Halloween Costume ideas 2015
tháng 9 2016
Afamily An ninh - trật tự An Ninh Thủ Đô Ảnh Đẹp Ăn Ngon Âm Nhạc Ẩm Thực Báo Chí Báo Công An Nhân Dân Báo Dân Sinh Báo Đất Việt Báo Giao Thông Báo Hà Tĩnh Báo Mới Báo Nông Nghiệp Báo Tiền Phong Báo Tin Tức Báo Tuổi Trẻ BBC Bí Quyết Bí Quyết Khỏe Và Đẹp Biển Chết Biển Đông Biển Kỳ Anh Biển Vũng Áng Bizlive Bói Vui bóng đá Bùi Mạnh Hùng Cá Chết Cá Gỗ Cafebiz CafeF Cafekubua Cảm Xúc Cảm Xúc Kỳ Anh Cao Quang Vinh Chăm Sóc Da Châu Á Chia Sẻ Chiến Tranh Chính Trị Chợ Kỳ Anh Công An Kỳ Anh Cộng Đồng Mạng Công Nghệ Cù Lú Cung Hoàng Đạo Cuộc Sống Cư Dân Mạng danviet.vn Dạy Con Dân Ca Nghệ Tĩnh Dân ca Ví giặm Dân Trí Diễn Đàn Diễn Đàn - Chia Sẻ Dinh Dưỡng Du Học Du Lịch Đại Kỷ Nguyên Đàn Ồng Đảo Sơn Dương Đặc Sản Kỳ Anh Đèo Ngang Đẹp Đẹp + Đẹp Mãi Kỳ Anh Địa Danh Kỳ Anh Điện Ảnh Đọc & Suy Ngẫm Đông Yên Đời Sống Eva Facebook Formosa Genk Gia Đình Giadinh.net Giải Trí Giáo Dục Giáo dục Kỳ Anh Giáo Dục Việt Nam Giao Thông Giới Tính Giới Trẻ Góc Chuyên Gia Góc Con Gái Góc Của Nàng Góc Nhìn Gương mặt Kỳ Anh Gương Mặt Trẻ Hà Chương Hà Tĩnh Hạnh Phúc Hay Hẹn Hò Hoa Hậu Hoành Sơn How To Hội Đồng Hương Kỳ Anh Hôn Nhân HUMANS OF KỲ ANH Huyện Kỳ Anh Infonet iSenpai Japan Times Kênh 14 Khám Phá Khoa Học Khoẻ Khỏe+ Khu KT Vũng Áng Kĩ Năng Mềm Kiến Thức Kinh Doanh Kinh Tế Kỳ Bắc Kỳ Giang Kỳ Hà Kỳ Hoa Kỳ Hợp Kỳ Khang Kỳ Lạc Kỳ Lâm Kỳ Lợi Kỳ Nam Kỳ Phong Kỳ Phương Kỳ Sơn ký sự pháp đình Kỳ Tân Kỳ Thư Kỳ Thượng Kỳ Trinh Kỳ Văn Kỳ Xuân Làm Đẹp Làm Giàu Làng Nghề Lao Động Lê Quyết Diễn Lịch sử Mai Phương Mạng Xã Hội Mầm Nhỏ Mẹ - Con Menzine Mẹo Chữa Bệnh Món Ăn & Sức Khỏe Môi Trường Mới Lạ Mùa Đông Mực nháy Nghệ Sĩ Nghiên Cứu Lịch Sử Ngô Sỹ Ngọc Ngôi sao Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Tiến Chưởng Nguyễn Xuân Lộc Ngư Dân Kỳ Anh Người Đô Thị Người Đưa Tin Người Kỳ Anh Người Lao Động Nhà Quản Lý Nhạc Biển Chết Nhạc Kỳ Anh Nhật Bản Nhịp Sống Trẻ Nikkei Asian Review Ô Tô Phan Đình Hoàng Quảng Phan Quang Phóng Pháp Luật Pháp Luật TP HCM Phim phong cách Phố Voi Phụ Nữ Phụ Nữ & Gia Đình Phụ Nữ Sức Khỏe Phường Kỳ Thịnh Qua Đèo Ngang Quan Hệ Quốc Tế Quang Tiến Quân Sự Quê Choa Xấu Xí Quốc Tế Rong Rêu (Võ Xuân Tùng) Rôn Vinh Sách Hay sáng tạo saostar Sex SGGP Online Soha Sống Sống Khỏe Sông Quyền Suy Ngẫm Sức Khỏe Sức Khỏe - Y Tế Sức Khỏe & Đời Sống Tạp chí Phái Đẹp ELLE Tạp Chí Sức Khỏe Tâm Sự Tết Quê Thành Công Thanh Niên Thanh Niên Online Theleader Thế Giới Thể Thao Thể Thao Văn Hóa Thị xã Kỳ Anh Thông Tấn Xã Việt Nam Thông Tin Từ Thiện Thơ Biển Chết Thơ Quê Hương Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Thời Sự Thời Trang Thương Về Miền Trung Tia Sáng Tiến Điển Tiền Phong Tiếng Nghệ Tĩnh Tín ngưỡng Tin Tức Tin Tức Kỳ Anh Tinh Hoa Tình Yêu Tóc Tôn Giáo Trần Hồng Quân Trần Khánh Cẩm Trần Xuân Tiến Tri Thức Trẻ Trí Thức Trẻ Tri Thức Việt Nam Trung Quốc Truyện - Bút Ký ... Trường Cấp III Kỳ Anh Trường THPT Nguyễn Huệ Tuổi Trẻ Tuổi Trẻ Online Tuyển Sinh Tư Liệu Tư Liệu - Tra Cứu Ung Thư Văn Hóa Văn Hoá Truyền Thống Video Video - Ảnh Video Sức Khỏe Vietfuture Vietnamfinance Vietnamnet VietQ VnEconomy VnExpress Võ Tú Võ Xuân Hùng VOV Vov.vn VTC News VTV Xã Hội XKLĐ Y Học Cổ Truyền Y học thường thức Y Tế Yêu Zing

Người Kỳ Anh - Khoảng hơn 600 người dân đang chuẩn bị lên đường đi nạp đơn kiện Formosa. Tinh thần mạnh mẽ và quyết tâm đòi công lý đang dâng cao. Nhà xe đã bị công an cấm cản. Được biết rất nhiều người muốn đi, nhưng số người lên đường chỉ giới hạn trong khoảng 600 người, với số lượng hồ sơ là khoảng hơn 540 bộ hồ sơ.


04 giờ 45 phút sáng: khoảng 600 bà con ngư dân cư ngụ trên địa bàn xã An Hoà, xã Tiến Thuỷ, xã Quỳnh Phương,... thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã tập hợp cùng người đại diện, ông Đặng Hữu Nam để chuẩn bị lên đường vào thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Họ sẽ nạp đơn, khởi kiện công ty Hưng Nghiệp Formosa, nhằm yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường cho bà con ngư dân.


Trước đó, đến trưa và chiều Chủ Nhật 25/09, công an hai huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu đã mở chiến dịch hù dọa các công ty xe khách, ngăn cản họ không được chuyên chở các ngư dân đi cùng với ông Đặng Hữu Nam vào Hà Tĩnh.

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa công nhận hình thức khiếu kiện tập thể, cho nên mỗi nạn nhân muốn kiện Formosa đều phải ký đơn, tự đi đến tòa án để đệ đơn và ký xác nhận. Ông Đặng Hữu Nam cho đây là một trở ngại đối với hàng trăm ngàn ngư dân miền Trung đang muốn kiện công ty Formosa.

Văn phòng Luật sư Hà Huy Sơn ở Hà Nội hiện là nhà tham vấn về điều kiện pháp lý, và giúp xét duyệt các hồ sơ kiện Formosa.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật!

Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh -

Lũ Miền Trung - Nỗi lòng tháng 8
Phan Quang Phóng

Miền Trung ơi! Tháng tám đón thu về
Cứ thấp thỏm nhiều đêm nằm nỏ ngủ
Khi quê hương lại đến mùa mưa lụ
Quê mình, nhựng cơn bạo gần, bạo xa.


Năm tháng tuổi thơ dừ cụng đạ đi qua
Nhưng ký ức chưa một ngày phai nhạt
Mái nhà xưa, vách bằng phên giột nát
Đêm gió về...mọi thứ chợt mong manh.

Bên đèn dầu Cha ngồi thức năm canh
Mẹ ôm con, trông răng trời mau sáng
Níu chạc, buộc dây tận trời chập choạng
Ló chưa phơi, mà nước giột quanh nhà.

Bếp tứ tung, rộn tiếng vịt, tiếng ga
Bạo thổi lộng phên, hồi sau đốc mái
Nước ngập nền, cót kê đi, kê lại
Lút vườn rau Mẹ chăm chút, vun trồng.

Sớm mai dậy, chộ trắng khắp cánh đồng
Đường đi học lội tận ngang trốc guí
Cha vác vó đi khi trời đưng túi
Kéo cá tận chiều cựa cống, bờ sông.

Mẹ lại sụt sùi bòn mót chỉ uộng công
Mồ hôi cả năm dừ ông trời cướp sạch
Đợi ló khô, bán cho con mua sách
Dừ bạo về tay lại trắng bàn tay...

Cuộc sống dừ dù khá hơn mọi ngay
Nhà đạ móng cao, ngói Cừa chắc chắn
Nhưng gió bạo đưng còn nhiều lo lắng
Đất Miền Trung mùa lụt nỏ bình yên.

Vì khó nghèo cứ đeo bám triền miên
Gác sách bút là chọn đi thật ngái
Hà Nội, Sài Gòn chưa hẹn ngày trở lại
Một nắng hai sương, gió rát, đất cằn.

Những người Miền Trung mưa nắng tảo tần
Vẫn sống cùng với thiên nhiên hung dự
Chúng con rời quê, đến mùa mưa lụ
Lại quặn lòng nhựng đêm trắng miền xa

Chỉ trông răng mùa bạo đến, rồi qua
Thật bình yên cho quê mình Miền Trung
Chỉ ước cho nhựng người Cha, người Mẹ
Đất Miền Trung với chân cứng đá mềm.

Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Dân đang cùng quẫn - điêu linh như thế, hàng chục ngàn người dân Kỳ Anh đang đứng chông chênh giữa thảm họa, cách riêng 3.000 nhân khẩu Tây Yên đa phần dựa cả vào con sông Quyền như: đánh bắt, chăn nuôi, trồng trọt... Nay các quan chức Hà Tĩnh lại đang lên kế hoạch cho "đúng quy trình" để tiếp tay cho Formosa giết luôn con sông Quyền duy nhất - nguồn sống chủ yếu của họ. Chính quyền Hà Tĩnh đã coi thường người dân và chẳng hề tham hỏi ý kiến về con sông đã nuôi sống họ biết bao đời nay.
Nếu dự án này thực hiện, thì gần như chắc chắn là sông Quyền sẽ chết, và con người dường như chết dần theo sông; bởi vì sông này chỉ dài gần 20km quá nhỏ bé so với hơn 250km đường biển của 4 tỉnh miền Trung mà chúng đã giết bỏ. Như thế, độc tố sẽ ngấm vào từng mạch nước và phân tán khắp nơi trên địa bàn Kỳ Anh. Đặc biệt là những người dân sống xung quanh sông Quyền.

DÒNG SÔNG LÂM BỆNH

Sông quyền tạo hoá bao đời
Dịu dàng khúc uốn trong ngời dòng trôi
Đôi bờ sóng hát đưa nôi
Nghe như khúc nhạc bồi hồi tình xưa

Hè về vui rộn những trưa
Trẻ thơ thoả ngụp say sưa bên dòng
Nghĩ về chín nhớ mười mong
Bến xưa còn đợi tủi lòng đò trôi

Tình duyên không thể phai phôi
Dòng giang ôm ấp muôn đời thuỷ chung
Cá tôm đủ loại vẫy vùng
Cho người hôm sớm te,rùng, câu nơm

Đủ loài tôm cá ngon thơm
Thị trường hấp dẫn sớm hôm hành nghề
Xa sông ai cũng nhớ về
Tắm dòng sông mẹ thoả kề bên sông

Giờ đây nhìn xuyến xao lòng
Dòng giang lâm bệnh còn mong ước gì
Bởi nguồn nước thải xả đi
Của quân thuỷ sản lâu ni vẫy vùng

Công ty đức dũng sắt nung
Cũng nòi độc địa cũng giống giết sông
Formo họ tổ họ tông
Rước về làm nhục chất chồng oán than

Biển rừng tất cả kêu oan
Còn dòng sông mẹ độc tàn không tha
Ai? Là cán bộ dân ta.
Có lương tri nữa hay là tán tâm

Phải lên tiếng nói thay dân
Phải chặn đứng lại không cần quyền cao
Khổ dân khổ đến mức nào
Thân không tĩnh ngộ còn đào bới dân

Kêu oan không phải một lần
Người dân là mẹ Quyền thần là con./..

Tây Yên 13/09/2016
Người Kỳ Anh

HỠI FORMOSA - CHÚNG TÔI NGUYỆN SỐNG CHẾT VỚI SÔNG QUYỀN

Sáng 18/9/2016, gần 2.000 người thuộc tổ dân phố Tây Yên - phường Kỳ Thịnh - Thị xã Kỳ Anh đã đứng lên biểu tình chống Formosa [FHS] và phản đối dự án FHS “xả chất thải chảy qua sông Quyền trước khi đổ ra biển”.


Khi nhận được thông tin chính thức từ những lãnh đạo của Hà Tĩnh đang phê duyệt về dự án này, lòng người dân Tây Yên hết sức phẫn nộ và gần như mất hết niềm tin vào bộ máy lãnh đạo của cộng sản Việt Nam. Bởi vì từ khi Formosa nhận là thủ phạm làm biển chết, FHS đã dùng $500 triệu để bịt miệng cả hệ thống chính quyền VN. Đã gần 3 tháng kể từ khi nhận tiền của FHS, người dân Tây Yên vẫn chưa hề nhận được một chính sách bồi thường, hộ trợ nào từ trên xuống.

Vậy thì đến bao giờ dân chúng tôi và tất cả những người chịu thiệt hại mới nhận được và khi nào mới trả lại biển sạch cho chúng tôi, thưa chính phủ Việt Nam?


Dân đang cùng quẫn - điêu linh như thế, hàng chục ngàn người dân Kỳ Anh đang đứng chông chênh giữa thảm họa, cách riêng 3.000 nhân khẩu Tây Yên đa phần dựa cả vào con sông Quyền như: đánh bắt, chăn nuôi, trồng trọt... Nay các quan chức Hà Tĩnh lại đang lên kế hoạch cho "đúng quy trình" để tiếp tay cho Formosa giết luôn con sông Quyền duy nhất - nguồn sống chủ yếu của họ. Chính quyền Hà Tĩnh đã coi thường người dân và chẳng hề tham hỏi ý kiến về con sông đã nuôi sống họ biết bao đời nay.

Thái độ của FHS thì đã quá rõ ràng, coi Việt Nam không hơn gì một địa điểm lý tưởng để xả rác thải. Họ bất chấp và tiếp tục đổ độc tố nhiều nơi trên biển, đất liền và sông suối... không những thế FHS còn mang chất độc từ nơi khác đem về Formosa, cụ thể cách đây 3 ngày phát hiện 168 tấn bùn Bô-xít từ Trung Quốc nhập vào FHS, đây là loại cực độc mà đến cả thế giới đều phải khiệp sợ chất này.

Nếu dự án này thực hiện, thì gần như chắc chắn là sông Quyền sẽ chết, và con người dường như chết dần theo sông; bởi vì sông này chỉ dài gần 20km quá nhỏ bé so với hơn 250km đường biển của 4 tỉnh miền Trung mà chúng đã giết bỏ. Như thế, độc tố sẽ ngấm vào từng mạch nước và phân tán khắp nơi trên địa bàn Kỳ Anh. Đặc biệt là những người dân sống xung quanh sông Quyền.


Chúng ta có thể nghĩ ngay ra một viễn cảnh đau đớn, mù mịt khi nước sông Quyền bị nhiễm độc:

- Đầu tiên đó là nguồn nước chúng ta dùng sinh hoạt hàng ngày sẽ chứa độc tố nguy hiểm, đây sẽ là nguyên nhân chính cho nhiều bệnh tật hiểm nghèo trong tương lai.

- Người dân sống vào nghề đánh bắt trên sông sẽ thất nghiệp: vì các sinh vật sẽ chết và cuộc sống mưu sinh của họ chắc chắn sẽ phải gặp muôn vàn thử thách.

 - Nguồn lương thực chủ yếu là trồng trọt sẽ ảnh hưởng rất lớn: vì đến hơn 90% hộ gia đình nơi đây đang sống nhờ vào những cánh đồng xanh lúa biếc, mùa màng sẽ không thể mang lại hiệu quả, vì gần như tất cả đồng ruộng của họ đều bị tác động bởi nước từ sông Quyền.

 - Trước khi sông chết thì cá sẽ nhiễm độc, bà con sẽ dùng làm thực phẩm và rất có thể những thực phẩm này là nguyên nhân trực tiếp gây nên những căn bệnh quái ác trong một thời gian ngắn.

 - Các động vật chăn nuôi như: Trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan ... cũng sẽ không thể tồn tại nếu sống trong một môi trường bị hoàn toàn nhiễm độc. Nếu sống được thì đó cũng sẽ là những nguồn thực phẩm độc hại cung cấp cho con người mà thôi.


Khi chất độc đã thấm vào trong từng tấc đất - kẽ đá thì việc khắc phục nó gần như là một con số 0 tròn trĩnh, rồi đây hậu quả để lại sẽ không thể cân-đo-đong-đếm được.

Sự sống của chúng tôi đang bị đe dọa nghiêm trọng, nên các nhà chức trách hãy về từng địa phương để thấy được nguyện vọng chính đáng của chúng tôi, và dập tắt ngay ý tưởng dốt nát, ngu xuẩn này sớm nhất có thể. Nếu dồn chúng tôi đến đường cùng thì chắc chắn chúng tôi sẽ đứng lên đấu tranh, sẽ vượt lên sự sợ hãi, dù cho phải đổ máu hay có khi phải hy sinh cả tính mạng của mình, bằng mọi giá chúng tôi phải bảo vệ con sông, quê hương và các thế hệ mai sau. Đồng thời, chúng tôi sẽ khởi kiện những người có chức năng gây ra đại họa này.

Bởi vì khi một chút niềm tin vào các vị đã không còn nữa thì hậu quả sẽ thật khôn lường; sức mạnh đoàn kết của nhân dân sẽ đẩy lui tất cả và không có một thế lực đen tối nào có thể cản phá, ngăn chặn nỗi được đâu!


#Sông_Quyền
#Hãy_Hành_Động
#Formosa_cút_khỏi_Việtnam
Video & Hình Ành: Người Tây Yên
Tiếng nói của Người Vũng Áng

Xem thêm:

Dự án FHS “xả chất thải chảy qua sông Quyền trước khi đổ ra biển”

DÒNG SÔNG LÂM BỆNH (Sông Quyền kêu cứu)

Hoặc là đóng cửa Formosa vĩnh viễn hoặc là đóng cửa Chính phủ!
Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Hôm nay ngày 18/09/2016 người Tây Yên, Dũ Yên xuống đường quyết sống chết để bảo vệ sông Quyền. Sông Quyền dài 20 km chảy qua 7 xã trên địa bàn Kỳ Anh, Hà Tĩnh; nằm cạnh Formosa. Con sông bây giờ là nguồn sống duy nhất còn lại của người dân nơi đây!


Trước vụ việc Formosa nhập hàng trăm tấn chất thải cực độc từ Trung Quốc vào VN và trước kiến nghị của tỉnh Hà Tĩnh cho phép Formosa xả thải ra sông Quyền trước khi chảy ra biển để "dễ dàng kiểm soát".

Trong một báo cáo của Bộ Tài Môi cho hay, năm 2008 một phương án từng được phê duyệt cho phép Formosa xả thải ra biển thông qua sông Quyền. Tuy nhiên, sau khi xem xét trong vòng một tháng, ông Bùi Cách Tuyến - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Môi, đã ký quyết định cho phép Formosa điều chỉnh vị trí xả thải ra vịnh Sơn Dương thay vì sông Quyền.

Sông Quyền nhiều năm nay được lấy nước để nuôi trồng thủy sản, việc xả thải qua đây sẽ khiến không còn sông Quyền tự nhiên, mức độ ảnh hưởng khôn lường.

Tuần qua,  Lê Đình Sơn Bí thư Hà Tĩnh đã đề nghị Bộ trưởng Trần Hồng Hà sớm tổ chức khảo sát, đánh giá nhằm cho phép việc xả thải của Formosa ra sông Quyền để dễ quản lý.


Với các khẩu hiệu bảo vệ sông Quyền, trả lại biển sạch, yêu cầu khởi tố và đóng cửa Formosa, người dân Dũ Yên Kỳ Thịnh tiếp tục xuống đường nói lên nguyện vọng của mình















Bảo vệ sông Quyền là bảo vệ sự sống!

"We pledge to fight for SONG QUYEN until our last breath ! "
...................................
"Protecting SONG QUYEN is protecting our lives"
...................................
"Stop! releasing toxic wastes in our precious water"
...................................
"Stop! releasing toxic wastes in our precious SONG QUYEN ! "
..................................
Formosa get out of VIET NAM


Ảnh, video: Giới Trẻ Dũ Yên, Người Tây Yên

Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Pháp luật Việt Nam hoàn toàn nghiêm cấm việc nhập khẩu chất thải nguy hại do vậy việc chất bùn thải bô xít cực độc được tuồn vào Việt Nam cần phải được làm rõ mục đích là gì. Cần thiết phải khởi tố hình sự để xác định mục đích và ngăn chặn nước ta biến thành bãi rác công nghiệp của thế giới

PC49 Hà Tĩnh bắt giữ tàu chở bùn bôxít – Là loại cấm nhập khẩu chất thải nguy hại
Trước thông tin lực lượng cảnh sát môi trường (PC49) Công an Hà Tĩnh phát hiện một tàu hàng từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) đã cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh) đưa vào Formosa 160 tấn bùn bô xít. Trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin, TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải bức xúc nói: “Cả thế giới phải sợ chất này. Nó tàn phá đất đai, cây cối, sức khỏe con người ghê gớm. Đã từ rất lâu, nhiều nước thế giới đã phản đối việc bán chất thải phóng xạ, chất thải, than cốc… vì mức độ độc hại của chúng đối với môi trường và sức khỏe môi trường. Tôi tự hỏi, số bùn bô-xít được chuyển vào Formosa với mục đích gì. Chất này có được phép nhập vào Việt Nam hay không?”.

Nhắc đến chất thải bùn bô-xít, TS. Nguyễn Văn Khải cho hay, loại bùn này còn gọi là bùn đỏ và đã có những cảnh báo ở Việt Nam. Ở một số nước trên thế giới từng bị ô nhiễm nghiêm trọng vì bùn đỏ nên họ kiểm soát rất chặt chẽ chất này.

Từ câu chuyện trên, TS. Nguyễn Văn Khải nhấn mạnh đến nhiệm vụ của lực lượng hải quan, biên Phòng để giám sát chặt chẽ việc “tuồn” rác thải vào Việt Nam. Bởi nếu để tình trạng này xảy ra nước ta sẽ biến thành bãi rác công nghiệp. Chúng ta từng có bài học về than cốc Thái Nguyên, việc xử lý hệ lụy rất dai dẳng.

Trả lời phỏng vấn của PV, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỏ ra vô cùng bất ngờ và cho biết, nếu đây là chất thải nguy hại thì tuyệt đối không được phép nhập khẩu.

“Về mặt nguyên tắc trong Luật bảo vệ môi trường, các đơn vị tuyệt đối không được phép nhập chất thải (dù nguy hại hay bình thường) vào Việt Nam. Luật bảo vệ môi trường chỉ cho phép nhập các loại phế thải từ quốc gia khác để làm nguyên liệu sản xuất. Phế thải đó phải không được lẫn chất thải nguy hại, đó là những loại phế thải như thép vụn, các loại vỏ hộp, nhựa… Tất cả nhũng phế thải này phải chứng minh được chúng không lẫn chất thải.” – GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho biết.
GS. Đăng nhấn mạnh, đối với công ước quốc tế, chất thải nguy hại không được phép di chuyển từ quốc gia này tới quốc gia khác.

Theo Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hữu Trí, bùn đỏ bô xít là tên gọi một sản phẩm chất thải của công nghệ Bayer, phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình tinh luyện bauxite để sản xuất nhôm. Loại “bùn” này đủ độc hại để giết chết động vật, thực vật và cũng có thể gây bỏng, làm tổn thương đường hô hấp của con người. Có thể nói sự nguy hiểm của bùn đỏ đối với sản xuất nhôm cũng tương tự như phóng xạ đối với nhà máy điện hạt nhân.

Ông Trí diễn giải, về mặt nguyên tắc trong Luật bảo vệ môi trường, các đơn vị tuyệt đối không được phép nhập chất thải (dù nguy hại hay bình thường) vào Việt Nam. Luật bảo vệ môi trường chỉ cho phép nhập các loại phế thải từ quốc gia khác để làm nguyên liệu sản xuất. Phế thải đó phải không được lẫn chất thải nguy hại.

“Việc chất bùn thải bô xít được tuồn vào Việt Nam cần phải được làm rõ mục đích là gì. Cần thiết có thể khởi tố hình sự để xác định mục đích” – ông Trí nhấn mạnh.

Xem thêm:

Trở lại Formosa cùng BT Trần Hồng Hà kiểm tra cam kết bảo vệ môi trường của Formosa Hà Tĩnh

Phát hiện chất thải độc hại từ Formosa Đài Loan chôn trái phép ở Đà Nẵng

Hoặc là đóng cửa Formosa vĩnh viễn hoặc là đóng cửa Chính phủ!

Người Kỳ Anh - Bộ Tài chính không truy thu 176 tỷ đồng thuế nhà thầu để hỗ trợ sau sự cố năm 2014 nhưng thực chất đây là phần thuế thuộc trách nhiệm của nhà thầu không liên quan, mà Formosa đúng ra chỉ là đơn vị khấu trừ và nộp hộ.

Formosa Hà Tĩnh được miễn khoản thuế nhà thầu không phải tiền của họ. Ảnh: Đức Hùng.
Việc không truy thu 176,3 tỷ đồng thuế nhà thầu đã được cơ quan quản lý nhắc đến như một biện pháp tháo gỡ khó khăn cho Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp - Formosa sau sự cố phản đối Trung Quốc ngày 13/5/2014. Cụ thể, trong một công văn ngày 6/9/2014, Bộ Tài chính hướng dẫn, Formosa Hà Tĩnh không phải nộp thuế nhà thầu với hàng hóa, thiết bị nhập khẩu kèm theo bảo hành (là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán) theo hợp đồng, ngoài ra không kèm theo dịch vụ nào khác.

Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 60/2012 của Bộ Tài chính, đối tượng áp thuế nhà thầu đối với hàng hóa, thiết bị nhập khẩu kèm theo bảo hành là các nhà thầu nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam thông qua việc bán hàng hóa, thiết bị nhập khẩu kèm theo bảo hành. Như vậy, khoản thuế nhà thầu 176 tỷ đồng không phải do Formosa bỏ tiền túi nộp cho ngân sách Việt Nam mà Formosa chỉ là đối tượng khấu trừ và nộp hộ nhà thầu nước ngoài. Trong khi đó, nhà thầu này lại không phải đối tượng chịu ảnh hưởng của vụ sự cố 13/5/2014. Chưa kể, theo thống kê thiệt hại của Formosa Hà Tĩnh, đơn vị này chỉ thiệt hại chưa đến 5 tỷ đồng.

Trao đổi với VnExpress, một chuyên gia trong ngành thuế nhìn nhận, việc Formosa Hà Tĩnh được tháo gỡ khó khăn đối với phần thuế phải nộp không thuộc nghĩa vụ của mình mà thuộc trách nhiệm của nhà thầu nước ngoài không có liên quan đến thiệt hại là vô lý. "Đáng lẽ ra Formosa Hà Tĩnh có nghĩa vụ khấu trừ trước khi thanh toán cho nhà thầu nước ngoài. Việc không truy thu này áp dụng nhầm đối tượng", vị này nói.

Một nguồn tin từ Tổng cục Thuế cho biết, ban đầu, đơn vị vẫn có kế hoạch truy thu thuế nhà thầu với Formosa Hà Tĩnh bình thường nhưng phương án tháo gỡ khó khăn này được đưa ra theo sự chỉ đạo của văn bản 207 (năm 2014) của Văn phòng Chính phủ nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, sớm trở lại phát triển sản xuất kinh doanh. "Hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn là cần thiết nhưng việc hỗ trợ vượt khung và với khoản thuế không thuộc trách nhiệm của họ có thể gây ra những tiền lệ xấu sau này", đại diện này phân tích.

Mới đây, trong một văn bản dự thảo trình Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cũng đã đề cập tới việc dừng hàng loạt những phương án hỗ trợ (trong đó có hỗ trợ hoàn hơn 10.000 tỷ đồng thuế sau sự cố 13/5) cho Formosa ngay từ tháng 9 này.

Kể từ khi hoạt động năm 2009 đến nay, riêng Formosa đã được cơ quan thuế hoàn 14.600 tỷ đồng. Theo đại diện ngành thuế, việc hoàn thuế này là đúng với Luật và quy định.

Nhà báo Song Chi bình luận:

"Miễn nhầm hàng trăm tỷ đồng thuế" nghe nhẹ như không, và miễn thuế cho ai? 
Trong khi với biết bao nhiêu gia đình ở VN, một vài trăm ngàn VNĐ đã là một số tiền lớn, và biết bao nhiêu số phận khốn khó, cùng quẫn đến mức không thể tin được ở giữa thế kỷ XXI này, tại một đất nước mà người ta vẫn cứ thường nói đến những con số hàng ngàn tỷ đồng do các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ thất thoát hoặc quan chức tham nhũng, hàng trăm tỷ xây một tượng đài cứ nhẹ như không… 

Trên mặt báo vẫn có những cái tin như thế này đây: “Tự tử vì quá nghèo: “Cứ tưởng nói cho vui” (Phụ Nữ), “Gia cảnh khốn khó của cựu sinh viên cắn lưỡi tự tử”, (VietnamNet), “Mẹ chết để con có tiền ăn học: Gia cảnh khốn khó, vẫn không được xét hộ nghèo” (Lao Động), “Học sinh lớp 3 xỉu vì đói, khi về ngã xuống sông chết thảm”(Tin Mới), “Mùa "đóng góp" hãi hùng ở Thanh Hoá: Xông vào nhà tịch thu cả giường ngủ để ép dân nghèo nộp tiền” (Soha News), “Thiếu tiền đóng góp, dân nghèo bị cán bộ dắt bò, thu xe” (Soha News), “Không tiền thuê xe, bó chiếu chở thi thể em về bằng xe máy” (Tuổi Trẻ) v.v… 
Đất nước này là của ai? 
Đất nước này là của ai?

Xem thêm:

Trở lại Formosa cùng BT Trần Hồng Hà kiểm tra cam kết bảo vệ môi trường của Formosa Hà Tĩnh

Phát hiện chất thải độc hại từ Formosa Đài Loan chôn trái phép ở Đà Nẵng

Hoặc là đóng cửa Formosa vĩnh viễn hoặc là đóng cửa Chính phủ!



Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Đầu độc biển, đầu độc rừng tức là đầu độc hàng bao thế hệ người Việt. Nhân đạo với kẻ bất nhân là có tội với người lương thiện. Người xưa dạy thế! Nếu ông thủ tướng viện lý do này nọ để nuốt lời, không "kiên quyết đóng cửa" Formosa thì chứng tỏ  thủ tướng cũng chỉ là lời nói đầu môi như bao đời thủ tướng mới lên nhậm chức đã mị dân mà thôi. Làm thế trẻ con nó khinh cho! (Hãy chia sẻ thông điệp này vì tương lai của bạn, người dân mình chỉ có sức mạnh này thôi!



YÊU CẦU THỦ TƯỚNG THỰC HIỆN LỜI HỨA ĐÓNG CỬA FORMOSA!

Tại cuộc họp Chính phủ ngày 1/7/2016, "Thủ tướng lưu ý thêm, yêu cầu quan trọng nhất sau việc này là Formosa phải cam kết không tái diễn hành vi vi phạm, nếu tái diễn sẽ kiên quyết đóng cửa.". Thủ tướng cũng khẳng định quan điểm phát triển kinh tế phải đi liền với bảo vệ môi trường, không vì kinh tế mà bỏ qua môi trường.

Thưa Thủ tướng, khi vụ việc ngày 11/7/1016 chất thải của Formosa chôn lấp trái phép có chứa xyanua vượt ngưỡng chất thải nguy hại đã phải khởi tố, tức "tái diễn hành vi vi phạm" rồi phải không?

Thưa Thủ tướng, khi vụ  ngày 16/9/2016, tàu hàng Formosa bị bắt quả tang chở 168 tấn chất thải là bùn đỏ bôxit từ Đại Liên (TQ) về Formosa, tức là "tái diễn hành vi vi phạm" rồi phải không?.

Giờ thì đã có bằng chứng Formosa "tái diễn hành vi vi phạm", thủ tướng hãy nhớ "tái diễn hành vi vi phạm" chứ không phải là "tái phạm hành vi xả độc (ra biển)". Bây giờ hoàn toàn khẳng định Formosa cố tình đầu độc môi trường và nhân dân Việt Nam - một cuộc diệt chủng mềm của quân bành trướng phương bắc, nhân dân Việt Nam yêu cầu thủ tướng thực hiện lời nói của mình, hãy "kiên quyết đóng cửa" Formosa.

Có một quy tắc quản lý rất đơn giản: mỗi việc quan trọng có 1 người duy nhất chịu trách nhiệm cao nhất.  Sau Võ Kim Cự, thí tốt cho Nguyễn Tấn Dũng, Vậy giờ để Formosa tiếp tục hoạt động và tái vi phạm thì ai sẽ chịu trách nhiệm thay cho ngài đây, thưa thủ tướng?. Hãy thể hiện mình là một thủ tướng thông minh, đủ tâm và đủ tầm lãnh đạo 90 triệu người dân Việt Nam.

Đơn giản đó là nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Ngư dân Vũng Áng đã từng  có lời mời ngài về tắm biển và ăn hải sản, có lẽ thủ tướng còn bận trăm công ngàn việc lớn hơn mà trở thành một vị quan liêu thì có thể xem 1 đoạn video ngắn này: Ngư dân Kỳ  Anh yêu cầu đóng cửa Formosa ngay lập tức 



Cổ nhân nói “quá tam ba bận”... Có lẽ không còn một cơ hội nào nữa (và thực ra họ cũng chẳng cần) để Formosa lại cúi đầu nói lời xin lỗi “chân thành từ trái tim”.

Trước thảm họa môi trường do Formosa gây ra, người Việt cũng muốn, như ông bộ trưởng nọ đã ví von khi nói về chuyện “xử tội” Formosa, rằng “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. nhưng mà, sau những lời xin lỗi “chân thành từ trái tim” ấy, Formosa vẫn “chạy đi”. Bằng chứng là một loạt phát hiện về việc Formosa vẫn tiếp tục chôn giấu, đổ trộm chất thải độc hại ra môi trường và kinh khủng hơn bây giờ là vụ việc Formosa đã mang chất thải độc hại từ ngoài lãnh thổ VN vào chôn lấp như đã nói trên

Formosa đã “quá tam ba bận”, chẳng còn giải pháp nào hay hơn như kiến nghị của người dân làng biển Cảnh Dương (Quảng Bình) rằng, Formosa phải ngừng hoạt động. Đó là cách tốt nhất cho cả đôi bên bởi những lí do cơ bản: Công nghệ sản xuất thép Formosa đem về Vũng Áng lạc hậu và gây ô nhiễm nặng rất khó xử lý, chấ́p nhận formosa là tiếp tay cho một tập đoàn lưu manh, có một bề dày giết người và tàn phá môi trường ngay cả tại quê nhà như Formosa. Há chẳng phải là một việc làm phản nước hại dân!

Ai dám đảm bảo rằng, thảm họa môi trường do Formosa gây ra vừa qua sẽ không lặp lại trong tương lai một khi Formosa chính thức vận hành?

Tại Quốc Hội vừa qua, các đại biểu nhân dân cũng đã nói lên tiếng nói của dân rồi đó:
-  Có cần mất ăn mất ngủ ôm 1 quả bom trong 70 năm ko?
-  Cần phải kiện Formosa, chứ không phải cúi đầu nhận tiền là xong!



Cũng đừng quên lưu tâm rằng người ta đã tự ý phá bỏ cam kết trước, tự ý thay đổi công nghệ, tự ý xả thải… nếu chúng ta không điều chỉnh chẳng khác nào chấp nhận để người ta “múa gậy vườn hoang”?
Muốn thương người thì trước hết phải thương mình, mình mà thoi thóp, ngắc ngoải thì lấy đâu sức để mà thương người?

Đầu độc biển, đầu độc rừng tức là đầu độc con người, tức là giết người không dao. Nhân đạo với kẻ bất nhân là có tội với người lương thiện. Người xưa dạy thế!

Người dân thường thì cứ bổ bã thế này, nếu ông thủ tướng viện lý do này nọ để nuốt lời, không "kiên quyết đóng cửa" Formosa thì chứng tỏ thủ tướng cũng chỉ là lời nói đầu môi như bao đời thủ tướng mới lên nhậm chức đã mị dân mà thôi. Làm thế trẻ con nó khinh cho! Đừng như Nguyễn Tấn Dũng thề thốt không chống được tham nhũng sẽ từ chức rồi đến lúc lại bảo đảng còn giao là tôi còn làm. Làm người mà nhổ xong quay lại liếm nó hèn lắm ông ạ!

Hoặc là đóng cửa Formosa vĩnh viễn hoặc là đóng cửa Chính phủ!

Đóng cửa Chính phủ, một tư tưởng hoang đường ư!? Và với nhiều người Việt, đó là một "tư tưởng phản động" !?? Cho dù, nhiều người dân Việt Nam vẫn chưa làm gì được cho đất nước ngoài việc phải đóng rất nhiều khoản thuế cao hơn ở các nước khác, nhưng tất cả chúng ta đều có quyền yêu cầu các lực lượng có trách nhiệm phải làm tốt hơn nữa công việc của mình trong việc sử dụng đồng thuế của dân. Bởi "tôi nghe những lời chỉ trích đó hàng ngày. Nhưng chính sức ép đó, những tranh luận mở đó, việc đối mặt với những khiếm khuyết của chính mình, và việc cho phép mọi người đều được có tiếng nói, đã giúp chúng tôi lớn mạnh hơn, thịnh vượng hơn" (B.Obama)

Thảm hoạ cá chết đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vượt xa dự liệu của pháp luật hình sự. Nó đã vượt qua mọi giới hạn của Tội phạm học.  Đó thực sự là Thảm hoạ kinh hoàng cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Có thể nói, nó còn đáng sợ hơn cả thảm hoạ 11/9 đối với nhân dân Mỹ. Nó tác động đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ miếng ăn trong bữa cơm đạm bạc của người nghèo đến nhu cầu du lịch giải trí của tầng lớp trung lưu, từ thu nhập của một ngư dân đến GDP của đất nước !

Tất thảy – phàm là con dân Việt sống trên lãnh thổ Việt Nam – đều cảm thấy bức xúc và tự nhận thấy mình có trách nhiệm góp phần giải quyết thảm hoạ này !

Người ta có quyền nghi ngờ chính Đảng cầm quyền và Bộ máy Nhà nước về Bản lĩnh chính trị, về Năng lực đối phó với khủng hoảng, hoặc cả hai. Quan sát động thái của giới truyền thông đại chúng trong suốt thời gian xảy ra thảm hoạ, có thể khẳng định rằng : sự lúng túng của chính quyền đã bộc lộ hết những thuộc tính yếu kém của nó, chính xác hơn là phản nước hại dân!.


Thông thường, khi gặp dịch vụ tồi tệ, người dân chúng ta - những người tiêu dùng - không hơi sức đâu nghĩ cách giúp nhà cung ứng nâng cao chất lượng, vì đấy là việc của họ, không phải của chúng ta.

Chúng ta làm một việc đơn giản mà hiệu quả hơn: 'Trừng phạt' họ bằng cách chọn một nhà cung ứng khác, để chính họ muốn tồn tại phải chủ động đổi mới.

Phương cách đơn giản đó hiện chưa được áp dụng trong thị trường chính trị đất nước, khiến đa số người cầm quyền chóp bu dù năng lực hạn chế, chỉ biết vinh thân phì gia chẳng thèm quan tâm đến chất lượng dịch vụ cung ứng cho xã hội, vẫn có thể ôm lấy giấc mộng 'vĩnh viễn không bị ai thay thế' với câu thần chú 'kỷ luật hết thì lấy ai làm việc?'

Cầm quyền là một dịch vụ, và bi kịch của xã hội Việt Nam hiện nay là chỉ có một nhà cung ứng!

Đất nước đang thiếu cạnh tranh chính trị, nhân dân thì lại không dám dấn thân để thiết lập một xã hội cạnh tranh chính trị, chấp nhận toàn bộ thị trường cầm quyền bị thao túng chỉ bởi một nhà cung ứng, thế thì có khả thi không nếu chúng ta đòi hỏi được thụ hưởng những chính sách công tốt đẹp vốn là sản phẩm của dịch vụ cầm quyền?

Cùng logic đó, dù có đóng cửa được Formosa này, chúng ta dựa vào đâu để tin rằng sẽ không có những Formosa khác trong tương lai?

Nguồn tham khảo:

Thủ tướng: 'Nếu Formosa tái diễn sẽ kiên quyết đóng cửa' 

Khởi tố vụ chôn lấp 100 tấn chất thải trái phép của Formosa

Với những làng ung thư, đừng lặp lại sai lầm của người ĐL: Formosa Đài Loan, khối ung thư khổng lồ đang di căn ở Việt Nam 

Cắt bỏ khối u, nghĩa là Formosa Hà Tĩnh phải rời khỏi Việt Nam. 

3 lần xin lỗi “chân thành từ trái tim” và hành động của Formosa 


Thông tin pháp lý từ luật sư:  YÊU CẦU KHỞI TỐ FORMOSA: Mẫu đơn tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự 











Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Chiều 15/9, một tàu hàng từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) đã cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh), đưa vào Formosa khối lượng lớn chất thải nguy hại, ban đầu xác định trong đó có 168 tấn chất lỏng bùn nhôm cacbon và bùn bô xít cực độc.


Tàu YINGRITH quốc tịch Hồng Kông chở 4.200 tấn hàng cho Formosa từ Trung Quốc về cảng Sơn Dương.

Lực lượng Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an Hà Tĩnh đã phát hiện hành vi trên. Ngay sau đó, PC49 Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành tạm giữ con tàu và hàng hoá; phối hợp với lực lượng Bộ đội biên phòng, Hải quan, Cảng vụ Vũng Áng kiểm tra xử lý.

Hồ sơ nhập khẩu cho thấy, trên tàu có hơn 1700 kiện hàng, 7 dòng hàng gồm 4.200 tấn, trong đó có 1 dòng hàng chất lỏng được xác định là cực độc, bao gồm có 98 tấn bùn nhôm carbon HM- SC3; 70 tấn bùn bô xít NI 42.


Sáng 16/9, Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Tĩnh đã phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường lấy mẫu kiểm nghiệm, đang chờ kết quả chính thức.

Ông Nguyễn Đình Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Vũng Áng cho biết, hiện PC49, Sở TN&MT, Hải quan đang họp trong Formosa. "Về mặt hàng bùn nhôm cacbon và bùn bô xít thì trước đây Formosa đã nhập vài lần rồi, nhưng họ nhập về qua cảng Hải Phòng."

Ông Nguyễn Bá Trung, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vũng Áng thông tin thêm: "Toàn bộ lô hàng này đã được Formosa xin nhập khẩu từ đầu năm để làm chất liệu chịu nhiệt ở lò cao. Mặt hàng này, họ cũng lập để xin miễn thuế quan. Do nghi vấn nên các cơ quan chức năng tiến hành họp bàn để lấy mẫu kiểm tra".

Trước đó, liên hệ làm việc với Sở Tài nguyên - Môi trường, ông Võ Tá Đinh, Giám đốc sở này từ chối cung cấp thông tin. “Muốn biết thì các anh cứ vào trong kia (Cảng Sơn Dương - PV) mà hỏi, còn ở sở không có thông tin gì cả”, ông Đinh nói.

Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin, TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải bức xúc nói: “Cả thế giới phải sợ chất này. Nó tàn phá đất đai, cây cối, sức khỏe con người ghê gớm. Đã từ rất lâu, nhiều nước thế giới đã phản đối việc bán chất thải phóng xạ, chất thải, than cốc… vì mức độ độc hại của chúng đối với môi trường và sức khỏe môi trường. Tôi tự hỏi, số bùn bô-xít được chuyển vào Formosa với mục đích gì. Chất này có được phép nhập vào Việt Nam hay không?”.

Nhắc đến chất thải bùn bô-xít, TS. Nguyễn Văn Khải cho hay, loại bùn này còn gọi là bùn đỏ và đã có những cảnh báo ở Việt Nam. Ở một số nước trên thế giới từng bị ô nhiễm nghiêm trọng vì bùn đỏ nên họ kiểm soát rất chặt chẽ chất này. Việc chất bùn thải bô-xít được tuồn vào Việt Nam cần phải được làm rõ mục đích là gì.

Từ câu chuyện trên, TS. Nguyễn Văn Khải nhấn mạnh đến nhiệm vụ của lực lượng hải quan, biên Phòng để giám sát chặt chẽ việc “tuồn” rác thải vào Việt Nam. Bởi nếu để tình trạng này xảy ra nước ta sẽ biến thành bãi rác công nghiệp. Chúng ta từng có bài học về than cốc Thái Nguyên, việc xử lý hệ lụy rất dai dẳng.

Xem thêm:

Formosa Hà Tĩnh chuyển chất thải độc hại từ Đài Loan vào Việt Nam đổ!?

Phát hiện chất thải độc hại từ Formosa Đài Loan chôn trái phép ở Đà Nẵng

Hoặc là đóng cửa Formosa vĩnh viễn hoặc là đóng cửa Chính phủ!


Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Nỗi buồn sông Gianh, nỗi buồn của tôi, nỗi buồn của bạn, nỗi buồn của tất cả những ai yêu đất nước Việt Nam. Một bộ phim ngắn Nguyễn Lân Thắng và cộng sự nói về thảm họa cá chết ở biển miền Trung Việt Nam do Formosa gây ra năm 2016.


"Họ có niềm tin, niềm tin mà nhiều người trong chúng ta không có được, tin vào những điều tốt đẹp ở trên đời này rồi sẽ đến với những ai dám vượt qua mọi trở lực để sống đúng nghĩa là một con người"

"Nghèo cho sạch, rách cho thơm", câu nói này của cha ông ta rất hay nhưng chỉ tiếc là con cháu họ không làm được. Biết phải trông mong gì ở một cái xã hội mà mọi người giờ chỉ biết vun vén cho riêng mình, ai chết mặc ai..."


Xin mời các bạn thưởng thức bộ phim NỖI BUỒN SÔNG GIANH, một bộ phim ngắn dài 26 phút về thảm hoạ cá chết trên biển miền Trung do Formosa gây ra.

Xin cảm ơn tất cả những ai đã âm thầm ủng hộ, tiếp sức và giúp đỡ tác giả Nguyễn Lân Thắng và cộng sự hoàn thành bộ phim này.



NỖI NIỀM TÔM CÁ

Có ai về thăm xứ sở quê tôi
Chốn quanh năm bão,cát cuốn không rời
Thuở nằm nôi Mẹ hao gầy với muối 
Cha lớn mình với biển mặn đắng môi

Thử một lần khốn khổ với dân Tôi 
Cánh đồng khô bám víu những kiếp đời
Rồi chiến tranh,loạn lạc chia hai lối
Vĩ tuyến buồn Huynh-Đệ quyết chia đôi 

Rồi ai đem biển quê hương "đổi Lúa"(tiền)
Rừng cháy trơ biển nay còn một nửa
Cá Tôm rồi chết dần theo từng lứa
Đồng ruộng giờ theo "đổi mới"nên thưa 

Nhắn ai kia tham lam mấy cho vừa?
Cứu tôm cá,cứu bản thân mình nửa
Để cháu con tương lai đời mở cửa 
Đừng bức tử Dân lần nửa nghe chưa?

Hoàng Báu, Vũng Áng(10/5/2016)
Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Sáng 8/9 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành thị sát thực tế, trực tiếp kiểm tra quá trình xử lý chất thải và xem xét cam kết bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Bộ TN&MT nhận định, đến thời điểm hiện tại, trong 58 vi phạm về bảo vệ môi trường, Formosa đã thực hiện khắc phục một số hạng mục, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu và cam kết.


Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh vào chiều qua, nhiều đại biểu của Hà Tĩnh kiến nghị với Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cần phải cho nước thải của Cty TNHH Hưng nghiệp Gang thép Formosa Hà Tĩnh (FHS) xả ra khu vực sông Quyền (nằm cạnh FHS) trước khi chảy ra biển để dễ quản lý.

Cũng theo giải thích của vị Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, khi làm văn bản để xin xả thải ra biển, FHS cho rằng nếu xả ra sông Quyền không đảm bảo môi trường. trước 2008, ông còn làm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng. Thời điểm đó trong quy hoạch khu công nghiệp Vũng Áng, tất cả các nhà máy thuộc khu công nghiệp này phải xả thải phải qua sông Quyền (con sông lớn chảy qua khu kinh tế này). Nhưng sau đó lại thay đổi cho Formosa xả thẳng ra biển.

Dự án kéo dài đến 70 năm, sự cố vừa qua xảy ra trong vòng 10 ngày. Liệu có bao nhiêu lần xảy ra 10 ngày như vậy nữa. "FHS cam kết nếu tái phạm sẽ đóng cửa. Đây là điều cực khó!

"Vấn đề này cần phải xem xét lại. Tuy nhiên việc Formosa xả thải vào sông Quyền hay ra biển thì cũng phải đảm bảo môi trường. Nhưng nếu xả thải ra sông Quyền dễ giám sát hơn. Về vấn đề này, tôi đề nghị Bộ TNMT cùng phối hợp với các nhà khoa học đánh giá cụ thể làm sao để đảm bảo môi trường tối ưu nhất” - ông Hồng cho hay.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Huyên, Trưởng ban Nội chính tỉnh ủy Hà Tĩnh cho rằng: “Khi xả thải ra sông Quyền, quá trình này các cơ quan chức năng, thậm chí người dân còn dễ phát hiện khi có sự cố, chứ xả thẳng ra biển thì khó kiểm soát. Làm gì mình cũng phải có biện pháp phòng là tốt nhất”.


Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đề nghị Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng các nhà khoa học, quản lý sớm tổ chức khảo sát, đánh giá, phân tích thật khách quan việc xả chất thải của FHS ra sông Quyền. "Đây là trăn trở cho sự bền vững, cho sự giám sát một cách chắc chắn. Không ai nói trước được FHS sẽ không vi phạm nữa"

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác trực tiếp xuống kiểm tra cụ thể các hạng mục bảo vệ môi trường của FHS như trạm quan trắc tự động, kho lưu trữ tro bay… Tại buổi làm việc, đoàn đã nghe phía FHS trình bày bản báo cáo về công tác khắc phục 58 hạng mục còn thiếu sót trong công tác bảo vệ môi trường. Theo đó, phía FHS cho rằng đến nay đã hoàn thành 37 hạng mục, dự kiến đến năm 2018 mới hoàn thiện đủ 58 hạng mục.

Sau khi nghe phía FHS báo cáo, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, tổ giám sát đã mời FHS làm việc cụ thể về việc triển khai 2 hồ chỉ thị sinh học. "Đây là hồ chỉ thị sinh học chứ không phải bồn sự cố như báo cáo. Đề nghị FHS bố trí quy hoạch 2 khu đất để xây dựng. Hồ sẽ có chức năng ứng phó nước thải khi không đạt chuẩn, sẽ nuôi thủy hải sản để chứng minh nước thải ra đạt tiêu chuẩn cho người dân yên tâm. Việc này đã làm việc nhiều lần nhưng chưa ra kết quả. Đề nghị FHS thực hiện nghiêm yêu cầu của đoàn giám sát, bắt buộc phải thực hiện theo chỉ đạo", ông Hoàng Văn Thức nói.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cũng cho biết, số liệu phân tích trong báo cáo của FHS về quan trắc nước thải tại bồn chứa rất thấp. Tuy nhiên kết quả của tổ giám sát lại rất cao. "Việc này phải kiểm tra lại cho chắc chắn. Tổ giao nước không được tuần hoàn lưu mà phải dùng nước mới nhưng FHS vẫn cho nước tuần hoàn lưu", ông Hoàng Văn Thức cho biết.

Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà khẳng định, chỉ khi nào FHS khắc phục xong 58 lỗi mới cho vận hành chính thức. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc nước thải trong quá trình sản xuất có tràn ra kênh như báo cáo của FHS phải nghiêm cấm không được cho chảy ra.

Mời quý khán giả đón xem nội dung cụ thể buổi làm việc tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh:


Vấn đề rác thải thì lẽ ra ông bộ trưởng phải nắm rõ hơn ai hết, mà giờ còn lớ ngớ hỏi nó như từ trên trời rơi xuống!!?.

Các vấn đề mà VTC nêu trong video cần phải được công luận gây sức ép làm rõ:
1) Theo luật pháp quốc tế, các dự án lớn ảnh hưởng đến cộng đồng buộc phải có đánh giá tác động môi trường đầy đủ và hỏi ý kiến dân chúng, nhưng dự án Formosa lại không làm chuyện đó. Trước khi lập dự án dân chúng quanh khu vực sống không được biết về đánh giá tác động MT và không biết tác động cụ thể gì của dự án này khi nó đi vào hoạt động, rõ ràng là Formosa và các quan chức quá vô trách nhiệm, coi thường pháp luật và mạng sống người dân, cần phải khởi tố.

2) Các chuyên gia ngành thép còn chưa hết băn khoăn vì Tập đoàn Formosa chỉ chuyên sx nhựa và hoá dầu và chưa hề có kinh nghiệm sx thép mà lại được phê duyệt dự án sx thép khủng tại VN. Trong thời gian chờ đánh giá cấp phép, có công ty của Ấn Độ có rất nhiều kinh nghiệm trong sx thép và đã thực hiện đánh giá thận trọng trong 2 năm nhưng lại phải rút hồ sơ và Formosa lại được phê duyệt !!! đây là điều khuất tất giữa nhóm lợi ích nhóm tham nhũng với nhau!?

3) Nhiều người dân rất khả nghi về tốc độc phê quyệt báo cáo đánh giá tác động MT của Formosa làm nhiều người nghi ngờ tính thiếu sát thực, khả thi và mức độ trung thực của những người phê duyệt, trong khi tỉnh Hà Tĩnh có quá nhiều dự án phải đánh giá tác động MT.

Các phương án phòng ngừa thảm hoạ cũng rất sơ sài trong bản báo cáo.
Vấn đề đặc biệt quan ngại nữa là cảng lớn Sơn Dương giờ thuộc Formosa quản lý nên các hàng hoá tàu bè xuất nhập cảng này lại phải liên lạc xin phép Formosa!? khác gì nó chiếm VN rồi?!

Tất cả những vấn đề trên đây, đề nghị báo chí cùng dân chúng tiếp tục yêu cầu làm rõ và yêu cầu khởi tố mọi tội phạm liên quan. Cần có sức ép mạnh mẽ của truyền thông và công luận để đòi công lý cho miền Trung!
Người Kỳ Anh

ĐẢ ĐẢO BỌN QUYẾT TÂM LÀM THÉP

Bài Vietnamnet gỡ
Mạng chỉ lưu thế này
Đủ thôi một chứng cớ
Chúng nó đang rất cay.

Chỉ là sự cố thôi
Đâu phải là thảm hoạ
Chỉ là một Formosa 
(Cùng lắm thêm Minamata)

Bộ công thương chắc chắn
Quyết thực hiện vụ này
Tung các cấp to nhỏ
Tuyên truyền thế này đây.

Và Công thương vẫn "cú"
Không chịu bỏ miếng mồi
Mặc kệ Vũng Áng chết
Cà Ná tiếp bước thôi.

Nên họ đã tuyên bố
Dẫu Hoa Sen đé làm
Thì vẫn trong qui hoạnh
(Để thoả nỗi lòng tham)!

Còn chúng tôi, dân chúng
Người Việt yêu giống nòi
Đả Đảo Bọn Tham Nhũng
Khinh Bỉ Lũ Bọ Giòi!!!


Ông Hoài đã nói sai, "sự cố" Formosa (ở Việt Nam) không phải hiếm mà là duy nhất vì những làng ung thư quanh nhà máy Formosa ở Đài Loan, thảm hoạ Minamata ở Nhật gây di chứng di tật bẩm sinh cho hàng thế hệ người Nhật sống quanh vịnh Minamata nơi có nhà máy thép, hay tỉnh Hà Bắc địa phương dẫn đầu nghành thép TQ đang chứng kiến các ca ung thư phổi tăng đến mức báo động hơn 300% trong 40 năm qua,... tất cả đều có những diễn tiến đến thảm họa khác với vụ Formosa ở ta.

Hãy tự đặt một vài câu hỏi đơn giản như sau: Đã có rất nhiều lời kêu gọi đóng cửa những nhà máy Formosa ở Đài Loan từ chính người Đài Loan? Sao Việt Nam lại rước họ về? Ung thư hoành hành quanh khu vực nhà máy Formosa ở Đài Loan? Bao giờ đến Vũng Áng? Chúng ta ngồi đợi ư? Formosa đã tỏ ra sẵn sàng gây ô nhiễm, vi phạm các quy định về môi trường và chịu phạt, vì so với lợi nhuận mà họ thu được từ việc đó, ngay trên đất nước của họ? Bạn có tin là họ sẽ không làm điều đó ở Việt Nam? Hay cơ quan quản lý của Việt Nam sẽ nghiêm ngặt hơn chính quyền Đài Loan? Có lẽ rồi chỉ còn là vấn đề thời gian, cho một bị kịch tương tự.

Formosa Hà Tĩnh vẫn tiếp tục hoạt động và đứng ngoài vòng pháp luật (đơn cử như không bị truy tố), vì Formosa thực tế đang di căn ở Việt Nam, là cấu thành rất quan trọng trong hệ thống chính trị của Nhà Nước ta chứ không đơn thuần là tập đoàn công nghiệp FDI lớn nhất.

Việc báo chí Việt Nam bị chi phối bởi một nhóm người (không tiện nói ra vì không phải là mục đích của bài này) biến báo chí không còn đảm nhiệm được chức năng thông tin và phản biện xã hội một cách đầy đủ và trung lập mà trở thành công cụ tuyên truyền của những nhóm lợi ích đứng đằng sau. Thép Cà Ná: Bộ Công Thương nói sự cố như Formosa rất hiếm được chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet viết về cuộc trao đổi với ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương đã bị chỉ đạo gỡ bỏ. Xin trích đăng một đọan ngắn còn lưu lại trên mạng.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, sau vụ việc gây ô nhiễm của Formosa Hà Tĩnh thì việc Bộ Công Thương bổ sung dự án thép 10 tỷ USD Cà Ná- Ninh Thuận của Tập đoàn Hoa Sen vào quy hoạch thép đang gây ra nhiều lo ngại cho người dân. Thậm chí có ý kiến nói rằng, nên chăng không cấp phép thêm cho dự án thép nữa. Ông có thể nói gì về điều này?

Ông Trương Thanh Hoài: Rõ ràng, sự cố Formosa là một sự cố rất đáng tiếc, là một bài học cho tất cả chúng ta trong quá trình phát triển công nghiệp. Nhưng việc cho rằng, dừng cấp phép dự án thép, tôi cho rằng, nói vậy còn thiếu có cơ sở.

Tôi cho rằng, ngành thép rất quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu thép trầm trọng.
...
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, với các dự án thép, người dân luôn lo ngại hệ luỵ ô nhiễm môi trường nặng, đặc biệt là dự án thép thường hao nhiều năng lượng. Với những tác động lợi- hại trước mắt và lâu dài, ông suy nghĩ như thế nào về điều này, chúng ta sẽ phải cân đo đong đếm như thế nào?

Ông Trương Thanh Hoài: Việc người dân, cộng đồng xã hội lo ngại vấn đề tương tự Formosa, tôi nghĩ, đó cũng là vấn đề đương nhiên. Tuy nhiên, phải nói rằng, với trình độ khoa học công nghệ hiện nay, việc xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường đối với các nhà máy thép không phải là vấn đề khó.

Hiện nay, trên thế giới, rất nhiều nhà máy thép có quy mô lớn, nằm ở khu vực đông dân cư, ở khu vực nhạy cảm, sát biển và thường, các nhà máy thép thường nằm sát biển. Tuy nhiên, những sự cố ô nhiễm môi trường xảy ra như vụ Formosa là rất hiếm.
...
Tôi nghĩ rằng, ở đây, vấn đề về bảo vệ môi trường là việc ứng xử và nhận thức của chủ đầu tư và công tác giám sát quản lý của các cơ quan Nhà nước liên quan. Nếu quản lý giám sát chặt chẽ thì sự cố như Formosa là rất khó xảy ra.

Tôi cũng phải nói thêm, đối với các dự án công nghiệp nói chung hay các dự án thép nói riêng, ở đây không có sự đánh đổi môi trường để lấy lợi ích trước mắt. Vấn đề môi trường sẽ luôn được đặt lên hàng đầu, không bao giờ đánh đổi.

Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Người dân Miền trung đang phải vật vã trong khó khăn và lo lắng cho tương lai của con em mình, họ đang lên tiếng yêu cầu khởi tố và chấm dưt hoạt động của công ty Formosa. Khẩu hiệu là : Chúng tôi chọn biển chứ không chọn Formosa ! Đấy cũng là một yêu cầu chính đáng. Yêu cầu này quả sẽ gây khó khăn, không dễ dàng cho lảnh đạo đảng và nhà nước vì nó liên quan đến tầm vĩ mô, nhưng thiết nghĩ đảng và nhà nước cũng nên lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân để xem xét cân nhắc, nên hy sinh cái gì!

Ảnh này chỉ là một khoảnh khắc chụp hôm QH họp, nhưng có lẽ đã lột tả hết bản chất của câu chuyện thảm hoạ này (nguồn VnExpress)

Không đơn giản mà Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa

Không phải đơn giản mà Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa - Đấy là câu nói ngắn gọn và rõ ràng nhất mà ông Võ Kim Cự, người mang kẻ hủy diệt Formosa về tàn phá Miền Trung trả lời báo chí sau mấy tháng im hơi lặng tiếng trước thảm họa.
" Đầu tiên là báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận chủ trương. Sau đó nhà đầu tư lập dự án với nhiều bước. Trước khi thẩm định đã có ý kiến của 12 bộ chuyên ngành, kể cả các cơ quan trong khối nội chính, quốc phòng, an ninh... đồng ý với các nội dung. Sau đó là thẩm định rồi báo cáo Chính phủ. Cuối cùng, Chính phủ đồng ý để cho Hà Tĩnh được cấp phép."...

Đúng quy trình đến thế là cùng.

Qủa bóng trách nhiệm đã được ông Võ Kim Cự chuyền một cách chính xác sang cho tập thể lảnh đạo cao nhất của đảng và chính phủ. Ai còn giám đòi hỏi và ai còn đủ quyền hành để đi tìm sự thật về Võ Kim Cự và Formosa ?

Xem thêm bài: CỰ TUYỆT!

Cứ tưởng trước những tai ương và đau khổ mà Công ty Formosa gây ra cho quê hương Miền trung, là những người tử tế và có lòng tự trọng thì ông tổng bí thư và ông Võ Kim Cự ít nhất cũng có một lời xin lỗi và chia sẽ để làm dịu nỗi đau với người dân, cho dù đấy cũng chỉ là hình thức, nhưng điều tối thiểu đó đã không xảy ra. Chúng tôi không thể nào hiểu nổi.

Báo chí thời gian vừa qua rộ lên việc lấy lí do ông Cự ký cấp phép cho Formosa thuê đất 70 năm thay vì 50 năm theo luật định là sai nhằm quy trách nhiệm cho ông. Chúng tôi cho rằng đấy chỉ là một phần, không phải là lý do chính để đặt vấn đề trách nhiệm cá nhân. Cũng không phải lý do ông Cự đưa Formosa về Khu công nghiệp Vũng Áng là có tội..Bất cứ ai kêu gọi được các nhà đầu tư về phát triễn sản xuất, kinh doanh trên khu công nghiệp Vũng Áng đều phải được ghi nhận công lao. Gỉa dụ Formosa là một công ty có trách nhiệm, có công nghệ tốt, đảm bảo tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến môi trường nói chung, chấp hành đúng luật pháp Việt Nam...thì thời hạn 70 hay 100 năm cũng không phải là vấn đề, bởi nó chỉ mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư và người dân sở tại, nó tạo công ăn việc làm, đóng thuế đầy đủ tạo phúc lợi xã hội....

Nhưng Formosa đã không phải và không làm được như vậy, họ đã gây ra thảm họa cực kỳ to lớn, không phải chỉ môi trường biển mà còn là môi trường kinh tế, xã hội nói chung, không chỉ trước mắt mà còn rất lâu dài, không chỉ đơn thuần kinh tế, việc làm của ngư dân 4 tỉnh miền trung mà còn liên quan đến sức khỏe của nòi giống và an ninh quốc gia, điều này là không thể chấp nhận và tha thứ được, cần phải xử lý hình sự một cách nghiêm khắc.

Bài viết này không bàn về Formosa và hậu quả của thảm họa, điều đó thì ai cũng đã biết. Chúng tôi muốn nêu lên quan điểm của mình về những nguyên nhân sâu xa liên quan đến sự quản lý của đội ngũ quan chức Hà Tĩnh mà người đứng đầu là ông Võ Kim Cự, người góp phần gián tiếp dẫn đến thảm họa vừa xảy ra và thử lý giải xem đằng sau những quyết định, những văn bản chỉ đạo, những sự giúp đỡ, ưu ái đặc biệt dành cho Formosa là gì ?

Vũng Áng, Đèo Ngang là một vùng quê nghèo khó nhưng yên bình và huyện Kỳ Anh nói chung cũng vậy, xưa nay chưa bao giờ được coi là miền đất trù phú, nhưng người dân Kỳ Anh luôn đoàn kết, chia sẻ và cùng nhau vượt qua mọi chông gai thử thách một cách kiên cường.Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng tôi đã nghe phong phanh về việc Vũng Áng sẽ được hình thành một cảng biển, nhưng phải đến hàng chục năm sau, khi đã hai thứ tóc trên đầu chúng tôi mới chứng kiến được sự ra đời của cảng Vũng Áng, bao nhiêu niềm vui và hy vọng cho quê hương của người Kỳ Anh vỡ òa.Thế mà, than ôi ! niềm vui chưa kịp lắng xuống thì nỗi đau đã dâng tràn.

Không phải đến khi xảy ra thảm họa chúng tôi mới nhận ra, mà từ trước đó, khi dự án Formosa được cấp phép và hàng ngàn hàng vạn công nhân Trung Quốc xuất hiện rầm rộ trên công trường chúng tôi đã cảnh báo về những bất ổn sẽ đến với người dân Kỳ Anh, chỉ tiếc là lời nói gió bay, không vào được tai các vị quan chức đương quyền...

Chúng tôi là những người hay thắp đèn chạy trước ô tô.Khi nghe tin tập đoàn Lilama quyết định xây dựng nhà máy nhiệt điện ở Khu công nghiệp Vũng Áng, gặp gỡ những người bạn đang là quan chức trong huyện chúng tôi đã thẳng thắn bày tỏ lo lắng, bởi biết nhà máy nhiệt điện nhất định sẽ xả khói than làm ô nhiễm môi trường trong lành, làm ảnh hưởng sức khỏe của người dân, bởi ngày nay thế giới đã loại bỏ, không còn ai phát triễn nhiệt điện nữa, nhưng họ đều cho là chúng tôi lo bò trắng răng. Khi huyện Kỳ Anh ồ ạt giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của nông dân, những người nông dân chân lấm tay bùn nghèo khó bổng nhiên có được một khoản tiền lớn do bán rẻ đất ông cha, chúng tôi cũng đã cảnh báo sự bất ổn trong đời sống xã hội sẽ phát sinh bởi bản thân chính quyền chưa chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần và đủ cho một sự dịch chuyển, thay đổi lớn như vậy, họ lại cho chúng tôi hay lo xa, thiếu thực tế...

Khi tỉnh Hà Tĩnh mới đưa ra kế hoạch chia Kỳ Anh ra làm hai, thành lập thị xã mới chúng tôi đã kịch liệt phản đối, viết nhiều bài báo, thư ngỏ phân tích lợi hại, cùng các vị cựu quan chức, cựu chiến binh, các trí thức con em Kỳ Anh ở trong và ngoài nước kiến nghị lên cả quốc hội, chính phủ...nhưng cuối cùng chính quyền Hà Tĩnh, dưới sự chỉ đạo của ông Võ Kim Cự cũng tìm mọi cách thực hiện bằng được việc chia tách huyện, làm xáo trộn cuộc sống và niềm tin của người dân. Sở dĩ chúng tôi phản đối là vì chúng tôi cũng như người dân Kỳ Anh không muốn nhân dân trong cùng một huyện hàng trăm năm gắn bó, chia bùi sẽ ngọt cùng nhau, nay kinh tế vừa nâng cao một chút thì phải chia cắt làm hai mảnh, và vì chúng tôi biết dự án chia tách này chưa có sự chuẩn bị chu đáo của chính quyền và chưa có sự đồng thuận của người dân.

Thông thường khi muốn thành lập một khu hành chính, khu dân cư mới chính quyền phải hình thành được một dự án quy hoạch tổng thể, có bệnh viện, trường học, trung tâm hành chính, trung tâm thương mại...Nhưng Kỳ Anh trên thực tế chưa có bất cứ sự chuẩn bị nào ngoài các mệnh lệnh và quyết định trên giấy. Lúc đầu họ thông cáo ý định đặt thị trấn mới ở xã Kỳ Trung, một xã miền núi xa cách các khu dân cư hiện hữu đông người, sau nghe nhiều người phản đối, không đồng tình thì họ lại quyết định đưa về xã Kỳ Đồng, điều đó khẳng định rằng chưa hề có một sự chuẩn bị tinh thần và cơ sở vật chất nào cho việc hình thành thị trấn mới của huyện Kỳ Anh. Chưa có văn phòng ủy ban, chưa có trụ sở đảng và chính quyền. Không có bất cứ buổi ra mắt thành lập thị xã mới nào, ngoài một cuộc họp nội bộ của các quan chức trong huyện, người của UBND tỉnh về đọc quyết định chia tách huyện, thành lập thị xã mới, quyết định nhân sự lảnh đạo... Và ngay ngày hôm sau các quan chức UBND huyện Kỳ Anh chuyển ra một ngôi trường cấp 1 ở xã Kỳ Đồng làm trụ sở tạm.( Thông tin này cần kiểm chứng vì chúng tôi chỉ nghe những người bạn học đang sống tại quê nhà nói lại, chứ không có điều kiện nắm được thực tế.) Tất cả cơ sở vật chất, trụ sở, xe cộ của huyện Kỳ Anh cũ để lại cho chính quyền thị xã Kỳ Anh mới tiếp quản hết, coi như huyện Kỳ Anh trắng tay phải bắt đầu lại từ con số không, vì mọi nguồn lợi, kết quả thu được từ trước mà khu công nghiệp Vũng Áng và các cơ sở công nghiệp, thương mại mang lại đều thuộc về thị xã Kỳ Anh. Một câu hỏi đặt ra, điều gì làm chính quyền Hà Tĩnh sốt sắng chia tách bằng được Kỳ Anh trong lúc chưa có bất cứ sự chuẩn bị cơ sở vật chất nào ?

Lúc đầu theo chúng tôi được biết thì công ty Formosa chỉ xin phép thành lập nhà máy luyện cán thép 8 tỷ $, nhưng sau khi chính thức có giấy phép Formosa lại xin đầu tư xây dựng tiếp cảng biển, rồi sau đó tiếp tục xin nâng nhà máy gang thép lên 20 tỷ $ với hàng ngàn ha đất, chiếm gần 1/3 diện tích thị xã Kỳ Anh, rồi lại xin thành lập đặc khu kinh tế, rồi xin xây miếu thờ, rồi xin ưu đãi mọi thứ, hết cái này đến cái khác, bất cứ Formosa xin cái gì cũng điều được chính quyền Hà Tĩnh, đứng đầu là Võ Kim Cự đáp ứng rất nhanh chóng...

Điều này cũng đặt ra câu hỏi: Vì lý do gì mà Formosa được chính quyền Hà Tĩnh ưu ái đến thế ?
Thực tế là từ khi có khu công nghiệp cảng Vũng Áng và nhất là khi có nhà máy Formosa, từ đồng tiền đền bù giải tỏa, đời sống của một bộ phận người dân Kỳ Anh được nâng lên rõ rệt, một bộ phận quan chức và người buôn bán, hoạt động kinh doanh trở nên giàu có, đấy là điều đáng mừng, nhưng đồng thời những cảnh báo trước đây của chúng tôi cũng đã thành sự thật, không sai cái nào. Về Kỳ Anh thấy người dân ca thán lúc nào cũng hứng chịu cảnh khói bụi, nhà cửa thì mạnh ai nấy xây không theo quy hoạch, quy chuẩn nào, không có nổi một trung tâm thương mại nào ra hồn, chợ mới do tư nhân xây nên, chính quyền cưỡng ép tiểu thương bỏ chợ cũ để vào nhưng không ai chịu vào kinh doanh trong chợ, đất chợ cũ bị phá bỏ hoang chưa biết làm gì, siêu thị xây xong không có khách, đời sống văn hóa, tâm linh không có gì ngoài ngôi chùa bà Nguyễn Thị Bích Châu ở Kỳ Ninh, giá cả rau củ, thịt cá đều leo thang, cao hơn nơi khác, sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn làm cho đời sống người dân trở nên khó khăn hơn, thanh niên không có việc làm chơi bời, hút chích, trôm cướp, đĩ điếm, đạo đức xuống cấp, xã hội bất an, Kỳ Anh bây giờ trở nên xơ xác.

Cầu gỗ Kỳ Thịnh
Xem thêm bài: Phường Kỳ Thịnh: Đổ đường nhựa về nhà chủ tịch, để dân đi cầu gỗ mục nát -  một hậu quả khác ít được nhắc đến của Formosa

Vậy Kỳ Anh được gì, mất gì từ khi có Formosa ?

Câu hỏi này chỉ người dân đang sống ở Kỳ Anh mới có câu trả lời thỏa đáng.

Trước khi sự cố môi trường ở Kỳ Anh xảy ra, lúc chúng tôi thẳng thắn góp ý, bày tỏ sự lo ngại cho tương lai của quê hương mình, phê phán cách quản lý độc tài của ông Võ Kim Cự thì nhiều người đồng tình, nhưng cũng có một số cán bộ đảng viên, những viên chức đang hưởng lợi từ Formosa và những người giàu có ở Kỳ Anh phản đối, thậm chí chữi chúng tôi là phá rối, phản động, là thế lực thù địch vv. Khi họ có tiền, có quyền họ chỉ biết bảo vệ lợi ích của họ và thõa mãn với những gì họ thu được chứ không ai nghĩ đến hậu quả chung của sự phát triễn lệch lạc làm băng hoại cả một miền quê yên bình, một xứ nhân văn mà bao đời nay ông cha để lại. Chúng tôi hiêu cần có những đột phá, kiến tạo, mạo hiểm, để phát triễn kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, làm giàu cho quê hương. Nhưng những điều ấy phải được trao cho những người có đủ dũng khí, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm và có tâm với quê hương chứ không phải trao vào tay của những kẻ cơ hội, dốt nát, bảo thủ và hèn nhát.

Tất cả mọi sự đổi thay trên mảnh đất Kỳ Anh từ khi Formosa hiện diện đến khi sự cố môi trường xảy ra đều ở trong thời kỳ ông Võ Kim Cự nắm mọi quyền hành và quyết định. Kỳ Anh nói riêng và Hà Tĩnh nói chung không chỉ có Formosa mà còn có nhiều cái khác cũng đang cần được làm sáng tỏ trong cùng thời kỳ đó, như nhà máy thép Vạn Lợi hàng trăm tỷ đang thành đống sắt vụn ở Vũng Áng, nhà máy nước khu công nghiệp Vũng Áng đội vốn hơn 2500 tỷ đang được thanh tra chính phủ xem xét, công trình văn miếu không biết thờ ai hàng trăm tỷ đồng dở dang ở thành phố Hà Tĩnh, mỏ sắt Thạch Khê đang thành bãi hoang, nghĩa trang Vĩnh hằng tai tiếng ở Thạch Hà... Trong thời gian từ khi làm trưởng ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng, rồi chủ tịch UBND tỉnh, rồi lên bí thư tỉnh Hà Tĩnh ông Võ Kim Cự đã làm được gì cho Hà Tĩnh, nhân dân Hà Tĩnh đều biết. Ông Cự được cho là một người quyết đoán, giám nghĩ giám làm, nhưng cũng là một người độc đoán, làm theo ý mình, dưới quyền điều hành của ông Cự các tổ chức chính trị, tham mưu, cấp dưới đều trở thành con rối, làm theo mệnh lệnh, dân chủ cơ sở chỉ có trên giấy tờ, hình thức, mọi sự đấu tranh phê bình bị triệt tiêu.Đấy là nhận xét chung của nhiều người dân Kỳ Anh, bạn bè của chúng tôi, các cựu quan chức và những cán bộ hưu trí chúng tôi quen biết, gặp gỡ trên quê hương Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Trong bất cứ chế độ xã hội nào thì người có công cũng được thưởng, có tội hoặc sai phạm đều bị xử lý. Muốn xã hội công bằng thì luật pháp phải được tôn trọng nghiêm minh. Chúng tôi không có ý và cũng không có quyền hành gì để kết luận đúng sai liên quan đến sự lảnh đạo của ông Võ Kim Cự, nhưng rõ ràng, trong quá trình cấp phép và ban phát rất nhiều ưu đãi cho công ty Formosa , cách quản lý lỏng lẽo, thiếu trách nhiệm kiểm tra giám sát, dẫn đến thảm họa môi trường vừa qua của Formosa, trực tiếp hay gián tiếp đều có bóng dáng trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, không thể nói trước đó mấy tháng ông Cự đã ra trung ương rồi thì không còn liên quan.

Sau khi sự cố nghiêm trọng về môi trường xảy ra, là người trong cuộc, gián tiếp liên quan đến quá trình xây dựng và hoạt động của Formosa đáng lẽ ông Cự phải là người đầu tiên đứng ra xin lỗi và chia sẻ những tổn thất với người dân Kỳ Anh và ngư dân 4 tỉnh miền trung, nhưng ông đã im hơi lặng tiếng, trốn tránh báo chí, nhằm mục đích tập trung dành phiếu vào cho được quốc hội. Khi trở thành đại biểu quốc hội, không thể im lặng được nữa, ông đá quả bóng trách nhiệm lên các lảnh đạo, cơ quan cấp cao hơn để trốn tránh trách nhiệm của mình.Điều đó là không thể chấp nhận được.
Cá nhân, tổ chức nào ngoài Formosa phải chịu trách nhiệm liên đới về thảm họa môi trường biển Miền trung ? Đó là công việc phải làm sáng tỏ của các cơ quan chức năng. Nhưng trước hết người dân Miền trung, nhất là nhân dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh yêu cầu ông Võ Kim Cự phải từ nhiệm và xin lỗi người dân, phải chịu trách nhiệm cùng với Fomosa. Chúng tôi nghĩ đấy là một yêu cầu chính đáng, và ông Cự nên làm thế nếu còn có lòng tự trọng.

Chọn nhân dân hay chọn Formosa?
Người dân Miền trung đang phải vật vã trong khó khăn và lo lắng cho tương lai của con em mình, họ đang lên tiếng yêu cầu khởi tố và chấm dưt hoạt động của công ty Formosa. Khẩu hiệu là : Chúng tôi chọn biển chứ không chọn Formosa ! Đấy cũng là một yêu cầu chính đáng. Yêu cầu này quả sẽ gây khó khăn, không dễ dàng cho lảnh đạo đảng và nhà nước vì nó liên quan đến tầm vĩ mô, nhưng thiết nghĩ đảng và nhà nước cũng nên lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân để xem xét cân nhắc, nên hy sinh cái gì.Theo chúng tôi thì sự lo lắng của người dân là hoàn toàn đúng, bởi không có cơ sở nào để khẳng định chắc chắn rằng một thảm họa tương tự sẽ không xảy ra trong quá trình 70 năm hoạt động của Formosa. Gỉa sử rằng Formosa có thể thực hiện được lời hứa của mình, thì người dân cũng cứ phải sống nơm nớp lo sợ, bất an trong suốt 70 năm đó, và nếu đến năm thứ 69 xảy ra một sự cố nữa thì chúng ta sẽ làm gì ? Đấy là chưa nói đến sự tồn tại của Formosa ở một địa điểm nhạy cảm Vũng Áng-Đèo Ngang sẽ ảnh hưởng thế nào đến an ninh, quốc phòng của đất nước.

Chúng tôi không muốn nghĩ đến điều xấu nhất, nhưng cái gì cũng có thể xẩy ra.Ngay cả thảm họa vừa xảy ra thì trước đó cũng không ai nghĩ tới. Chúng tôi cho rằng đã đến lúc phải xem ý dân là ý đảng chứ không phải ngược lại thì đất nước mới yên bình được.Lòng dân mới hòa với ý đảng được. Mong lắm thay.
Nguyễn Xuân Lộc,
Sài Gòn, 10/9/2016
Người Kỳ Anh

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget