Halloween Costume ideas 2015
tháng 8 2016
Afamily An ninh - trật tự An Ninh Thủ Đô Ảnh Đẹp Ăn Ngon Âm Nhạc Ẩm Thực Báo Chí Báo Công An Nhân Dân Báo Dân Sinh Báo Đất Việt Báo Giao Thông Báo Hà Tĩnh Báo Mới Báo Nông Nghiệp Báo Tiền Phong Báo Tin Tức Báo Tuổi Trẻ BBC Bí Quyết Bí Quyết Khỏe Và Đẹp Biển Chết Biển Đông Biển Kỳ Anh Biển Vũng Áng Bizlive Bói Vui bóng đá Bùi Mạnh Hùng Cá Chết Cá Gỗ Cafebiz CafeF Cafekubua Cảm Xúc Cảm Xúc Kỳ Anh Cao Quang Vinh Chăm Sóc Da Châu Á Chia Sẻ Chiến Tranh Chính Trị Chợ Kỳ Anh Công An Kỳ Anh Cộng Đồng Mạng Công Nghệ Cù Lú Cung Hoàng Đạo Cuộc Sống Cư Dân Mạng danviet.vn Dạy Con Dân Ca Nghệ Tĩnh Dân ca Ví giặm Dân Trí Diễn Đàn Diễn Đàn - Chia Sẻ Dinh Dưỡng Du Học Du Lịch Đại Kỷ Nguyên Đàn Ồng Đảo Sơn Dương Đặc Sản Kỳ Anh Đèo Ngang Đẹp Đẹp + Đẹp Mãi Kỳ Anh Địa Danh Kỳ Anh Điện Ảnh Đọc & Suy Ngẫm Đông Yên Đời Sống Eva Facebook Formosa Genk Gia Đình Giadinh.net Giải Trí Giáo Dục Giáo dục Kỳ Anh Giáo Dục Việt Nam Giao Thông Giới Tính Giới Trẻ Góc Chuyên Gia Góc Con Gái Góc Của Nàng Góc Nhìn Gương mặt Kỳ Anh Gương Mặt Trẻ Hà Chương Hà Tĩnh Hạnh Phúc Hay Hẹn Hò Hoa Hậu Hoành Sơn How To Hội Đồng Hương Kỳ Anh Hôn Nhân HUMANS OF KỲ ANH Huyện Kỳ Anh Infonet iSenpai Japan Times Kênh 14 Khám Phá Khoa Học Khoẻ Khỏe+ Khu KT Vũng Áng Kĩ Năng Mềm Kiến Thức Kinh Doanh Kinh Tế Kỳ Bắc Kỳ Giang Kỳ Hà Kỳ Hoa Kỳ Hợp Kỳ Khang Kỳ Lạc Kỳ Lâm Kỳ Lợi Kỳ Nam Kỳ Phong Kỳ Phương Kỳ Sơn ký sự pháp đình Kỳ Tân Kỳ Thư Kỳ Thượng Kỳ Trinh Kỳ Văn Kỳ Xuân Làm Đẹp Làm Giàu Làng Nghề Lao Động Lê Quyết Diễn Lịch sử Mai Phương Mạng Xã Hội Mầm Nhỏ Mẹ - Con Menzine Mẹo Chữa Bệnh Món Ăn & Sức Khỏe Môi Trường Mới Lạ Mùa Đông Mực nháy Nghệ Sĩ Nghiên Cứu Lịch Sử Ngô Sỹ Ngọc Ngôi sao Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Tiến Chưởng Nguyễn Xuân Lộc Ngư Dân Kỳ Anh Người Đô Thị Người Đưa Tin Người Kỳ Anh Người Lao Động Nhà Quản Lý Nhạc Biển Chết Nhạc Kỳ Anh Nhật Bản Nhịp Sống Trẻ Nikkei Asian Review Ô Tô Phan Đình Hoàng Quảng Phan Quang Phóng Pháp Luật Pháp Luật TP HCM Phim phong cách Phố Voi Phụ Nữ Phụ Nữ & Gia Đình Phụ Nữ Sức Khỏe Phường Kỳ Thịnh Qua Đèo Ngang Quan Hệ Quốc Tế Quang Tiến Quân Sự Quê Choa Xấu Xí Quốc Tế Rong Rêu (Võ Xuân Tùng) Rôn Vinh Sách Hay sáng tạo saostar Sex SGGP Online Soha Sống Sống Khỏe Sông Quyền Suy Ngẫm Sức Khỏe Sức Khỏe - Y Tế Sức Khỏe & Đời Sống Tạp chí Phái Đẹp ELLE Tạp Chí Sức Khỏe Tâm Sự Tết Quê Thành Công Thanh Niên Thanh Niên Online Theleader Thế Giới Thể Thao Thể Thao Văn Hóa Thị xã Kỳ Anh Thông Tấn Xã Việt Nam Thông Tin Từ Thiện Thơ Biển Chết Thơ Quê Hương Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Thời Sự Thời Trang Thương Về Miền Trung Tia Sáng Tiến Điển Tiền Phong Tiếng Nghệ Tĩnh Tín ngưỡng Tin Tức Tin Tức Kỳ Anh Tinh Hoa Tình Yêu Tóc Tôn Giáo Trần Hồng Quân Trần Khánh Cẩm Trần Xuân Tiến Tri Thức Trẻ Trí Thức Trẻ Tri Thức Việt Nam Trung Quốc Truyện - Bút Ký ... Trường Cấp III Kỳ Anh Trường THPT Nguyễn Huệ Tuổi Trẻ Tuổi Trẻ Online Tuyển Sinh Tư Liệu Tư Liệu - Tra Cứu Ung Thư Văn Hóa Văn Hoá Truyền Thống Video Video - Ảnh Video Sức Khỏe Vietfuture Vietnamfinance Vietnamnet VietQ VnEconomy VnExpress Võ Tú Võ Xuân Hùng VOV Vov.vn VTC News VTV Xã Hội XKLĐ Y Học Cổ Truyền Y học thường thức Y Tế Yêu Zing

Người Kỳ Anh - Đi về phía làng biển, ngư dân vùng biển bãi ngang đang rất lo lắng năm học mới không có tiền đóng học phí, tiền đồ dùng học tập, tiền bút mực, tiền sách vở, tiền áo quần, tiền học bán trú, tiền ăn cho con cái, tiền học thêm, tiền trường lớp, tiền bảo hiểm, tiền lá lành đùm lá rách, đủ thứ tiền chờ đợi trước mắt. Họ lo lắng đến ứa khóc mà không biết bấu víu vào đâu, họ sức dài vai rộng, vốn làm ra đồng tiền bát gạo nhưng năm học mới không làm được việc gì từ mấy tháng qua, nguồn lực cạn kiệt, vơi dần mà dày vò nát óc.

Những tấm thân khỏe mạnh bên rú cát cứ chôn chân trong cát, không mưu sinh được, nhìn con cái đến bữa học chữ họ lại rầu, bất lực vô biên. Cứ nói đến con chữ là họ lo lắng, sợ sệt. Nhiều gia đình trong đó chắc chắn con họ thất học, nhiều gia đình cố lắm cũng khó để con tựu trường đủ đầy như mọi năm.
Đời cát đắng cay.

Biển chết, bố thất nghiệp, con thất học.

Chưa đến 5 ngày nữa sẽ diễn ra lễ khai giảng năm học 2016-2017, nhưng những trăn trở của học sinh, phụ huynh, giáo viên về chính sách miễn, giảm học phí ở những vùng biển 4 tỉnh miền Trung bị “cơn bão” Formosa càn quét vẫn chưa có lời giải đáp. Dù từ người dân đến chính quyền địa phương đều thiết tha mong muốn Chính phủ sớm có chính sách đặc biệt cho học sinh ở vùng biển là tâm “bão” ô nhiễm do Formosa Hà Tĩnh gây ra.

Tại kỳ họp mới đây của UBND tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Quảng Trị - đã nêu ý kiến rằng, cần miễn giảm học phí cho con em 16 xã vùng biển của địa phương, bởi lý do: “Hơn 4 tháng nay, từ đánh bắt hải sản đến buôn bán và các loại hình dịch vụ ở vùng biển Quảng Trị có hoạt động được đâu”.
Nhìn thấy những khó khăn mà học sinh ở địa phương đang gặp phải, những ngày này MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí để giúp đỡ những gia đình ngư dân khó khăn, cần được giúp đỡ để con em họ có thể đến trường. “Phải miễn hẳn học phí trong năm học 2016-2017 này cho học sinh cấp Mầm non đến THPT ở 16 xã vùng biển của tỉnh Quảng Trị. Nếu không có chính sách này, việc học của những đứa trẻ vùng biển có thể bị đứt đoạn, sau đó sẽ càng khó khăn hơn” - ông Nguyễn Hữu Dũng cho hay.

Trả lời câu hỏi, vào năm học mới này, Hà Tĩnh có xem xét, thực hiện miễn, giảm học phí cho con em ngư dân bị thiệt hại vì thảm họa môi trường biển hay không, ông Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, tỉnh đã trình mức học phí năm học mới cho HĐND tỉnh.


“Khi xảy ra thiên tai, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc vùng bị thiên tai”, đó là quy định tại khoản 1, Điều 9 của Nghị định 86/2015/NĐ-CP.

Để xác định mức độ và phạm vi thiệt hại, Nghị định 86 giao cho UBND cấp tỉnh xem xét. Cho nên, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có chủ trương cụ thể về chính sách miễn giảm đối với học sinh, sinh viên các tỉnh miền Trung mất nguồn thu từ nghề biển. Dân của địa phương nào, quan của địa phương đó biết.

Vụ cá chết ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế là thiên tai hay nhân tai? Quá dễ trả lời vì đã xác định Formosa đổ chất thải ra biển, cho nên cá chết ở vùng biển miền Trung là do nhân tai. Riêng vụ này, thảm họa do nhân tai gây ra còn hơn cả thiên tai, không có bão tố nào gây hậu quả cho người dân và hủy diệt môi trường bằng nhà máy Formosa.

Theo quy định của Nghị định 86, người dân bị thiên tai mới thuộc đối tượng miễn giảm học phí, vậy thì người dân chịu thảm họa Formosa không phải bị thiên tai cho nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định. Mặc dù trên thực tế, người dân, đặc biệt là ngư dân của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại nặng nề, vấn đề đặt ra là UBND các địa phương này có xem xét, quyết định không thu học phí cho học sinh mẫu giáo và học sinh phổ thông hay không?

Dù bàn cãi thiên tai hay nhân tai thì thực tế cũng chứng minh ngư dân 4 tỉnh miền Trung đang đối mặt với nhiều khó khăn vì thảm họa Formosa, cho nên không thu học phí của học sinh vùng bị ảnh hưởng là đúng. Không chỉ là học sinh mẫu giáo, học sinh phổ thông, mà các địa phương cần hỗ trợ học phí cho sinh viên (con em của ngư dân) đang học ở các trường đại học.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trước đây dành nhiều ưu đãi khi rước Formosa vào nhà, thì xin các vị lãnh đạo hôm nay hãy dành nhiều ưu đãi cho nạn nhân của Formosa. Học sinh, sinh viên con em người lao động nghèo của 4 tỉnh miền Trung là nạn nhân đang cần sự hỗ trợ.

Với số tiền của Formosa đền bù thiệt hại 500 triệu USD, có nhiều việc để chia, để chi, nhưng thiết nghĩ nên chi cho việc học hành trước. Đừng để cho bất cứ học sinh, sinh viên nào vì thảm họa Formosa mà bỏ học, đó là trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương. Và đó là mong muốn của người dân trong vùng “nhân tai Formosa”.



Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Thảm hoạ cá chết ở khu vực 4 tỉnh miền Trung đã và đang gây ra bao nhiêu khó khăn cho các ngư dân, nhiều gia đình mất việc, không có thu nhập, có nguy cơ mang bệnh cao…và một trong những hậu quả của nó là nhiều em học sinh có nguy cơ sẽ bỏ học vì bố mẹ không có nguồn thu nhập, trong khi chính quyền chưa có động thái nào để giúp cho các em được đi học.
Trẻ em làng Đông Yên, Kỳ Lợi. Ảnh Nguyễn Xuân Lộc.
Gia đình quá khó khăn
Thảm họa môi trường ở 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra đến nay đã gần 5 tháng, nó đã làm cho hàng ngàn người mất việc, nhiều người có nguy cơ mắc bệnh cao, một số người đã được xác định là đã nhiễm chì, và hiện nay bắt đầu năm học mới thì nhiều em học sinh là con của những ngư dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa môi trường có nguy cơ phải bỏ học vì gia đình không có thu nhập để các em có thể được đi học.
Trên trang Phụ Nữ New số ra ngày 21 tháng 08 năm 2016 cho biết, tại tỉnh Quảng Trị có đến 1086 em học sinh sẽ bỏ học vì hậu quả của Formosa, do bố mẹ bị mất việc không có tiền để cho các em có thể tiếp tục đến trường.
Trên trang điện tử của tỉnh Quảng Bình số ra ngày 21 tháng 08 cũng cho biết, có khả năng hàng trăm em học sinh bỏ học vì hậu quả do Formosa gây ra.
Năm học mới đã gần đến với các em, nhiều em học sinh cũng nô nức để chuẩn bị đến trường, nhưng bên cạnh đó là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh, khi trong gần 5 tháng qua họ không có thu nhập gì, nghề nghiệp thì không có, đi đánh cá thì không có cá mà có cá thì cũng không ai mua. Năm học mới sẽ có biết bao cái để chuẩn bị, bên cạnh các khoản tiền để nộp cho nhà trường, thì các em còn phải chuẩn bị cả quần   áo, sách vở, đồ dùng học tập…khoản nào cũng cần dùng đến tiền nhưng gia đình không có kể cả cái ăn còn phải lo.
Rất khó khăn, đầu năm học 4 đứa vào trường, mà giờ không có tiền mua sách mua vở rồi nạp tiền học.
- Chị Mai, Quảng Bình
Chị Mai ở xã Quảng Lộc, Quảng Trạch, Quảng Bình cho biết, lúc trước chưa bị thảm họa môi trường, thì 1 ngày chị buôn bán cá kiếm được nhiều nhất là 2 Tr VND, còn ngày ít nhất là 200.000 VND, tiền học cho con cái thì không phải lo, nhưng gần 5 tháng nay, gia đình không có thu nhập gì, nhiều đồ có giá trị trong nhà cũng đã bán, giờ đến cái ăn còn phải lo thì lấy đâu ra tiền cho con ăn học, giờ nghề nghiệp cũng chưa có.
“Rất khó khăn, đầu năm học 4 đứa vào trường, mà giờ không có tiền mua sách mua vở rồi nạp tiền học.”
Trong dự án giải phóng mặt bằng để giao đất cho khu công nghiệp Formosa thì có 158 hộ gia đình ở xã Kỳ Lợi phản đối không lên tái định cư và trong 2 năm qua con cái của họ không được đến trường, tuy nhiên năm nay chính quyền đã đồng ý cho 178 học sinh của họ được đến trường.
Anh Hàn ở xã Kỳ Lợi chia sẻ, trong 2 năm qua tất cả phụ huynh đã đấu tranh, viết đơn kêu cứu các nơi, các em học sinh cũng mong muốn được đến trường, thì nay nguyện vọng của họ đã được chấp nhận.
Anh Hàn chia sẻ niềm vui khi con em của họ được đi học nhưng bên cạnh đó cũng là nỗi lo lắng vì không biết có kinh tế cho các em theo học nữa hay không vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.
“Bắt đầu năm nay cho học, khi sáng con em Đông Yên chúng tôi đã được nhà trường khai giảng rồi, cuộc sống bây giờ của bà con rất khó khăn đặc biệt bây giờ bước vào năm học mới, con em đi học thì rất khó khăn về tài chính vì không biết làm gì cả”
Chia sẻ với chúng tôi, 1 em học sinh năm nay vào lớp 8 ở Quảng Bình cũng cho biết, em rất muốn được đi học, nếu chính quyền không hỗ trợ cho em được đi học thì em rất buồn.
Em Hải Yến chia sẻ “Con rất muốn được đi học, nếu mà phải nghỉ học thì con sẽ rất buồn.”
Cần chính quyền hỗ trợ
Trẻ em Làng Na, bên sông Son Quảng Bình. 
Thảm họa môi trường do Formosa gây nên có thể còn kéo dài hơn nữa, tuy nhiên trong gần 5 tháng qua thì nhiều ngư dân cho biết họ chỉ mới được chính quyền hỗ trợ 1 khẩu là 25kg gạo còn không có gì thêm, trong đó một số gạo hỗ trợ cho bà con ngư dân mà theo phản ánh của ngư dân ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh thì gạo đã bị mốc không thể ăn được.
Trong những ngày qua, nhiều ngư dân cũng cho biết là chính quyền các cấp đã họp dân lại để thống kê thiệt hại, lao động cũng như những nhân khẩu do Formosa gây ra để chính quyền đền bù về mặt tài chính, tuy nhiên đền bù như thế nào và khi nào sẽ có đền bù thì chính quyền lại không cho người dân biết.
Liên quang đến vấn đề giáo dục thì nhiều ngư dân cho biết việc này vẫn không thấy chính quyền nói gì.
Dân đang đòi hỏi chính quyền trả lời miễn, giảm học phí để con em đi học, mà không thì dân cũng đang có ý định cho con em nghỉ học.
- Chị Mai, Quảng Bình 
Trên trang mạng điện tử Eva số ra ngày 21 tháng 08 cho biết, tại kỳ họp hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị vấn đề về miễn, giảm học phí cho các con em chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa môi trường do Formosa đã bị đã bị bác bỏ và không được thông qua, theo đó sở giáo dục và đào tạo tình Quảng Trị cũng phát biểu 1 năm tỉnh có 1086 em học sinh bỏ học là chuyện bình thường, nên không có chuyện miễn, giảm học phí cho các con em của ngư dân.


Trên báo Lao Động số ra ngày 24 tháng 08 lại cho biết, ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình sở giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Bình đang có các xem xét để miễn, giảm học phí cho các con em của ngư dân.
Chị Mai cũng cho biết, dân đang đề nghị chính quyền miễn, giảm học phí cho các con em, nếu không dân sẽ cho các con em nghỉ học, tuy nhiên nguyện vọng của dân chưa được chính quyền trả lời, trong khi ngày nhập học đang gần kề.
“Dân đang đòi hỏi chính quyền trả lời miễn, giảm học phí để con em đi học, mà không thì dân cũng đang có ý định cho con em nghỉ học.”
Anh Hàn ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh cũng cho biết, chưa thấy chính quyền có động thái gì về việc hỗ trợ việc học cho con em cả.
“Không có gì hỗ trợ cả.”
Năm học mới đã gần đến, nhưng đó vẫn còn nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh, khi phải chuẩn bị 1 số tiền lớn cho con cái đi học trong khi hoàn cảnh hiện tại quá khó khăn. Dư luận cũng nói rằng, trước đây chính quyền Hà Tĩnh đã dành quá nhiều ưu đãi khi rước Formosa vào, nay cũng phải có nhiều ưu đãi cho các nạn nhân của Formosa đặc biệt là cho các em học sinh, sinh viên con em của các ngư dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của Formosa được đi học.
Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Thách thức niềm tin - 263.000 lao động bị ảnh hưởng từ vụ cá chết. Hàng triệu người rơi vào tình cảnh khó khăn. Riêng Quảng Bình thiệt hại trong năm 2016 ước khoảng 4.000 tỉ đồng, chưa kể các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, chưa kể thiệt hại của năm 2017, 2018, 2019 và nhiều năm sau nữa.



Sự việc nghiêm trọng đến mức các nhà khoa học ước tính phải vài chục năm môi trường mới hồi phục hoàn toàn.
Sự việc nghiêm trọng đến mức thủ phạm phải đền bù tới 500 triệu USD dù số tiền này mới chỉ là hạt cát giữa biển..
Thế mà, sau nhiều tháng ròng rã, hôm nay Hà Tĩnh nói rằng, hiện mới chỉ có Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh này họp kiểm điểm. Chỉ là kiểm điểm thôi sao?

Họp kiểm điểm, lại chỉ có một cá nhân là ông Đặng Bá Lục, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, nhận hình thức kiểm điểm khiển trách.
Tất cả những cá nhân còn lại, trong đó có cả ông Võ Tá Đinh, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh lại chỉ xin... rút kinh nghiệm!?
Quản lý nhà nước thì phải theo luật. Luật, chỉ có đúng và sai, không có cái gọi là kinh nghiệm. Rút kinh nghiệm là cái thứ gì vậy?


Quan chức Hà Tĩnh đang định thách thức dư luận à? Các ông đang định phá hoại lòng tin của người dân à? Đất nước này khốn khổ vì có những loại quan chức như vậy!
Trong khi đó, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thứ trưởng Võ Tuấn Nhân lại nhảy xuống tắm biển Quảng Trị và đứng thành hàng chụp hình đăng báo.
Những thứ dân không thèm tin nữa thì cứ lì lợm phơi mặt, phơi ngực, phơi bụng ra làm. Những điều dân trông chờ, để niềm tin có cái mà bấu víu, thì họ lại âm thầm rút kinh nghiệm với nhau. Lòng quan và lòng dân đã cách nhau trời vực mất rồi.

Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Xin kính mời các thi hữu xa gần cùng họa bài Qua Đèo Ngang, bản mới. Từ khi đề xuất cuộc họa thơ này, chúng tôi không hình dung lại được các cụ hưởng ứng mạnh mẽ đến như thế. Có thể mường tượng là các cụ khắp trong nam ngoài bắc đang chống gậy đến Đèo Ngang tụ tập một Hội nghị Diên Hồng của thời đại mới, với quyết tâm: Chống Tàu và đòi đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam. Xin gửi thơ họa bằng cách comments bên dưới, hoặc gửi về hộp thư: hdhkyanh@gmail.com

Qua Đèo Ngang - Đinh Bá Truyền

Bước tới Đèo Ngang bỗng trúng tà
Mù trời ống khói Formosa
Nghênh ngang Vũng Áng, Tàu ngàn đứa
Nhung nhúc Kỳ Anh, Khựa vạn nhà
Chất độc đen ngòm ô nhiễm biển
Cá tôm trắng phếu chết ra ma
Dừng chân đứng lại lòng tê tái
Một mảnh sơn hà đã thuộc Hoa.



Xin giới thiệu tiếp các bài họa:

Chùm bài họa của Lê Trọng Quân

BÀI 1

Bước đến Ðèo Ngang: Vụt trúng tà
Cỏ cây chết hết, chẳng còn hoa
Lom khom kiếm sống, dân hàng loạt
Tan tác, tìm ăn khắp mọi nhà
Vũng Áng trở thanh vương quốc ’"Khựa’’
Miền Trung sắp biến: Ðất Trung Hoa
Dừng chân nhìn ngắm: Trời, Non, Nước
Liệu có còn không: Tổ Quốc Ta !

BÀI 2

Bước tới Ðèo Ngang đang xế tà
Ðâu còn cây cỏ, đá và hoa
Lom khom dưới núi, người đoàn lũ
Lác đác ven sông xiêu vẹo nhà
Trí thức đau lòng kêu ’’Quốc…Quốc’’
Dân đen tuyệt vọng: gọi ’’Gia…Gia’’
Dừng chân, suy nghĩ : Vì đâu thế
Cứu nước cùng nhau - Chỉ chúng ta .

BÀI 3

Bước tới Ðèo Ngang đã chiều tà
Ðâu còn cây, cỏ, đá và hoa
Dân Việt bao phen thù uất hận
Giặc Tàu liên tục cướp nước ta
Bè lũ Việt Gian hùa bán nước
Bắc phương mua hết bọn lâu la
Ngắm nhìn Tổ Quốc lòng thắt quặn
Một mảnh tình chung ta với ta !

Bài họa của Trần Công Tam (Sài Gòn)

Qua Hà Tĩnh

Mới sáng mà sao cảnh chiều tà
Bầu trời ám khí Pho mô sa
Xót thương Hà Tĩnh, dân đà khổ
Rước phải Tầu Ngô, khốn vạn nhà
Biển đó, thuyền đây ngàn ngăn cách
Đất đây, nước đó vẩn xi - nuya (chất độc xianuya - thạch tín)
Chạnh lòng cám cảnh, buồn tê tái
Đất Mẹ bao giờ mới thoát Hoa.

Bài họa của Trần Công Khanh

Chính trọng ngân chính phải lụy tà
Cớn cong đanh đá cá chim sa
Rước voi cõng rắn vài mươi đưá
Quạnh bếp treo niêu mấy vạn nhà
Chỉ lối vạch đường hồn dâng quỷ
Tham vàng bỏ ngãi xác biếu ma
Lạc Hồng thiêm thiếp bao giờ dậy
Đốt pháo dựng nêu đón xuân hoa ?




PHỐ MỒ SA

Mãi mãi Đèo Ngang bóng xế tà
Người dân nhỏ bé khốn cùng sa
Khói đen mù mịt, toàn khí độc
Bệnh hoạn tìm thăm khắp mọi nhà
Đói nghèo xơ xác từng thôn xóm
Ho hen đói kém, sắp làm ma
Đừng hỏi ngày mai về đâu nhỉ
Giỗ tết còn không một nhành hoa



ĐÈO NGANG_ PHỐ MỒ SA


Có đến Đèo Ngang buổi xế tà
Ngàn dân than khóc, mưa lệ sa
Bếp lạnh không nồi, không củi lửa
Còn biết tìm đâu một mái nhà?
Con trẻ tha hương gầy nỗi nhớ
Cụ già thoi thóp, ai làm ma?
Lữ khách đau lòng quay trở gót
Còn đâu yên ấm, giấc mơ hoa?

Giặc đến từ đâu? Nặng khí tà
Bẫy ngầm, mưu hiểm, toàn dân sa
Cho hay giặc ủ từ trong trứng
Ai đem thù nước, ỉm trong nhà?
Một sớm đất bằng khơi dậy sóng
Non nước u buồn: bãi tha ma.
Bao giờ diệt hết quân thù đó
Cơ đồ tiên tổ, gấm thêu hoa.

Vận nước suy vi buổi xế tà
Đèo Ngang tung tác lũ yêu ma
Hại nước nào riêng mình tổng Cự
Lừa dân đâu chỉ mỗi thượng Hà
Biển chết, Thiên cầm đau trăm họ
Mất đất, Đông yên khổ vạn nhà
Bao giờ dân nổi can qua nhỉ
Cho đèo xanh mãi với cỏ hoa.

Đèo Ngang nay đã ám khí tà
Lù lù một đống formosa
Lô nhô cột khói tuôn mù mịt
Ngấm ngầm ống nước xả độc ra
Mặt đất đìu hiu người cô quạnh
Đáy biển hoang vu cá ra ma
Thuyền câu đắp chiếu như mộ gió
Quán xá then cài tựa nhà pha
Ai về Hà Tĩnh cho ta hỏi
Khi mô nơi ấy hết Hán Hoa.
.
Bài họa của Nguyễn Y

Đèo Ngang hiện đã rất lắm tà
Formosa đó chẳng sai ngoa
Kim Cự thực danh quân gian trá
Tuấn Nhân loài chó cất giọng ma
Kết cục phạt tiền vừa nửa tỷ
Hoàn thuế xem ra cũng bằng hòa
Phe nhóm hiện nguyên hình bán nước
Toàn dân hãy tỉnh cứu nước nhà

Bài họa thứ 3 của Lý Đức Quỳnh

Bài họa 3: NỖI ĐAU

Từ khi chọn thép,lũ gian tà
Xéo mãi dân lành,núm ruột sa
Bọn trẻ di cư trường bỏ lớp
Làng thôn giải tỏa núi thêm nhà
Phố sinh con hỏn lai thằng Khựa
Biển chết ngư trường hóa bãi ma
Đạo lý,đa kim dần phá sản
Bầy hầy rác rưởi,biết đâu hoa !
Lý Đức Quỳnh 13.8.2016.

Bài họa của Văn Cường

FORMOSA

Vũng Áng đìu hiu bóng ác tà
Chu Phàm móc ngoặc với Trung Hoa
Lôm nhôm dự án, Đàì xây cảng
Nhấp nhổm công nhân, Khựa dựng nhà
Cá chết, môi trường đầy độc hại
Dân buồn, xã hội lắm oan gia
Thu gom thủy sản làm khô mắm
Nghịch cảnh đau buồn, ta giết ta !

Bài họa của Đống Hoài Nam

ĐUỔI FORMOSA

Về qua Hà Tĩnh gặp lũ tà
Ngông nghênh tên gọi Formosa
Mù trời khói độc, đen lòng biển
Chất thải còn chôn khắp vườn nhà
Tàn diệt kiểu này dân Nam chết
Đất đai, trời biển hoá tha ma
Hỡi ơi dân Việt đừng cam chịu
Đồng lòng đuổi chúng cút về Hoa!

Chùm bài họa của bà LÝ LỆ TRÂN

Bài 1

Đường đến Đèo Ngang: Chính lộn Tà
Tử khí tuôn từ Formosa
Kỳ Anh, Vũng Áng đầy ’’chú hỏa’’
Đà Nẵng, Đèo Ngang ’’Khách’’ lắm nhà
Biển độc, cá tôm thi nhau chết
Đất lành con cháu sẽ thành ma
Dừng chân suy gẫm vì đâu tá
Tổ quốc nguy cơ thuộc giặc Hoa

Bài 2

Vũng Áng, Kỳ Anh sáng, chiều tà
Khí độc phun từ Formosa
Ăn phải, cá tôm chết đầy biển
Dân cư nhiễm độc sẽ ra ma
Hà Tĩnh, Thừa Thiên, cùng Đà, Quảng
4 vùng rồi sẽ thành tha ma
Dừng chân trăn trở cùng suy nghĩ­:
Đuổi sạch chúng đi - khỏi thành Hoa

BÀI 3

Từ Bắc vào Nam lúc chiều tà
Qua Kỳ Anh đến Formosa
Làm miếu, dân Tầu lơ láo ngự
Nghênh ngang lũ Khựa dựng xây nhà
Biển chết, sinh linh lần lươt tử
Dân lành trúng độc dần thành ma
Dừng chân ngắm biển, nhìn đất nước
Chung sức, chung lòng – sẽ thoát Hoa

Bài họa của Hoa Hồng Đen

Bài 1

Ai oán đèo Ngang buổi chiều tà,
Ngông nghênh hống hách lũ Fócma,
Nha sai.quan lại lo đục khoét,
Kế hiểm,mưu thâm hại nước nhà,
Kỳ Anh,Vũng Áng đang tan tác,
Biển cả vườn đồng bãi tha ma,
Cá chết_ rồi đây “ GÌ” chết tiếp,
Vua Hùng phẫn nộ: “Tống khứ Hoa”

Bài 2

Lẩn quất Đèo Ngang ám khí tà,
Giặc Tàu mưu kế diệt dân ta:
Vũng Áng-Kỳ Anh vùng yếu địa,
“Nỏ thần” nay thuộc Fóc-mồ -sa
Một lũ quan tham tiền và gái,
Bán đứng Ông Bà cả Mẹ Cha,
Đất Mẹ thân thương khẩn thiết gọi:
Đứng lên tống khứ lũ “Giặc Hoa”.



 GS. Lê Văn Đặng chuyển sang chữ Nôm.


Bài họa của Cụ Phạm Toàn:

Họa 1 – Đánh Dân Bênh Giặc

Bước tới Đèo Ngang gặp mã-tà
Canh phòng che chở Formosa
Lăm lăm khiên, gậy, vài ngàn đứa
Che chở bên trong Khựa vạn nhà
Thây kệ ngư dân đà mất biển
Thuyền úp phơi bờ hệt tha ma
Ngửa mặt hỏi Trời cao tím tái:
Khi mô tống cổ hết giặc Hoa?

Họa 2 – Trả lời Thanh Quan

Gặp chị Thanh Quan lúc xế tà
Chị hỏi chi mô Formosa
Lom khom ai đó vô vàn đứa?
Thưa chị: Tàu ô mấy vạn nhà
Sao chẳng thấy thuyền câu lướt biển?
Thưa chị thuyền bè đã ra ma
Ôi đất nước mình ai xơi tái?
Dạ, thưa: giặc cũ tên Trung Hoa!

Họa 3 – Tài-Môi qua Đèo Ngang

Cũng đến Đèo Ngang lúc xế tà
Xế hộp rúc vào Formosa
Lưng khom xin gặp vài ba đứa
Bị chúng đuổi xua giạt khỏi nhà!
Rón rén hỏi ăn con cá biển
Rằng ăn có muốn chết ra ma?
Thôi thôi thây kệ đời xơi tái
Xế hộp cho ta, biển cho Hoa!

Họa 4 – Kẻ Phàm ở Đèo Ngang

Họp báo Đèo Ngang đến xế tà
Tên Phàm đại diện Formosa
Báo hại nghển dài vài chục đứa
Tên Phàm nhếch mép sủa mấy nhà
Chọn thép, hay là chọn cá biển?
Chọn gì thì cũng “Tỉu nhà ma”
Đừng hỏi kẻ Phàm điều quan tái!
Vì ta đại diện cả Trung Hoa!

Họa 5 – Trách nhiệm ở Đèo Ngang

Quốc Hội bàn xuông đến xế tà
Kim Cự phải khai Formosa
Ký kết duyệt rồi dăm bảy đứa
Bôi trơn đâu chỉ đến một nhà?
Ngậm miệng mắc quai đành mất biển
Há mồm không khạc nổi xác ma
Để hận giống nòi đời tê tái
Đem dâng đất nước biếu người Hoa!

Bài họa của cụ Phan Tự Trí

TRỜI NGHIÊNG

Bao tháng Trời Nghiêng bóng chẳng tà
Chim còn đâu nữa để mà sa
Đau thương biển chết đau tan nước
Xót cảm cá tiêu xót nát nhà
Giày mả... bọn Tàu quân ác quỷ
Rước voi... bầy Lại lũ tà ma
Kỳ Anh Vũng Áng ... Ôi Cồ Việt
Không lẽ muôn đời chẳng thoát Hoa.

9-8-2016

Bài họa của cụ Đỗ Sanh

Đứng lặng Đèo Ngang mắt lệ nhòa,
Mịt mùng khói tỏa Focmoxa,
Còn đâu Vũng Áng_ Kiêu hùng Việt,
Kỳ Anh_ Mảnh đất của Ông cha,
Nhung nhúc quan tham đua bán nước,
Cùng bầy Tàu Khựa-_ lũ tà ma,
Hồn thiêng đất nước xin chứng giám,
Non sông _Đất Việt: sạch lũ Hoa

Hai bài họa của Cụ Hà Sỹ Phu:

HSP họa bài thơ “Tân Đèo Ngang” của Khuyết danh

Bài 1: ĐÈO CAO NHÌN RÕ CHÍNH TÀ

Tỉnh dạy mà phân chính với tà
Một thời gió táp với mưa sa
Lom khom nịnh thối dư ngàn đứa
Lẫm liệt danh thơm thiếu một nhà
Nhớ nước nên khơi lòng ái quốc
Thương nhà phải diệt lũ yêu ma
Nội phản-ngoại xâm giờ đã tỏ
Hết giặc vườn xuân mới nở hoa

Bài 2: CHỐNG TÀU KHỰA ĐỂ GIỮ TÌNH VIỆT- HOA

Lại tới đèo Ngang lúc xế tà
Một vùng Tàu Khựa sáng sao sa
Theo nghề, bám biển thưa vài chiếc
Thất nghiệp, rời quê chắc vạn nhà
Thòng lọng Thành Đô- mưu xích quỷ!
Môi trường Hà Tĩnh- bãi tha ma !
Chặn tay giặc cướp say Bành trướng
Đắp lại tình dân Việt với Hoa.

Bài họa của Cụ Phạm Đức Quý:

Bước tới Đèo Ngang nước mắt nhòa
Nhìn vùng nhượng địa Fomosa
Khói tuôn xám xịt tàn trăm họ
Nước thải đen ngòm hại bách gia
Tàu Khựa vạn thằng sang lập nghiệp
Dân Nam nghìn hộ chuyển đi xa
Cá tôm chết hết dân điêu đứng
Vũng Áng đâu còn đất của ta !

Bài họa của Cụ Đỗ Hoàng

ĐẾN ĐÈO NGANG

Bước đến Đèo Ngang gặp lũ tà.
Hung thần xuất hiện Formosa.
Tanh bành biển chết vung lời thét,
Tóa họa trời toi dậy tiếng la!
Hám bạc lũ quan mắc mẹo quỷ,
Tham tiền đám lại kẹt mưu ma!
Dừng trông thảm cảnh tan hoang nước.
Tai họa nghìn đời ! Vái cậy Cha!

Hà Nội ngày 9 – 8 – 2016
Đ - H

Bài họa thứ 2 của Cụ Cao Bồi Già

Bài họa 2: TRIỆT XỬ

Phải đem xử hết bọn tâm tà
Khiến cả dân mình máu lệ sa
Mầm tử lửng lơ treo vạn mối
Họa tai ngùn ngụt đổ muôn nhà
Bờ xôi đứt ruột thành bô rác
Biển bạc đau lòng hóa bãi ma
Giận kẻ bội vong giày mả tổ
Rước về một lũ quỷ…Trung Hoa !

CAO BỒI GIÀ
09-08-2016.

Bài họa của Cụ Thái Văn Đào

Qua Đèo Ngang

Một dải Hoành Sơn đã nhiễm tà
Phải đâu chỉ khói Formosa
Lô xô bến vắng thuyền gác mái
Thấp thoáng làng xa lưới xếp nhà
Vũng Áng biến xanh thành biển chết
Thiên Cầm cát trắng hóa tha ma
Nào ai rước giặc vào trong nước
Đất Việt ngàn năm thành đất Hoa.
 .
Chùm bài họa của các cụ chửa cho biết quý danh:
 .
Lãnh đạo nào đây ám phải tà
Mời Tàu đến dựng For mô sa
Độc dây cá chết phơi đầy bãi
Bệnh nhập dân mang rải mọi nhà
Vũng Áng sắp thành nơi tử địa
Kỳ Anh chuẩn bị bãi tha ma
Cha ông suốt bốn nghìn năm giữ
Nước Việt bây giờ bỗng hóa Hoa

Chả lẽ không hay bọn Khựa tà
Sao còn đi rước For mô sa
Thù xưa chỉ vảng ngoài biên ải
Giặc cũ giờ găm trước cổng nhà
Tôm cá phơi thây đà trắng kiếp
Dân tình rỗng ruột sắp xanh ma
Cha ông Bắc thuộc không làm được
Con cháu tiền nhiều chúng nạp ta

ĐAU VÌ HOA

Một dải Đèo Ngang đã ám tà
Vì trong một ổ Formosa
Thương thay Vũng Ánh hơn ngàn xóm
Khốn đốn Kỳ Anh cỡ vạn nhà
Cá chết bạt ngàn như trúng dịch
Người sầu vô tận tựa đưa ma
Dừng chân,cám cảnh, lòng đau xót
Nước Việt mình đây hay nước Hoa?

Họa bài “ Qua đèo Ngang”
Của Đinh Bá Truyên

Tới chốn đèo Ngang lúc ác tà
Lặng nhìn non nước lệ tuôn sa
Bầy Ngô mặt ngố toàn dân khựa
Chữ Hán bảng treo suốt dẫy nhà
Miệng lưỡi líu lô mồm “hảo hảo”
Cõi lòng chất chứa “Tửu nhà ma”
Hỡi ai rước tượng rày non tổ
Chớ bỏ giống nòi nhập giống Hoa.

Bài họa của cụ Phan Liên Khê

Bước đến Đèo Ngang gặp lũ tà,
Những thằng khốn nạn chiếm Hoàng Sa.
Thôn quê Vũng Áng nghìn tên giặc,
Phố xá Kỳ Anh vạn nóc nhà.
Đầu độc biển xanh, thâm tựa quỷ,
Thủ tiêu cá trắng, ác như ma.
Ngàn năm Hà Tĩnh dân thuần Việt,
Sao tới bây giờ thấy lắm Hoa?

9-8-2016
Phan Liên Khê
Thượng tá Cựu chiến binh

Bài họa của Cụ Đỗ Đình Tuân

Phải giữ môi trường

Hủy hoại môi sinh bọn ác tà
Độc từ Vũng Ảng thải tuôn sa
Tiêu vong thủy sản muôn nghìn tấn
Khốn khổ ngư dân ức vạn nhà
Dẫn quỷ vào nhà tham mở lối
Để đầu độc biển hóa tha ma
Nước non mình muốn còn đường sống
Phải giữ môi trường phải thoát Hoa

09/08/2016
Đỗ Đình Tuân

Bài họa của Cụ Nguyễn Y

Chẳng phải Đèo Ngang đã trúng tà
Mà rằng khắp cả Nước Nam ta
Đất liền Tục Lãm, Nam Quan đó
Biển khơi nỗi nhục Hoàng, Trường Sa
Quân Tàu xâm lấn miền biên ải
Nội giặc lăm le bán nước nhà
Hãy mong tỉnh ngộ toàn dân Việt
Góp sức chung vai cứu Sơn Hà.
.
Bài họa của Cụ Dien Nguyen

Chẳng tới Đèo Ngang cũng biết tà
Năm châu nhẵn mặt Formosa
Đỉnh cao tham dốt mời nó đến
Vũng Áng Kỳ Anh đuổi vạn nhà
Rác thải lén chôn, hư đất mẹ
Độc tuôn cống xả, biển tha ma
Dân tình gào thét đòi sống sạch
Dùi cui đáp lại, chớ đụng Hoa!

Bài họa của Cụ Thích Trường Xuân

Bước tới đèo ngang suýt trúng tà
Bởi vì xả thải của pho sa
Nghênh ngang lũ giặc chen làng xóm
Nhốn nháo quan tham lấn hiếp nhà
Xã tắc sao đành cho lũ quỷ
Sơn hà lỡ để mấy thằng ma
Cầu mong đoàn kết chung lòng lại
Đuổi thẳng bọn tầu giặc Trung Hoa.

Bài họa của Cụ Lương Quang Phiệt

Chớm đến Đèo Ngang đã trúng tà
Một vùng nhiễm độc Formosa
Kỳ Anh - Phố "Vẫy" kều nghìn đứa
Vũng Áng - Tàu sang phá vạn nhà
Mất nước đau lòng con cuốc cuốc
Tan nhà xót ruột cái gia gia
Biển Đông oán hận bè bán nước
Đất Việt căm hờn lũ sai nha

Bài họa của Cụ Hồ Hữu Liên

NGÀY ẤY ĐÂY RỒI

Lương tâm chẳng biết chính hay tà
Cấu kết cùng bè lũ Fọc-sa
Bán nước không màng, đau Tổ quốc!
Buôn dân chẳng kể, khổ nhà nhà!
Kỳ Anh lạnh lẽo như hang quỷ
Vũng Áng hoang tàn tựa bãi ma
“Quá tệ đỉnh cao” ngươi có biết:
“Dân cùng tất biến” Việt đơm hoa?

CÒN ĐÂU NON NƯỚC

Cảnh vật Đèo Ngang đã nhiễm tà
“Cỏ cây chen đá…”, lệ tuôn sa!
Còn đâu hùng vĩ trời Non Nước?
Thôi đã đìu hiu thảy mọi nhà!
Chiêu Thống, bọn bay như ác quỷ
Cận Bình, quân giặc tựa tà ma
Hãy thôi, đoàn kết muôn dân lại
Tống cổ ngay thì, bọn giặc Hoa!

Bài họa của cụ Hoành Trần

QUA ĐÈO NGANG
Quan đến Đèo Ngang bỗng trúng tà.
Khom lưng uốn gối bởi tiền sa,
Ngoài khơi biển chết không tôm cá.
Trên núi rừng hoang vắng cửa nhà.
Đau xót vì dân đà lạc địa,
Thương thay bởi chúng đã tàn gia,
Buồn cho đất nước nhiều tàu khựa,
Quen thói gian tham ức hiếp ta.
Hoành Trần
10/8/16
 .
Bài họa của một cụ chửa cho biết quý danh

Để tưởng nhớ Bà Huyện Thanh Quan, xin ghi ơn đời đời:
Những lúc chiều rơi, bóng xế tà
Lại nhớ Đèo Ngang, đá chen hoa
Nơi đây phảng phất hồn thi sĩ
Ôm ấp tình riêng với nước nhà
Người bao năm cũ còn vang mãi
Lời dặn thiêng liêng với quốc gia
Xin khắc ghi đây lời nguyện ước
Để người vui mãi cháu con ta.

Bài họa của cụ Lý Đức Quỳnh

TRÚNG TÀ

Ngư dân Vũng Áng trúng bùa tà
Điềm báo chẳng lành,cú vọ sa*
Hiện tại,trôi sông thuyền hết biển
Tương lai,dạt chợ cửa không nhà
Vì tham cán bộ chìa tay quỷ
Bởi lợi doanh nhân giở thói ma
Khiến kẻ cầu vinh ôm ghế nhục
To mồm nuốt sử: Máu và Hoa !
Lý Đức Quỳnh
10.8.2016

*Người xưa tin rằng con chim cú vọ bay lạc đậu vào trong làng xóm
là điềm báo chẳng lành:có chết chóc.

Bài họa của Cụ Hà Trần Công

Bước tới đèo ngang thấy lú già
Đội mũ tàu ngắm bản vẻ fomosa
Ngẩn mặt nhìn trời không thấy phán
Rảo bước run run cát trắng nhòa
Đứng yên nghe thằng phiên dịch nói
Chọn cá hay chọn thép của ta
Chỉ một trong hai không được cả
Vì nạn xả thải của người Hoa

Bài họa của các cụ chưa cho biết quý danh

Bước tới đèo Ngang tức nổ “cà”
Còn đâu lòng dạ cỏ với hoa
Mịt mù khói bụi trời Vũng áng
Tanh nồng nước thải biển Xuân hà
Cá chết trắng bờ thương ngư phủ
Chợ chiều hoang vắng tội thương gia
Ai bày thảm cảnh thê lương ấy
Đâu chỉ mỗi thằng For – mo – sa

Bước đến đèo ngang trong chiều tà
Vùng biển bốn tỉnh bãi tha ma.
Lom khom dưới núi Tàu một đống,
Nhốn nháo lúc nhúc Khựa 1 đàn.
Ai đã rước vào lũ Mo sa,
Để giày mả tổ của ông cha,
Chắc đô đã ngậm no đầy miệng,
Chỉ khổ cho dân của chúng ta.

Vua ngự đèo Ngang buổi xế tà
Hân hoan ngài đến Formosa
Mặc cha cá trắng phơi năm tỉnh
Kệ mẹ dân đen khóc vạn nhà
Cốt giúp bạn Tàu thành quỷ dữ
Lo gì dân Việt hóa thây ma
Ô hô! ba tiếng cười rồi khóc
Trời đất điên cuồng máu với hoa.

Quan cõng về đây một lũ tà
Dân nào chơi với đám yêu ma
Họa gieo dân chịu quan hể hả
Dân kêu, quan khiến lũ sai nha
Thảm thế, thảm hơn thì cứ thảm
Sá gì đất mẹ với mồ cha
Quan cứ quan sơi cho bằng hết
Cả đời quan liếm gót Trung Hoa.

Nhớ cảnh Đèo Ngang lúc xế tà
Một chiều nữ sĩ Huyện Thanh qua
Nơi đây bàng bạc hồn non nước
Mái nhà hơi ấm bếp lan ra
Làng quê nước tôi thanh bình lắm
Thấp thoáng hàng cau, bóng mẹ già
Thế rồi đau đớn, hoang tàn đến
Nên nỗi vì đâu? Fomosa

Đã hết Đèo Ngang lúc xế tà
Lời thơ đề khép giọt mưa sa
Vương vương bếp ấm chiều lên khói
Lẩn khuất hàng tre những mái nhà
Tiếng trẻ ê a vần quê mẹ
Đâu ngờ quê mẹ, bãi tha ma
Đứng lặng hồi lâu, buồn tê tái
Xa lắc những ngày quê gấm hoa.

Hai trăm năm trước ánh chiều tà
Lời thơ nữ sĩ như gấm hoa
Khoác lên trời đất màu lưu luyến
Mầu tím hoàng hôn, nỗi nhớ nhà
Có nhớ những chiều khơi lửa ấm?
Nực cười ai nhắc chữ quốc gia!
Hãy cứ ăn chơi và nhũng nhiễu
Dân cứ là dân, đâu phải ta!

Hà Tĩnh quê mình...thật xót xa
Bỗng đâu ôm họa Formosa
Thẩm định lờ mờ êm vài chú
Kiểm tra hời hợt ấm mấy cha
Môi trường ô nhiễm dân lãnh đủ
Chi giảm mỡ màu béo người ta
Ới cụ Nguyễn Du ông Trần Phú
Khôn thiêng vật chết lũ gian tà!

Bước đến đèo Ngang, mắt lệ nhòa
Đầy trời khói độc Fooc mo xa
Biển gần đã chết, Hoàng xa mất
Độc chất khắp nơi, khổ quá à
Thương thay dân Việt, nào nên tội
Họa giáng tai bay, khắp mọi nhà
Lòng dân quặn thắt, quan toàn mõ
Vơ vét chưa đầy, vẫn rước Hoa.

Khởi từ Đèo Ngang xuất khí tà
dân khổ cũng vì Formosa
bốn tỉnh mien Trung phơi xác cá
triệu người dân Việt tan cửa nhà
đất liền hải đảo đểu ô nhiễm
quan chức phường tuồng lại ranh ma
bước tới nơi này ta phải tính
bao giờ thoát được hoạ Hán Hoa ?

Bài họa mới của Cụ HỒ văn Thiện

VẾT NHỤC ĐÈO NGANG
(Bài họa mới)

Nghe nói Đèo Ngang hiện lắm tà
Phát sinh từ ổ Formosa
Thương gia giả dạng vào mua đất
Quan chức tham ăn vội bán nhà
Hiểm địa nước non nuôi tổ quỷ
Hải môn biển cả đón hồn ma
Dân giàu tỉnh mạnh đâu chưa thấy
Thấy nhục muôn đời rước giặc Hoa !

11-8-2016
Hồ Văn Thiện

Bài họa của Cụ Bửu Tùng

Phố Mồ Sa

Khắp nẻo người Nam hận lũ tà
Làng chài dựng bảng Phố Mồ Sa
Gieo mầm diệt chủng tràn lan chốn
Chặt gốc ngư dân vắng ngắt nhà
Khói độc mòn hơi bầu dưỡng khí
Đồ thừa đắp mộ bãi tha ma
Môi trường nước Việt quàng tang tóc
Bởi tội tày đình bọn chủ Hoa

10/8/2016

Còn nữa...
Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Tờ báo biếm hoạ Pháp nổi tiếng Charlie Hebdo cũng đang quan tâm đến những con cá chết oan ở miền Trung: Le Viet Nam, ses beaux poissons, ses magnifiques poisons - Việt Nam, những con cá đẹp với những chất độc tuyệt vời!


Hình một bàn tay tượng trưng cho bọn "tư bản Formosa" chìa con cá trước một người dân Việt có vẻ như "hết hơi sắp chết" : "Tao sẽ thay cá sống trong thiên nhiên của chúng mày bằng những con cá nhựa PVC....." !




Việt Nam đã trải qua các thảm họa chiến tranh với những làng da cam - dioxin và ngày hôm nay, nó là thảm họa môi trường. Chính quyền mô hình Mao-Stalin biến nước Việt Nam, theo con đường phát triển tư bản man rợ kiểu Trung Quốc, trở thành một bãi rác, sẵn sàng bán thân cho bất cứ nhà đầu tư nào chịu chi, bất chấp hậu quả.

Một ví dụ: Công ty Formosa, vốn Trung Quốc của Đài Loan, nổi tiếng làm nhựa có chất gây ung thư mở nhà máy thép ở Việt Nam. Nhà máy này thải chất độc ra biển Việt Nam từ lâu, ai cũng biết, cho tới khi cá tôm chết tràn lan. Đáng ngạc nhiên ở một nước không dân chủ, người dân ùa ra biểu tình với biểu ngữ: 'Chúng tôi yêu biển, yêu cá, yêu tôm. Formosa cút đi!' Và làm cho chính quyền sợ hãi đến nỗi lên TV khóc lóc xin lỗi xin rút kinh nghiệm. Formosa cũng cúi đầu xin lỗi và hứa hẹn đền tiền. Rút kinh nghiệm và đền bù chưa thấy nhưng có cái vẫn thấy là Việt Nam tiếp tục bán thân mình...'

Trong tiêu đề bài báo này có một trò chơi chữ (jeu de mots) giữa "poisson" (2 chữ "s"cá) và "poison" (1chữ "s"- thuốc độc) để nói về thảm họa môi trường ở 4 tỉnh miền trung VN. Ý nói : "những con cá trông đẹp vậy thôi, nhưng bị nhiễm độc chúng trở thành những liều thuốc độc tai hại" ! Cám ơn báo Charlie Hebdo.
 Người Kỳ Anh

THƯƠNG VỀ NƠI ẤY QUÊ TÔI
Kính tặng những người con đất mẹ Kỳ Anh
Cao Quang Vinh

Đi xa mong đợi ngày về
Chưa về mong nhận tin quê để mừng!
Mây bay mấy dặm mây ngừng
Mà sao mây lại vội vàng mây ơi?


Có bay qua chổ quê tôi
Kỳ Anh - Hà Tĩnh ? Gửi lời thương yêu!...
Quê xưa mỗi sớm, mỗi chiều
Biển cho tôm, cá...dập dìu chợ quê

Rau xanh, cây, trái sum suê
Tình người thân thiện, tràn trề niềm vui
Tin quê sao thấy ngậm ngùi
Bữa ăn thiếu cá? Cuộc đời khổ thay

Biển khơi sóng vẫn đêm, ngày
Nước xanh, cát trắng, hết say lòng người?
Biển kia đã nhiễm độc rồi
Cá tươi, mực nhảy... ai nguời dám ăn?

Dân tình lâm cảnh khó khăn
Hủ mắm, hủ ruốc... khi cần phải mua
Ngày xưa từ biển làm ra
Nay biển bị nhiễm xi a nua (cianua) mất rồi

Ngư dân nhìn biên bồi hồi
Lưới treo, thuyền đậu, buồn ơi là buồn!!!
Mong ngày sóng đẩy thuyền lên
Biển kia sáng lại ánh đèn khơi xa

Mong ngày hạt muối làm ra
Chắt chiu giọt nước biển nhà yên tâm
Mong mùi mắḿ, ruốc tỏa hương
Cá, tôm đầy chợ, bữa cơm ngon lành

Mong thời gian hãy trôi nhanh
Biển quê trở lại hiền lành như xưa
Mong sao chất thải trên bờ
Không mang độc tố, nhiễm vô hoa màu

Mong rằng mấy vị cấp cao
Hãy nghiên cứu kỹ, nông sâu cho tường
Đừng nghĩ: dân kém, coi thường
Bảo dân ăn cá, ăn tôm nhiễm chì

Dụ dân cứ tắm biển đi
Vì dân mắc bệnh, việc gì mấy ông???
Thôi thì tránh biển về sông
Bắt cua, bắt tép trên đồng kiếm ăn

Thời gian dài bảy mươi (70) năm
Biển mới hồi phục, biết ăn cái gi?
Quê mình lắm chuyện nhiêu khê
Trách ai sao rước Tàu về làm chi?

Tưởng rằng đuổi được đói đi
Quê lên Thành phố, ai dè khổ hơn!
Chửi cha cái bọn lú hồn
Đầu tư, phát triển mà quên môi trường

Bao gian khổ, đổ dân thường
Bao nhiêu thế hệ, gần đường ung thư
Thương cha, thương mẹ bây giờ
Thương con, thương cháu non tơ chung đường

Đây là bài học máu xương
Dân sinh - cuộc sống - môi trường - đầu tư./.
Tháng 8/ 2016, Cao Quang Vinh
Người Kỳ Anh

Quê Choa Plus - Người dân phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh hầu như không ai không biết đến câu chuyện thương tâm của “đôi vợ chồng làm cho Formosa, cả vợ cả chồng đều bị ung thư”.

Anh là Lê Văn Lâm (SN 1969) và chị là Nguyễn Thị Hương (SN 1970). Gia đình anh chị hiện sinh sống tại xóm Ngâm, tổ dân phố Thắng Lợi, phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Anh bị ung thư vòm họng, còn chị bị ung thư vú. Có điều đáng chú ý là cả hai vợ chồng trước đây đều từng làm nhân viên bảo vệ, trông coi một số trong hàng trăm kho hóa chất của tập đoàn Formosa ở Hà Tĩnh.

Anh Lâm kể, anh chị vốn là người phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, sinh ra, lớn lên và thành gia thất đều ở đây. Cuộc sống của người dân nơi đây gắn chặt với biển, họ chỉ làm các nghề liên quan tới biển như đi khơi, lặn, làm muối, buôn bán hải sản. Bản thân anh cũng theo tàu đánh cá nhiều năm, hoặc làm công nhân xây dựng bên Lào… Cho tới năm 2012, Formosa bắt đầu triển khai dự án ở Việt Nam, thì hai vợ chồng cùng vào làm cho một nhà thầu của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.



Chẳng ai biết chính xác tên của nhà thầu đó là gì; hai anh chị Lâm-Hương cũng chỉ biết đến họ với vài thông tin ít ỏi: Đó là MC5 - một công ty của Trung Quốc, chủ lao động làm việc trực tiếp với anh chị là một người đàn ông Trung Quốc tên Lưu Hán, tầm 35-36 tuổi. Công ty có phiên dịch tiếng Trung, tuy nhiên Lưu Hán cũng nói được tiếng Việt, hình như trước kia từng lấy vợ là người Việt Nam, sống ở Hà Nội, sau bị vợ bỏ.

Và tất cả thông tin chỉ có thế. Hai anh chị làm nghề coi kho cho MC5. Công việc của hai vợ chồng là trực đêm, trông coi một số container hóa chất, bốn ống khói và hai ống thoát nước (?) của MC5 trong khuôn viên Formosa, từ 6h tối mỗi ngày đến 6h sáng hôm sau. Lương tháng của anh là 9 triệu đồng, của chị 6 triệu. Cả hai đều không ký hợp đồng lao động, và thậm chí không có giấy tờ nào để chứng minh rằng anh chị từng là nhân viên làm việc bên trong Formosa. Họ cũng có đóng 200.000 đồng Việt Nam cho MC5, khoản đó được gọi là “bảo hiểm lao động”, nhưng chỉ chi trả cho những người bị tai nạn (ngã, va chạm…) trong lúc làm việc. Giấy tờ về khoản tiền này, MC5 cũng cầm cả, anh chị không được giữ.

Khoảng tháng 6/2015, chị Hương thấy đau ngực, khó chịu trong người, đi khám thì phát hiện bị ung thư vú. Chị báo lại Lưu Hán. Ông này, theo lời kể của anh chị, chỉ “à thế à mấy câu rồi lờ đi”, coi như không có trách nhiệm. Chị nghỉ việc, ở nhà chữa bệnh. Được vài tháng thì anh cũng thấy ù tai, váng đầu … và bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư vòm họng. Tới đây thì MC5 xong phần công trình ở Việt Nam và “rút đi đâu không rõ”, anh tiếp tục làm cho Formosa tới tháng 5/2016 thì buộc phải nghỉ vì sức khỏe đã quá yếu.

Từ khi phát hiện bệnh đến nay, anh Lâm và chị Hương đều đã qua vài đợt hóa trị; chị phải cắt bỏ phần ngực bên trái. Hai vợ chồng nằm nhà cả ngày, mỗi tháng lại đến Bệnh viện Trung ương Huế 1-2 tuần để tái khám và điều trị. Nhiều đêm, anh chị mệt và đau không ngủ được, nhưng cái đau về thể xác còn không bằng nỗi đau và lo buồn cho tương lai của ba đứa con. Con gái học lớp 10 đã bỏ học để ở nhà chăm sóc cha mẹ, còn cậu con trai đang học đại học ở Vinh cũng định bỏ nhưng anh chị không chịu, cứ động viên con cố gắng nốt ba năm nữa.

Chi phí chữa bệnh cho mỗi người giờ đã lên tới cả trăm triệu, trong khi hai vợ chồng không còn nguồn thu nhập nào. Tất cả chỉ trông vào số tiền dành dụm được từ trước tới nay, và tiền giúp đỡ của những người hảo tâm. Hội liên hiệp phụ nữ phường Kỳ Phương có một lần quyên góp tiền của người dân địa phương, giúp đỡ anh chị được hơn 23 triệu đồng; nhưng “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”, đến giờ hai vợ chồng thực sự chỉ ngồi nhà, chờ đợi... Mỗi lần có khách đến, anh chị ra nói chuyện với vẻ mặt thẫn thờ, lo lắng, và cứ nói được vài câu là chị lại rân rấn nước mắt: “Con người ta còn được đi học, con mình thì bỏ học vì cha mẹ…”.

Nhà thầu “MC5” nào đó mà anh chị từng làm việc, giờ đã rút về nước hoặc chuyển đi đâu không rõ. Formosa Hà Tĩnh thì càng chẳng một lời hỏi thăm – có lẽ họ cũng không biết đến hai người lao động bị ung thư này. Hai vợ chồng đã làm việc gần bốn năm trời bên trong Formosa, tiếp xúc với nhiều hóa chất, thậm chí như anh Lâm khẳng định, với nhiều lần rò rỉ hóa chất, mà không có một thứ gì để tự bảo vệ mình: Không quần áo bảo hộ, không trang thiết bị bảo hộ, không hợp đồng lao động, không một khoản phụ cấp nào ngoài lương, không bác sĩ, không kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh, không một chút thông tin cảnh báo hay hướng dẫn nào từ chủ lao động, và đương nhiên, không công đoàn.



Được hỏi, có nghĩ tới chuyện kiện Formosa để đòi bồi thường thiệt hại không, anh Lâm ngần ngừ: “Cũng khó, vì bảo hiểm lao động của họ chỉ chi cho những ai bị tai nạn, như là rớt, ngã hay va chạm gì đó thôi, còn chúng tôi bị bệnh”. Và, cũng không thể chứng minh căn bệnh ung thư của hai vợ chồng là do công việc coi kho hóa chất ở Formosa trực tiếp gây nên…

Đến giờ, có lẽ ai cũng đã thấy khoản tiền 500 triệu USD mà Formosa hứa bồi thường cho Việt Nam chẳng đủ bù đắp thiệt hại cho một thôn làm nghề biển ở Hà Tĩnh. Mà đấy là còn chưa kể tới thiệt hại của hàng chục nghìn dân địa phương không làm nghề biển, trong đó, có những người như vợ chồng anh Lâm - chị Hương này. Những người lao động không hợp đồng, không bảo hiểm, không thông tin… Ai bảo vệ quyền lợi cho họ?

* * *

Bạn đọc trong và ngoài nước, có lòng hảo tâm muốn giúp đỡ anh Lê Văn Lâm và chị Nguyễn Thị Hương, xin gửi về địa chỉ: 

Anh Lê Văn Lâm, xóm Ngâm, Tổ dân phố Thắng Lợi, phường Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. 

Hoặc về tài khoản của con trai anh chị là: Lê Công Tuấn, số tài khoản 711AC1006393, ngân hàng Viettin Bank.


Người Kỳ Anh - Sáng ngày 19/08/2016 người dân thôn Đông Yên xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh phát hiện hàng loạt con tôm chết dạt vào bờ. Ngư dân địa phương cho biết đây là loại tôm đất chuyên sống ở tầng đáy dài khoảng 3 cm/con.Tại bờ biển thông Đông Yên sát ngay bên cạnh nhà máy Formosa lúc buổi chiều ngày 19/8, nước biển đục ngầu khác thường. Người dân ở đây có báo chính quyền địa phương nhưng không thấy phản hồi.




Tại bờ biển Vũng Áng, ngay sát nhà máy Formosa lúc buổi chiều ngày 19/8 nước biển đục ngầu khác thường. Người dân đánh giá có thể do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến cho các lớp trầm tích độc hại dưới đáy biển bị khuấy lên làm tôm tầng đáy chết hàng loạt.
Người dân dùng tay trần nhặt tôm về cho gia cầm, gia súc ăn mà không biết độ nhiễm độc đến đâu, hậu quả về môi trường người dân miền trung gánh đủ!


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà kết luận, các kết quả cho thấy nước biển đang tốt dần lên, hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động du lịch, thể thao dưới biển... Riêng các câu hỏi về an toàn hải sản, cơ quan chức năng sẽ công bố khi có cơ sở khoa học chính xác, cụ thể.

Theo Bộ trường Trần Hồng Hà, mặc dù những công bố này chưa đạt được trọn vẹn mong muốn nhưng báo cáo này cũng là tín hiệu đáng mừng cho thấy diễn biến nước biển đang tốt dần lên, khả năng tự làm sạch đáng mừng của môi trường biển… Chúng ta khẳng định, môi trường biển miền Trung có thể tự làm sạch.
Các nhà khoa học cũng thận trọng trong vấn đề sức khỏe của người dân nên đã cân nhắc các yếu tố môi trường chưa giải thích được. Qua đó, khẳng định các hoạt động du lịch, thể thao dưới biển… đã hoàn toàn yên tâm, được chứng minh bằng các cơ sở khoa học xác đáng. Tuy nhiên, còn nhiều câu hỏi như vệ sinh an toàn thực phẩm, các căn cứ hôm nay là nền tảng để nghiên cứu tiếp theo. Bộ Y tế sẽ giám sát các khu vực đánh bắt, có những đánh giá chính xác hơn, thận trọng hơn. Bộ Y tế sẽ công bố khi có cơ sở khoa học chính xác, cụ thể.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho rằng, với sự nỗ lực của Bộ, ngành, chính quyền Hà Tĩnh, chúng ta hoàn toàn có thể giám sát về môi trường đối với Formosa, kiểm soát để không xảy ra hiện tượng tương tự, để vùng biển miền Trung mãi mãi an toàn.

Bình Luận
Có một logic rất đơn giản như thế này:
Họ nói nước biển đã tốt dần lên và người dân đã có thể kinh doanh du lịch, thể thao dưới biển. Nhưng riêng vấn đề hải sản đã an toàn chưa họ nói rằng sẽ công bố khi có cơ sở khoa học chính xác (tức chưa biết). Hải sản sống dưới biển, trong nước biển, và đó là môi trường sống của hải sản. Nếu không có cơ sở khẳng định hải sản đã an toàn chưa thì xin thưa cũng không có cơ sở để khẳng định nước biển nó an toàn hay không. Bởi vậy, người ta không thể nói rằng, cái ao đã sạch nhưng cá trong ao không biết có sạch không. Họ đang tự phủ nhận chính mình bằng một sự khiên cưỡng, bởi đã cố biến một hệ quả của điều không có, hoặc người ta không thể biết, trở thành sự thật mang tính khẳng định.

Phân tích theo mệnh đề toán học:
Ở đây tồn tại một mệnh đề kéo theo: Biển đã an toàn và có thể diễn ra các hoạt động dưới biển (A) => Hải sản không có cơ sở để nói an toàn (B). Mệnh đề kéo theo chỉ sai khi: A đúng (lấy giá trị 1) và B sai (lấy giá trị 0). Trong khi đó việc công bố tình trạng biển miền Trung lại rơi đúng vào trường hợp này. Nên những thông tin trên hoàn toàn tự nó bác bỏ và mâu thuẫn với chính nó, và từ đó tạo nên một vấn đề sai..

KẾT LUẬN: CÁ CHƯA ĂN ĐƯỢC!
Cá chưa ăn được, thì biển còn độc, ngư dân chưa ra khơi. Toàn bộ cuộc hội nghị hôm nay cho DÂN thông điệp đó. Chấm hết! Tóm lại: KHỞI TỐ FORMOSA, ĐÓNG CỬA FORMOSA. Dân Miền Trung hãy bảo vệ cuộc sống và cơ ngơi của tổ tiên mình!.

Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh - Trên facebook đang lan truyền một clip có nội dung, CSGT thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh một mình chạy theo, dừng xe tải tìm người quen. Nhân vật trong video là Nguyễn Hữu Vinh, một nhà hoạt động xã hội, anh vừa có một chuyến mang hàng cứu trợ cho bà con Vũng Áng nơi thảm hoạ Formosa. 10 giờ sáng ngày 16/8 anh đã ghi lại hình ảnh đồng chí Hoàng Văn Thông, đeo thẻ số 472-464 đã một mình bám theo một xe tải, nháy đèn, yêu cầu dừng xe.

Ảnh chụp clip

Tên Facebook Nguyễn Hữu Vinh viết:
Từng nghe về CSGT Kỳ Anh, Hà Tĩnh trên báo chí:
 - Hà Tĩnh: CSGT ‘trắng trợn’ yêu cầu chung chi tiền luật?
- CSGT huyện Kỳ Anh “lộng hành”, tự cho mình quyền riêng
Nhưng, chưa bao giờ mục sở thị. Hôm 16/8, chiếc xe chở hàng cứu trợ Ngư dân Vũng Áng đến ngã tư rẽ xuống, được mấy cây số thì một CSGT đi một mình nháy đèn bắt xe dừng lại. Mới đây, Thiếu tướng Trần Sơn Hà - Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông nói rằng người dân không được kiểm tra CSGT, chắc chỉ để các CSGT "kiểm tra" kiểu này thôi?


Cùng chia sẻ để cơ quan chức năng  điều tra xử lý, lấy lại niềm tin trong nhân dân, chứ nhân viên công vụ mà kiểu này, nhục mặt quá!
Người Kỳ Anh

Người Kỳ Anh -...Trông trời cho đến khi mô, mà nước ngoài khơi không nhiễm, thì xã trả lời với dân cho rõ ràng..., là lời tâm tình trong câu hát ví dặm của các bà, các cô, các chị Kỳ Hà. Kỳ Hà là xã có nghề làm muối ở thị xã Kỳ Anh. Trong đợt cá chết vừa qua, không chỉ ngư dân và chủ nuôi ngao ở đây bị thiệt hại mà bà con diêm dân cũng đang điêu đứng vì nỗi lo cả muối cũng đã nhiễm độc. Thanh niên, đàn ông trong làng giờ phải bỏ nhà, tha phương làm ăn, kiếm nguồn sống cho gia đình...

Sáng ngày 15/8/2016, hơn 4.000 bà con Quý Hòa, xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đi làm lễ ở giáo xứ xong đã diễu hành trong xã, trên đường đi lực lượng công an mặc thường phục, sắc phục nhảy vào cướp sạch băng rôn, biểu ngữ của người dân. Sau khi cướp sạch băng rôn, biểu ngữ, lực lượng công an đã đánh rất nhiều người dân bị thương, trong đó có một bà cụ 64 tuổi bị gãy tay, hiện đang điều trị tại bệnh viện Đa Khoa thị xã Kỳ Anh. Tuy nhiên phía chính quyền địa phương lại cho rằng việc người dân bị thương là do xô lấn nhau tự ngã chứ không ai đánh cả, tuy nhiên tiền viện phí của bà lại được công an xã Kỳ Hà chi trả.




Từ đó bà con từ xã kéo lên trung tâm thị xã để biểu tình, họ cầm những nhành cây thay cho biểu ngữ đã bị giật mất.


<

Đến chiều khoảng 3h người dân Kỳ Hà lên đến trung tâm thị xã, họ hô vang  yêu cầu Formosa cút khỏi VN, kể tội Nguyễn Tấn Dũng. Người dân đi từ Kỳ Hà lên UBND. Hình ảnh được chụp khi đoàn người đi qua nhà hàng Milano Pizza , tiến đến gần UB thì công an chặn dân lại không cho tiếp xúc với quan trên thị.

Chính quyền đã vi hiến! Thật khó hiểu là vì sao chính quyền lại ngăn chặn, đàn áp quyền hợp hiến của người dân.

Hồ Chí Minh từng nói: "Dân chủ là làm sao để dân mở miệng ra" mà biểu tình chính là cách người dân "mở miệng" để nói lên suy nghĩ, tình cảm, sự lo lắng, nỗi bức xúc của họ trước một vấn đề xã hội nào đấy. Biểu tình là một quyền cơ bản của công dân. Quyền ấy được thừa nhận trong hiến pháp Việt Nam và được tôn trọng ở các nước văn minh phát triển. Trong những cuộc biểu tình ở các nước văn minh, chính cảnh sát phải bảo vệ sự an toàn của người biểu tình. Vậy tại sao người biểu tình lại bị đàn áp, thậm chí bị đánh đập dã man ở Việt Nam. Mà biểu tình đòi quyền sống, đòi biển sạch là cuộc biểu tình có ý nghĩa hoàn toàn chính đáng, hợp lý của người dân. Thử hỏi có lý do nào chính đáng hơn thế.
Chúng tôi hiểu chính quyền Việt Nam sợ biểu tình vì môi trường sẽ phát triển thành một cuộc bạo loạn. Nếu NguoiKyAnh hiểu đúng thì nỗi sợ đấy của chính quyền là không có cơ sở. Nếu chính quyền lo sợ điều ấy thì tại sao họ không dùng nghiệp vụ chuyên môn để tách những thành phần kích động, có ý đồ gây bạo loạn nếu có mà lại vơ đũa cả nắm, rồi đàn áp tất cả mọi người. Nỗi sợ ấy thể hiện một sự yếu kém về tâm lý và cả về nghiệp vụ. NguoiKyAnh hy vọng thay vì chọn phương án "sợ hãi", chính quyền sẽ nâng cao năng lực của mình tốt hơn.


Những người dân cho biết, trong ngày đi biểu tình trong không khí ôn hòa, không chống đối, phá phách hay làm bất kỳ điều gì trái luật.
Chị Trần Mai Linh cho biết thêm:  Hôm đó là ngày lễ nghỉ, nên dân chúng tôi cùng nhau đi diễu hành chứ không phải mang tính biểu tình và làm gì cả. Dân chúng tôi tính đi một vòng quanh quanh rồi về không ngờ bi công an chặn đường và đánh đập dân, nên dân tức giận quá vượt qua mới lên ủy ban thị xã chứ lúc đầu họ đâu tính lên UB đâu. Đúng là công an tự gây rối và bày đàng (chỉ đường-PV) cho dân đó.

"DÂN CHẾT RỒI"
Các cuộc tuần hành vẫn tiếp tục, đó chính là ĐẤU TRANH SINH TỒN của người dân. Thể hiệ̣n tinh thần trách nhiệm của người dân với vận mệnh dân tộc đang nguy nan. Làm được điều này cũng là nhằm tránh được tội lỗi với con cháu giống nòi sau này. Thế hệ tương lai sẽ không trách cứ được họ, những người đã không bàng quang trước đại dịch ung thư đã trước mắt.



 Thay lời kết, xin dẫn lại lời bài hát, Trả Lại Cho Dân mà người dân Kỳ Hà đã hát vang trong clip trên:

Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn.

Trả lại đây cho anh quân nhân
Quyền được sống đời trai hùng
Quyền tự hào, tự tôn nòi giống
Là bảo vệ non nước Việt Nam
Là bảo vệ dân lành Việt Nam.

Trả lại đây quyền phúc quyết của toàn dân
Dân biết điều gì dân cần
Để tự do mưu cầu hạnh phúc.

Trả lại đây quyền chính đáng của người dân
Dân biết chọn gì cho mình
Cho thái bình non nước Việt Nam.


Trần Xuân tổng hợp và bình luận
Người Kỳ Anh

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget