NewVnNews - "Đừng tưởng lầm rằng thi đua là một việc khác với những công việc làm hàng ngày. Thật ra, công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua".
LTS: Giáo Sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành Sinh học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài gửi đến Tòa soạn bài phát biểu của ông tại Lễ Phát động thi đua "Đoàn kết sáng tạo" ngày 28/8 tại Hà Nội.
Trong phát biểu này, tác giả hy vọng một phong trào thi đua sáng tạo sâu rộng trong giai đoạn hiện nay của giới trí thức nước nhà chắc chắn sẽ đem lại những chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá để thiết thực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.
Tòa soạn trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi bài viết và cảm ơn Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt.
Là một trí thức và với tư cách là Chủ tịch Hội Các ngành Sinh học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, tôi nhiệt liệt hoan nghênh chủ trương xây dựng đề án Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh, dũng cảm, biết vượt mọi khó khăn để hoàn thành những nhiệm vụ lớn lao như giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, cho đến nay đất nước ta vẫn là một đất nước nghèo so với nhiều quốc gia khác mà cách đây vài thập kỷ họ có khó khăn không kém gì đất nước chúng ta.
Tôi mới có dịp sang làm việc tại Hàn Quốc và Singapore và tôi thấy cần học tập đội ngũ trí thức của hai nước này. Tôi xin phép kể vài ví dụ.
Hàn Quốc năm 2016 có GDP/PPP tính theo đầu người là 39.276 USD. Năm 2017 Nông nghiệp dự kiến chỉ thu được 6.710 tỷ KPW thì Công nghiệp chế tạo đạt tới 110.000 tỷ KPW.
Tôi được đến thăm một trong các nhà máy sản xuất ô tô Hyundai và không thể tưởng tượng nổi khi tính chung các nhà máy của Hyundai thì cứ 10 giây có một xe xuất xưởng.
Tôi không thể quên được câu chuyện mà các bạn kể lại. Ban đầu Hàn Quốc không chế tạo được động cơ ô tô nên muốn học hỏi người Nhật.
Khi nghe nói người Hàn sẽ tự sản xuất được động cơ, người Nhật đã chế nhạo: “Các anh tưởng động cơ mà các anh làm ra có thể cho xe chạy được à” và cười lớn “Ha Ha Ha”.
Những người lãnh đạo Hyundai đã mang nguyên lời nói và tiếng cười đó về để truyền đạt lại với các kỹ sư chế tạo máy ở Hàn Quốc.
Và một không khí thi đua sáng tạo dội lên qua nhiều năm để đến mức sau này chính các hãng ô tô của Nhật và của Đức đã phải mua động cơ của Hyundai vì vừa tốt lại vừa rẻ hơn.
Singapore hiện nay không làm ra bất kỳ loại thực phẩm nào, kể cả mớ rau xanh, thậm chí nước lã cũng phải nhập từ Malaysia. Vậy mà GDP/PPP bình quân đầu người của họ đạt đến 82.762 USD.
Tôi tự hỏi họ lấy đâu ra lắm tiền vậy? Có lẽ chính là do dịch vụ luân chuyển hàng hóa bởi hải cảng lớn nhất Châu Á, do đóng tàu và sửa tàu, do lắp ráp thiết bị điện tử, do dạy học và chữa bệnh cho mọi người đến từ khắp thế giới.
Có nghĩa là do công sức trước hết là của đội ngũ trí thức Singapore rồi sau đó mới đến những người lao động có kỹ thuật.
Chúng ta có đội ngũ trí thức hùng hậu cả trong và ngoài nước.
Vì một hoàn cảnh đặc biệt mà trong số hơn 4 triệu kiều bào ta ở nước ngoài có tới trên 400.000 trí thức đang làm việc ở hầu hết các trường Đại học, các Viện nghiên cứu danh tiếng trên thế giới.
Số sinh viên và nghiên cứu sinh của chúng ta đang học tập và nghiên cứu ở nước ngoài cũng rất đông. Nếu động viên họ hướng về đất nước và bằng nhiều hình thức khác nhau đưa công nghệ mới về nước sẽ tạo ra một sức mạnh rất lớn.
Chúng ta có một đội ngũ trí thức đông đảo tập hợp trong 142 hội khoa học ở trung ương và địa phương dưới sự lãnh đạo của Liên Hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
Nếu cuộc vận động này thật sự tác động đến hàng vạn trí thức này thì chúng ta hy vọng sẽ có những bước nhảy vọt trong việc phát triển khoa học và công nghệ, từ đó phát triển kinh tế và văn hóa.
Trong Chương trình “Sinh ra từ làng” của VTV mỗi tuần ta lại biết đến một thanh niên nông dân đầy sức sáng tạo để trở thành những tỷ phú có thu nhập từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng mỗi năm.
Nếu chúng ta biết động viên và khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ trí thức thì hiệu quả đối với sản xuất và kinh doanh theo tinh thần Khởi nghiệp sẽ còn lớn hơn nhiều.
Vì rõ ràng “một người hay lo bằng một kho người hay làm” như các cụ đã tổng kết từ xa xưa.
Anh nông dân Phan Tấn Bện ở Đồng Tháp làm ra 30 máy cuốn rơm để làm thành hàng xuất khẩu sang Nhật;
Anh nông dân Lê Văn Xê ở Bình Dương di thực được cam không hạt, chanh không hạt và bưởi ít hạt từ Mỹ về Việt Nam;
Anh nông dân Trịnh Xuân Mười ở Đăk Lắk đưa được giống bơ Úc có khả năng bảo quản lâu để có thể xuất khẩu về cho các tỉnh Tây Nguyên…
Tất cả đều là những điển hình có tác dụng thúc đẩy giới trí thức làm được nhiều việc lớn hơn nữa và có tác dụng thiết thực hơn nữa.
Để làm được việc này theo tôi cần có những chính sách cụ thể.
Ví dụ như tạo ra các xưởng Pilot cho các Viện, các Trường Đại học để làm ra những mẫu hàng mới từ trí tuệ Việt Nam.
Đây cũng là hình thức thiết thực, sao cho không để các Tiến sĩ từ các nước phát triển về nước phục vụ chỉ có thu nhập 3 triệu đồng khởi điểm, nghĩa là chưa đến 150 USD, trong khi nếu ở lại nước ngoài có thể được tới vài nghìn USD mỗi tháng.
Cần tạo quỹ nghiên cứu mạo hiểm cho những nghiên cứu có tính đột phá, đáp ứng cho những yêu cầu bức thiết của cuộc sống.
Trong lĩnh vực Công nghệ sinh học chẳng hạn có thể sản xuất Thuốc trừ sâu sinh học thay thế cho việc mỗi năm mua về 100.000 tấn với hơn 4.000 các loại thương phẩm thuốc trừ sâu hóa học khác nhau, liên quan đến việc mỗi năm có tới 200.000 ca ung thư mới.
Hoặc là một nước với 93 triệu dân mà cho đến nay chưa làm ra được 1mg bất kỳ chất kháng sinh hay vitamin nào.
Đành rằng, mới làm ra thì có thể đắt hơn nhập khẩu.
Nhưng chúng ta phải nghĩ đến chuyện tiết kiệm ngoại tệ, nhất là phải nghĩ đến nếu chiến tranh xảy ra mà làm tắc nghẽn các con đường nhập khẩu thì sẽ ra sao, lại dùng Xuyên Tâm Liên để chữa các bệnh nhiễm trùng hay sao?
Ngành nào cũng có vô vàn những đề tài cấp bách cần tháo gỡ để phát triển.
Việc phát động thi đua cần gắn liền với các kế hoạch hành động và các biện pháp gắn liền với các kế hoạch hành động ấy.
Giới khoa học kỹ thuật theo tôi đâu có ráo riết đòi hỏi các điều kiện vật chất cho đời sống, mặc dầu với số đông đời sống đang còn hết sức khó khăn.
Chúng tôi mong muốn có điều kiện để cống hiến hết sức mình và lấy công việc của mình có thể tự cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc của chính mình.
Trước sự bùng nổ các kỹ thuật mới của cách mạng 4.0, hơn lúc nào hết chúng ta cần phát huy trí tuệ của giới trí thức Việt Nam trong và ngoài nước bằng những việc làm cụ thể trong chính sách, trong sự động viên kịp thời và chính xác.
Tôi mong muốn có sự đăng ký thi đua với những mục tiêu cụ thể và được tạo điều kiện để có thể đạt được các mục tiêu ấy trong một thời gian xác định.
Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy.
Chương trình và Sách giáo khoa là công việc liên quan trực tiếp đến mọi gia đình trong xã hội, vì gia đình nào lại không quan tâm đến việc học hỏi của con em mình.
Tôi cho rằng tất cả các Hội khoa học chuyên ngành cần được trực tiếp tham gia vào việc đổi mới Chương trình và Sách giáo khoa.
Để sao cho mỗi đợt cải tiến đều có kết quả thật cụ thể được toàn xã hội công nhận mà lại ít tốn kém nhất đối với ngân sách Nhà nước, nhất là đối với các khoản vay ODA của nước ngoài.
Hơn lúc nào hết chúng ta nhớ đến những lời căn dặn của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Thi đua là yêu nước, Yêu nước phải thi đua”.
Bác còn viết “Thi đua ái quốc là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và ích lợi cho làng, cho nước và cho dân tộc”.
Cũng theo Bác, muốn có phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả thì phải có sự lãnh đạo đúng.
“Trước lúc thi đua phải chuẩn bị đầy đủ (giải thích, cổ động, xét kỹ kế hoạch mỗi nhóm, mỗi người). Trong lúc thi đua, phải thực hiện đôn đốc, giúp đỡ, sửa đổi.
Sau đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi";
“Thi đua phải lâu dài và rộng khắp, không phải chỉ trong một thời gian..." ; "kế hoạch 10 phần thì biện pháp phải 20 phần và quyết tâm 30 phần"…
Bác yêu cầu thi đua phải trở thành một phong trào sâu rộng và liên tục trong tất cả các lĩnh vực, lan rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
"Tất cả mọi việc có ích cho dân sinh quốc kế, quan hệ với kháng chiến, kiến quốc, ta đều phải thi đua. Thi đua là phải toàn dân, toàn diện".
Kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể vừa là nguyên tắc, vừa là động lực thúc đẩy thi đua mang lại hiệu quả thiết thực.
Bác đánh giá: “Những người thi đua là những người yêu nước nhất".
Theo Bác, để phong trào thi đua có sức sống mãnh liệt, lâu bền thì thi đua không bó hẹp trong phạm vi một ngành, một địa phương.
"Người người thi đua. Ngành ngành thi đua. Ngày ngày thi đua", theo đó, thi đua trở thành công việc chung cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp.
Bác cũng chỉ rõ thi đua không phải là cái gì to tát, xa lạ mà là hoạt động tích cực, sáng tạo trong công việc hàng ngày:
"Tưởng lầm rằng thi đua là một việc khác với những công việc làm hàng ngày. Thật ra, công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua".
Đồng thời, trong phong trào thi đua cần xây dựng những điển hình thật tốt. Bác cho rằng:
"Chiến sỹ thi đua là những người mới, những người luôn luôn cố gắng thực hành cần, kiệm, liêm, chính, là những người tôi trung của nhân dân, con hiếu của Tổ quốc".
Đặc biệt theo Bác, tổ chức các phong trào thi đua phải thực hiện sơ kết, tổng kết, khen thưởng. Thi đua và khen thưởng luôn gắn bó với nhau.
Trên cơ sở thi đua có thể chọn lựa những cá nhân và tập thể tiêu biểu nhất, xứng đáng nhất để kịp thời khen thưởng. Đồng thời, khen thưởng đúng người, đúng việc lại động viên và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển.
Tôi hy vọng một phong trào thi đua sáng tạo sâu rộng trong giai đoạn hiện nay chắc chắn sẽ đem lại những chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá để thiết thực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.
Kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!
Hình ảnh Giáo sư Nguyễn Lân Dũng phát biểu tại lễ phát động Phong trào thi đua "Đoàn kết sáng tạo" (Ảnh: tác giả cung cấp). |
LTS: Giáo Sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành Sinh học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài gửi đến Tòa soạn bài phát biểu của ông tại Lễ Phát động thi đua "Đoàn kết sáng tạo" ngày 28/8 tại Hà Nội.
Trong phát biểu này, tác giả hy vọng một phong trào thi đua sáng tạo sâu rộng trong giai đoạn hiện nay của giới trí thức nước nhà chắc chắn sẽ đem lại những chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá để thiết thực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.
Tòa soạn trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi bài viết và cảm ơn Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt.
Là một trí thức và với tư cách là Chủ tịch Hội Các ngành Sinh học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, tôi nhiệt liệt hoan nghênh chủ trương xây dựng đề án Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh, dũng cảm, biết vượt mọi khó khăn để hoàn thành những nhiệm vụ lớn lao như giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, cho đến nay đất nước ta vẫn là một đất nước nghèo so với nhiều quốc gia khác mà cách đây vài thập kỷ họ có khó khăn không kém gì đất nước chúng ta.
Tôi mới có dịp sang làm việc tại Hàn Quốc và Singapore và tôi thấy cần học tập đội ngũ trí thức của hai nước này. Tôi xin phép kể vài ví dụ.
Hàn Quốc năm 2016 có GDP/PPP tính theo đầu người là 39.276 USD. Năm 2017 Nông nghiệp dự kiến chỉ thu được 6.710 tỷ KPW thì Công nghiệp chế tạo đạt tới 110.000 tỷ KPW.
Tôi được đến thăm một trong các nhà máy sản xuất ô tô Hyundai và không thể tưởng tượng nổi khi tính chung các nhà máy của Hyundai thì cứ 10 giây có một xe xuất xưởng.
Tôi không thể quên được câu chuyện mà các bạn kể lại. Ban đầu Hàn Quốc không chế tạo được động cơ ô tô nên muốn học hỏi người Nhật.
Khi nghe nói người Hàn sẽ tự sản xuất được động cơ, người Nhật đã chế nhạo: “Các anh tưởng động cơ mà các anh làm ra có thể cho xe chạy được à” và cười lớn “Ha Ha Ha”.
Những người lãnh đạo Hyundai đã mang nguyên lời nói và tiếng cười đó về để truyền đạt lại với các kỹ sư chế tạo máy ở Hàn Quốc.
Và một không khí thi đua sáng tạo dội lên qua nhiều năm để đến mức sau này chính các hãng ô tô của Nhật và của Đức đã phải mua động cơ của Hyundai vì vừa tốt lại vừa rẻ hơn.
Singapore hiện nay không làm ra bất kỳ loại thực phẩm nào, kể cả mớ rau xanh, thậm chí nước lã cũng phải nhập từ Malaysia. Vậy mà GDP/PPP bình quân đầu người của họ đạt đến 82.762 USD.
Tôi tự hỏi họ lấy đâu ra lắm tiền vậy? Có lẽ chính là do dịch vụ luân chuyển hàng hóa bởi hải cảng lớn nhất Châu Á, do đóng tàu và sửa tàu, do lắp ráp thiết bị điện tử, do dạy học và chữa bệnh cho mọi người đến từ khắp thế giới.
Có nghĩa là do công sức trước hết là của đội ngũ trí thức Singapore rồi sau đó mới đến những người lao động có kỹ thuật.
Chúng ta có đội ngũ trí thức hùng hậu cả trong và ngoài nước.
Vì một hoàn cảnh đặc biệt mà trong số hơn 4 triệu kiều bào ta ở nước ngoài có tới trên 400.000 trí thức đang làm việc ở hầu hết các trường Đại học, các Viện nghiên cứu danh tiếng trên thế giới.
Số sinh viên và nghiên cứu sinh của chúng ta đang học tập và nghiên cứu ở nước ngoài cũng rất đông. Nếu động viên họ hướng về đất nước và bằng nhiều hình thức khác nhau đưa công nghệ mới về nước sẽ tạo ra một sức mạnh rất lớn.
Chúng ta có một đội ngũ trí thức đông đảo tập hợp trong 142 hội khoa học ở trung ương và địa phương dưới sự lãnh đạo của Liên Hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
Nếu cuộc vận động này thật sự tác động đến hàng vạn trí thức này thì chúng ta hy vọng sẽ có những bước nhảy vọt trong việc phát triển khoa học và công nghệ, từ đó phát triển kinh tế và văn hóa.
Trong Chương trình “Sinh ra từ làng” của VTV mỗi tuần ta lại biết đến một thanh niên nông dân đầy sức sáng tạo để trở thành những tỷ phú có thu nhập từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng mỗi năm.
Nếu chúng ta biết động viên và khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ trí thức thì hiệu quả đối với sản xuất và kinh doanh theo tinh thần Khởi nghiệp sẽ còn lớn hơn nhiều.
Vì rõ ràng “một người hay lo bằng một kho người hay làm” như các cụ đã tổng kết từ xa xưa.
Anh nông dân Phan Tấn Bện ở Đồng Tháp làm ra 30 máy cuốn rơm để làm thành hàng xuất khẩu sang Nhật;
Anh nông dân Lê Văn Xê ở Bình Dương di thực được cam không hạt, chanh không hạt và bưởi ít hạt từ Mỹ về Việt Nam;
Anh nông dân Trịnh Xuân Mười ở Đăk Lắk đưa được giống bơ Úc có khả năng bảo quản lâu để có thể xuất khẩu về cho các tỉnh Tây Nguyên…
Tất cả đều là những điển hình có tác dụng thúc đẩy giới trí thức làm được nhiều việc lớn hơn nữa và có tác dụng thiết thực hơn nữa.
Để làm được việc này theo tôi cần có những chính sách cụ thể.
Ví dụ như tạo ra các xưởng Pilot cho các Viện, các Trường Đại học để làm ra những mẫu hàng mới từ trí tuệ Việt Nam.
Đây cũng là hình thức thiết thực, sao cho không để các Tiến sĩ từ các nước phát triển về nước phục vụ chỉ có thu nhập 3 triệu đồng khởi điểm, nghĩa là chưa đến 150 USD, trong khi nếu ở lại nước ngoài có thể được tới vài nghìn USD mỗi tháng.
Cần tạo quỹ nghiên cứu mạo hiểm cho những nghiên cứu có tính đột phá, đáp ứng cho những yêu cầu bức thiết của cuộc sống.
Trong lĩnh vực Công nghệ sinh học chẳng hạn có thể sản xuất Thuốc trừ sâu sinh học thay thế cho việc mỗi năm mua về 100.000 tấn với hơn 4.000 các loại thương phẩm thuốc trừ sâu hóa học khác nhau, liên quan đến việc mỗi năm có tới 200.000 ca ung thư mới.
Hoặc là một nước với 93 triệu dân mà cho đến nay chưa làm ra được 1mg bất kỳ chất kháng sinh hay vitamin nào.
Đành rằng, mới làm ra thì có thể đắt hơn nhập khẩu.
Nhưng chúng ta phải nghĩ đến chuyện tiết kiệm ngoại tệ, nhất là phải nghĩ đến nếu chiến tranh xảy ra mà làm tắc nghẽn các con đường nhập khẩu thì sẽ ra sao, lại dùng Xuyên Tâm Liên để chữa các bệnh nhiễm trùng hay sao?
Ngành nào cũng có vô vàn những đề tài cấp bách cần tháo gỡ để phát triển.
Việc phát động thi đua cần gắn liền với các kế hoạch hành động và các biện pháp gắn liền với các kế hoạch hành động ấy.
Giới khoa học kỹ thuật theo tôi đâu có ráo riết đòi hỏi các điều kiện vật chất cho đời sống, mặc dầu với số đông đời sống đang còn hết sức khó khăn.
Chúng tôi mong muốn có điều kiện để cống hiến hết sức mình và lấy công việc của mình có thể tự cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc của chính mình.
Trước sự bùng nổ các kỹ thuật mới của cách mạng 4.0, hơn lúc nào hết chúng ta cần phát huy trí tuệ của giới trí thức Việt Nam trong và ngoài nước bằng những việc làm cụ thể trong chính sách, trong sự động viên kịp thời và chính xác.
Tôi mong muốn có sự đăng ký thi đua với những mục tiêu cụ thể và được tạo điều kiện để có thể đạt được các mục tiêu ấy trong một thời gian xác định.
Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy.
Chương trình và Sách giáo khoa là công việc liên quan trực tiếp đến mọi gia đình trong xã hội, vì gia đình nào lại không quan tâm đến việc học hỏi của con em mình.
Tôi cho rằng tất cả các Hội khoa học chuyên ngành cần được trực tiếp tham gia vào việc đổi mới Chương trình và Sách giáo khoa.
Để sao cho mỗi đợt cải tiến đều có kết quả thật cụ thể được toàn xã hội công nhận mà lại ít tốn kém nhất đối với ngân sách Nhà nước, nhất là đối với các khoản vay ODA của nước ngoài.
Hơn lúc nào hết chúng ta nhớ đến những lời căn dặn của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Thi đua là yêu nước, Yêu nước phải thi đua”.
Bác còn viết “Thi đua ái quốc là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và ích lợi cho làng, cho nước và cho dân tộc”.
Cũng theo Bác, muốn có phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả thì phải có sự lãnh đạo đúng.
“Trước lúc thi đua phải chuẩn bị đầy đủ (giải thích, cổ động, xét kỹ kế hoạch mỗi nhóm, mỗi người). Trong lúc thi đua, phải thực hiện đôn đốc, giúp đỡ, sửa đổi.
Sau đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi";
“Thi đua phải lâu dài và rộng khắp, không phải chỉ trong một thời gian..." ; "kế hoạch 10 phần thì biện pháp phải 20 phần và quyết tâm 30 phần"…
Bác yêu cầu thi đua phải trở thành một phong trào sâu rộng và liên tục trong tất cả các lĩnh vực, lan rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
"Tất cả mọi việc có ích cho dân sinh quốc kế, quan hệ với kháng chiến, kiến quốc, ta đều phải thi đua. Thi đua là phải toàn dân, toàn diện".
Kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể vừa là nguyên tắc, vừa là động lực thúc đẩy thi đua mang lại hiệu quả thiết thực.
Bác đánh giá: “Những người thi đua là những người yêu nước nhất".
Theo Bác, để phong trào thi đua có sức sống mãnh liệt, lâu bền thì thi đua không bó hẹp trong phạm vi một ngành, một địa phương.
"Người người thi đua. Ngành ngành thi đua. Ngày ngày thi đua", theo đó, thi đua trở thành công việc chung cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp.
Bác cũng chỉ rõ thi đua không phải là cái gì to tát, xa lạ mà là hoạt động tích cực, sáng tạo trong công việc hàng ngày:
"Tưởng lầm rằng thi đua là một việc khác với những công việc làm hàng ngày. Thật ra, công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua".
Đồng thời, trong phong trào thi đua cần xây dựng những điển hình thật tốt. Bác cho rằng:
"Chiến sỹ thi đua là những người mới, những người luôn luôn cố gắng thực hành cần, kiệm, liêm, chính, là những người tôi trung của nhân dân, con hiếu của Tổ quốc".
Đặc biệt theo Bác, tổ chức các phong trào thi đua phải thực hiện sơ kết, tổng kết, khen thưởng. Thi đua và khen thưởng luôn gắn bó với nhau.
Trên cơ sở thi đua có thể chọn lựa những cá nhân và tập thể tiêu biểu nhất, xứng đáng nhất để kịp thời khen thưởng. Đồng thời, khen thưởng đúng người, đúng việc lại động viên và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển.
Tôi hy vọng một phong trào thi đua sáng tạo sâu rộng trong giai đoạn hiện nay chắc chắn sẽ đem lại những chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá để thiết thực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.
Kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng
NewVnNews
Đăng nhận xét