tượng hoạt hình thành công đầu tiên do Disney tạo ra. Đó phải là nhân vật Oswald trong phim Chú thỏ may mắn (the Lucky Rabbit).
Oswald là nhân vật sản xuất bởi xưởng phim Disney Brothers, do Walt Disney và anh trai Roy Disney cùng hợp tác mở ra. Vì sự non nớt của mình, ông đã tán thành một hợp đồng sản xuất bộ phim hoạt hình với công ty Mintz, nhưng công ty sẽ là chủ sở hữu các nhân vật.
Bộ phim Chú thỏ may mắn gây được tiếng vang lớn nhưng chính lúc này phía công ty Mintz quyết định gạt người sáng tác ra khỏi cuộc chơi, tuyên bố hình tượng Oswald chỉ thuộc về họ. Tệ hơn nữa, nhiều nhân viên trong xưởng phim cũng bỏ rơi anh em nhà Disney và quay sang làm cho phía Mintz.
Tức giận, chán nản, Disney đã trở về California và quyết tâm làm lại từ đầu. Hình tượng một con chuột lanh lợi, trông giống như tranh biếm họa đã ra đời trên chuyến tàu từ Manhattan tới Hollywood. Nhân vật ấy sau này chính là Mickey Mouse.
4. Tìm kiếm những người đồng đội tài năng
Walt Disney thừa nhận ông không phải là người có năng khiếu trong việc vẽ và dựng hình. Như ông đã từng nói trước đây:“Tôi bắt đầu làm bộ phim hoạt hình đầu tiên vào năm 1920 nhưng dĩ nhiên, những hình vẽ ấy rất thô sơ, xấu xí”.
Dù không có khả năng nghệ thuật nhưng Disney có tầm nhìn. Ông biết mình giỏi ở đâu và những phần nhược điểm có thể khắc phục bằng cách thuê người khác về làm. Thực tế người dựng hình nhân vật Mickey Mouse hoàn thiện không phải là Disney, mà là một nghệ sĩ khác có tên Ub Iwerks.
Những gì Disney đã làm giống công việc của các kiến trúc sư ngày nay. Họ không phải là người thi công trực tiếp nhưng họ biết tìm đến các nhà thầu để thực hiện ý tưởng của mình và biết sản phẩm cần đạt những yêu cầu gì khi hoàn thành.
5. Đa dạng hóa sản phẩm
Sau thành công của loạt phim hoạt hình dài tập như Pinocchio, Chú nai Bambi, Fantasia, Chú voi biết bay Dumbo,... cuối thập niên 1940, Disney tiếp tục cho ra đời những sản phẩm mới là các bộ phim hành động, diễn viên là người thật như: Sáu vạn dặm dưới biển và The Parent Trap.
Ông cũng là tác giả bộ phim đầu tiên về thiên nhiên: Seal Island (1949), bộ phim đã đoạt giải thưởng hàn lâm cho thể loại phim ngắn, mở đầu cho loạt phim về thiên nhiên được yêu thích rộng rãi sau này.
Bên cạnh lĩnh vực phim ảnh, Walt Disney còn trở thành người tiên phong trong lĩnh vực truyền hình. Ông là một trong những người đầu tiên thực hiện chương trình màu hoàn chỉnh có tên Wonderful World of Color vào năm 1961.
Triết lý kinh doanh của Disney là luôn đa dạng hóa sản phẩm để bắt kịp với sự thay đổi của thời đại. “Thời gian và các điều kiện xung quanh thay đổi nhanh đến chóng mặt nên chúng ta luôn phải đặt các mục tiêu ở thời tương lai”, ông nói.
Hồng Lam
Theo Trí Thức Trẻ/Entrpreneur
Đăng nhận xét