Halloween Costume ideas 2015
tháng 9 2017
Afamily An ninh - trật tự An Ninh Thủ Đô Ảnh Đẹp Ăn Ngon Âm Nhạc Ẩm Thực Báo Chí Báo Công An Nhân Dân Báo Dân Sinh Báo Đất Việt Báo Giao Thông Báo Hà Tĩnh Báo Mới Báo Nông Nghiệp Báo Tiền Phong Báo Tin Tức Báo Tuổi Trẻ BBC Bí Quyết Bí Quyết Khỏe Và Đẹp Biển Chết Biển Đông Biển Kỳ Anh Biển Vũng Áng Bizlive Bói Vui bóng đá Bùi Mạnh Hùng Cá Chết Cá Gỗ Cafebiz CafeF Cafekubua Cảm Xúc Cảm Xúc Kỳ Anh Cao Quang Vinh Chăm Sóc Da Châu Á Chia Sẻ Chiến Tranh Chính Trị Chợ Kỳ Anh Công An Kỳ Anh Cộng Đồng Mạng Công Nghệ Cù Lú Cung Hoàng Đạo Cuộc Sống Cư Dân Mạng danviet.vn Dạy Con Dân Ca Nghệ Tĩnh Dân ca Ví giặm Dân Trí Diễn Đàn Diễn Đàn - Chia Sẻ Dinh Dưỡng Du Học Du Lịch Đại Kỷ Nguyên Đàn Ồng Đảo Sơn Dương Đặc Sản Kỳ Anh Đèo Ngang Đẹp Đẹp + Đẹp Mãi Kỳ Anh Địa Danh Kỳ Anh Điện Ảnh Đọc & Suy Ngẫm Đông Yên Đời Sống Eva Facebook Formosa Genk Gia Đình Giadinh.net Giải Trí Giáo Dục Giáo dục Kỳ Anh Giáo Dục Việt Nam Giao Thông Giới Tính Giới Trẻ Góc Chuyên Gia Góc Con Gái Góc Của Nàng Góc Nhìn Gương mặt Kỳ Anh Gương Mặt Trẻ Hà Chương Hà Tĩnh Hạnh Phúc Hay Hẹn Hò Hoa Hậu Hoành Sơn How To Hội Đồng Hương Kỳ Anh Hôn Nhân HUMANS OF KỲ ANH Huyện Kỳ Anh Infonet iSenpai Japan Times Kênh 14 Khám Phá Khoa Học Khoẻ Khỏe+ Khu KT Vũng Áng Kĩ Năng Mềm Kiến Thức Kinh Doanh Kinh Tế Kỳ Bắc Kỳ Giang Kỳ Hà Kỳ Hoa Kỳ Hợp Kỳ Khang Kỳ Lạc Kỳ Lâm Kỳ Lợi Kỳ Nam Kỳ Phong Kỳ Phương Kỳ Sơn ký sự pháp đình Kỳ Tân Kỳ Thư Kỳ Thượng Kỳ Trinh Kỳ Văn Kỳ Xuân Làm Đẹp Làm Giàu Làng Nghề Lao Động Lê Quyết Diễn Lịch sử Mai Phương Mạng Xã Hội Mầm Nhỏ Mẹ - Con Menzine Mẹo Chữa Bệnh Món Ăn & Sức Khỏe Môi Trường Mới Lạ Mùa Đông Mực nháy Nghệ Sĩ Nghiên Cứu Lịch Sử Ngô Sỹ Ngọc Ngôi sao Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Tiến Chưởng Nguyễn Xuân Lộc Ngư Dân Kỳ Anh Người Đô Thị Người Đưa Tin Người Kỳ Anh Người Lao Động Nhà Quản Lý Nhạc Biển Chết Nhạc Kỳ Anh Nhật Bản Nhịp Sống Trẻ Nikkei Asian Review Ô Tô Phan Đình Hoàng Quảng Phan Quang Phóng Pháp Luật Pháp Luật TP HCM Phim phong cách Phố Voi Phụ Nữ Phụ Nữ & Gia Đình Phụ Nữ Sức Khỏe Phường Kỳ Thịnh Qua Đèo Ngang Quan Hệ Quốc Tế Quang Tiến Quân Sự Quê Choa Xấu Xí Quốc Tế Rong Rêu (Võ Xuân Tùng) Rôn Vinh Sách Hay sáng tạo saostar Sex SGGP Online Soha Sống Sống Khỏe Sông Quyền Suy Ngẫm Sức Khỏe Sức Khỏe - Y Tế Sức Khỏe & Đời Sống Tạp chí Phái Đẹp ELLE Tạp Chí Sức Khỏe Tâm Sự Tết Quê Thành Công Thanh Niên Thanh Niên Online Theleader Thế Giới Thể Thao Thể Thao Văn Hóa Thị xã Kỳ Anh Thông Tấn Xã Việt Nam Thông Tin Từ Thiện Thơ Biển Chết Thơ Quê Hương Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Thời Sự Thời Trang Thương Về Miền Trung Tia Sáng Tiến Điển Tiền Phong Tiếng Nghệ Tĩnh Tín ngưỡng Tin Tức Tin Tức Kỳ Anh Tinh Hoa Tình Yêu Tóc Tôn Giáo Trần Hồng Quân Trần Khánh Cẩm Trần Xuân Tiến Tri Thức Trẻ Trí Thức Trẻ Tri Thức Việt Nam Trung Quốc Truyện - Bút Ký ... Trường Cấp III Kỳ Anh Trường THPT Nguyễn Huệ Tuổi Trẻ Tuổi Trẻ Online Tuyển Sinh Tư Liệu Tư Liệu - Tra Cứu Ung Thư Văn Hóa Văn Hoá Truyền Thống Video Video - Ảnh Video Sức Khỏe Vietfuture Vietnamfinance Vietnamnet VietQ VnEconomy VnExpress Võ Tú Võ Xuân Hùng VOV Vov.vn VTC News VTV Xã Hội XKLĐ Y Học Cổ Truyền Y học thường thức Y Tế Yêu Zing

NewVnNews - Tin mới nhất, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh đến từ Đà Nẵng vừa được đề cư giải Nobel toán học năm 2017. Theo quy trình, Uỷ ban giải Nobel toán học Thụy Điển tiếp nhận đề cử từ những cá nhân đủ tiêu chuẩn, giáo sư đại học, các tổ chức uy tín và cố vấn đặc biệt của Uỷ ban Nobel. Dự kiến giải thưởng sẽ được công bố vào trung tuần tháng 12 năm nay.


Được biết tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh sinh trưởng tại Đà Nẵng, tốt nghiệp online ngành quản trị kinh doanh trường đại học California Southern University (Hoa Kỳ). Trước đó ông Nguyễn Xuân Anh đã trải qua một khoá học ngắn hạn về kiến thức quản trị kinh doanh tại một trường cao đẳng chuyên về hội hoạ và công nghệ tại Canada.

Trong nhiều năm trở lại đây, tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh là người tiên phong nghiên cứu ứng dụng các công thức toán học vào quản trị kinh doanh, bước đầu đã áp dụng vào thực tế tại Đà Nẵng. Công trình đã đưa tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh vào danh sách danh giá những nhà khoa học được đề cử giải Nobel chính là việc ông đã giải được mệnh đề thế kỷ: 43 + 45 = 43! Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh là nhà khoa học khiêm tốn, khi được phóng viên hỏi về quá trình nghiên cứu và giải thành công mệnh đề hóc búa, ông chỉ nói ngắn gọn:

“Trường hợp tôi giống y chang Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn nhờ nhìn thấy quả táo rơi. Bản thân tôi ở căn nhà 43 Nguyễn Thái Học, có doanh nghiệp tặng thêm nhà 45, 47, tôi phát hiện ra con số 43 thần thánh”!

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh cho biết thêm, trong dãy số lẻ tự nhiên ông phát hiện ra làm gì có con số 45 nên công thức 43 + 45 = 43 chứng minh thực tế số 45 là zero.

Cũng có nhà khoa học đã phản biện nếu như 45 là zero tại sao tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh không chứng minh được số lẻ trong dãy số 4 hàng chục như 47, 49 là zero? Tiến sĩ Xuân Anh mỉm cười bí ẩn: Hãy đợi đấy!

Xin nêu thêm vài thông tin về tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh. Con số mà ông yêu thích là tứ quý 9 nhưng số định mệnh là con số 43. Các chiếc xe ông dùng đều gắn biển 43A -29999 và 43A-39999. Ông là nhà khoa học giản dị, chỉ mang giày, túi, cavat của Hermes, Louis Vuitton, Gucci… dùng nước hoa Chanel và uống rượu chỉ một loại Maccallan 60 đơn giản và lấy vợ hoa hậu!

Nếu được trao giải Nobel, tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh sẽ là người thứ hai của Việt nam được nhận giải thưởng danh giá này. Chúng tôi mong muốn với tinh thần dân tộc, cộng đồng mạng và toàn thể nhân dân hãy ủng hộ tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh!
Hoàng Lan

NewVnNews

NewVnNews - Học tiến sĩ không phải để đào tạo nhà quản lý hoặc lãnh đạo; luận án tiến sĩ không nhằm nghiên cứu vấn đề thực tiễn áp dụng ngay cho việc phát triển kinh tế - xã hội.


Bài này GS Trần Văn Thọ viết để đóng góp vào Đề án cải cách giáo dục Việt Nam do một số trí thức trong và ngoài nước thực hiện vào năm 2008. Trao đổi với VnExpress, GS Thọ cho rằng nội dung bài viết đến nay vẫn còn giá trị. 

Một số nhận thức sai lầm về bằng tiến sĩ

Bằng tiến sĩ không phải nhằm đào tạo nhà quản lý hoặc lãnh đạo để cho phép nhà nước cấp kinh phí đi học tại chức lấy bằng tiến sĩ. Bằng tiến sĩ là bước cơ bản nhằm đào tạo đội ngũ khoa học có trình độ cao để phục vụ giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu sinh không cần phải có ý kiến mới để được nhận vào chương trình tiến sĩ, nhưng nghiên cứu sinh phải có đủ trình độ để từ quá trình học, nắm được phát triển lý thuyết cơ bản và kiểm chứng lý thuyết bằng thực tiễn trong ngành trên thế giới, từ đó biết được vấn đề gì đã được nghiên cứu và cái gì chưa được giải đáp và từ đó có đóng góp mới về mặt học thuật.

Luận án tiến sĩ không nhằm nghiên cứu một vấn đề thực tiễn áp dụng ngay cho việc phát triển xã hội, kinh tế như làm sao thu hút đầu tư nước ngoài, hoặc làm sao một địa phương có thể trồng lúa ba vụ. Luận án tiến sĩ phải có tính học thuật (academic), triển khai bằng ngôn ngữ khoa học, bằng những khung lý luận cơ bản trong ngành và gói ghém có phê phán tất cả lý luận, kết quả mà các công trình nghiên cứu trước đã đạt được liên quan đến đề tài của mình. Quan trọng nhất luận án phải có tính độc sáng (originality), đặt ra được những vấn đề mới, đưa ra được những giả thuyết hay lý luận mới và kiểm chứng bằng những tư liệu mới.

Từ những nhận định trên bài viết đề cập yêu cầu thẩm định lại trình độ của giáo sư hướng dẫn, và các trường, viện đào tạo hiện nay, chấm dứt ngay những cơ sở không có tư cách cấp bằng.

Một trong những căn bệnh trầm trọng mà chế độ giáo dục đào tạo của Việt Nam trong mấy mươi năm qua gây ra cho xã hội ta là làm lạm phát văn bằng tiến sĩ, là đưa chuẩn mực của học vị cao nhất trong khoa học này xuống mức thấp ngoài sự tưởng tượng của người làm khoa học nghiêm túc. Nhiều người, kể cả người viết bài nầy, đã cảnh báo, phê phán vấn đề này từ rất sớm và đã có nhiều đề nghị cải cách rất cụ thể và khả thi. Thế nhưng vấn đề này không được cấp lãnh đạo cao nhất quan tâm, còn các cơ quan quản lý trực tiếp, chủ yếu là Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì hầu như bất lực.

Gần đây nhà nước có vẻ đã thấy không thể không hành động trước tình trạng đã quá trầm trọng. Cụ thể là vào tháng 1/2008 Bộ Giáo dục đã công bố bản Dự thảo quy chế đào tạo tiến sĩ (dưới đây gọi tắt là Dự thảo). Đây là lần đầu tiên vấn đề đào tạo tiến sĩ được đặt ra tương đối nghiêm túc. Tuy nhiên, nội dung Dự thảo có nhiều điểm không khả thi, và nhiều điểm cho thấy người đặt chính sách chưa hiểu đúng ý nghĩa của việc đào tạo bậc tiến sĩ và yêu cầu của luận án tiến sĩ.

Mặt khác, Dự thảo chủ yếu nói đến việc xây dựng quy chế cho những cơ sở đào tạo mới và không đề cập đến việc xử lý những văn bằng tiến sĩ sản sinh trong quá trình vàng thau lẫn lộn vừa qua, cũng như không nói rõ vấn đề cải tổ, thanh lọc những cơ sở đào tạo ra đời trong bối cảnh bê bối hàng chục năm qua. Vì đã có nhiều dịp phát biểu ý kiến về vấn đề đào tạo và cấp bằng tiến sĩ, dưới đây tôi chỉ nêu lại một số vấn đề xét thấy cần đặt lại hoặc viết thêm trong giai đoạn hiện nay:

Mục tiêu đào tạo tiến sĩ là gì?

Thế nào là một luận án tiến sĩ?

Tiêu chuẩn của giáo sư hướng dẫn và cơ sở đào tạo tiến sĩ.

Việc đánh giá và cấp bằng tiến sĩ nên làm như thế nào?

Mục tiêu đào tạo tiến sĩ là gì?

Trong kế hoạch đào tạo 20.000 tiến sĩ (đến năm 2020), suy nghĩ của người làm kế hoạch khá đơn giản và không thực tế. Ngoài tính bất khả thi, ta thấy nhà nước có suy nghĩ rất đơn giản, để phục vụ nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải có một đội ngũ những nhà khoa học, cụ thể là đội ngũ của những người có học vị tiến sĩ. Không biết từ bao giờ đã có một quan niệm sai lầm rằng bất cứ người làm trong ngành nào, kể cả quan chức và những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, người có học vị càng cao càng “lãnh đạo” giỏi.

Do quan niệm sai lầm này, nhà nước đã cấp kinh phí cho quan chức đi học (làm nghiên cứu sinh) tại chức để lấy bằng tiến sĩ, và xem văn bằng này là một trong những tiêu chuẩn để đề bạt lên chức vụ cao hơn. Do vậy quan chức tranh nhau đi học để lấy bằng và nạn học giả lấy bằng thật trở thành phổ biến. Quan điểm và chính sách này đã làm lãng phí nguồn lực xã hội và gây ra nạn lạm phát văn bằng tiến sĩ. Quan niệm sai lầm và chính sách chạy theo số lượng trong khi các tiền đề xây dựng cơ sở đào tạo chưa được xác lập đã hạ thấp (một cách kinh khủng) chuẩn mực văn bằng tiến sĩ là hệ quả đương nhiên.

Do đó hơn bao giờ hết cần xác định mục tiêu đào tạo tiến sĩ. Đó là tạo ra một đội ngũ khoa học có trình độ cao để phục vụ giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học có thể được thực hiện ở đại học hoặc các viện nghiên cứu của cơ quan nhà nước hoặc của doanh nghiệp (nhất là nghiên cứu ứng dụng), nhưng người thuần tuý quản lý doanh nhgiệp hoặc quản lý hành chánh không cần văn bằng tiến sĩ. Dĩ nhiên có trường hợp một số quan chức hoặc lãnh đạo doanh nghiệp có bằng tiến sĩ.

Đó là trường hợp những người nguyên đã có dự định theo con đường nghiên cứu hoặc giảng dạy ở đại học nhưng sau đó tìm thấy khả năng của mình ở lãnh vực quản lý doanh nghiệp hoặc nhà nước. Cũng có trường hợp họ không thành công trong dự định ban đầu. Ở Nhật hay ở Mỹ người có bằng tiến sĩ khó tìm việc ở cơ qụan hành chánh nhà nước hoặc doanh nghiiệp hơn là người chỉ có bằng đại học (dĩ nhiên trừ trường hợp xin vào các viện nghiên cứu của doanh nghiệp hoặc của nhà nước).

Thế nào là một luận án tiến sĩ?  

Mới đây Bộ trưởng Giáo dục tuyên bố một câu được báo chí nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Nếu không tìm được vấn đề gì mới thì đừng đi học tiến sĩ”. Tôi ghi nhận chủ ý tích cực của câu tuyên bố này. Bối cảnh của tuyên bố này là tình trạng có nhiều luận án tiến sĩ chỉ là sự sao chép hoặc tổng kết các nghiên cứu của người khác và cần phải chấm dứt tình trạng này. Nhưng câu tuyên bố này khó hiểu đối với người làm khoa học, nhất là đối với người phụ trách đào tạo tiến sĩ nghiêm túc.

Ta có thể đặt lại vài câu hỏi sau: Thứ nhất, một người định thi vào bậc tiến sĩ (thi làm nghiên cứu sinh) có cần phải có sẵn một đề tài mới? Hay là đề tài mới chỉ được phát hiện trong quá trình học tập vất vả, phải biết vấn đề gì đã được nghiên cứu và cái gì chưa được giải đáp? Thứ hai, thế nào là “mới”? Có thể là mới trong một thực tiễn nào đó nhưng chẳng có ý nghĩa gì đối với khoa học. Chẳng hạn, làm sao để huy động vốn trong dân ở tỉnh A hay tại một thành phố B có thể là mới vì chưa ai nghiên cứu vấn đề cụ thể này nhưng đề tài tự nó chưa nêu ra được điểm gì mới về học thuật. Cần nói thêm là các đề tài luận án tiến sĩ kinh tế trong hơn 10 năm qua ở Việt Nam phần lớn có tính cách thưc tiễn và thiếu tính học thuật như vậy. Tôi đã víết khá chi tiết về điểm này trên Tia sáng (9/2003).

Vậy trình độ của người được cấp bằng và chuẩn mực khách quan của luận án tiến sĩ là gì? Tiến sĩ là học vị cao nhất trong khoa học. Người được cấp bằng tiến sĩ do đó phải am hiểu các lý luận cơ bản, các khung phân tích trong ngành mình và nắm vững các khái niệm, các khung phân tích, các lý luận và những tiến triển nghiên cứu mới trong ngành chuyên môn hẹp của mình. Những kiến thức cơ bản này được trang bị từ các cấp bậc đại học và thạc sĩ, nhưng ở bậc tiến sĩ phải được tiếp tục ở trình độ cao hơn và nhất là phải có cơ chế kiểm tra nghiêm túc để bảo đảm cho ứng cử viên học vị này hội đủ các điều kiện đó.

Trình độ của ứng cử viên tiến sĩ được thử thách và được nhân lên trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án tiến sĩ. Ngoài tính khoa học, logic tất nhiên phải có, một luận án tiến sĩ phải có hai tính chất quan trọng. Thứ nhất là tính học thuật (academic) trong đó vấn đề phải được triển khai bằng ngôn ngữ khoa học, bằng những khung lý luận cơ bản trong ngành và gói ghém có phê phán tất cả các lý luận, các kết quả mà các công trình nghiên cứu trước đã đạt được liên quan đến đề tài của mình. Thứ hai là tính độc sáng (originality), luận án phải đặt ra được những vấn đề mới, đưa ra được những giả thuyết hay lý luận mới và kiểm chứng bằng những tư liệu mới. Cái “mới” trong khoa học là như vậy.

Cần nói thêm rằng đòi hỏi chính của luận án tiến sĩ là sự đóng góp về mặt lý luận và luận án là bằng chứng cho thấy ứng cử viên tiến sĩ có trình độ nghiên cứu độc lập, chứ không đòi hỏi phải giải quyết một vấn đề thực tế (dĩ nhiên nếu kết quả nghiên cứu góp phần giải quyết một vấn đề thực tiễn thì càng tốt nhưng đó là thứ yếu). Sau khi lấy bằng tiến sĩ, tùy theo nhu cầu công tác lúc đó mới cần nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Tại Việt Nam, chí ít là trong lãnh vực kinh tế, hình như đa số hiểu sai về ý nghĩa của luận án tiến sĩ. Các đề tài của một luận án tiến sĩ kinh tế học ở Việt Nam thường là "Những giải pháp để…” (chẳng hạn, những giải pháp để thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ chiến lược công nghiệp hoá). Những vấn đề này dĩ nhiên có thể được chọn là đối tượng nghiên cứu nhưng đó chỉ là trường hợp được chọn để kiểm chứng một vần đề có tính cách lý luận chứ không phải nhằm để giải quyết một vấn đề thực tế.

Ở Việt Nam, được biết nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp bộ tốn hàng tỷ đồng và huy động hàng chục nhà nghiên cứu nhưng ít có công trình trực tiếp giải quyết vấn đề thực tiễn mà tại sao lại kỳ vọng ở công trình của một nghiên cứu sinh? Các đề tài này chẳng nêu ra được những câu hỏi có tính lý luận nên chẳng có giá trị về mặt học thuật, và về mặt thực tế cũng chẳng thấy cơ quan nào của nhà nước đã tham khảo các luận án ấy. Thật ra một người tốt nghiệp đại học thuộc loại giỏi chỉ cần vài tháng là có thể hoàn thành một bản báo cáo về những đề tài như vậy. Trong thời gian qua ở nước ta các bản báo cáo như vậy vẫn được gọi là luận án tiến sĩ. Chất lượng tiến sĩ ở Việt Nam quá thấp là vì vậy.

Cũng do quan niệm sai lầm ở Việt Nam về việc “ép” nghiên cứu sinh phải chọn một đề tài về mới về thực tiễn (dù không có giá trị về học thuật) mà trong quá khứ một số đề tài liên quan đến an ninh, quốc phòng, được phép bảo vệ không công khai. Bản Dự thảo nói trên cũng có quy định về những trường hợp không công khai việc bảo vệ luận án tiến sĩ.

Theo tôi, mọi luận án tiến sĩ đều phải được công khai. Nếu vì an ninh hoặc quốc phòng thì không cho nghiên cứu sinh chọn những đề tài như vậy. Như đã nói ở trên, mục tiêu đào tạo tiến sĩ là xây dựng những con người khoa học có trình độ nghiên cứu độc lập và đảm trách việc giáo dục đại học chứ không phải là nhằm nghiên cứu một vấn đề thực tiễn áp dụng ngay cho việc phát triển xã hội, kinh tế. Những đề tài thực tiễn và cấp thiết như vậy thì nên giao cho người đã có khả năng nghiên cứu độc lập, kể cả người đã lấy bằng tiến sĩ.

Ông Trần Văn Thọ quê ở Quảng Nam, năm 1968 sang Nhật Bản du học. Ông lấy được bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Hitotsubashi, Tokyo. Ở lại Nhật, ông vào làm việc tại Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, sau đó làm phó giáo sư, rồi giáo sư Đại học Obirin, Tokyo. Từ năm 2000 đến nay, ông làm giáo sư kinh tế Đại học Waseda, Tokyo.

Năm 1990, báo chí Nhật đưa tin lần đầu tiên có ba người nước ngoài được mời làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng tư vấn kinh tế của thủ tướng Nhật, ông Thọ là một trong ba người đó. Ông ở cương vị này trong gần 10 năm, qua nhiều đời thủ tướng Nhật.

GS Trần Văn Thọ
Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản

NewVnNews

NewVnNews - Maximilian Carl Emil Weber (Max Weber, 1864 – 1920) là nhà kinh tế chính trị học và xã hội học người Đức, ông được nhìn nhận là một trong bốn người sáng lập ngành xã hội học và quản trị công đương đại.

Sự thờ ơ chính trị là cái chết của nền dân chủ

Weber sợ rằng đời sống chính trị ở cả phương Tây lẫn phương Đông thì vĩnh viễn rơi vào bẫy của hệ thống quản lý quan liêu duy lý. Để chống lại điều đó, ông khuyến khích các lực lượng đối lập như tư bản các tư bản tư nhân, hệ thống đảng phái mang tính cạnh tranh và ban lãnh đạo chính trị mạnh,  tất cả những lực lượng đó đều có thể góp phần ngăn chặn sự thống trị trong địa hạt chính trị của các quan chức chính phủ.   Xem xét theo hướng này,  Những hạn chế của tư tưởng chính trị của ông càng trở nên rõ ràng hơn:  một vài quan điểm về nguyên lý căn bản của cả lý thuyết Marxist lẫn lý thuyết của trường phái tự do chính trị dường như đã không được không quan tâm.

 Ý nghĩa của sự bất bình đẳng to lớn giữa các lực lượng chính trị và giai cấp đã bị hạ thấp vì ông ưu tiên cho Quyền Lực,  nghĩa là Chính sách giữa các tập đoàn lãnh đạo và giữa các quốc gia với nhau.Sự ưu tiên này cuối cùng làm cho cán cân giữ sức mạnh và lẽ phải phụ thuộc vào cách đánh giá của các lãnh tụ được lòng dân,  những người đã bị cuốn vào cuộc cạnh tranh giữa bộ máy quan liêu của nhà nước và bộ máy quan liêu trong lĩnh vực kinh tế;  tức là tình hình nguy hiểm đến mức gần như chấp nhận rằng ngày nay bảo vệ các nguyên lý chủ yếu của chủ nghĩa tự do cổ điển là việc làm bất khả thi. Dường như đó là cơ hội chỉ dành cho những người đã leo lên đến đỉnh để thể hiện như là những cá nhân tự do và bình đẳng.  đây có thể được coi là đánh giá thực tế các xu hướng mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa 2 có thể được coi là việc đưa sự phát triển về mặt xã hội và chính trị theo các giá trị được đánh giá một cách sai lầm về mặt lý thuyết.

Giả thuyết của Weber rằng sự phát triển của bộ máy quan liêu sẽ làm gia tăng quyền lực của những người đứng trên những nấc thang cao nhất của bộ máy quản lý dẫn đến việc ông phủ nhận các phương cách,  theo đó những người ở vị trí thấp có thể tăng cường được quyền lực của mình. trong các hệ thống quan liêu hiện đại vẫn còn những khoảng trống để những người có địa vị thấp giành được hoặc giành lại quyền kiểm soát khi thi hành nhiệm vụ trong tổ chức của họ” (Ví dụ như cản trở hai ngăn chặn việc thu thập các thông tin quan trọng để ra quyết định ở Trung ương (Giddens 1979, trang 147-148). các tổ chức quan liêu có thể gia tăng khả năng phát từ bên dưới và ngăn chặn sự kiểm soát của cấp trên. Weber không thể hiện đúng những quá trình tổ chức Nội tại và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển trong các lĩnh vực khác.

Hơn nữa,  việc không đánh giá thấp sức mạnh của các viên chức cấp thấp còn liên quan đến một khó khăn nữa: đó là việc công nhận một cách thiếu phê phán tính thụ động của đám đông công dân, tức là công nhận sự kém hiểu biết, thiếu tận tụy và không muốn tham gia vào chính trị của họ. Lý giải của Weber bao gồm hai khía cạnh: chỉ một ít người có khả năng và quan tâm đến hoạt động chính trị, và chỉ có ban lãnh đạo có năng lực cùng với bộ máy quản lý quan liêu về hệ thống đại nghị mới có thể giải quyết được sự phức tạp, xoay xở được với các vấn đề, và  đưa ra được quyết định mà thôi.

Thứ nhất, quan điểm của Weber dựa một phần vào khẳng định đáng ngờ rằng cử tri đoàn có thể đánh giá được các nhóm lãnh đạo khác nhau và không có khả năng đưa ra phán quyết về chính sách trên cơ sở giá trị của các chính sách đó. Dựa trên cơ sở nào mà khẳng định như thế? Nếu cho rằng cử tri đoàn không có khả năng suy nghĩ thấu đáo được các vấn đề có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị thì làm sao có thể tin vào quyết định của cử tri khi họ lựa chọn các nhà lãnh đạo với những lời tuyên bố trái ngược nhau về kiến thức và khả năng sáng tạo của họ? Dường như không được nhất quán, và trên thực thế việc cho rằng cử tri có khả năng làm cái sau (chọn nhà lãnh đạo) mà lại không công nhận tài năng nói cung (và cao hơn) của họ là một sự vô đoán.

Tệ sùng bái cá nhân, tôn vinh và thần thánh hóa lãnh đạo là một trong những cách hiệu quả để giữ một nền độc tài và kiềm hãm dân chủ tại một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên

Thứ hai, ý kiến của Weber về sự vong thân của dân chúng đối với  “quyền sở hữu các phương tiện quản lí” có thể được lí giải như là nguyên nhân đưa đến các vòng luẩn quẩn của sự tham gia một cách giới hạn hoặc không tham gia vào các hoạt động chính trị. Nhiều người tuyên bố rằng, công việc của chính phủ và chính sách quốc gia là những vấn đề không thể hiểu được và cũng không phải việc mà họ thường quan tâm. Điều quan trọng là những người ở gần nhất với các trung tâm quyền lực và đặc quyền  đặc lợi (trên hết là đàn ông trong các giai cấp cai trị) lại là những người tỏ ra quan tâm và thích hoạt động chính trị hơn cả. Tuy nhiên, có thể những người không quan tâm đến chính trị làm như thế chính vì họ cảm thấy “chính trị” là việc xa vời, vì họ cảm thấy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến họ và/hoặc họ không đủ sức tác động đến tiến trình của nó.

Điều đặc biệt quan trọng là khi vấn đề càng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân (bất cứ loại nào) và những người bị ảnh hưởng càng tin rằng đóng góp của họ trong quá trình ra quyết định được xem xét, nghĩa là được cân nhắc một cách công bằng so với ý kiến của những người khác, chứ không bị những người có nhiều quyền lực hơn bỏ qua hoặc lờ đi; thì  người ta càng tích cực tham gia vào quá trình ra quyết định hơn.

Bản chất của chế độ dân chủ, như các lí thuyết gia dân chủ chủ tự do trường phái bảo vệ đã nhấn mạnh một cách đúng đắn, là khả năng của công dân trong việc thay chính phủ này bằng chính phủ khác và do đó bảo vệ họ khỏi nguy cơ là những người có quyền ra quyết định chính trị tự chuyển hóa thành lực lượng bất di bất di bất dịch. Chừng nào chính phủ có thể bị thay thế và chừng nào cử tri có quyền lựa chọn giữa (ít nhất là hai) cương lĩnh của các đảng khác nhau về đại thể, thì nguy cơ của nạn độc tài là có thể ngăn chặn được. Chế độ dân chủ là cơ chế cho phép ghi nhận những nguyện vọng khác nhau của những người bình thường, trong khi giao chính sách công vào tay một ít người có kinh nghiệm và có năng lực giải quyết. Với sự đa dạng của các nguyện vọng cá nhân và một tập hợp, chắc chắn là rất lớn (và phân tán) các yêu cầu đối với chính phủ, đã được phân tích một cách đầy đủ trong trước tác của Weber, thì cần phải có một cơ chế để chọn những người có khả năng đưa ra “một tập hợp những quyết định có thể chấp nhận được hoặc không thể chấp nhận được cho toàn bộ những đòi hỏi khác nhau của các cá nhân”

Nguồn: Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại, David Held, Phạm Nguyên Trường dịch
Theo Quan Hệ Quốc Tế

NewVnNews

Theo chỉ đạo từ lãnh đạo thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), tạm thời rác thải sẽ được vận chuyển lên các bãi trung chuyển (Bãi rác cũ) để giải quyết tình trạng trước mắt. Khi nào “đàm phán” xong với nhà máy xử lý rác sẽ chuyển lên đó để xử lý...
Hình ảnh những đống rác chất cao khắp các ngả đường thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) từ trước khi có cơn bão số 10 tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật, ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông…
Tình trạng rác thải bốc mùi hôi thối tràn ra cả đường quốc lộ.
Trao đổi với PV, ông Lê Quang Hòa, GĐ Công Ty Môi trường đô thị Thị xã Kỳ Anh (một trong 3 đơn vị chính đảm nhận việc thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn), cho biết: “Đơn vị chỉ đảm nhận công việc vận chuyển chứ còn chuyện nợ nần tiền bạc như thế nào thì đó là trách nhiệm của thị xã Kỳ Anh chứ công ty không liên quan. Chúng tôi chỉ nhận việc vận chuyển theo chỉ đạo của thị xã. Những ngày trước do có công văn từ công ty Phú Hà “cấm cửa” việc tiếp nhận rác nên xảy ra tình trạng rác thải ùn ứ trong dân, đặc biệt là sau cơn bão số 10”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, cho biết: “Tạm thời, chúng tôi đã có văn bản giao cho các đơn vị vận chuyển rác trên địa bàn tập trung nhân lực, máy móc để vận chuyển rác thải đang tồn đọng trong dân suốt 2 tuần nay lên các bãi rác trung chuyển (tại những bãi rác cũ) để giải quyết tình trạng trước mắt. Sau đó, sẽ làm việc cụ thể, đàm phán với với Công ty Phú Hà nhằm đưa ra phương án tốt nhất trong vấn đề xử lý rác thải hiện nay trên địa bàn”.

Cũng theo ông Hà, hiện chính quyền đã chỉ đạo các các ban ngành, đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải trong việc xử lý rác tạm thời. Cụ thể: Những loại rác thải như lá cây, cảnh cây, gỗ,… thì có thể đem đốt, những loại rác thải như gạch, ngói thì có thể tận dụng để làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng. Còn rác thải sinh hoạt thì chở lên những bãi rác trung chuyển chờ xử lý sau.

Tập trung vận chuyển rác thải lên những bác rác trung chuyển chờ xử lý sau.
Ngoài ra, cũng theo ông Hà chia sẻ: “Sở dĩ việc chính quyền nợ tiền doanh nghiệp đảm nhận xử lý rác thải là do một phần năm vừa qua, địa phương cũng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường Fosmosa nên nguồn thu trên địa bàn bị hụt, tiền thu thuế cũng bị nợ nên nguồn ngân sách chi cho việc xử lý rác thải cũng cần phải tính toán, cân đối phù hợp với tính hình chung”.

Được biết, hiện tại, thị xã đang nợ công ty Phú Hà tới 5 tỷ đồng tiền xử lý rác từ cuối năm 2016 đến nay và mới chi trả được 1 tỷ đồng. Do đó thời gian qua đã có 2 lần và gần đây nhất là đầu tháng 9/2017, công ty Phú Hà ra công văn ngừng tiếp nhận rác, đề nghị chính quyền trả tiền cho doanh nghiệp.

Trước đó, như PNVN đã phản ánh, trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, đi đến đâu cũng toàn là rác, rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng chất thành đống khắp nơi: từ cổng chợ đến trường học và nhiều công trình công cộng trên địa bàn... đều bị rác bủa vây.

Đặc biệt, ngay sau cơn bão số 10 vừa qua, tình trạng rác thải càng thêm quá tải, những ngày này kèm theo nắng nóng trên 38 độ, rác thải càng nhanh chóng bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng càng có dịp sinh sôi.

Những khu vực xuất hiện nhiều bãi rác thải tự phát lớn như: Chợ Kỳ Anh (cũ) rác chất thành núi, hay ngay chính trên đường quốc lộ 1A. Không những vậy, tại trước cổng vào trụ sở thị xã Kỳ Anh rác cũng tràn hẳn ra đường khiến nhiều người lo lắng vì làm mất an toàn giao thông



Người dân tại đây cho biết, tình trạng rác thải ùn ứ từ trước ngày 15/9 (ngày cơn bão số 10 đổ bộ) chứ không phải sau bão mới xuất hiện. Là vùng tâm bão, những ngày này, nhiều gia đình chưa hết xót xa khi vừa hứng chịu thiệt hại nặng nề do bão thì giờ lại phải gánh chịu mùi hôi thối nồng nặc bốc ra từ những bác rác tự phát do không được thu gom, xử lý.
Tình trạng ruồi muỗi hoành hành quanh những núi rác khiến người dân khốn đốn.
Đến bữa cơm cũng không dám ăn vì tình trạng ruồi xuất hiện quá nhiều. Bức xúc trước tình trạng nhiều bãi rác thải tự phát, kèm theo nắng nóng đang bốc mùi, bà Nguyễn Thị Nguyệt (60 tuổi), chủ quán phở N.Đ ở Phường thị trấn Kỳ Anh (thị xã Kỳ Anh), nói: “Cũng không biết lý do gì, mà từ trước khi bão vào khoảng gần 1 tuần, không có người của đơn vị thu gom rác thải đến thu gom nữa, đến giờ này, thì rác không những chất thành đống mà nó còn bốc mùi hôi lắm, ruồi bay đầy quán khiến gia đình phải đóng cửa chứ có ai dám vào ăn đâu mà buôn với bán”.

Cũng bức xúc về tình trạng rác thải ùn ứ, không có người thu gom, bà Trương Thị Lan (45 tuổi), ở phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh chia sẻ: “Mùi hôi thối thì không còn phải nói nữa, nhưng điều mà chúng tôi lo lắng nhất là dịch bệnh như tả, kiết lỵ có thể bùng phát sau bão thì quả là nguy hiểm, lo lắng nhất là các cháu nhỏ. Chúng tôi sau bão cũng đã khổ quá rồi, mong chính quyền địa phương, các ban ngành sớm vào cuộc giải quyết tình trạng này”.

NewVnNews - Ngày  22/9, có một sự kiện ngoại giao quan trọng và chưa từng có tiền lệ đối với Vietnam mà không thấy báo chí hồ hởi đưa tin như mọi khi. Thế giới biết, khu vực biết, chỉ mỗi VTV cố tình không biết, làm cho số đông nhân dân hầu như không biết: CHLB Đức tuyên bố tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, vì nguyên nhân gì thì chắc không khó đoán. Và như định mệnh, ngày 23/9 cũng là ngày kỉ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức


Trước khi bàn đến những tác động của sự kiện này, cần phải nói đôi chút về bốn chữ "đối tác chiến lược". Đối tác chiến lược là gì?

Trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, người ta thường phân định ra thành bốn cấp độ từ thấp đến cao lần lượt là: Đối tác (partnership) - đối tác toàn diện (comprehensive partnership) - đối tác chiến lược (strategic partnership) và mức cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện (comprehensively strategic partnership)

- Đối tác (ngành ngoại giao Việt Nam gọi bằng một từ hay hơn "đối tác chiến lược lĩnh vực") thường dùng để chỉ quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong một lĩnh vực nào đó cụ thể mà hai nước cùng có sự tin cậy lẫn nhau và không lan sang ngành hay một lĩnh vực khác: ví dụ công ty của nước A hợp tác với công ty của nước B cùng khai thác mỏ, và chỉ thế thôi.

- Đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các quốc gia đã có thể hợp tác trên mọi lĩnh vực: y tế, nông nghiệp, kinh tế, môi trường, quân sự.......đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa thích hợp, nên các quốc gia chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai. Tới 2017, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 11 quốc gia: Nam Phi (2004), Chile, Brazil và Venezuela (2007), Australia và New Zealand (2009), Argentina (2010), Ukraine (2011), Hoa Kỳ và Đan Mạch (2013), Myannar (2017).

- Đối tác chiến lược
Đối tác chiến lược là đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi có thể bao gồm cả lĩnh vực an ninh quân sự. Mối quan hệ này cần phải có cơ chế và chính sách để thực hiện, các hoạt động hợp tác không nhất thiết phải ở cấp cao, mà có thể diễn ra ở từng ngành hoặc địa phương chỉ cần thông qua hệ thống chính quyền hoặc sở-ban-ngành, ví dụ như một trường đại học của Đức kết hợp với Bộ Giáo dục của Vietnam để cùng tạo ra một trường đại học Đức Việt chẳng hạn. Hiện nay, Vietnam có 15 mối quan hệ đối tác chiến lược, trong đó có Đức (2011)

Ở cấp cao nhất, đối tác chiến lược toàn diện thể hiện mối quan hệ hợp tác chặt chẽ ở cấp cao mang tính chất gắn bó lâu dài giữa hai nước, thường đòi hỏi 3 yếu tố: tương đồng cao về quyền lợi và hệ thống tổ chức xã hội; sự tin tưởng cao độ lẫn nhau giữa chính phủ và nhân dân hai nước; sự độc lập tối thiểu phải duy trì để giữ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Mối quan hệ đối tác này cần phải có phần cứng về thể chế (institution) vd: Uỷ bản hợp tác song phương Việt-trung.....và phần mềm về chính sách (policy) để vận hành. Để dễ hình dung, một mối quan hệ lâu đời và tin tưởng nhau như đồng minh Anh- Mỹ là một mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (một số nước gọi là quan hệ đồng minh)
Việt Nam hiện nay có quan hệ đối tác ở cấp này với ba nước: Nga (2012) - trung quốc (2008) và gần đây nhất là Ấn Độ (2016)

Quay lại dòng thời gian, mặc dù thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ rất lâu, hơn 40 năm, ngày 23/9/1975, nhưng phải đến tận tháng 10/2011, trong chuyến thăm của thủ tướng Đức Angela Merken, lần đầu tiên cụm từ "đối tác chiến lược" mới được nhắc tới trong Tuyên bố chung Hà Nội giữa bà thủ tướng và thủ tướng Vietnam bấy giờ là Nguyễn Tấn Dũng. Và để có được kết quả này không phải tự nhiên mà có, mà cần tới hơn 1 năm với 8 vòng đàm phán song phương. Trong "Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Đức - mối quan hệ đối tác chiến lược vì tương lai" có nhắc tới 5 lĩnh vực hợp tác then chốt gồm có: hợp tác chính trị chiến lược; thương mại và đầu tư; tư pháp và pháp luật; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa, truyền thông và xã hội.

Kế hoạch hành động chiến lược cụ thể của 5 lĩnh vực hợp tác nói trên gồm có một số điểm đáng chú ý như: dự án Ngôi nhà Đức tại thành phố Hồ Chí Minh (Deutsches Haus mới khánh thành ở 33 Lê Duẩn), xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án Ngôi nhà Việt tại Berlin, tiếp tục đối thoại Việt – Đức về nhà nước pháp quyền, các chương trình xử lý nước thải và kinh tế chất thải tại Việt Nam, phát triển đại học Việt – Đức thành một cơ sở nghiên cứu hàng đầu, mở trường dạy nghề bậc cao tại Việt Nam.

Mặc dù ở Saigon, Hanoi và các thành phố lớn, xe Mercedes và BMW cũng như các dòng xe Đức chạy đầy đường nhưng thực ra về kinh tế Vietnam mới là nước được hưởng lợi nhiều hơn trong mối quan hệ đối tác chiến lược với Đức.

Là cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Việt Nam vào thị trường Châu Âu, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Năm 2016, xuất khẩu của Việt Nam vào Đức đạt giá trị gần 6 tỷ USD gồm các mặt hàng như dệt may, giày dép, cà phê, hàng nông thủy sản. Trong khi đó Đức xuất khẩu vào Việt Nam trên 2,8 tỷ USD gồm máy móc, thiết bị, ô tô, hóa chất, dược phẩm.

Về mặt ngoại giao, Đức đóng vai trò quan trọng trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EFTA) - thứ Vietnam đang rất muốn đạt được sau khi TPP đổ vỡ.

Các nhà đầu tư Đức coi Việt Nam là thị trường đầu tư tiềm năng ở Châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tính đến hết tháng 4/2017, có 285 dự án của Đức tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,4 tỷ USD, đứng thứ 5 EU và thứ 20/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong khoảng 300 doanh nghiệp Đức đầu tư tại Việt Nam có các tên tuổi lớn như Siemens, Mercedes-Benz, Bosch, Deutsche Bank.

Đức còn là nhà viện trợ ODA lớn và thường xuyên cho Việt Nam với 2 tỷ USD từ năm 1990 đến nay. Chính phủ Đức đã cam kết dành cho Việt Nam khoản ODA 600 triệu Euro trong giai đoạn 2015-2017. Một số dự án lớn sử dụng ODA của Chính phủ Đức như xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn. Đức cũng là đối tác quan trọng của Việt Nam trong hợp tác dạy nghề, giáo dục, văn hóa, du lịch, tư pháp-pháp luật, khoa học công nghệ…

Nhìn chung, dù là mối quan hệ đối tác gì thì cũng dựa trên một cột trụ quan trọng đó là: niềm tin lẫn nhau.

Thôi thì mình "tốt" quá, mà bạn đã không nhìn ra lại còn đòi nghỉ chơi với mình thì đành trách bạn "dốt" thôi, chẳng lẽ lại tự trách mình, ai lại thế!

Với những người có quyền quyết định và vẫn đang im lặng, Đức-Việt giờ đây chỉ còn là tên của một loại xúc xích.

Hoàng Huy.
NewVnNews

NewVnNews - Cách đây chưa lâu, dư luận đã xôn xao trước việc chỉ một năm, mà văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Gia Lai “tiếp khách” hết 3,2 tỷ đồng. Khách, khách và khách, liên miên khách.


Có ngày tiếp đến hai, ba đoàn khách, ở hai, ba địa điểm cách nhau hàng trăm km. Mỗi cuộc tiếp khách hết nhiều chục triệu đồng. Thế nhưng, con số đó chưa là gì so với con số do Ủy ban Kiểm tra Tung ương công bố vào ngày 20/9 mới đây: Văn phòng này đã chi sai hơn 11 tỷ đồng cho các công tác tiếp khách, đối ngoại và an ninh. Chỉ riêng chi văn phòng phẩm đã hết 1,2 tỷ đồng. Và tiền mua bia hết...2,6 tỷ đồng.

Thật là khủng khiếp, con số đó khiến bất cứ ai nghe được cũng phải nổi da gà. Văn phòng chỉ có năm, sáu người. Văn phòng phẩm là bút, là giấy, là ghim bấm... và rất nhiều những thứ lặt vặt khác, giá trị của mỗi thứ đều không đáng bao nhiêu. Một người dùng một năm hết bao nhiêu giấy, bao nhiêu bút, bao nhiêu ghim bấm...Mà hết những chừng ấy tiền? Lại còn bia nữa. Hai tỷ sáu tức là hai ngàn sáu trăm triệu.

Mỗi lon bia bình quân 10.000 đồng. Hai ngàn sáu trăm triệu đồng, tương đương với 260.000 lon bia. Chia cho 5 người, mỗi người bình quân 52.000 lon bia. Một năm có 365 ngày, vậy mỗi ngày, một người cả nam lẫn nữ uống hết gần 150 lon. Có thể nói đó là những người uống bia giỏi nhất, khỏe nhất, hoàn toàn xứng đang được ghi vào sách kỷ lục Guiness thế giới. Mỗi lon bia là 0,3 lít. 150 lon tương đương với 50 lít. Cái dạ dầy con người có sức chứa chỉ 2 lít là nhiều, làm sao chứa nổi tới 50 lít? Hay là họ tắm bằng bia? Để uống hết 150 lon bia, phải mất cả ngày cả đêm. Uống thế, làm gì còn thời giam mà làm việc?

Lạ nữa là tiền bia, tiền rượu, tiền trà, tiền cà phê...Và các đồ uống khác, đã được tính cả vào số tiền trong những bữa tiệc tiếp khách (lên đến 3,5 tỷ đồng/năm) đó rồi, làm gì còn phải mua bia thêm nữa?

Hóa ra không phải họ uống bia, mà là uống...Tiền. Bởi số tiền bia đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra, là tiền kê khống. Cũng như số tiền văn phòng phẩm kia, cũng phần lớn là tiền kê khống.

3 người uống nhiều bia nhất, dùng nhiều văn phòng phẩm nhất, tiếp khách nhiều nhất, được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ đích danh, là ông Nguyễn Thế Quang, nguyên Chánh văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, ông Vũ Tiến Anh, đương kim Chánh văn phòng, và bà Nguyễn Thị Lựu, phó chánh văn phòng.

ĐBQH và đại biểu HĐND là những người được dân bầu, có trách nhiệm giám sát tất cả, từ việc thực hiện các mục tiêu Kinh tế- Xã hội, cho đến việc chi tiêu Ngân sách hàng năm, của các cấp chính quyền. Gia Lai là một tỉnh nghèo, vì vậy việc giám sát chi tiêu Ngân sách càng cần phải chặt chẽ, chi li đến từng đồng. Nay đến văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND còn chi tiêu bừa bãi, kê khai gian dối như thế, thì còn giám sát được ai? Trong việc này, dư luận cũng đặt câu hỏi, là trách nhiệm của ông trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, và trách nhiệm của ông chủ tịch HĐND tỉnh, ở đâu?

NewVnNews

TIẾNG XOÁY GIỮA MIỀN TRUNG

Còn lại gì? Trong đổ nát tàn hoang?
Ôi! Cánh rừng xanh, đã thay màu đỏ lửa
Quê hương ơi! Biến thiên về chi nữa
Gió rít cuồng phong, xé nát giấc mơ con.

Còn lại gì đây? Trong tiếng vọng nước non
Trong khắc khoải đau thương, chẳng thét gào nên tiếng
Con trẻ nhỏ thơ ngây, nhoẻn nụ cười từ miệng
Đâu hiểu hết lòng cha, điêu xót giữa thiều quang.
Còn lại gì đây? Trong tiếng xoáy tan hoang
Trong tiếng đau của cây, trong trắng trời mưa bão
Miền Trung ơi! Qua bao đời tần tảo
Giàu sang nào? Khi mắt bão đi qua.
Còn lại gì đây? Ôi! Dòng lệ phôi pha
Người vợ trẻ bàng quan, trân mình than trước cửa
Bao ước mơ xa, bao nỗi niềm dang dỡ
Theo gió hung tàn, con nước cuốn trôi đi.
Còn lại gì đây? Trong những cánh chim di
Bão quét, lũ giăng, đồng chua, nước mặn
Miền Trung ơi! Chỉ đôi bàn tay trắng
Còn lại gì? Cho con trẻ mai sau.

Còn lại gì đây? Trong ngây dại đớn đau
Khi gia sản cơ đồ, theo sông về với biển
Miền Trung ơi! Cả đồng bào thương mến
Cho Đất Nước cong mình, chia sớt những buồn đau.
Tiếng xé nào, cũng qua nỗi cơn đau
Anh sẽ cùng em, nắm tay mình bước tới
Miền Trung ơi! Cánh thu cao vời vợi
Sáng mai này, con trẻ đến trường thôi.
Trần Hồng Quân
KỲ ANH MIỀN BÃO CHẾT 9.2017.

NewVnNews - VKSND TC kháng nghị vụ VN Pharma với lý do vụ án chưa được điều tra một cách toàn diện, có dấu hiệu bỏ lọt người, lọt tội. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nhắc nhở Bộ Y tế khẩn trương có biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý dược phẩm. Dường như cơ quan chức năng đã nhìn thấy những vấn đề của quản lý dược.


Điều tiếng, om sòm, scandal là điều rất dễ nhận thấy ở cơ quan quản lý về dược.

Trong 2 năm 2014-2015, Cục Quản lý Dược cho nhập khẩu gần 9,1 tấn Salbutamol, nhưng chưa thống kê được số lượng Salbutamol đã sử dụng đúng mục đích nhập khẩu là sản xuất các thuốc chữa hen và các bệnh liên quan đến hô hấp.

Năm ngoái, trên Tuổi trẻ, Chánh Thanh tra Bộ NN và PTNT Nguyễn Văn Việt thẳng băng là mới thống kê được 10 kg trong số này được dùng đúng mục đích sản xuất thuốc, 3 tấn đang còn trong kho của các DN và rất có thể trên 6 tấn Salbutamol đã nhập trong 2014-2015 không được dùng sản xuất thuốc mà sử dụng cho chăn nuôi.

Tháng 3 năm nay, 8 DN Dược cùng nhau ký tên tố cáo đích danh Cục trưởng Cục quản lý dược Trương Quốc Cường. Tố từ việc ông Cục trưởng “ký rất nhiều đơn hàng không có số đăng ký cho một số công ty không đúng nguyên tắc và ngăn chặn không duyệt đơn hàng cho các công ty khác...”.

Tố chuyện ông Cường “ưu tiên cho các công ty “sân sau” trong cấp hạn ngạch nhập khẩu, cấp phép nhập chuyến, cấp số đăng ký lưu hành thuốc, cho phép sản xuất gia công. Tố đến cả chuyện Cục trưởng Cường “ưu ái cho Công ty CP dược phẩm BV Pharma nhập khẩu nhiều tấn tiền chất ma túy pseudoephedrine (PSE) để sản xuất thuốc cảm cúm”.

Lưu ý, việc DN tố cáo một Cục trưởng thuộc cơ quan quản lý là chưa từng có tiền lệ. Và có vẻ sự cùng đường khiến họ vượt qua nỗi sợ hãi “hết cửa” hoặc bị hành cho hết đất làm ăn.

Và ầm ĩ nhất, gây bức xúc phẫn nộ nhất chính là scandal “đồng ý duyệt cho Công ty CP VN Pharma nhập 200.000 hộp thuốc H-Capita 500 mg”, một loại thuốc chữa ung thư giả. Nhưng đây có vẻ vẫn chưa phải là cuối cùng nếu những bất thường, vi phạm của Cục dược cũng như ông Cục trưởng không được xử lý nghiêm túc.

Từ vụ cho nhập Salbutamol cho đến 9.400 hộp thuốc ung thư giả đang cho thấy những sai phạm hết sức nghiêm trọng tại cơ quan này, những sai phạm khiến người dân mỉa mai cay đắng gọi cục này là “Cục độc” chứ không phải là cục dược nữa; những sai phạm không một ai tin chỉ thuần tuý là “thiếu trách nhiệm” là “không biết”. Và vì thế, việc chấn chỉnh, theo chỉ đạo của Chính phủ, hay việc làm rõ vụ án khi có dấu hiệu lọt người, lọt tội nên được gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Thưa ông Cục trưởng, chẳng lẽ trong vụ VN Pharma, với việc nhập thuốc ung thư giả mà có người gọi thẳng đó là “tội ác”, ông, cũng như Cục dược không thấy mình có trách nhiệm gì sao?

Theo ANH ĐÀO (Báo lao động)

NewVnNews

NewVnNews - Công điện do Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Hà Nội gởi về Washington DC, đề ngày 26 tháng 11 năm 2002 đưa ra cái nhìn toàn cảnh về “văn hóa tình dục” tại Việt Nam mà công điện gọi là “Sex and The City – Hanoi Style.” Tệ nạn xã hội ở Hà Nội Ðảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam xác nhận tệ nạn mãi dâm là vấn đề lớn của quốc gia. Vũ trường, quán karaoke, tiệm massage và các tụ điểm “giải trí,” ngay cả ở Hà Nội, nơi các dịch vụ mua bán dâm đang ngày càng nở rộ theo cách chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.

Ảnh một vũ trường tấp nập tại Hà Nội, một hình ảnh khó có thể tìm thấy những năm trước và sau 1975 tại Hà Nội. Nhưng lại rất dễ bắt gặp tại Sài Gòn.

Tuy than phiền là vậy nhưng các giới chức chẳng làm gì mấy để trị cái tệ nạn xã hội này. Phần vì tham nhũng nhưng có lẽ lý do quan trọng hơn là vì họ còn phân vân, không chắc, phải chăng công chúng thà được hưởng thụ cái tự do mới tạo dựng nên, hơn là chấp nhận sống bị kềm kẹp trở lại và quay về với “đạo đức xã hội chủ nghĩa.”

Bất hạnh thay, vấn đề liên quan đến sức khỏe do hậu quả của kỹ nghệ tình dục đang gia tăng và không còn là chuyện đùa nữa. Lây nhiễm HIV/ AIDS cũng tăng đều đặn, mặc dù cán bộ nhà nước vẫn tiếp tục khẳng định, đa số lây nhiễm đều truyền qua ống chích khi sử dụng ma túy. Nạn buôn người phục vụ tình dục vẫn còn là vấn đề nhức nhối của nhà nước Việt Nam, mặc dù phụ nữ bị đem đi xuất cảng ra nước ngoài nhiều hơn nhắm vào thị trường nội địa. Nói cho cùng, lối sống về đêm và sinh hoạt xã hội ở Hà Nội đang ngày càng giống những thành phố khác trong vùng Ðông Nam Á, đặc biệt là TP.HCM. Giơ cao đánh khẽ Thông báo sau kỳ họp Hội Nghị Trung Ương đảng lần thứ 7, khóa 9, vào ngày 9 tháng 11 năm 2002, đảng cộng sản chấp nhận có “những vấn đề xã hội cấp bách” cần được quan tâm, đáng kể là “tệ nạn xã hội như nghiện ngập, đĩ điếm, tội ác,” cũng như tham nhũng.

Trong phiên khai mạc Quốc Hội khóa 11, vào ngày 12 tháng 11, 2002, Thủ Tướng Phan Văn Khải đề cập đến “những vấn đề xã hội cấp bách,” đặc biệt chỉ thẳng vào tệ nạn “hút xách, đĩ điếm và tội ác.” Tất cả đều không mới mẻ gì đối với các cán bộ cao cấp trong đảng và nhà nước Việt Nam và tuy nói mạnh mẽ nhưng không thấy có biện pháp cụ thể nào cả. Cuồng loạn ở các vũ trường Trong thập niên qua, nhờ thu nhập cao, tự do cá nhân được nới lỏng và không còn bị công an chú ý vào đời sống riêng tư, nhiều người dân Hà Nội lần đầu tiên có thể say sưa với lối sống tính dục. Tối thiểu Hà Nội có được ba vũ trường, nơi tụ tập khách trong hạng tuổi 20 đến 30. Cả ba đều mang bảng hiệu tiếng Anh: “New Century,” “Magic Moo,” và “Spark.” Một quán tên “Apocalypse Now,” mà khách ngoại quốc lui tới, tuy nhiên cũng có số lượng đáng kể dân địa phương. Rượu cô-nhắc ở đây nếu uống một đêm giá cũng bằng lương cả năm của một công nhân trung bình vì thế bia được ưa chuộng nhất. Dư luận đứng đắn khẳng định rằng “New Century” cũng là nơi lui tới để mua ma túy, ngay cả việc “phê” luôn tại chỗ, đặc biệt là thuốc Methamphetamine.

Những gì các nơi này có, lại ít thấy ở khắp Việt Nam. Rất nhiều cô gái đến đây một mình và hết sức thân thiện với đàn ông lạ. Hầu hết các cô tại vũ trường “New Century” thượng lưu này mặc áo dạ vũ dài (mà các cô phải khéo lắm mới đến đây bằng xe gắn máy được.) Lịch sự căn bản đòi hỏi quí ông nhảy với đào, trả cho họ tối thiểu một chầu uống cho mỗi lần nhảy, mọi thứ khác sau đó đều có thể thương lượng với nhau. Khác với các phòng trà ở TP.HCM trong những năm gần đây, nơi phải đóng cửa sau nửa đêm, vũ trường Hà Nội mở thâu đêm bảy ngày một tuần. “Hồng Kông Hà Nội” Quán karaoke bùng phát dữ dội. Trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội có đến hằng ngàn quán do tư nhân làm chủ. Chúng từ thượng vàng đến hạ cám, sang trọng có hai khách sạn Daewoo và Fortuna, kiểu nhà nghèo có các túp lều nằm dọc theo con đường chạy lên phi trường Nội Bài cùng các nơi khác. Con đường chính từ Hà Nội chạy lên hướng Bắc, băng qua Gia Lâm, vừa qua cây cầu bắc qua sông Hồng là khu vực dân địa phương gọi là “Hồng Kông Hà Nội.” Vì tại đây tập trung dày đặc các quán karaoke cùng các “tụ điểm vui chơi khác.” Hầu hết các quán karaoke đều có đầy đủ các bản nhạc, từ tiếng Việt đến Anh, Hoa và Hàn. (Số người ở Hà Nội biết ca bản “Sealed with a Kiss” và “Unchained Melody,” nhiều hơn hẳn dân đi hát karaoke ở Mỹ.) Hầu hết các quán karaoke đều có phòng dành riêng, nơi nào ít lắm cũng có một phòng, trong khi có nơi lại đến hàng chục phòng. Ðể khách đến hát bớt lẻ loi, nhiều quán mướn thêm “tiếp viên” có ngoại hình tốt, để cùng ca với khách. Người Việt gọi dạng karaoke này là “karaoke ôm.” Các cô tiếp viên này rất nhiệt tình làm cho nam khách hàng được cảm thấy ấm áp trong căn phòng mở máy điều hòa lạnh buốt, để chống lại cái nóng của Hà Nội. Nhiều giai thoại có chứng cớ nói rằng các cô rời chỗ làm sớm, để đi đến những tụ điểm giải trí về đêm.

Thư giãn kiểu “Thái” Ðiều đáng mừng cho người dân Hà Nội nào bị đau lưng cứng cổ, đó là dịch vụ massage bùng lên mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Ðến nay có đến hằng ngàn trung tâm, mà họ quảng cáo là massage “kiểu Thái.” Ðáng ngạc nhiên là đa phần các cô thợ đấm bóp đều xinh đẹp. (Vì một lý do nào đó, nhiều cô nói họ từ Sài Gòn ra đây hành nghề, nhưng cũng có thể lắm.) Hầu hết có phòng riêng để khách nằm đấm bóp, một số bên trong có thêm cả phòng tắm. Một “trung tâm giải trí” nhiều tầng mới xây xong, lối trang trí của nó một vài quan sát viên mô tả như là “nhà chứa kiểu cổ điển.” Chỗ này cách tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ chỉ vài căn phố, và báo cáo cho thấy do tư nhân đầu tư, vốn lên đến nhiều triệu Mỹ kim. Không những nhiều tầng có phòng đấm bóp riêng mà còn có thêm phòng tắm hơi, một hồ bơi nhỏ, nhiều nhà hàng, một bar rượu, và một khu hát karaoke.

Ngoài ra trong tòa nhà, nay có thêm nhiều văn phòng và chung cư cho thuê. Ðiểm hấp dẫn ở đây là các cô làm massage sẵn sàng “ra ngoài đi chơi” với khách. Nhà nghỉ Sau khi bằng lòng đi chơi với khách rồi, biết đưa nhau đi đâu đây? Họ tìm đến “nhà nghỉ” có khắp thành phố và ngày càng có nhiều ở vùng đồng quê. Hầu hết nhà nghỉ đều là những cơ sở nhỏ do tư nhân làm chủ và ít khi gặng hỏi khách hàng. Khác với khách sạn hoặc nhà khách, nơi muốn thuê phòng phải nộp chứng minh nhân dân hoặc sổ thông hành. Ðiều quan trọng là “nhà nghỉ” có cho thuê phòng theo giờ, chừng 7 đô la mỗi giờ. Một số chứ không nhất thiết tất cả, có nữ tiếp viên để phục vụ nhiều dịch vụ khác. Các ông thích đi “ăn phở” Chứng cứ do các tham tán chính trị thu thập được từ khắp nơi, cũng như từ các tài xế taxi, cho thấy dịch vụ tình dục ngắn hạn giá từ 100,000 đồng trở lên. Người Việt gọi việc đi ăn vụng này là “ăn phở,” trái với “ăn cơm” là “cây nhà lá vườn.” Cũng như các nền văn hóa Á Châu khác, nhiều đàn ông Hà Nội thích đi “ăn phở” chung với bạn bè thay vì đi một mình. Thường là sau một buổi chiều đi nhậu, đi hát karaoke, đi đấm bóp. Thăm dò cho thấy nhiều ông mỗi tuần đi “ăn phở” một lần, và kinh nghiệm tình dục đầu tiên trong đời của hầu hết các ông ở Hà Nội đều bắt nguồn từ các hình thức này.

Chuyện “sex” bên các bờ hồ Hà Nội với nhiều hồ nhỏ thường có nhiều công viên xinh xắn vây quanh, tạo điều kiện hấp dẫn cho các hoạt động “yêu đương” chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp. Công viên Lenin trở nên khá đông đúc vào lúc chiều tối. Mấy cặp trẻ tuổi chiếm lấy các chỗ riêng tư như ghế đá và bụi cây. Chơi ma túy cũng là một vấn nạn ở nơi đây. Kim chích dùng rồi lăn lóc đó đây trong công viên, các ghế đá đầy nhóc những dân ghiền, giờ nào cũng thấy họ cả. Công viên này còn là nơi hẹn hò lén lút của giới đồng tính có từ đầu thập niên 1980. Hồ Hoàn Kiếm ngày nay là nơi cung ứng những thanh niên tán tỉnh hết sức thân thiện với quí nam nhi. Tòa đại sứ khuyến cáo khách du lịch nên tránh xa các nhà vệ sinh công cộng ở đây. HIV/AIDS: Không phải chuyện đùa Theo báo cáo gần đây trên truyền thông chính thức, Bộ Y Tế tiên đoán đến năm 2005 số người bị nhiễm HIV/AIDS sẽ đến con số 200,000 người. Hiện con số người nhiễm thực sự là trên 154,000, với hơn 23,600 bị nặng và quá 20,000 đang chờ chết. Ða số quan chức Việt Nam tiếp tục lập luận rằng phần lớn lây nhiễm là do dùng chung ống tiêm chích ma túy; trong khi các chuyên gia tin rằng khuynh hướng này nay đang chuyển sang nguyên nhân do lây nhiễm qua đường tình dục.

Nạn buôn người Nạn buôn người ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề quan tâm đối với không những Việt Nam, mà còn các nhà quan sát khác, kể cả chính quyền Hoa Kỳ. Tuy nhiên hầu hết phụ nữ là nạn nhân buôn người đều nhắm vào nhu cầu của người nước ngoài, mặc dầu một vài đường dây buôn gái từ vùng thôn quê lên thành thị cho nhu cầu mãi dâm vẫn đang hiện hữu. Ðộng cơ kinh tế có lẽ là yếu tố khiến phụ nữ trẻ tự nguyện làm mãi dâm chuyên nghiệp lẫn bán chuyên nghiệp ở trong nước. Tuy nhiên ở Hà Nội tuồng như không có nạn trẻ em làm mãi dâm như ở các nước lân cận. Không có tài liệu đáng tin cậy về việc có bao nhiêu người liên hệ đến vấn đề mãi dâm ở Hà Nội, dưới hình thức chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp, hành nghề tự do và được ăn lương; tuy nhiên, con số này có vẻ đang gia tăng. Hiện nay Hà Nội vẫn chưa có những nhà thổ kiểu bán công khai như ở Thái Lan, nhưng nhiều hình thức khác đang phát triển đáng kể, và rõ ràng, để đáp ứng với nhu cầu thị trường. Phản ứng của công an lẫn cán bộ an ninh trước những khuynh hướng này tỏ ra yếu ớt, nếu không muốn nói là thờ ơ. Hệ quả rõ ràng do tham nhũng khiến công an làm ngơ như thường thấy ở khắp vùng Ðông Nam Á. Không mấy ngạc nhiên khi chính quyền lẫn đảng cộng sản buộc phải công nhận có sự lan tràn của các tệ nạn xã hội. Nhà nước phân vân chưa thể đo lường được thái độ của người dân Hà Nội, rằng phải chăng họ thà chấp nhận để cho những tệ nạn này tiếp tục nảy nở hơn là để cho chính quyền thắt lại các quyền tự do như trước đây. Có thể chính sự trù trừ này mà các quan chức ở Hà Nội lẫn khắp nước chưa nhiệt tình đối phó với nạn mãi dâm. Nói cho cùng, sinh hoạt xã hội và lối sống về đêm ở Hà Nội đang ngày càng giống với các thành phố ở khắp vùng Ðông Nam Á, đặc biệt là TP.HCM.

Công điện: Loại bảo mật: Không bảo mật "Sex and the City – Hanoi style” 26/11/2002, từ Raymond Burghardt, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Triệu Phong

Quê Choa Plus - Bão chạm bờ, giữa Đồng Hới (Quảng Bình) và Kỳ Anh (Hà Tỉnh). Sức gió vùng gần trung tâm 165km/h (cách đây máy phút là 90 km/h). Dự báo sức gió vẫn ở ánh hồng ( Severe Typhoon- khốc liệt) .Cập nhật một số thiệt hại ban đầu do bão số 10 gây ra




KỲ ANH: Tháp truyền hình thị xã Kỳ Anh bị đánh sập. Các vùng nuôi trồng thủy sản bị xóa sổ. Toàn bộ hệ thống giao thông trong đô thị thị xã bị ách tắc.

Theo ghi nhận của phóng viên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hiện đang mất điện, cây cối đổ ngổn ngang, giao thông tê liệt. Ông Dương Tất Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - cho biết: Đến 13h ngày 15.9, 80% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh bị mất trắng. Trong đó thiệt hại nặng nhất là thị xã Kỳ Anh, 100% diện tích nuôi trồng thủy sản bị xóa sổ. 80% nhà dân ở thị xã nhà bị tốc mái.



Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, tháp truyền hình cao hơn 100m tại thị xã này đã đổ gục, người dân không dám ra đường vì lo gió cuốn. Toàn bộ hệ thống giao thông đô thị bị ách tắc. “Chưa bao giờ, thấy thiên tai ghê gớm như lúc này”, ông Phan Duy Vĩnh nói.

Hiện chưa có thiệt hại về người.

Cây Đa Voi đã bị gãy


Nhà máy nhiệt điện tại Formosa

CẨM XUYÊN: Kè biển thuộc thôn Nam Hải xã Cẩm Nhượng bị vỡ, nước biển tràn vào đến nhà dân. 100% hồ nuôi tôm ở các xã Cẩm Phúc, Cẩm Hòa, Cẩm Dương ngập nước mặn, mất trắng.
NGHI XUÂN: Đê biển sông Nam xã Cương Gián bị vỡ, nước biển tràn qua gây sụt lở nghiêm trọng. Đường 22.12 ven biển bị chia cắt, sóng biển tràn vào vùng giáp ranh Nghi Xuân - Lộc Hà. Sông Lam đoạn cầu Bến Thủy nước mênh mông.
HƯƠNG SƠN & HƯƠNG KHÊ: bão quật đổ nhiều vườn cây ăn quả. Năm nay không còn hy vọng được thưởng thức cam bù Hương Sơn và cam chanh Khe Mây
QUẢNG BÌNH: Khu vực Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Ba Đồn bị thiệt hại nặng. Cây cối, nhà nguyện bị đổ sập. Nhiều vùng bị cô lập.


VỀ NHÀ
 Về nhà mình. Về lại nơi đã sinh ra mình.
 Về nơi mẹ đã suýt sinh mình bên bậu cửa
Nơi em mình nhiều lần khóc đêm vì đói sữa
Nơi chị mình từng thức đêm làm rơm đạp lúa
Nơi giọt mồ hôi làm xanh bụi chuối luống khoai  thủa bé mình ăn trừ bữa.
Bà mình ăn trầu nhổ đỏ cả một vùng sân đất loang lỗ
Những mảng màu ký ức sẽ lãng quên

Về nhà mình. Về lại nơi mình bỏ đi vì đã lớn lên.
Ăn một củ khoai chấm với muối vừng trong ngày rét
 Uống một ngụm nước chè mẹ đang vần nóng bên bếp
 Chợt thấy mẹ đã bạc đầu




Khoai có bùi nước có ngon đến mấy cũng không thể nào
 Không thể nào làm tóc mẹ trở xanh
Về nhà mình. Đến nắm đất dưới gốc chuối ngoài vườn cũng thấy thân quen
Những vườn cà, những giàn mướp xanh quện lên ngày tháng đói

Dưới những cây mít, cây mùng (mồng) tơi, cây ổi
 Đứng tần ngần cả buổi mà lòng muốn khóc lên- khóc cho những điều khó nói
Những ký ức, những đoạn đời đã trôi qua rất vội
Đứng một mình rồi nắm-với những thân quen

Về nhà mình. Đứng cúi đầu trước bàn thờ bậc sinh thành - tổ tiên
Có giọt máu có khúc ruột mình ở đó
Nhưng chỉ còn là niềm tiếc thương là nghìn vạn nỗi nhớ
Những yêu dấu đã về trời…



Về nhà mình. Lăn ra ngủ một giấc bình yên lắm ai ơi
Đến cả tiếng thở trong đêm cũng tưởng chừng như tiếng ai đang gõ cửa
Đưa mình về với ngày xưa thủa nhỏ
Thủa nghèo đói - thủa chăn trâu cắt cỏ mà vui

 Về nhà mình. Cũng chỉ là về để nghỉ ngơi
Rồi mốt mai lại ra đi như những hành khách vội
Ra đi như quê hương chỉ là nhà ga cho từng lần dừng chân vì mệt mỏi
Cho tháng năm chưa kịp một lần sám hối “nhanh đến thế kia mà”
Thời gian chẳng trừ một ai trong chúng ta
Đến cả Quê Hương cũng già đi biết mấy…
 ___ 
 Thơ Cù Lú ( #cùlú )- (mần chù nhựng Vù Lan xa nhà)

NewVnNews - Nếu chỉ đi làm rồi về đi ngủ, cuộc sống sẽ trở nên buồn chán, mệt mỏi, giống như con bò chỉ đi cày rồi về chuồng ngủ.

Những năm 80 khi là sinh viên ở châu Âu, tôi thường thèm thuồng đi qua cửa nhà hát lung linh dưới ánh đèn, nườm nượp người vào xem trong những bộ váy dạ hội, áo complet đẹp rực rỡ.

Chỉ dám nhìn thôi vì vé quá đắt và vì không có trang phục đẹp để vào nhà hát. Đến các công sở, tôi lại nghe các nhân viên bàn nhau chuyện đặt mua vé vào nhà hát từ hàng tháng trước, háo hức mỗi khi có ca sĩ hay chương trình opera mới nhưng phải ngượng ngùng tránh đi vì không biết gì về chủ đề họ đang nói.

Khi ấy tôi tự nhủ sau này có tiền, tôi dứt khoát phải mua vé đi xem cho biết.

Lúc ấy mỗi lần về nhà tôi rất thương cảm cho người Việt.Trên đường phố nhiều nước, con người đi lại với gương mặt bình an, thoải mái nói cười. Còn ở ta, dường như sự lam lũ vẫn còn đeo đẳng nhiều người.

văn hóa, nhường nhịn, ứng xử, văn minh, người già, người trẻ, Việt Nam, xã hội, Điều còn mãi
Nhà hát lớn Hà Nội. Ảnh: timeoutvietnam
Tôi tha thiết mong đến ngày đời sống khấm khá để được thấy lại nụ cười, vẻ bình an trên gương mặt người Việt và để các sinh hoạt văn hoá tinh thần không còn chỉ gói gọn trong vài bộ phim Nga chủ yếu với đề tài chiến tranh mà cũng không sao mua được vé.

Sau Đổi mới, đời sống kinh tế bắt đầu khá hơn, các chương trình hoà nhạc, nhạc kịch đã xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam và không chỉ giới hạn cho người trong ngành như trước. Nhưng bước vào nhà hát, tôi rất thất vọng vì sự ăn mặc, cư xử luộm thuộm của người Việt, tương phản với sự trang trọng của các khách nước ngoài.

Những người nghe hoà nhạc mặc nguyên quần áo đi làm hoặc đồ bộ nhàu nát, hút thuốc thả tàn xuống sàn nhà hát bóng lộn, thản nhiên trò chuyện trong khán phòng trước sự thờ ơ của các nhân viên. Trong khung cảnh đó khó có thể thưởng thức được âm nhạc, nghệ thuật đỉnh cao.

Đến các địa điểm du lịch, tôi thường gặp người Việt ở các trung tâm mua sắm nhưng rất hiếm khi gặp người Việt ở các bảo tàng, địa điểm văn hoá hoặc nếu có cũng chỉ đến chụp ảnh rồi đi.

Sự chi tiêu của người Việt cho đồ xa xỉ làm kinh ngạc nhiều người dân phương Tây, chứng tỏ kinh tế của VN đã tiến bộ rất nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên đời sống văn hoá tinh thần không phát triển tương ứng.

Nếu thời bao cấp, sách báo, phim ảnh vô cùng hiếm hoi nhưng đa phần dân chúng đều mong mỏi được tham gia, bất kể tuổi tác hay thu nhập. Một cuốn sách hay sẽ được mượn đến cũ nát và mọi người sôi nổi bàn tán về bộ phim mới ra ngoài rạp, so sánh nó với những cảnh đời xung quanh.

Sách báo, phim ảnh lúc ấy không chỉ để giải trí mà thực sự là món ăn tinh thần nhưng do số lượng hạn chế và đời sống vật chất quá thấp nên không phát huy được tác dụng.

Trái lại, vào thời mở cửa, thu nhập của người dân tăng lên nhưng đến các rạp chiếu phim hay ra hàng sách, ta sẽ thấy chủ yếu là thanh niên đến với mục đích giải trí. Chính vì vậy, các kiệt tác văn học, những cuốn phim có nội dung nghiêm túc chiếm tỷ lệ rất nhỏ ở Việt Nam.

Thậm chí khi tôi hỏi lớp với cả trăm sinh viên hàng đầu Việt Nam, cũng chỉ có 2-3 em có đọc sách, còn lại là toàn đọc truyện tranh.

Không ít bạn tỏ ra kinh ngạc khi thấy vợ chồng tôi vẫn đều đặn đến rạp xem phim và hỏi, tôi làm sao có thời gian? Thời gian của tôi không nhiều hơn các bạn, nhưng nếu chỉ đi làm rồi về đi ngủ tôi cảm thấy thiếu gì đó, thấy đời sống của mình tầm thường đi, trở nên buồn chán, mệt mỏi, như con bò chỉ đi cày rồi về chuồng ngủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghe hòa nhạc tại Hamburg hôm 7/7/2017
Hơn nữa, vợ chồng con cái hàng ngày mỗi người mỗi việc, như xa lạ dần đi với nhau. Những giờ phút cùng đi xem phim, nghe nhạc... sẽ làm mọi người thấy đỡ nhàm chán, có thêm nhiều điều để chia sẻ và gần gũi nhau hơn.

Nhịp sống công nghiệp, sự phát triển của TV, Internet, các trò giải trí mới như game online giữ chân mọi người ở nhà, ngày càng xa rời với sinh hoạt văn hoá, tinh thần.

Phải chăng vì vậy, dù đời sống tăng lên rất nhiều nhưng đi trên đường, chúng ta vẫn chỉ nhìn thấy những gương mặt cau có, mệt mỏi, ra chỗ công cộng chỉ nghe thấy những lời than về đời sống đắt đỏ, bất an, nếu có vui vẻ cũng chỉ là những lời dô dô chúc tụng nhau chứ không nhìn thấy sự bình an, thanh thản?

Phải chăng vì người trẻ mải mê với học hành theo thành tích, người lớn lo chạy theo đời sống vật chất nên đã bỏ qua những hoạt động văn hoá, vốn cần thiết cho tinh thần như thức ăn cho thân thể?

Gần đây có một bài báo đã gây nhiều tranh luận của nhà báo Mỹ Linh, theo đó chị nói “Tôi nghĩ kiến thức nghề nghiệp chỉ chiếm 50%, phần còn lại là những tri thức khác nữa của nhân loại”. Chị thất vọng vì thấy du học sinh đáng yêu, năng động, biết kiếm tiền để phụ cha mẹ hoặc tích lũy cho bản thân nhưng ít khi chú ý đến các hoạt động tinh thần.

Và chị tự hỏi: “Phải chăng nỗi ám ảnh về cái nghèo và những năm tháng trí thức ít được coi trọng đã khiến nhiều bậc cha mẹ quên gói ghém trong hành trang du học của con tinh thần ấy”?

Bao giờ người Việt bớt lo lắng về vật chất để biết nuôi dưỡng tâm hồn?

Nguyễn Hoàng Ánh
Vietnamnet
NewVnNews

NewVnNews - Lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay của nhà máy in tiền quốc gia giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng lại gần bằng lợi nhuận cả năm 2016. Thông thường, nhà máy in tiền lãi lớn 6 tháng đầu năm và lỗ trong 6 tháng sau đó.

Nhà máy in tiền Quốc gia là là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, với ngành nghề hoạt động kinh doanh chính là in, đúc tiền, sản xuất vàng miếng, vật phẩm, lưu niệm bằng vàng và các loại giấy tờ có giá theo kế hoạch được giao của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Về cơ bản, hoạt động của Nhà máy In tiền cũng giống như các doanh nghiệp in ấn thông thường, nhưng phục vụ “khách hàng” đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước.

Theo kết quả hoạt động kinh doanh mới được công bố, 6 tháng đầu năm nay nhà máy đạt doanh thu 781 tỷ đồng, giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước và mới chỉ bằng 1/3 so với doanh thu 2016.

Trung bình, doanh thu mỗi ngày của nhà máy in tiền khoảng hơn 4 tỷ đồng.

Về lợi nhuận, nhà máy in tiền đạt 41,8 tỷ đồng sau 6 tháng, gần bằng kết quả của cả năm trước. Tuy nhiên, nếu so với 6 tháng cùng kỳ 2016, lợi nhuận của nhà máy lại giảm tới 67%. Trong 6 tháng đầu năm nay, nhà máy in tiền đã phải đền bù 6,7 tỷ đồng cho Innovia do làm hỏng hơn 3 triệu tờ giấy B09.

Tính đến cuối tháng 6/2017, Nhà máy In tiền Quốc gia có tổng tài sản 2.235 tỷ đồng, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 411 tỷ đồng.

Cafebiz
NewVnNews

NewVnNews - Cuộc thăm dò mới nhất của Fox News, cho thấy gười Mỹ nghĩ Donald Trump là người tưng tửng, vô đạo đức, không xứng đáng làm tổng thống


Được hỏi, Donald Trump có phải là loại người chuyên cậy thế bắt nạt người yếu hơn mình (Bully), thì:
- 39% trả lời ĐÚNG THẾ, Donald Trump vô cùng ỷ thế bắt nạt người yếu thế
- 14% trả lời ĐÚNG THẾ, Donald Trump rất ỷ thế bắt nạt người yếu thế
- 20% trả lời ĐÚNG THẾ, Donald Trump có phần nào thường ỷ thế bắt nạt người yếu thế hơn mình. Tổng cộng có tới 73% cho rằng bác không anh hùng, chỉ hay bắt nạt người yếu hơn mình.


Được hỏi, Donald Trump có phải là loại người tửng tửng, đầu óc có vấn đề (Unstable), thì:
- 33% trả lời ĐÚNG THẾ, Donald Trump vô cùng tửng tửng
- 11% trả lời ĐÚNG THẾ, Donald Trump rất tửng tửng
- 16% trả lời ĐÚNG THẾ, Donald Trump có phần nào tửng tửng. Tổng cộng có tới 60% cho rằng bác ấy tửng tửng.

Có 27% cho rằng Donald Trump không phải là loại người bắt nạt kẻ yếu và 38% cho rằng đầu óc ông ấy không có vấn đề.

Trong cùng một cuộc thăm dò, có:
- 56% nhận xét rằng Donald Trump không xứng đáng làm tổng thống
- 55% nhận xét rằng Donald Trump không xứng đáng làm lãnh đạo
- 53% nhận xét rằng Donald Trump không có lòng thương người, và
- 50% nhận xét rằng Donald Trump không phải là người “thật thà”
- 55% không CHẤP NHẬN Donald Trump, và
- 56% cho rằng ông Donald Trump đã xé đất nước thành nhiều mảnh, ý nói ông là người gây ra sự chia rẻ giữa người dân và những đảng phái trong nước.

Tuy vậy, có tới 58% tin rằng Donald Trump sẽ đi “hết đoạn đường 4 năm” của mình.
-----


58% dân chúng Mỹ cho rằng ông Trump là vị tổng thống tồi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

Trong một cuộc thăm dò khác mới cho thấy có tới 58% dân chúng Mỹ cho rằng ông Trump là vị tổng thống tồi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Dân chúng đã chán ngấy với những lời hứa hẹn viễn vông không có thật của ông ta.


Xem video trên Yahoo
Với kết quả của cuộc thăm dò đó, đài truyền hình MSNBC cho mời 2 người, một ủng hộ ông Trump và một chống đối. Ông bên trái màn hình ủng hộ và ông bên phải chống đối.

- Ông bên trái ủng hộ, đưa ra lý luận là sau 9 tháng làm tổng thống ông Trump đã mang về hơn 1 triệu công việc cho người Mỹ. Thị trường chứng khoán của Mỹ lên 25% từ đầu năm tới nay, cũng là nhờ ở ông Trump.

- Ông bên phải chống đối, cho rằng ông Trump trên thực tế chưa là được Bất Cứ Điều gì, kinh tế Mỹ đã và đang phát triển suốt 5-6 năm qua dưới thời Obam, và bây giờ ông Trump chỉ đang ăn theo, đẩy thuyền theo sóng mà thôi. Ông ta còn đưa ra những dữ kiện trước đây giữa những đời tổng thống chuyển tiếp, thì hưởng người kế nhiệm được hưởng ké, và hại thì người kế nhiệm cũng bị lây.

Đại khái là thế, tuy vậy, có một người ở Mỹ đã hùng hồn tuyên bố rằng ông Trump là vị tổng thống đã làm được nhiều hơn tất cả những vị tổng thống tiền nhiệm. Thử đoán xem người tuyên bố câu nói đó là ai? Đó chính là ông Trump tự tán dương mình.
Xem toàn bộ bài dịch trên facebook NewVnNews

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget