Halloween Costume ideas 2015
tháng 11 2016
Afamily An ninh - trật tự An Ninh Thủ Đô Ảnh Đẹp Ăn Ngon Âm Nhạc Ẩm Thực Báo Chí Báo Công An Nhân Dân Báo Dân Sinh Báo Đất Việt Báo Giao Thông Báo Hà Tĩnh Báo Mới Báo Nông Nghiệp Báo Tiền Phong Báo Tin Tức Báo Tuổi Trẻ BBC Bí Quyết Bí Quyết Khỏe Và Đẹp Biển Chết Biển Đông Biển Kỳ Anh Biển Vũng Áng Bizlive Bói Vui bóng đá Bùi Mạnh Hùng Cá Chết Cá Gỗ Cafebiz CafeF Cafekubua Cảm Xúc Cảm Xúc Kỳ Anh Cao Quang Vinh Chăm Sóc Da Châu Á Chia Sẻ Chiến Tranh Chính Trị Chợ Kỳ Anh Công An Kỳ Anh Cộng Đồng Mạng Công Nghệ Cù Lú Cung Hoàng Đạo Cuộc Sống Cư Dân Mạng danviet.vn Dạy Con Dân Ca Nghệ Tĩnh Dân ca Ví giặm Dân Trí Diễn Đàn Diễn Đàn - Chia Sẻ Dinh Dưỡng Du Học Du Lịch Đại Kỷ Nguyên Đàn Ồng Đảo Sơn Dương Đặc Sản Kỳ Anh Đèo Ngang Đẹp Đẹp + Đẹp Mãi Kỳ Anh Địa Danh Kỳ Anh Điện Ảnh Đọc & Suy Ngẫm Đông Yên Đời Sống Eva Facebook Formosa Genk Gia Đình Giadinh.net Giải Trí Giáo Dục Giáo dục Kỳ Anh Giáo Dục Việt Nam Giao Thông Giới Tính Giới Trẻ Góc Chuyên Gia Góc Con Gái Góc Của Nàng Góc Nhìn Gương mặt Kỳ Anh Gương Mặt Trẻ Hà Chương Hà Tĩnh Hạnh Phúc Hay Hẹn Hò Hoa Hậu Hoành Sơn How To Hội Đồng Hương Kỳ Anh Hôn Nhân HUMANS OF KỲ ANH Huyện Kỳ Anh Infonet iSenpai Japan Times Kênh 14 Khám Phá Khoa Học Khoẻ Khỏe+ Khu KT Vũng Áng Kĩ Năng Mềm Kiến Thức Kinh Doanh Kinh Tế Kỳ Bắc Kỳ Giang Kỳ Hà Kỳ Hoa Kỳ Hợp Kỳ Khang Kỳ Lạc Kỳ Lâm Kỳ Lợi Kỳ Nam Kỳ Phong Kỳ Phương Kỳ Sơn ký sự pháp đình Kỳ Tân Kỳ Thư Kỳ Thượng Kỳ Trinh Kỳ Văn Kỳ Xuân Làm Đẹp Làm Giàu Làng Nghề Lao Động Lê Quyết Diễn Lịch sử Mai Phương Mạng Xã Hội Mầm Nhỏ Mẹ - Con Menzine Mẹo Chữa Bệnh Món Ăn & Sức Khỏe Môi Trường Mới Lạ Mùa Đông Mực nháy Nghệ Sĩ Nghiên Cứu Lịch Sử Ngô Sỹ Ngọc Ngôi sao Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Tiến Chưởng Nguyễn Xuân Lộc Ngư Dân Kỳ Anh Người Đô Thị Người Đưa Tin Người Kỳ Anh Người Lao Động Nhà Quản Lý Nhạc Biển Chết Nhạc Kỳ Anh Nhật Bản Nhịp Sống Trẻ Nikkei Asian Review Ô Tô Phan Đình Hoàng Quảng Phan Quang Phóng Pháp Luật Pháp Luật TP HCM Phim phong cách Phố Voi Phụ Nữ Phụ Nữ & Gia Đình Phụ Nữ Sức Khỏe Phường Kỳ Thịnh Qua Đèo Ngang Quan Hệ Quốc Tế Quang Tiến Quân Sự Quê Choa Xấu Xí Quốc Tế Rong Rêu (Võ Xuân Tùng) Rôn Vinh Sách Hay sáng tạo saostar Sex SGGP Online Soha Sống Sống Khỏe Sông Quyền Suy Ngẫm Sức Khỏe Sức Khỏe - Y Tế Sức Khỏe & Đời Sống Tạp chí Phái Đẹp ELLE Tạp Chí Sức Khỏe Tâm Sự Tết Quê Thành Công Thanh Niên Thanh Niên Online Theleader Thế Giới Thể Thao Thể Thao Văn Hóa Thị xã Kỳ Anh Thông Tấn Xã Việt Nam Thông Tin Từ Thiện Thơ Biển Chết Thơ Quê Hương Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Thời Sự Thời Trang Thương Về Miền Trung Tia Sáng Tiến Điển Tiền Phong Tiếng Nghệ Tĩnh Tín ngưỡng Tin Tức Tin Tức Kỳ Anh Tinh Hoa Tình Yêu Tóc Tôn Giáo Trần Hồng Quân Trần Khánh Cẩm Trần Xuân Tiến Tri Thức Trẻ Trí Thức Trẻ Tri Thức Việt Nam Trung Quốc Truyện - Bút Ký ... Trường Cấp III Kỳ Anh Trường THPT Nguyễn Huệ Tuổi Trẻ Tuổi Trẻ Online Tuyển Sinh Tư Liệu Tư Liệu - Tra Cứu Ung Thư Văn Hóa Văn Hoá Truyền Thống Video Video - Ảnh Video Sức Khỏe Vietfuture Vietnamfinance Vietnamnet VietQ VnEconomy VnExpress Võ Tú Võ Xuân Hùng VOV Vov.vn VTC News VTV Xã Hội XKLĐ Y Học Cổ Truyền Y học thường thức Y Tế Yêu Zing

NguoiKyAnh - 11


Lầy gấy đi con
Nghệ vui: Phan Quang Phóng
Chơ dừ bây định a răng
Cò định lầy gấy cho bằng người ta
Hay là ở với xàc tra
Ra đường cúi mặt, về nhà tủ chăn.


Mọi hồi thời buổi khó khăn
Nhà phên, vách lá, mô cần rộng cao
Cha mi vận lấy được tau
Chơ bây cứ nói không giàu khó yêu.

Mệ công nhận lắm người kiêu
Nhưng mà mệ chộ có nhiều đừa ngoan
Chơ bây đừng có đổi oan
Hay là bây cụng chọn toàn đừa xinh.

Ai nhủ tán tỉnh linh tinh
Toàn mơ da trắng, thông minh, cẳng dài
Chọn vợ nỏ được sơ sài
Nhưng mà phị biết là ai hợp mình.

Quan trọng là kì tính tình
Lấy về đối xử gia đình ra răng
Đẹp mà có tính lăng nhăng
Thì về ba bựa cụng thằng khác thôi.

Mọi ngay các cụ nói rồi
Đàn ông chọn gấy như nồi chọn vung
Nhiều tuổi rồi cứ lông bông
Khi mô mệ có cháu bồng hả con.


Nếu muốn hiếu nghịa vuông tròn
Thì nhanh cơm ngọt, canh ngon mệ mừng
Khi mô cụng "gấy cả rừng"
Mà không lấy được thì đừng cò khoe.

Mệ dặn thì con phị nghe
Chơ đừng cại lại, đừng chê nói nhiều
Kiếm lấy một tỉ mà yêu
Ra năm cưới được còn kêu họ hàng.

Chơ đi khắp xóm, khắp làng
Ai cụng trêu mệ "chỉ vàng bán chưa?"...
Ngồi nhìn mệ nói say sưa
Lại thương đời mệ nắng mưa tảo tần.

Quê Choa Plus - Đừng nói câu chuyện đoàn kết hay đồng thuận, nếu như có liên quan đến tiền! Người Việt có câu: "ném xương cho chó cắn nhau", thời nào cũng thế, "xương" ở đây có thể là tiền bạc hoặc lợi ích khiến các bên lao vào tranh giành, tranh cãi và kẻ "ném xương" là kẻ thủ lợi (ngoài cái nghĩa là khích bác 2 bên cho thành mâu thuẫn).




Trong câu chuyện thảm hoạ Formosa ở Hà Tĩnh cũng xảy ra như thế. Tại Kỳ Anh, không phải xã nào, phường nào cũng đánh cá, lặn biển, mua bán cá, làm muối, ... sống bám biển. Do vậy, có xã bị thiệt hại, có xã không. Cũng có những xã/phường mà người dân làm cho Formosa. Từ đó nảy sinh ra mâu thuẫn giữa một bên muốn đuổi Formosa và một bên muốn giữ Formosa ngay tại Kỳ Anh.

 Mặt khác, người theo lương thì cam chịu nhận bồi thường theo Quyết định 1880 của Chính phủ, sau khi hết tiền 6 tháng hỗ trợ, bồi thường đó thì lại chờ Chính phủ tiếp, theo kiểu "ở trên người ta quyết cho bao nhiêu, thì nhận bấy nhiêu thôi, chứ biết làm sao được". Còn về Formosa, họ chỉ nhẹ nhàng "muốn Formosa thực hiện theo pháp luật, đừng xả thải gây ô nhiễm".

 Trong khi đó, người công giáo thì quyết liệt đòi ngang bằng mức thu nhập thực tế bị mất đi và phải trả đến khi biển sạch, khôi phục được như cũ, nếu không thì không chịu, và họ còn quyết tâm đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam.


Điều lúc này cần là người Việt Nam đoàn kết để giải quyết nan đề mang tên thảm hoạ Formosa, thì lại có những mâu thuẫn như vậy, bất chấp lợi ích chung về lâu dài đang bị đe doạ: môi trường, sức khoẻ, kinh tế - xã hội, ...

 Người Việt mâu thuẫn vì khúc xương lợi ích kia, thì Formosa là kẻ thủ lợi, tiếp tục đứng sừng sững hàng chục năm nữa làm bẩn nước Việt, huỷ hoại nòi giống Việt.
Tháng 11/2016
Bùi Đình Hà

Vụ việc Formosa tiếp tục và leo thang.
Hôm nay ngày 15/5/2017  “phóng viên chiến trường” tên Hoàng Bình bị bắt, nghìn giáo dân đến UBND huyện Diễn Châu giải cứu, và nghìn CSCĐ đến giải vây cho UBND huyện Diễn Châu.





Tất cả đều là người Việt Nam cả.
Vụ việc Formosa đang bị dẫn dụ đi theo hướng “giáo dân” đối đầu với “chính quyền”. Đây là hướng đi nguy hiểm, chệch khỏi vấn đề chính và không công bằng cho tôn giáo. Vấn đề phải là thảm họa môi trường, tội ác của Formosa và trách nhiệm của chính quyền trong việc xử lý vụ việc này một cách công bằng, mang lại công lý cho ngư dân miền trung.
Có vẻ như những người không phải công giáo đang bị gạt ra ngoài lề, hoặc họ đang tự đứng sang một bên nhìn đồng bào giáo dân đòi công lý.
Nhưng tất cả chúng ta đều là người Việt Nam, đều sống trên mảnh đất hình chữ S này mà?




NGUỒN XEM THÊM:







Chia sẻ, lưu, gửi bài viết này


Quê Choa Plus - Thảm họa môi trường Formosa - 2016 là một tấn thảm kịch trong lịch sử của dân tộc ta, đe dọa sự tồn tại và phát triển của toàn dân tộc Việt Nam.

Từ tháng 4/2016, thảm họa biển chết với tâm điểm là Nhà máy thép Hưng Nghiệp - Formosa Vũng Áng - Hà Tĩnh đã mang theo cái chết thảm thương trên khắp bờ biển Việt Nam kéo dài từ Nghệ An và lan mãi tới tận Vũng Tàu. Không chỉ đầu độc biển , Formosa còn lén lút đổ chất độc hại khắp nơi trên đất liền Việt Nam, hủy diệt môi trường sống của toàn dân và gieo rắc nỗi lo sợ lên toàn đất nước với sự bao che, ủng hộ của những kẻ biến chất, phản bội dân tộc . Formosa kéo theo sự đầu độc ngấm ngầm trên các sông hồ khắp nơi trên toàn quốc cho đến nay vẫn chưa dừng lại, sự vô cảm tiếp tục tiếp tay cho các dự án độc hại trên toàn bờ biển Việt Nam đưa dân tộc vào vực sâu đối mặt với cái chết về lương tâm và thể xác đau đớn thấy rõ.


 Chúng ta là những con người đã sinh sống và gắn bó với đất mẹ Việt Nam, chúng ta không thể để những khối ung thư mang tên Formosa tiếp tục tàn phá, hủy hoại đất mẹ được nữa. Chúng ta cần phải cùng nhau hét lên tiếng gào tìm lại sự sống và chống lại kẻ thù tàn độc.
 Song chúng ta cũng phải nhìn nhận , năm 2016 chỉ còn có 20 ngày, và chúng ta đã thất bại. Chúng ta đã thất bại vì quá nhiều người trong chúng ta vẫn chưa bao giờ lên tiếng. Dù đó là cái chết của chính quê hương mình. Formosa vẫn tiếp tục hủy diệt sự sống trên đất mẹ và ngày càng tác oai tác quái như một quy trình đã định trước.

 Chúng ta thất bại vì quá sợ hãi. Sự sợ hãi hủy diệt sức sống nhân cách, niềm tin của tất cả mọi người, từ dân đen đến những người làm trong cơ quan công quyền.

 Dân tộc này không thể tồn tại nếu tiếp tục nuôi dưỡng sự sợ hãi.

 Hãy cùng nhau lên tiếng và thoát sợ hãi.

 Tôi không sợ hãi. Nếu các bạn cùng tôi lên tiếng phản kháng.

 FORMOSA PHẢI CÚT KHỎI VIỆT NAM.

 (Hãy chia sẻ bài viết nều các bạn muốn nhiều người cùng lên tiếng. Xin cảm ơn.)



NGUỒN XEM THÊM:


Kiện Formosa - Cách nào mới đúng luật?

Một quyết định đứng về phía nhân dân sẽ luôn và duy nhất là một quyết định đúng.

Đôi vợ chồng bị ung thư sau 5 năm làm việc ở Formosa Hà Tĩnh


Quê Choa Plus - Lời bài hát: Bần Hát Ghẹo - hát giao duyên Nghệ Tĩnh
“Hò ò ơi ơi hò
Đến đây đàn hát vui chơi
Ánh trăng tỏa xuống như chờ đợi ai
Sông kia bên lở bên bồi




(Chứ) mong con đò cập bến để tìm người trao duyên.”
Nghe đồn rằng đây có chim Quy đến thường hay hót
Đêm đêm hay hót, hay bỏ đi mô khó tìm,
Vội vàng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm, đi tìm người hát hay.
Bần đây đang trống trải mong gặp gái thuyền quyên
Muốn chung hội chung thuyền, chung lò gang bếp lửa để thân Bần bớt khổ.
“Ớ là ai ơi đó
Hỏi chàng quê quán ở đâu, mà chàng gạ lấy buồng cau chốn này?”
Chào chị
“Ri mà chị!”
Rứa thì chào o!
“Lại o nạ!”
Gớm! Chào e..e..em!
“Em thì được!”
Nhà anh ở tận xóm Đào,
Có hàng chuối thẳng có cầu xe duyên
“Tên chàng chính thực là chi
Để cho em biết rồi gặp khi em chào.”
À, Bần!
“Răng, Đần à?”
Không phải Đần mà là Bần.
Chứ vội vàng anh muốn hỏi thăm Trăng kia đã đến hôm Rằm hay chưa?
“Trăng đang Mười bốn chưa Rằm
Là Mười bốn chưa Rằm lá dâu xanh đang đợi con tằm kéo tơ.
À mà này, răng anh lại đặt tên là Đần?”
Tên của tui là Bần, nhưng không phải là Đần
Làm ăn thật chuyên cần
Mà sướng chẳng đến phần
Xin em chớ ngại ngần
Trao anh chút tinh thần
Điều anh đang rất cần
Vân vân và vân vân,
Vân vân và vân vân.
“À đến đây em hỏi anh Bần
Chim chi một cánh bay cùng nước non?”
Tương phùng nhắn với tương tri
Thuyền buồm một cánh bay đi khắp trời.
Đến đây Bần đố một lời
Mặt trời ở đó còn trốc Trời ở mô?
“Bần ơi?”
Ơi!
“ Bần về van với đất mà đất ơi
Thì ra đây em chỉ trốc Trời Bần coi."
Ở mô?
"Nhưng mà này rất dễ giập đầu ơi hỡi Bần ơi?
Rất dễ giập đầu hỏi sao là sao nhiêu bao nhiêu trước
cả gan là gan đo chỗ gạch này
chứ trượt chân sứt mẻ này.”
Đó là duyện phận đàn bà
“Duyên phận đàn bà mần răng?”
Duyên phận đàn bà ơi hỡi nàng ơi
“Cái số mấy đàn bà mần răng?”
Cái số mấy đàn bà ham gì ham gì cái sắt
Ham chi nón lá với ô cầm
Cứ trương lên sập xuống cán đâm cho giừ.
"Người chàng thì nhỏ lời chàng thì lại hung
Ví như đôi đũa khuấy trong bụng con thằn lằn."


Ha ha ha! Em ơi thấy Bần nhỏ mà sầu
Chứ con ong kia bằng mấy mà đốt bầu bầu cũng thui đấy nhá.
Bần nghèo chẳng phải là hèn
Có thương thì nói chớ phân vân Bần sầu.
“Bần ơi em đố Bần câu này nhé.
Một trăm thứ dầu dầu chi không ai thắp?”
Khó quá, khó quá à, một trăm thứ dầu là dầu xoa không ai thắp.
“Một trăm thứ bắp, bắp chi không ai rang?”
Một trăm thứ bắp là lắp bắp, à bắp chuối không ai rang.
“Một trăm thứ cam là cam chi không ai quạt?”
Một trăm thứ cam là cam thanh không ai quạt. (?)
“Một trăm thứ bạc chi Bần nỏ mua?”
Một trăm thứ bạc, bạc tình Bần nỏ mua
Chứ trai nam nhi đối được gái bốn mùa tính sao?
Chứ còn tính sao nữa về với Bần đi,
“Này Bần ơi em còn đố Bần câu nữa Bần nghe cho rõ nhá.
Hờ ơ ơ hò
Em như quả khế trên chùa
Ông đi qua bà đi lại ai thấy của chua rồi cũng thèm?”
Em như quả khế trên chùa
Ông đi qua bà đi lại ai thấy của chua cũng thèm?
Anh, anh đố thế này nhé
Người ơi, Em như quả khế trên chùa
Em cho anh nỏ lấy
Mà em bán anh không mua chứ vì
“Vì chi?”
Chứ vì thằng cu anh hắn dại hắn thấy của chua hắn thèm, thua chưa?
“Chưa thua, Bần ơi em còn một cuối cùng nữa, nếu Bần đối được em theo Bần về luôn Bần. “
Nhớ nhé?
“Ơ ờ ơ, trao Bần một nắm ngô rang
Đúc nơi mô cho mọc, thiếp xin sang hầu Bần.”
Ngô rang rồi à, vô lý, vô lý!!!
“Thôi thôi anh Bần thua tôi rồi, tôi chào anh Bần tôi về nhá.”
Chết chết khoan khoan em ơi chớ vội mà bực mình
Chứ vì em đẹp mà em xinh
Anh dồn hết thần kinh nên thần hồn rồi mà thần tính
Giờ mong em bình tĩnh, anh bàn giải phân minh
“Nếu anh giờ lặng thinh?”
Thì tang tang tình là anh đang lúng túng, tang tang tình là anh đang lúng túng
“Túng gì mà túng mãi rứa Bần?”
Có phải đưa Bần một nắm ngô rang phải không?
Đúc nơi mô cho cho mọc thì theo Bần về luôn phải không?
“Theo Bần về luôn.”
Rứa thì nơi mô mà nắng không khô
Mưa không ướt được đưa Bần đúc vô hắn mọc liền.
Có cho mô mà vân vân ơi là vân vân ơi
Vân vân ơi là vân vân ơi??!!


NGUOIKYANH.INFO - Cạ nhà hắn có 6 người. Chập túi, đứa rút rơm cho trâu, đứa xắt chuối cho lợn, đứa ngồi vọc lả, mẹ hắn đang còng lưng thổi cho cơm chín.
Ngoài trời đã tối sậm, những cơn gió bấc quất vào bụi chuối ào ào. 2 con lợn đang chờ ăn kêu ing ỏi, con trâu đực húc ràn cạch cạch đòi rơm.

Đứa em út đứng dậy mừng rỡ kêu: cha về, ah cha về rồi tề. Cha đi đồng về, mặt tái vì rét.



Một lúc sau, cả nhà lớn nhỏ đã quầy bên bếp hơ tay cho ấm. Hắn hơ kỵ quá, mẹ nói: hơ và vưa con ko bị run tay. Một tỉ nựa mẹ đã dọn cơm ra. Cạ nhà bỏ bếp ra quây quần bên mâm gỗ. Cơm có cả mấy lát khoai khô, mâm chỉ có́ cà muối mặn, mấy con cá trích kho mặn và canh rau muống. Mà cả nhà nó ăn ngon đến tận tim mình.

Mặc kệ Ngoài trời bắt đầu đổ mưa, mặc kệ gió lạnh vẫn rít qua mái ngói, và ngoài bụi tre có vài tiếng ếch kêu, thoảng đâu đầu xóm vọng lại vài tiếng chó sủa....

Ăn cơm xong cứ muốn ngồi ly nơi bếp để sưởi cho ấm,nỏ muốn dậy,mau mau rúc vô chăn mà nằm, cấychăn thì nhỏ nhà thì nhiều chị em, một cấy chăn chiên mà đứa thì đap được chân thì lòi cây mặt, mô như dừ chăn ấm nệm êm

Trời ơi. Khung cảnh đó đã trôi qua 18 năm rồi. Giờ nơi xa xôi này tất cả chỉ còn lại nỗi khát khao trào mãi trong giọt nước mắt rơi, chẳng bao giờ về nựa.

Quê Choa Plus - Nhiều em lên lớp 3, lớp 4, thậm chí lớp 5, lớp 6, nhưng vẫn không biết đọc, biết viết. Đó là thực trạng của nhiều em học sinh tại Trường Tiểu học Cồn Sẻ (thôn Cồn Sẻ, TX. Ba Đồn, Quảng Bình).

Em Hoàng Văn Phượng (12 tuổi), dù đã học hết lớp 5B, Trường tiểu học Cồn Sẻ (thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc) nhưng đến nay vẫn không biết đọc, biết viết.
Kết quả là… “con số không”

Chị Nguyễn Thị Hảo (36 tuổi), phụ huynh em Nguyễn Hoàng Phúc Lộc (lớp 3C, Trường tiểu học Cồn Sẻ) cho biết, đầu năm học 2016 -2017, chị phát hiện con mình không đọc được chữ, viết cũng không được. Quá ngỡ ngàng, chị cho kiểm lại kiến thức căn bản lớp 1 và lớp 2 của Lộc thì kết quả cũng chỉ là “con số không”. Quá bất ngờ ở chỗ em Lộc vẫn được nhà trường cho… lên lớp.

“Khi biết nhà trường cho cháu lên lớp 3C, tôi đã nằng nặc xin cô giáo chủ nhiệm cho cháu ở lại lớp, học lại cho biết đọc, biết viết đã. Cô chủ nhiệm bảo phải có ý kiến của thầy Hiệu trưởng, chứ họ không quyết được. Tôi lại chạy lên xin thầy Hiệu trưởng cho cháu ở lại lớp, nhưng thầy bảo danh sách, thủ tục lên lớp đã hoàn tất, gửi lên cấp trên rồi. Vậy là cháu vẫn phải lên lớp 3C trong lúc không biết đọc, không biết viết. Nay cháu vẫn mù chữ”, chị Hảo buồn rầu.

Việc  em Lộc không biết đọc, không biết viết khiến vợ chồng chị Hảo rất buồn. Nhưng điều đáng buồn và gây sốc hơn đó là không biết tương lai của cháu sẽ đi về đâu khi mà hàng năm, Lộc vẫn đều đều được nhà trường cho lên lớp vì đã hoàn thành chương trình học tập. “Dù biết lực học của con tôi rất yếu, nhưng đến mức không biết đọc, không biết viết thì quả thực là đau lòng. Năm nay, cháu đã lên lớp 3 rồi. Cứ đà này, chắc cháu mù chữ”, chị Hảo nghẹn ngào.


Chị Nguyễn Thị Hảo, bức xúc khi biết con không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn bị trường… “ép” cho lên lớp

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, không riêng gì trường hợp em Lộc mà còn có trường hợp “đặc biệt” hơn đó là em Hoàng Văn Phượng (12 tuổi), con của vợ chồng chị Nguyễn Thị Xem (45 tuổi, thôn Cồn Sẻ).

Năm học 2014 - 2015, Phượng được Trường Tiểu học Cồn Sẻ xác nhận “đã hoàn thành chương trình tiểu học”. Năm học 2015 - 2016, Phượng lên lớp 6. Nhưng vì biết được khả năng thực tế của Phượng là chưa biết đọc, chưa biết viết, trong khi trường không cho ở lại lớp nên gia đình đành phải cho Phượng ở nhà, thi thoảng nhờ thầy giáo cũ dạy cho chương trình lớp 1, nhưng đến nay học sinh này vẫn chưa biết đọc, chưa biết viết.

“Vừa rồi (16/11/2016), sau khi nhà báo về làm việc, vì sợ liên lụy trách nhiệm là có học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học rồi mà vẫn quay lại trường học chương trình lớp 1 (vì chưa biết đọc, chưa biết viết) nên thầy Nguyễn Minh Khai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cồn Sẻ đã “đuổi” Phượng, không cho cô giáo cũ dạy cháu nữa. Bây giờ con tôi không biết phải học nhờ ở đâu”, chị Xem nói.

Chị Xem cũng cho biết thêm, hàng năm vì biết con mình không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn được lên lớp đều nên gia đình đã đến xin cho con ở lại lớp, nhưng nhà trường nói đã hoàn thành chương trình học rồi, không cho ở lại.

“Thực tế, con tôi học đến lớp 4, lớp 5 nhưng cháu lại không biết đọc, biết viết, làm toán cũng rất yếu. Đã bao lần, tôi lên xin trường cho cháu ở lại nhưng không được. Trường cứ bảo là cháu hoàn thành chương trình và danh sách lên lớp đã niêm yết rồi nên không thể ở lại lớp. Chúng tôi gửi con vào trường, chi ra bao nhiêu khoản chi phí cho cháu học là để cháu có kiến thức, biết đọc, biết viết, biết làm toán, có văn hóa, chứ không phải để được lên lớp. Tại sao vì chạy theo thành tích mà trường bỏ rơi lại tương lai của cháu vậy?”, chị Xem nói.

Để làm rõ những bức xúc của phụ huynh, chúng tôi đã đến gia đình gặp Phượng và nhờ em đọc một số chữ, câu đơn giản nhưng dù chật vật đánh vần thế nào đi chăng nữa, em cũng không đọc được, những dấu sắc, huyền, hỏi, ngã em không phân biệt được, đều đọc sai hoàn toàn. Còn về viết chính tả thì ngay cái họ tên đầy đủ của mình là “Hoàng Văn Phượng” em cũng không thể viết được. Phượng đã ứa nước mắt khi chúng tôi hỏi về nguyên nhân và nhờ em cố gắng nhớ lại kiến thức, viết thêm tên mình một lần nữa.


Ngoài 2 học sinh trên, về thôn Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, TX. Ba Đồn, Quảng Bình), hỏi thăm trường hợp em Mai Xuân Dương (10 tuổi), con của vợ chồng anh Mai Văn Đại, Phạm Thị Sơn, hầu như ai cũng biết rõ. Vì Dương không thuộc bảng chữ cái nên đọc và viết chữ cũng không được. Riêng các phép toán cộng, trừ đơn giản dành cho học sinh lớp 1 thì Dương cũng làm không được, dù năm nay (2016 – 2017), Dương đã lên lớp 5B, Trường Tiểu học Cồn Sẻ.

Chị Sơn cho biết: “Nhà nghèo, nhưng nhiều năm qua, gia đình cũng cố gắng chạy vạy, vay mượn để cho con ăn học. Khi biết ra sự thực là đã học đến lớp 5B nhưng cháu vẫn chưa biết đọc, biết viết thì vợ chồng chị đã ôm con khóc. Nhiều tháng qua, Dương buồn tủi, thường bỏ học ở nhà giúp cha đi biển. Cháu bảo vì xấu hổ với bạn bè nên sắp tới sẽ bỏ học luôn. Chừ gia đình không biết mần răng”…

Ám ảnh căn bệnh thành tích

Giải thích lý do vì sao không biết đọc, không biết viết mà vẫn cho học sinh lên lớp, ông Nguyễn Minh Khai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cồn Sẻ biện minh: Về nguyên tắc, nhà trường không cho các em Nguyễn Hoàng Phúc Lộc (lớp 3C), Hoàng Văn Phượng (lớp 5B);  Mai Xuân Dương (lớp 5B) ở lại lớp (lưu ban) là vì các em cứ đủ điểm các kỳ thi, tức là hoàn thành chương trình học là được lên lớp.

Khi chúng tôi hỏi “tại sao trên thực tế các em học sinh này không biết đọc, không biết viết mà vẫn đủ điểm thi, vẫn hoàn thành chương trình học?”, ông Khai nói: “Có thể trong quá trình kiểm tra, thi cử, những học sinh này đã quay cóp, nhìn bài bạn” (?!).

Ông Khai thừa nhận, đầu năm học 2016 -2017, có việc chị Nguyễn Thị Hảo (36 tuổi), phụ huynh em Nguyễn Hoàng Phúc Lộc (lớp 3C) đến xin ông cho con ở lại lớp 2C vì Lộc chưa biết đọc, chưa biết viết nhưng ông không đồng ý. “Việc chị Hảo xin cho con ở lại lớp là không thể vì quá muộn. Chúng tôi đã lập danh sách học sinh lên lớp gửi lên cấp trên rồi”, ông Khai nói.

Lý giải vì sao có nhiều học sinh lớp 3, lớp 5 không biết đọc, biết viết mà vẫn được lên lớp, một giáo viên (xin được giấu tên) Trường Tiểu học Cồn Sẻ, cho biết, giáo viên của trường cũng chịu nhiều áp lực thành tích, xét danh hiệu thi đua từ trường, từ cấp trên áp xuống.

Ngoài ra, nhà trường cũng có quy định nếu lớp nào có học sinh yếu thì giáo viên tự chịu trách nhiệm nên nhiều giáo viên đã cho điểm khống luôn để khỏi mất công và không bị khiển trách.

Liên quan đến vụ việc nhiều học sinh tại Trường Tiểu học Cồn Sẻ, dù không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn được lên lớp, trao đổi với PV, ông Phạm Thanh Minh, Trưởng phòng GD&ĐT TX. Ba Đồn cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin về vụ việc và sắp tới sẽ cử đoàn công tác phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thanh tra chất lượng giáo dục tại trường này.

“Nếu đúng như thông tin phản ánh, chúng tôi sẽ chỉ đạo và xử lý nghiêm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cồn Sẻ và những giáo viên liên quan”, ông Minh nói.
Chị Phạm Thị Sơn: “Nhà nghèo, nhưng nhiều năm qua, gia đình cũng cố gắng chạy vạy, vay mượn để cho con ăn học. Khi biết ra sự thực là đã học đến lớp 5B nhưng cháu vẫn chưa biết đọc, biết viết thì vợ chồng chị đã ôm con khóc. Nhiều tháng qua, Dương buồn tủi, thường bỏ học ở nhà giúp cha đi biển. Cháu bảo vì xấu hổ với bạn bè nên sắp tới sẽ bỏ học luôn. Chừ gia đình không biết mần răng”…

 Nguyên Dũng - Lưu Hà

Quê Choa Plus - Ngày 20/11/2016 trên mạng Facebook lan truyền một video nói về việc phát hiện một con tàu đang xả thải xuống biển thuộc vịnh Sơn Dương, Hà Tĩnh.

Theo thông tin từ nguồn tin này, thì đây là clip được những ngư dân ở Hà Tĩnh khi đi biển theo dõi thì phát hiện tàu có ký hiệu HN - 1111, đang xả thải ra vùng biển Vũng Áng, cách đảo Sơn Dương 3,2 Hải Lý theo hướng Đông Nam. Vào thời điểm ghi lại clip, tàu đang tiếp tục xả thải.



Thông tin gốc từ facebook Hùng Nguyễn vào lúc 19:46 ngày 20: Chiều nay vào lúc 17:00 ngày 20/11 chúng tôi đi trên biển theo dõi thì phát hiện được có một chiếc tàu có ký hiệu (HN-1111) không biết thuộc công ty nào đã chở hàng trăm tấn chất thải và đang trên đà xả thải tại vùng biển Vũng Áng cách đảo Sơn Dương.. 3,2 lý theo hướng đông nam. Và hiện vẫn đag tiếp tục xã thải xuống vùng biển đảo Sơn Dương.. theo như chúng tôi được biết, chất thải mà tàu này đang xả thải nó rất bẩn. Nó có mùi rất thối và khó chịu nữa..thế này thì biển miền trung.(Hà Tĩnh) Chúng tôi khi nào và bao giờ mới sạch được..biết khi nào con người miền trung của chúng tôi mới được bình an và an tâm để bám biển..
 P/s::mong mọi người share rộng rãi... "Nếu Bạn im Lặng Thì Ai Sẽ Nói"...!

Ngay sáng hôm sau lúc 10:39 phút, Báo Hà Tĩnh lập tức bác bỏ thông tin trên, và dẫn chứng bằng một tàu chở quặng không liên quan từ ngày 8/11: Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Hà Tĩnh điện tử kịp thời xác minh qua Đồn Biên phòng cảng Vũng Áng – Sơn Dương và người đứng đầu đơn vị này khẳng định không có chuyện tàu HN-1111 xả thải xuống biển như thông tin trên trang facebook Hùng Nguyễn.


Trước đó, vào ngày 8/11, tàu mang số hiệu Sơn Lộc 09 thuộc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Bức Sơn (Thái Bình) có trọng tải 3069 tấn, chở quặng Apatit dạng bùn từ Hải Phòng vào Nhà máy Supe Đồng Nai nhưng do gặp sự cố kỹ thuật nên đã cập cảng Vũng Áng để gửi hàng và tiến hành sửa chữa.
"Qua kiểm tra, tàu có đầy đủ hồ sơ, thủ tục hợp pháp, được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan hữu quan. Vì vậy, những thông tin mà trang facebook Hùng Nguyễn lan truyền trên mạng là sai sự thật”, Thượng tá Đinh Mã Phong khẳng định.

Được biết, tàu hàng Sơn Lộc 09 tiến hành bốc dỡ hàng lên cầu số 2 Cảng Vũng Áng vào ngày 12/11 và rời đi ngày 14/11.
Việc trang facebook cá nhân có tên là Hùng Nguyễn đăng thông tin về tàu xả chất thải sai sự thật gây hoang mang dư luận xã hội, cần được cơ quan chức năng làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.


Tuy nhiên trươc đó, kênh VTC14 đã dẫn thông tin từ bộ TMMT cho biết: Nhiều ngư dân bày tỏ lo ngại về việc tàu đổ chất thải có thể gây ô nhiễm vùng biển Vũng Áng, vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau sự cố môi trường do Formosa gây ra.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong sáng nay 21/11, Bộ đã nhận thông tin và yêu cầu Hà Tĩnh kiểm tra. Lãnh đạo Bộ TN&MT khẳng định: sẽ xử lý nghiêm nếu tàu đổ thải ra biển Vũng Áng!


Lực lượng chức năng cho biết, đã bắt giữ con tàu này, nếu xác minh chính xác tàu đổ chất thải xuống biển Vũng Áng sẽ xử lý nghiêm.

Quê Choa Plus - Tỏ ra rất yếu kém khi xử lý khủng hoảng truyền thộng vụ Formosa, song không có vẻ gì cho thấy chính quyền rút được kinh nghiệm và muốn thay đổi cung cách này. Bằng chứng là cho tới tận hôm nay, từ báo cáo khoa học chi tiết buộc tội Formosa tới nội dung bản giao kèo nhận đền bù 500 triệu USD vẫn chưa được Chính phủ đưa ra công luận.


Thực tế này khiến ai quan tâm vụ việc Formosa buộc phải tìm kiếm thông tin ở báo chí nước ngoài. Tuần trước, ReutersStorm Media (Đài Loan), sau khi phỏng vấn các cấp lãnh đạo của Formosa đã phần nào hé lộ những chi tiết quan trọng liên quan tới vụ việc:

1, Nguyên nhân chính của thảm hoạ: Tháng 4 vừa rồi nhà máy Formosa bị mất điện, xưởng xử lý nước thải ngưng hoạt động, khiến nước thải có chứa chất độc từ quá trình luyện cốc ướt xả thẳng ra biển làm cá chết. Chi tiết này đã xác nhận lại tin đồn trên mạng xã hội hồi tháng 5 vừa rồi là cá chết vì mất điện.

2, Chuyên gia Đức được chính phủ Việt Nam mời lúc đó đã đưa ra nhận định rằng "Formosa lẽ ra phải ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất cốc ngay khi đó" để ngăn chặn thảm họa. Đại diện của Formosa đã từ chối bình luận về nhận định này của chuyên gia Đức. Đây là thông tin chưa từng được công bố ở Việt Nam.

3, Phó Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh tự tin là đầu năm sau 2017 nhà máy thép sẽ chính thức đi vào khai thác thương mại, trong khi đó Reuters và Storm Media dẫn ý kiến của giới chức địa phương [Quảng Bình] rằng họ sẽ kiên quyết không để Formosa hoạt động chừng nào mà vấn đề chưa được làm rõ và các vi phạm chưa được khắc phục.

Dù kết luận Formosa sai phạm rành rành khi cố ý tráo công nghệ cốc khô (chi phí cao, ô nhiễm ít) trong đề xuất đầu tư sang cốc ướt (chi phí thấp, ô nhiễm nhiều) lúc xây dựng nhà máy, song không hiểu sao Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn cho phép Formosa sử dụng công nghệ cốc ướt này đến hết năm 2019 mới phải thay đổi? Từ giờ tới lúc đó là 3 năm, sao lại chấp nhận một rủi ro lớn đến như vậy, trong khi kẻ làm sai là Formosa? Sao không yêu cầu Formosa làm đúng cam kết ban đầu mới được vận hành trong khi hoàn toàn có đủ lý lẽ để làm điều đó?


Quê Choa Plus - Những ngày qua, nhiều sự kiện đã dồn dập xảy đến trong đời sống xã hội ở Việt Nam cũng như quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống truyền thông Việt Nam. Và dường như người ta đã quên mất nỗi đau đớn và tai họa khủng khiếp của người dân Việt Nam với thảm họa môi trường Miền Trung gây ra bởi Formosa mà hơn 6 tháng nay chưa bị truy tố theo pháp luật.


Không! Cá chết là phải nổi.

Thảm hoạ cá chết đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vượt xa dự liệu của pháp luật hình sự. Nó đã vượt qua mọi giới hạn của Tội phạm học.  Đó thực sự là Thảm hoạ kinh hoàng cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Có thể nói, nó còn đáng sợ hơn cả thảm hoạ 11/9 đối với nhân dân Mỹ. Nó tác động đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ miếng ăn trong bữa cơm đạm bạc của người nghèo đến nhu cầu du lịch giải trí của tầng lớp trung lưu, từ thu nhập của một ngư dân đến GDP của đất nước !

Tất thảy – phàm là con dân Việt sống trên lãnh thổ Việt Nam – đều cảm thấy bức xúc và tự nhận thấy mình có trách nhiệm góp phần giải quyết thảm hoạ này !

Những người dân chịu tác động nặng bởi thảm họa cá chết hồi tháng tư vừa qua, yêu cơ quan chức năng cần rốt ráo giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường, chứ không thể lấp liếm rồi để tình trạng rơi vào quên lãng, hay ‘đánh bèo sang ao’ như cách giải quyết mà chính quyền thường làm bấy lâu nay.

Ngư dân ở Cồn Sẽ, Quảng Bình nêu rõ những đề xuất về vụ việc Formosa gây thảm họa môi trường cho địa phương mình cũng như cho những vùng khác:

“Nguyện vọng của bà con ngư dân tỉnh Quảng Bình cũng như 4 tỉnh miền trung gồm: thứ nhất buộc Nhà máy Formosa đền bù thỏa đáng cho ngư dân; thứ hai nhà nước buộc Formosa đóng cửa không cho hoạt động nữa; thứ ba chính phủ buộc phải đưa dân đi khám càng sớm càng tốt vì trong 4 tháng qua nhiều người bị nhiễm chì, nhiễm độc…”

Ý kiến đó cũng được chia sẻ bởi ngư dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh:

“Đầu tiên Formosa phải ra khỏi đất nước Việt Nam. Thứ hai phải đền bù thiệt hại tài sản những tháng bị ô nhiễm môi trường. Thứ ba phải cải tạo môi trường cho bà con làm ăn, sinh sống. Chứ cứ tình trạng như thế này thì không chết bây giờ cũng sẽ chết dần dần thôi.

Những người dân trong vùng chịu tác động đều tỏ rõ cương quyết sẽ lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết vấn đề một cách rốt ráo, thỏa đáng cho dân chịu tác động cho đến khi nào yêu cầu mà họ cho là đúng đắn như thế được đáp ứng.

“Đến khi Formosa ra khỏi Việt Nam thì dân mới không lên tiếng nữa. Khi Formosa đi rồi, dân còn yêu cầu chính quyền phải cải tạo môi trường để sống chứ không thể để như thế này được.

Như ở bên Nhật phải mất 50-60 năm mới khôi phục lại được nguồn nước, nguồn biển của họ huống gì Việt Nam là đất nước còn lạc hậu thế này. Chắc chắn không biết bao giờ mới khôi phục lại được nguồn nước, biển sạch cho dân!”


“Hàng chục tấn cá đã “hy sinh thân mình” để thức tỉnh những con người đang “ngủ quên” hoặc cố tình làm ngơ trước hiện thực. Đừng để những con cá chết là vô ích, Đừng để trong tương lai những người lao động VN như đồng nghiệp của thợ lăn Lê Văn Ngày trở thành nạn nhân của sự bất công, nạn nhân của những công việc ghê tởm từ Tập đoàn Formosa Plastics

Hoặc một vùng biển xanh mát, quanh năm đầy ắp tôm cá với ngư dân, là biển đảo, chủ quyền, du lịch, dịch vụ.... Hoặc một khu công nghiệp sừng sững hoạt động “bất chấp” nguy hiểm đến tính mạng công nhân, người dân và môi trường...".

Mà chỉ có cá chết thôi ư? Không. Nó còn là sự chết dần chết mòn của cả một cộng đồng. Và ẩn đàng sau tất cả, ít người thấy, nhưng đáng kinh sợ hơn, là cái chết của lý trí, của lương tri, của cái tính người trong mỗi con người câm lặng.

Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói?

Chúng tôi kêu gọi toàn thể người dân Việt Nam có lương tri, hãy lên tiếng bằng những hành động dù là nhỏ bé vì "Mâm cơm người VN chưa bao giờ thê thảm như vậy". "Rất có thể con cháu chúng ta sau này sẽ hỏi: Vào thời điểm đất nước lâm nguy, Biển Đông bị ô nhiễm, ông, bà, cha, mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con?"

Cùng với ý kiến, nguyện vọng của ngư dân miền Trung, chúng tôi những con dân Việt yêu cầu Chính phủ Việt Nam có trách nhiệm với giống nòi dân tộc, tránh để lại hệ lụy cho thế hệ tương lai. Chúng tôi kiến nghị:

Thứ nhất: Cần phải truy tố Formosa về tội cố ý hủy hoại môi trường, môi sinh, phá hoại nền kinh tế Việt Nam, đe dọa an ninh quốc gia của Việt Nam khi ngư dân không thể ra biển bởi đây là hành động khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Thứ hai: Mức đền bù thiệt hai phải do Tòa quyết định chứ không phải do Formosa tự nguyện. Khoản tiền 500 triệu USD chỉ nên xem là khoản đền bù cho ngư dân, tiếp theo phải là quyết định của Tòa án về các khoản khác liên quan đến môi trường, môi sinh, các hoạt động kinh tế biển…

Thứ ba: Về mặt khoa học, cần tìm hiểu ảnh hưởng đối với môi trường biển, các rạn san hô, tảo biển, rong biển, các loại chim biển, rừng ngập mặn ven bờ…
Dự đoán phạm vi ảnh hưởng có thể xảy ra với các tỉnh phía Bắc (từ Hà Tĩnh đến Quảng Ninh) nếu dòng hải lưu ven bờ đổi hướng từ Nam ra Bắc, đặc biệt là ảnh hướng có thể đến Vịnh Hạ Long, di sản được Unesco công nhận.

Thứ tư: Cần đặc biệt quan tâm đến trầm tích đáy biển, tồn dư chất độc ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các rạn san hô như thế nào;
Cần kiểm tra ảnh hưởng của chuỗi thức ăn đến chất lượng sản phẩm biển khu vực miền trung ví dụ chim biển, rong biển, yến sào…
Chính phủ nên làm việc với phía Đài Loan về việc phục hồi các rạn san hô đáy biển vì Đài Loan có viện nghiên cứu hiện đại về san hô, kinh phí cho hoạt động này Formosa phải chịu trách nhiệm.

Thứ năm:  Không đặt vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp của ngư dân nếu không phải do chính ngư dân đề xuất.
Ngư dân Việt ra khơi ngoài mưu sinh cho gia đình còn là lực lượng khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Ngư dân cũng là lực lượng tham gia tích vào công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, vắng bóng ngư dân sẽ là thời cơ tốt cho những đoàn tàu cá vỏ sắt Trung Quốc xâm nhập sâu vào vùng biển nước ta.
Cũng là ý muốn của giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn đẩy người Việt khỏi Biển Đông, biến vùng biển đường lưỡi bò thành ao nhà của họ.


Dưới đây là một số hình ảnh bạn có thể dùng để treo avatar, cover facebook. Việc nhỏ không làm được thì đòi hỏi điều gì lớn lao?. Cùng nhau lên tiếng! Mỗi người hãy cùng nhau tạo nên một cơn sóng mạnh mẽ yêu cầu Nhà nước truy tố Formosa theo như Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã quy định.

Cùng với đó là gửi đến Chính phủ Đài Loan một thông điệp: Đài Loan là một đất nước thịnh vượng trong khu vực và vẫn sẽ là một trong nhưng quốc gia dẫn đầu. Tuy vậy, sự giàu có được dẫn dắt bởi trách nhiệm là vô cùng quan trọng; công luận khu vực và thế giới đang dõi theo quý vị và đánh giá cách thức quý vị giải quyết vấn đề liên quan đến thảm họa môi trường biển miền Trung Việt Nam.

Cover:
Xem thêm nhiều ảnh khác và tải ảnh gốc tại link này.


















Avatar:
Xem thêm nhiều ảnh khác và tải ảnh gốc tại link này.















NGUỒN XEM THÊM:








Quê Choa Plus -
HỊCH TRẺ TRÂU

 Hỡi bọn trẻ kia!
 Các ngươi lả lướt lượn Face
 Lả lơi trai gái,
 Lè lẹ ăn chơi
 Lẹt lẹt thụt tiền cha mẹ
Sống mòn với những ngày tháng đất nước chìm trong đau khổ
Mà tự đắc giương oai rằng đang hưởng thụ một cuộc sống tuyệt vời.





 Vụ cá chết lòng thật xót.
 Formosa dân ngoại quốc, biết đâu là trăm khổ dân ta,
 Xả thải xuống Đông Hải, Đông Hải Long Vương cam chịu
 Dải Hà Tĩnh đến Huế, dài hàng trăm dặm,
 Xác cá la liệt, nằm chất vạn đống, Ngư dân khốn khó, Diêm dân bần cùng
 Mạng người rẻ rúng, sinh linh lầm than.

 Rồi đây cớ sự phiền hà, rắc rồi thêm trầm trọng, rồi nơi nào cá sẽ chết phơi thân?
Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc, Kiên Giang từ từ "hưởng thụ".
Các ngươi có xót hay nhởn nhơ như thường?
 Huế ta đất thần kinh, sẵn đợt festival, dân tứ xứ tụ về.
Có nhóm nghệ sĩ Art space tổ chức nghệ thuật trình diễn "Nỗi đau của những con cá"
 Trên nền cảm xúc Cá Chết gần đây.
 Thời sự là thế, tuyệt vời là thế.
Cớ sự ra sao các ngươi xét rằng, tỏ vẻ tường tận rằng là...
 Việt Tân xúi giục,
 Thể hiện sự ấu trĩ của bản thân
 Buông lời xúc phạm, giăng tiếng cười chê, mỉa mai khinh bỉ.
Các ngươi có cảm nhận được nỗi đau của những con cá quằn quại giẫy chết?
 Nỗi khốn khổ của các ngư dân khi tương lai chưa biết đi về đâu?

 Tuổi thơ các ngươi, tâm hồn các người từng kinh qua các bộ phim kiếm hiệp,
 Chắc thuộc làu hào hiệp trượng phu,
 Thông tường những câu thoại về chí khí nam nhi,
 Về nhiệt tâm của cái thời tuổi trẻ
Kể ra không thiếu:
 "có chết thì 18 năm sau vẫn là trang hảo háng", "anh hùng xuất thiếu niên",
 Hay những tấm gương ang hùng cách mạng bất khuất:
 Lê Văn Tám do Cộng sản bịa ra,
 Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng mà các ngươi tin răm rắp.
 Trần Quốc Toản tuổi 15
 Căm phẫn giặc Mông, xâm lăng bờ cõi
 Bóp nát quả cam, lúc nào không biết.
 Trưng Nhị tuổi đời còn son.
 Theo chị dấy binh, lấy lại giang sơn
 Dựng nền cơ nghiệp, thật đáng tự hào.
 Hay các bậc tiền nhân Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
 Nhọc người, lao tâm
 Tìm đường khai sáng cho đất nước khi tuổi đời còn rất trẻ như các ngươi.

 Nhưng than ôi...
Đó chỉ những vật trang trí ngoài thân, thỏa chí tò mò film fẹt,
 Hay những tiết học khiến các ngươi mệt người thiếp trên bàn học.

 Các ngươi trong tay ít nhất một vài thiết bị công nghệ tinh vi,
 Có chúng như cả thế giới vạn dặm nằm trong chiếc túi nhỏ.
Sử dụng nó với bao điều kể xiết, truyện troll, chế ảnh, tin giật gân... có món nào thiếu?
 Nhưng tin tức các ngươi vứt sang một bên,
 Tình hình đất nước bỏ sang một xó.
 Vận mệnh đất nước các ngươi có ngóng?
 Anh em đồng bào các ngươi có trông?
 Quốc gia trong cảnh bể dâu,
Đồng bào cùng đồng ca ca thán,
 Thiên hạ bất công, anh hùng hào kiệt nhất tề bất phục,
 Trên dưới bất nhất
 Các bô lão dốc chút sức lực tàn.

 Gái Việt Nam làm đĩ 4 phương, trai Việt Nam cu li tứ xứ,
Dân Miền Bắc li tán muôn nơi,
 Dân Miền Trung gió lào, cát trắng, bão táp, mưa xa, cực khổ trăm bề,
Dân Miền Nam nắng hạnh bất thường, đất đat nức nẻ, lúa dân điêu đứng.
 Tàu khựa gặm nhấm từng phần,
 Chinatown, phố Tàu, chợ Hoa trồi như nấm,
 Chúng tác oai, tác quái, thị phi muôn nơi, lãnh địa riêng ai quản nổi?

 Thường câu "tự cổ anh hùng xuất thiếu niên".
 Các người những thanh, thiếu niên trời ban cho...
 Những gương mặt sáng sủa nhưng bộ óc đục ngầu
 Học cao nhưng hiểu hẹp.
 Quốc gia cần các ngươi lên tiếng,
 Thể hiện quan điểm của bản thân,
 Dù dở hay hay cũng là quan điểm,
 Việc quốc gia không chỉ là chuyện của nhà nước
 Mà còn là nghiệp của quốc dân.
 Anh hùng thiếu niên chứng tỏ oai hùng,
 không phụ công...
 cha mẹ dưỡng dục, xã hội dung dưỡng,
 mong ngày lớn mong, đáp tấm chân tình của xã hội.

 Nhưng...
 Như ta nói từ trước: truyện troll, chế ảnh, tin giật gân...
 có món nào các ngươi thiếu?
 Ham giải trí mà óc não u mê,
Đắm chìm vào những giá trí vô hình hiện ra trước mặt,
 Cái hữu hình trước mắt bỏ lại sau lưng.

 Các ngươi Ấy thế mà nói chuyện tinh vi,
 Tự hảo huyền sống cuộc đời thanh đạm,
 Chẳng màn thế sự quốc gia, bỏ mặt, làm ngơ tình hình đất nước,
 Hàn thuyên thiên địa liêu trai,
 Nhưng hễ nói chuyện quốc gia là cho đó là chuyện chính trị,
Buông lời dè biểu tỏ vẻ thanh cao rằng: "quan tâm chi cho mệt" hay "lo bản thân mình trước".
 Các ngươi - là con dân Việt Nam:
 buông lời không biết thẹn, chẳng biết đâu điều phải điều hay
 Soi gương, rửa mặt thôi nhơ nhớp.
 Thức tỉnh, tu thân, khó khăn, chí mới bền.
 Thà muộn màng hơn chẳng bao giờ
-Cạn lời, khô khẩu, lưỡi mỏi, tay mệt!-
“Dân chín mươi triệu ai người lớn
 Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”

"Khi làm bài hịch này
 Sẽ có những lâu châu
 Ruồi bâu... vào bu bám
 Vo ve tiếc cả tai"



Quê Choa Plus - Việt Nam Kiện Facebook ra tòa án quốc tế. Các bác Miền khác thông cảm. Em nói giọng Nghệ An nhà em cho nó chất. Mác 18+ nghĩa là " những người bắt đầu có quyền công dân" các bác chớ có nghĩ bậy như em nha.





Quê Choa Plus - Tất cả các quốc gia đang phát triển và phát triển đều chia sẻ chung mối lo về việc làm thế nào để đảm bảo được nguồn năng lượng cho sản xuất. Không có nguồn năng lượng đầy đủ và dồi dào thì sự phát triển kinh tế sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Các chính phủ và các công ty, tập đoàn lớn đều hiểu rất rõ điều này.

Thủ phủ khu công nghiệp hoá dầu Formosa tại huyện Vân Lâm, Đài Loan vùng nông nghiệp nghèo thay đổi nhờ đầu tư của Formosa nhưng bùng phát căn bệnh ung thư.

Ngoài ra, việc tìm kiếm những nguồn năng lượng giá rẻ luôn luôn là đề tài khiến giới đầu tư hào hứng vì điều đó sẽ giúp phần gia tăng lợi nhuận. Năng lượng khí đốt luôn được xem là nguồn năng lượng rẻ nhất, đáp ứng được nhu cầu của các tập đoàn phát triển kinh tế. Trên bề mặt, điều này xem ra có vẻ rất hợp lý. Thế nhưng, giá rẻ của nguồn năng lượng này thật ra không hề rẻ vì nó được đánh đổi bằng bầu không khí sạch, sức khoẻ, và cả tính mạng của người dân, đặc biệt là của các thế hệ tương lai.

Hoa Kỳ và một số nước thuộc Liên minh Châu Âu là những quốc gia luôn đi đầu trong việc kêu gọi thế giới phải chuyển từ việc sử dụng nhiệt điện và khí đốt sang sử dụng năng lượng xanh và năng lượng tái sử dụng – mà điển hình là việc vận động, ký kết, cũng như phê chuẩn Hiệp Ước Paris (Paris Agreement) vào tháng 4 năm 2016. Hiệp ước này có thể sẽ trở thành một văn bản luật quốc tế về môi trường quan trọng khi có đủ số lượng quốc gia phê chuẩn.

Tuy nhiên, khi nói đến những vấn đề môi trường ở tầm vĩ mô, chúng ta chỉ nhìn thấy những khái niệm trừu tượng về biến đổi khí hậu, những tranh cãi về việc trái đất đang bị gia tăng sức nóng, những con số, những định nghĩa cầu kỳ và trúc trắc. Nhưng khi nhìn cùng vấn đề từ phía những người phải đối đầu trực diện với hệ lụy của việc môi trường bị tàn phá bởi những thiệt hại do các phương pháp khai thác năng lượng truyền thống gây ra, chúng ta có thể sẽ nhìn thấy vấn đề một cách thực tế và rõ ràng hơn.

Để có thể hình dung vì sao Hiệp Ước Paris là cần thiết cho thời đại chúng ta, xin thử tìm hiểu thêm về nhà máy năng lượng nhiệt điện của công ty Formosa Plastics ở Vân Lâm, Đài Loan (Yunlin County, Taiwan) và những cáo buộc về việc nhà máy này đã tàn phá môi trường như thế nào cho cư dân tại đây để có thể hiểu thêm vì sao bảo vệ môi trường chính là bảo vệ quyền được sống của mỗi chúng ta.

Năng lượng khí đốt và bầu không khí độc hại ở Vân Lâm, Đài Loan (Yunlin County, Taiwan)

Nhà máy năng lượng nhiệt điện của công ty Formosa Plastics ở tỉnh Yunlin cũng như những câu chuyện về tác hại môi trường cho người dân ở các thành phố xung quanh được xem là do khu công nghiệp này gây ra có thể xem là bài học đắt giá về việc bảo vệ môi trường cho tất cả chúng ta. Nhưng đồng thời, câu chuyện về những làng ung thư ở ngay tại Yunlin và các tỉnh lân cận như Chương Hóa (Changhua County) còn giúp thể hiện rõ ràng, sinh động, và đầy đủ những lý do cho việc vì sao chúng ta cần phải có trách nhiệm cổ xuý và thúc đẩy chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, nhanh chóng thực thi các điều luật bảo vệ môi trường, cũng như phải phê chuẩn và thông qua Hiệp Ước Paris về biến đổi khí hậu (climate change) ở cấp quốc gia.

2 bức ảnh được tác giả chụp cùng 1 ngày, cách nhau khoảng 45 phút tại nhà ga Yunlin và Taichung

Từ Taipei (Đài Bắc) đến Yunlin (Vân Lâm) chỉ cách vài tiếng đồng hồ đi về phía Nam. Tuy nhiên, bầu không khí ở hai nơi thì hoàn toàn trái ngược. Trong cùng một ngày, chúng ta có thể bắt đầu rời khỏi thủ đô Taipei, đi ngang qua Taichung (Đài Trung), là những nơi xanh tươi, nhiều cây và có một bầu trời trong vắt. Nhưng khi vừa đặt chân đến tỉnh Yunlin, thì ngay lập tức bạn sẽ phải đối diện với một khu vực bị bao phủ bởi những đám mây xám xịt và nặng nề, tạo ra một cảm giác rất ngột ngạt và khó thở.

Tỉnh Yunlin (Yunlin County) là một vùng duyên hải nghèo ở Đài Loan, và đa số người dân ở đây sống bằng ngành nông nghiệp và chăn nuôi. Một cư dân ở Yunlin cho tác giả biết, Yunlin vẫn được xem là một tỉnh nghèo nhất của Đài Loan, với rất ít dân cư so với các khu vực khác ở Đài Loan.

Ngược lại, Formosa Plastics Corporation là một trong những công ty lớn hàng đầu ở Đài Loan. Từ những thập kỷ trước, họ đã có những dự án phát triển công nghiệp với quy mô rất lớn ở đảo quốc này và nhà máy nhiệt điện (hydrocarbon processing plant) của họ ở Vân Lâm, Đài Loan (Yunlin County, Taiwan) là một trong những dự án đó. Hơn 20 năm trước, trong một dự án thúc đẩy kinh tế, chính phủ Đài Loan đã đồng ý để Formosa Plastics Corporation (cũng chính là công ty mẹ của Formosa Hà Tĩnh) thi công công trình xây dựng lấn biển để mở ra khu công nghiệp ở thành phố Mailiao, một thành phố thuộc tỉnh Yunlin. Kết quả là nhà máy nhiệt điện Formosa đã được xây dựng và đưa vào sản xuất.

Khi bắt đầu phát triển khu công nghiệp tại Mailiao – Yunlin, Formosa Plastics đã đưa ra những hứa hẹn về phát triển kinh tế cho thành phố và quận hạt này. Nhưng sau hơn 20 năm đưa vào sản xuất, số lượng công việc mà Formosa Plastics đem đến cho thành phố Mailiao không thể nào so sánh với số lượng dân cư đã rời khỏi nó vì không chịu nổi sự ô nhiễm trong không khí và nguồn nước. Theo các nhà hoạt động về môi trường trong khu vực, công Formosa Plastics đã và vẫn đang mang đến những tác hại khủng khiếp cho nguồn nước và bầu khí quyển ở Yunlin, cũng như ở tỉnh thành lân cận, Chương Hoá.

Vào ngày 3 tháng 11, năm 2011, một giáo sư đại học ở Taichung (Đài Trung) là ông Tsuang Ben-jai đã đưa ra một báo cáo độc lập tại một buổi hội thảo của Uỷ ban nghiên cứu về ảnh hưởng môi trường (environmental impact assessment committee) do Cục Bảo vệ Môi trường Đài Loan (Environmental Protection Administration – gọi tắt là EPA) tổ chức. Báo cáo của giáo sư Tsuang đã kết luận rằng hàm lượng các chất kim loại nặng và những chất gây ung thư (carcinogenic substances) trong không khí được xả thải từ nhà máy nhiệt điện của Formosa ở thành phố Mailiao, tỉnh Yunlin, Đài Loan chính là nguyên nhân cho việc một số dân cư tại địa phương này mắc phải các bệnh ung thư. Một số các nhà hoạt động bảo vệ môi trường ở Đài Loan cho rằng báo cáo của giáo sư Tsuang đã góp phần không nhỏ cho việc dư luận Đài Loan lên tiếng phản đối các dự án phát triển công nghiệp khác của công ty Formosa ở đất nước họ.

Khu công nghiệp Formosa tại Mailiao, Yunlin, Taiwan. Ảnh: tác giả

Từ câu chuyện từ thành phố Mailiao, tỉnh Yunlin, Đài Loan, và những tác hại về môi trường sau hơn 20 năm nhà máy nhiệt điện của Formosa Plastics Corporation đi vào hoạt động tại đây, chúng ta có thể thấy được sự cần thiết cho việc ra đời của Hiệp Ước Paris và những nỗ lực giảm đi sức nóng của trái đất, cũng như việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh và năng lượng tái sử dụng.

Là một nước đã tham gia ký kết vào Hiệp Ước Paris, chính phủ Việt Nam đã cho thấy việc họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và việc sử dụng những nguồn năng lượng sạch để giảm thiểu các tác hại về môi trường như biến đổi khí hậu và giảm sức nóng của trái đất.

Formosa Plastics Corporation và Formosa Hà Tĩnh trở thành tâm điểm của dư luận ở Việt Nam trong những tháng vừa qua sau vụ việc cá chết hàng loạt xảy ra ở các tỉnh miền Trung. Việc chính phủ Việt Nam tham gia Hiệp Ước Paris có thể sẽ góp phần nâng cao các điều luật về bảo vệ môi trường ở cấp quốc gia theo các chuẩn mực quốc tế, và từ đó sẽ góp phần giải quyết hậu quả của những biến cố về môi trường như Formosa Hà Tĩnh hoặc cao hơn là ngăn chặn chúng xảy ra trong tương lai./.

Đoàn Nhã An

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget