Halloween Costume ideas 2015
tháng 6 2016
Afamily An ninh - trật tự An Ninh Thủ Đô Ảnh Đẹp Ăn Ngon Âm Nhạc Ẩm Thực Báo Chí Báo Công An Nhân Dân Báo Dân Sinh Báo Đất Việt Báo Giao Thông Báo Hà Tĩnh Báo Mới Báo Nông Nghiệp Báo Tiền Phong Báo Tin Tức Báo Tuổi Trẻ BBC Bí Quyết Bí Quyết Khỏe Và Đẹp Biển Chết Biển Đông Biển Kỳ Anh Biển Vũng Áng Bizlive Bói Vui bóng đá Bùi Mạnh Hùng Cá Chết Cá Gỗ Cafebiz CafeF Cafekubua Cảm Xúc Cảm Xúc Kỳ Anh Cao Quang Vinh Chăm Sóc Da Châu Á Chia Sẻ Chiến Tranh Chính Trị Chợ Kỳ Anh Công An Kỳ Anh Cộng Đồng Mạng Công Nghệ Cù Lú Cung Hoàng Đạo Cuộc Sống Cư Dân Mạng danviet.vn Dạy Con Dân Ca Nghệ Tĩnh Dân ca Ví giặm Dân Trí Diễn Đàn Diễn Đàn - Chia Sẻ Dinh Dưỡng Du Học Du Lịch Đại Kỷ Nguyên Đàn Ồng Đảo Sơn Dương Đặc Sản Kỳ Anh Đèo Ngang Đẹp Đẹp + Đẹp Mãi Kỳ Anh Địa Danh Kỳ Anh Điện Ảnh Đọc & Suy Ngẫm Đông Yên Đời Sống Eva Facebook Formosa Genk Gia Đình Giadinh.net Giải Trí Giáo Dục Giáo dục Kỳ Anh Giáo Dục Việt Nam Giao Thông Giới Tính Giới Trẻ Góc Chuyên Gia Góc Con Gái Góc Của Nàng Góc Nhìn Gương mặt Kỳ Anh Gương Mặt Trẻ Hà Chương Hà Tĩnh Hạnh Phúc Hay Hẹn Hò Hoa Hậu Hoành Sơn How To Hội Đồng Hương Kỳ Anh Hôn Nhân HUMANS OF KỲ ANH Huyện Kỳ Anh Infonet iSenpai Japan Times Kênh 14 Khám Phá Khoa Học Khoẻ Khỏe+ Khu KT Vũng Áng Kĩ Năng Mềm Kiến Thức Kinh Doanh Kinh Tế Kỳ Bắc Kỳ Giang Kỳ Hà Kỳ Hoa Kỳ Hợp Kỳ Khang Kỳ Lạc Kỳ Lâm Kỳ Lợi Kỳ Nam Kỳ Phong Kỳ Phương Kỳ Sơn ký sự pháp đình Kỳ Tân Kỳ Thư Kỳ Thượng Kỳ Trinh Kỳ Văn Kỳ Xuân Làm Đẹp Làm Giàu Làng Nghề Lao Động Lê Quyết Diễn Lịch sử Mai Phương Mạng Xã Hội Mầm Nhỏ Mẹ - Con Menzine Mẹo Chữa Bệnh Món Ăn & Sức Khỏe Môi Trường Mới Lạ Mùa Đông Mực nháy Nghệ Sĩ Nghiên Cứu Lịch Sử Ngô Sỹ Ngọc Ngôi sao Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Tiến Chưởng Nguyễn Xuân Lộc Ngư Dân Kỳ Anh Người Đô Thị Người Đưa Tin Người Kỳ Anh Người Lao Động Nhà Quản Lý Nhạc Biển Chết Nhạc Kỳ Anh Nhật Bản Nhịp Sống Trẻ Nikkei Asian Review Ô Tô Phan Đình Hoàng Quảng Phan Quang Phóng Pháp Luật Pháp Luật TP HCM Phim phong cách Phố Voi Phụ Nữ Phụ Nữ & Gia Đình Phụ Nữ Sức Khỏe Phường Kỳ Thịnh Qua Đèo Ngang Quan Hệ Quốc Tế Quang Tiến Quân Sự Quê Choa Xấu Xí Quốc Tế Rong Rêu (Võ Xuân Tùng) Rôn Vinh Sách Hay sáng tạo saostar Sex SGGP Online Soha Sống Sống Khỏe Sông Quyền Suy Ngẫm Sức Khỏe Sức Khỏe - Y Tế Sức Khỏe & Đời Sống Tạp chí Phái Đẹp ELLE Tạp Chí Sức Khỏe Tâm Sự Tết Quê Thành Công Thanh Niên Thanh Niên Online Theleader Thế Giới Thể Thao Thể Thao Văn Hóa Thị xã Kỳ Anh Thông Tấn Xã Việt Nam Thông Tin Từ Thiện Thơ Biển Chết Thơ Quê Hương Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Thời Sự Thời Trang Thương Về Miền Trung Tia Sáng Tiến Điển Tiền Phong Tiếng Nghệ Tĩnh Tín ngưỡng Tin Tức Tin Tức Kỳ Anh Tinh Hoa Tình Yêu Tóc Tôn Giáo Trần Hồng Quân Trần Khánh Cẩm Trần Xuân Tiến Tri Thức Trẻ Trí Thức Trẻ Tri Thức Việt Nam Trung Quốc Truyện - Bút Ký ... Trường Cấp III Kỳ Anh Trường THPT Nguyễn Huệ Tuổi Trẻ Tuổi Trẻ Online Tuyển Sinh Tư Liệu Tư Liệu - Tra Cứu Ung Thư Văn Hóa Văn Hoá Truyền Thống Video Video - Ảnh Video Sức Khỏe Vietfuture Vietnamfinance Vietnamnet VietQ VnEconomy VnExpress Võ Tú Võ Xuân Hùng VOV Vov.vn VTC News VTV Xã Hội XKLĐ Y Học Cổ Truyền Y học thường thức Y Tế Yêu Zing

Formosa đã nhận trách nhiệm về thảm hoạ cá chết ở miền Trung, chịu đền bù và nâng cấp về bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ của cộng đồng chúng ta là :

1/ Giám sát để tiền đền bù phải đến đúng địa chỉ, nhanh và đủ.

2/ Yêu cầu nhà chức trách (có tên cụ thể) phải cam kết thông tin đầy đủ minh bạch về đền bù, không để những kẻ trục lợi có dịp kiếm chác từ hơn 11 nghìn tỷ đồng bồi thường từ Formosa. Mọi thắc mắc phải được giải quyết nhanh chóng và công khai.

3/ Yêu cầu quy định, tiêu chuẩn chặt chẽ theo chuẩn quốc tế và có đơn vị giám sát chuyên biệt buộc Formosa thực hiện để bảo vệ môi trường, không thể tái diễn thảm hoạ, sự cố nào về môi trường nữa. Ông Trần Hồng Hà, Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phải cam kết trước chính phủ và dân chúng về điều này. Dân chúng và các nhà khoa học, chuyên gia có điều kiện để đề xuất, giám sát về việc chấp hành BVMT của Formosa và các cam kết của Tập đoàn này cùng Chính phủ.

Lãnh đạo công ty Formosa cúi đầu xin lỗi sau phát ngôn chỉ được chọn cá hoặc nhà máy. Ảnh: Đức Hùng

Nếu làm được như trên thì có lẽ nước chúng ta đã phát triển nhanh lắm rồi. Vấn đề là:
- Ai là người giám sát tiền đến bù và nếu có liệu có giám sát được không?
- Tiêu chuẩn môi trường ngoài cơ quan chức năng và các chuyên gia thì không ai có thể đủ chuyên môn đánh giá, nên việc yêu cầu tuân thủ mà không có giám sát thì chẳng giải quyết gì. Mặt khác, nếu các cam kết của thành viên Chính phủ mà có trọng lượng thì bộ máy nhà nước đã hoàn toàn khỏe mạnh chứ không bệnh tật như hiện nay.

Có cần thiết phải xem xét trách nhiệm của TBT Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo các bộ ngành và tỉnh Hà Tĩnh - Đi thăm Vũng Áng giữa những ngày Formosa gây thảm họa đặc biệt với môi trường - Nhưng im lặng không đả động gì đến thảm họa này, mà còn chỉ đạo "Formosa đã đi đúng hướng, cần đẩy nhanh tiến độ" ???
Đúng hướng nào ? Hướng gây ra thảm họa môi trường, triệt phá chiến lược kinh tế biển của Việt Nam, dự kiến chiếm 54 % GDP (hàng trăm tỉ USD mỗi năm)  ???

Về mặt pháp luật thì các bước như vậy là đúng, nhưng về môi trường thì cần phải đóng cửa nhà máy, khởi điểm là công nghệ không chấp nhận được, kể cả theo tiêu chuẩn Việt Nam, để xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn cần đầu tư số tiền rất lớn nữa, và điều đó là bất khả thi. Đóng cửa nhà máy là phương án tối ưu.

Mạng người không thể tính bằng tiền, chất nhiễm độc vào cơ thể bao đời mới hết, không những ngư dân 4 tỉnh miền Trung mà còn là nhân dân cả nước đều mang họa, bao nhiêu tiền là đủ đây. Đóng cửa F là điều nên làm trước tiên.

Công bố nguyên nhân cá chết mới chỉ là tuyên bố lâm sàng về nguồn bệnh, còn bản chất vấn đề là : bệnh nhân cần phác đồ điều trị và hiệu quả của nó thì… Có thể chính quyền chưa có giải pháp khả thi.
Người ta có quyền nghi ngờ chính Đảng cầm quyền và Bộ máy Nhà nước về Bản lĩnh chính trị, về Năng lực đối phó với khủng hoảng, hoặc cả hai.
Quan sát động thái của giới truyền thông đại chúng trong suốt thời gian xảy ra thảm hoạ, có thể khẳng định rằng : sự lúng túng của chính quyền đã bộc lộ hết những thuộc tính yếu kém của nó.

NHÌN SÂU XA FORMOSA KHÔNG PHẢI LÀ THỦ PHẠM VỤ CÁ CHẾT.

Việc Formosa thế nào cũng phải nhận tội thải chất độc ra biển và bồi thường cho Việt Nam đã được dự đoán trước. Chỉ có điều là nó không phải xuất phát từ chính quyền Việt Nam mà từ phía Đài Loan nơi có luật pháp và một thể chế chính trị dân chủ mà thôi

Tuy nhiên điều này vẫn chẳng có gì đáng mừng. Có chăng là vì dân Việt Nam đặt mục tiêu quá thấp nên chắc chắn khi thấy Formosa giương cờ trắng là thỏa mãn. Thật ra Formosa phải giương cờ trắng từ lâu lắm rồi chỉ vì dân Việt Nam quá hiền.vbb

Phải biết rằng ngay từ khi chấp nhận xả thải không qua xử lý ra môi trường họ đã chấp nhận chịu phạt. Vì số tiền phạt và hối lộ quan chức nhẹ gấp nhiều lần số tiền bỏ ra cho hệ thống xả thải (2 tỷ đôla cho hệ thống xử lí nước thải). Nay tòa án Đài Loan tuyên chứ không phải tòa Việt Nam thì số tiền phạt cũng chỉ tượng trưng cho có vì giữa Formosa và chính quyền Việt Nam đã có sự thỏa thuận ngầm. Nghĩa là anh đã nhận được tiền hối lộ của chúng tôi rồi thì không thể tham mà đòi hỏi nhận tiền phạt cao thêm. Nếu không chúng tôi sẽ khui bí mật của anh ra. Vì vậy cả hai bên sẽ chấp nhận một số tiền khoảng vài chục triệu USD bồi thường cho có với ngư dân VN mà thôi. Vì không ai tự lấy súng bắn vào chân mình.

Thủ phạm chính là thể chế độc tài, "luật là tao ,tao là luật" vì vậy vẫn còn đó, sống khỏe. Không Formosa này thì có Formosa khác. Chỉ khi nào người dân Việt Nam tách hẳn ngành tư pháp ra độc lập và có một tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình thì lúc đó thủ phạm đích thực mới bị đưa ra trước vành móng ngựa. Còn bây giờ chỉ là tạm chấp nhận phép thắng lợi tinh thần của chủ nghĩa AQ.

NGHỊCH LÝ Ở VIỆT NAM : MẤT CON BÒ NHƯNG ĐƯỢC BỒI THƯỜNG "CON MUỖI" ĐÃ VỘI MỪNG.

Có một chuyện rất lạ là Formosa gây ô nhiễm môi trường tại Việt nam nhưng vào Google đánh cụm từ:" Quốc hội Việt Nam yêu cầu Formosa bồi thường cho ngư dân Việt nam" thì chẳng thấy "Quốc hội Việt Nam" mà chỉ thấy "Quốc hội Đài Loan" làm điều này:
1/Nghị sĩ Đài Loan yêu cầu điều tra Formosa về vụ cá chết tại Việt Nam
- http://www.kinhtedothi.vn/quoc-te/ho-so-tu-lieu/2016/06/81034AD6/nghi-si-dai-loan-yeu-cau-dieu-tra-formosa-ve-vu-ca-chet-tai-viet-nam/
2/QUỐC HỘI ĐÀI LOAN YÊU CẦU ĐIỀU TRA FORMOSA GÂY Ô NHIỄM BIỂN Ở VIỆT NAM .
http://enternews.vn/quoc-hoi-dai-loan-yeu-cau-dieu-tra-formosa-gay-o-nhiem-bien-o-viet-nam.html
3/Nghị sĩ Đài Loan lên tiếng về Formosa: Bài học xương máu?
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/nghi-si-dai-loan-len-tieng-ve-formosa-bai-hoc-xuong-mau-3311738/

Điều này cho thấy vấn đề gì? Chính thể chế chính trị mới là quan trọng. Thể chế chính trị mới tạo ra một "quốc hội" đúng nghĩa lo cho dân, ngay cả khi đó không phải là dân nước mình, mà công ty vi phạm lại là công ty của nước mình. Khi không phải là một thể chế chính trị "vì dân" thì "quốc hội" sẽ là "quốc hại" và các đại biểu quốc hội đều ngậm miệng ăn tiền. Trách nhiệm này thuộc về nhân dân khi HĐND, Quốc Hội được dân bầu lên, đại diện tiến nói củ người dân.

Có vẻ như báo chí lề phải thì "bán cái" cho quốc hội và nghị sĩ Đài Loan vì sợ "đảng ta" trị tội làm cho "tan xác" như Mai Phan Lợi, trong khi đó lề trái và mạng xã hội FB lại cho đó là một thắng lợi sau những ba tuần xuống đường đổ máu, mồ hôi và cả nước mắt.

 Nhưng sự thực theo kết quả mà Formosa bồi thường tại Mỹ năm 2009 là chỉ 2,5 triệu USD và 10 triệu cải tạo môi trường thì cao lắm lần này Formosa cũng chỉ nhả khoảng vài chục triệu USD vì người có tư cách pháp nhân đòi hỏi quyền lợi tại tòa án Đài Loan sẽ là chính quyền chứ không phải dân Việt Nam.

Thế mà dân Việt nam đã tỏ ra phấn khởi trong khi đó do lỗi bất cẩn của phi công, tham nhũng trong quốc phòng hay do anh bạn vàng ám toán chỉ trong vài phút dân Việt đã ném 50 triệu USD xuống biển, 4 chuyến Su 30,Su 22 và CASA 212 là khoảng 200 triệu. Đó là chưa kể từ năm 2000 trở lại đây trực thăng rơi như sung rụng,tốn không biết bao nhân mạng và tiền của  http://vntinnhanh.vn/tin-24h/10-vu-roi-may-bay-tham-khoc-tai-viet-nam-467

Đó là chỉ tính riêng trong quốc phòng còn trên phạm vi cả nước mỗi năm Việt nam "dụt" xuống biển từ 20 đến 40 tỷ USD cho tham nhũng  và "chi sai".

Sự đời là thế mất một con voi hàng chục tỷ không thấy tiếc nhưng nhận lại một con muỗi vài chục triệu là mừng khấp khởi. Bởi lẻ tình trạng "cha chung không ai khóc"

Còn thể chế chính trị độc tài ngày nào thì người dân còn thua lỗ ngày đó. Chính sự "độc đảng" "độc tài" mới là thất thoát lớn nhất về tài sản của dân tộc Việt Nam.

http://thanhtra.com.vn/tin-tuc-chong-tham-nhung/trong-nuoc/gdp-190-ty-usd-mat-20-40-ty-usd-vi-tham-nhung_t114c1080n99548

CÒN AI TRỒNG KHOAI ĐẤT NÀY ?!

Ngày hai mươi chín, tháng sáu, năm hai ngàn không trăm mười sáu.
Thời gian ân hạn đã hết.

Chậm nhất là ngày mai – Cái ngưỡng cuối cùng của SỰ HÈN KÉM và BẤT LỰC, Chính Phủ phải tuyên bố thủ phạm diệt chủng Cá và toàn bộ sinh vật Bể Đông !

Kẻ thủ ác đã công khai thừa nhận từ lâu :
"Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi ! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”    

Thế nhưng – TỐI QUAN TRỌNG – tiếp theo sẽ là gì ?

Quan sát sự điều động các LỰC LƯỢNG VŨ TRANG với quy mô lớn về vùng Thanh – Nghệ trong mấy ngày qua cho thấy dường như Chính Phủ lại e ngại một điều hoàn toàn nằm trong THẨM QUYỀN của mình : THI HÀNH ÁN với FORMOSA !

Lực lượng vũ trang bao gồm Quân Đội Nhân Dân và Công An Nhân Dân sẽ bảo vệ ai ở Vũng Áng ?
Chắc chắn không phải là bảo vệ dân rồi, vì nhân dân chỉ cần cơm áo và tự do chứ cần gì cần gì xe thiết giáp và súng đạn ?

Vậy thì tại sao phải bảo vệ Formosa ?
Vì để ổn định bang giao với Đài Bắc chăng ? Không phải, “Giọt máu đào hơn ao nước lã”, Đảng và Chính Phủ vẫn “yêu” dân mình hơn.
Vậy đúng rồi “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. …

Tất cả điều đó nói lên điều gì ?

Rất có thể Bộ Công An sẽ không hoặc chưa Khởi tố hình sự đối với Formosa.

Đấy mới là điều đáng lo.

Kẻ ác vẫn tại vị ?!

Cái ác vẫn thắng thế ?!
Chính Phủ chưa hạ thủ được hẳn rằng phải có một nguyên nhân gì đó hết sức kinh khủng và tồi tệ.

Đó là gì ?
Lực lượng Chính nghĩa chưa thắng được Gian tà !

Biết nói gì nữa đây ?

Than ôi !!!

Chống tay ngồi ngẫm sự đời,
Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm !
(Không Lộ Thiền Sư).

29/6/2016, Nguyễn Xuân Chiến, Trần Vũ Hải, Trần Xuân Tiến
Người Kỳ Anh

Quặn lòng khi nghe thấy nỗi lo nhiễm độc giống nòi, con trẻ thất học, cuộc sống khốn khó trong câu hát dân ca. Thảm cực miền trung, một bài vè đã được lan truyền chóng mặt, chiỉ riêng Kỳ Hà đđã có hơn 300 bản được in ra. Mời các bạn cùng nghe và chia sẻ nỗi niềm của người dân miền Trung


THẢM CỰC MIỀN TRUNG

Xưa mần ô mần nại
Chiều về lại rất vui
Vui như đi lễ hội
Làng, xóm rất phấn khởi
Cá, mực lại rất nhiều
Cồn nác cạn lắm nghêu
Chiều sò về đầy bến
Ai ngờ thảm hoạ đến
Nuớc ô nhiễm môi trường
Tôm, cá chết thảm thương
Nghêu, sò, hàu chết cả

Cuộc sống nghề mần nại
Muối nhiễm nặng thuỷ ngân
Ăn vô thì độc hại
Hỡi những người mần nại
Sao không hại với trời
Mình không ăn được rồi
Bán làm rặng cứ được
Bán cho ai cứ được

Dân cầu mong Nhà Nước
Ngừng hoạt động Fosa
Khỏi cực khổ dân ta
Mang bệnh mà đau ốm
Đau phải lo tiền thuốc
Già cậy dựa vào con
Con không nghề bất hiếu

Bây giờ dân mồi hiểu
Đất thì bán Đài Loan
Nước xả thải tràn lan
Cả miền Trung chịu khổ
Toàn dân mình chịu khổ

Ai ai ơi có biết
Ai mấy đã nhiễm chì
Tôi nói thật điều ni
Ai không tin đi khám
Ai tin rồi đi khám

Ôi Đảng ôi Nhà Nước
Hãy lo liệu làm sao
Phải tính toán thế nào
Cho dân mình được sống
Cho toàn dân được sống

Lo cho con cho cháu
Học hành lại dỡ dang
Cha mẹ thì nghèo nàn
Biết lấy chi con học
Biết lấy gì con ăn học
......
(Còn tiếp ... Chờ đón bản chính thức nhé)

......

Bản đọc vè Kỳ Anh (demo)

Người Kỳ Anh

Thêm 1.000 ha đất Vũng Áng sẽ được giao cho một công ty Đài Loan đã... giải thể.


Như chúng tôi đã thông tin trong bài Sau Formosa, một doanh nghiệp ma Đài Loan đầu tư 2,5 tỷ USD xin 1.000ha đất tại Vũng Áng về sự không rõ ràng của công ty chủ đầu tư và nghi án rửa tiền. Xác suất lớn là trước làn sóng người Việt chống bành trướng Bắc Kinh ở mọi lãnh vực, trong đó có lãnh vực thống trị về kinh tế, Trung Quốc đã sử dụng một công ty Đài Loan đã giải tán, dùng nó như là một vỏ bọc Đài Loan để xâm nhập vào Việt Nam...


*
Chính quyền Hà Tĩnh đã thông qua chủ trương chấp thuận cho một công ty được cho là của Đài Loan sử dụng 1.000 ha đất tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Công ty này mang tên Wei Yu Engineering sẽ phát triển những dự án bao gồm dự án chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm và xây dựng cầu cảng với vốn đầu tư là 2,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, dựa vào những thông tin tại các trang web chuyên nghiệp của Hong Kong về các công ty thì Wei Yu Engineering Group Company Limited đã  giải tán - dissolved!

Việc giao 1.000 ha đất do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh đề xuất và cho rằng đây là những dự án quy mô phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư, thu hút lao động của tỉnh nên đã đệ trình dự án này lên tỉnh. 

UBND Hà Tĩnh đã đồng ý trên nguyên tắc và cho biết có thể đáp ứng được yêu cầu này. UBND Hà Tĩnh cũng cho biết là sẽ cho phép Wei Yu khảo sát, lập dự án để UBND đệ trình lên các bộ phận có thẩm quyền để thông qua, đồng thời ủng hộ dự án bằng cách đề nghị các ban ngành hỗ trợ Wei Yu.

Công ty Wei Yu dự trù sẽ phát triển ngành chăn nuôi gia súc như heo, gà, sản xuất trái cây, rau, chế biến thực phẩm và xây dựng 5 cầu cảng tại Vũng Áng. 

Điểm cần ghi nhận là trong số 1.000 ha đất này, Wei Yu sẽ sử dụng 80 ha để xây văn phòng và ký túc xá cho các nhân viên điều hành và công nhân Tàu; đồng thời, cho đến nay trong báo cáo đầu tư của Wei Yu vẫn chưa nêu rõ những biện pháp để bảo vệ môi trường.

Công ty Wei Yu đã giải tán!

Theo các dữ liệu đăng tải trên mạng thì công ty này được thành lập vào ngày 12 tháng Hai năm 1999. Đến ngày 15 tháng Hai năm 2002 thì đóng cửa. Tình trạng (status) liệt kê là "Dissolved".


https://www.hkgbusiness.com/en/company/Wei-Yu-Engineering-Group-Company-Limited




http://www.hongkongcompanylist.com/wei-yu-engineering-group-company-limited-yceopy/#.V21Dl5N96b8



https://opencorporates.com/companies/hk/0667520





http://hk-info.com/wei_yu_engineering_group_company_limited/1332480/

Những thông tin trên đến từ những trang Web chuyên nghiệp về dữ kiện các công ty.

DISSOLVED và NO DATA, NO DATA, NO DATA... 

Giải tán! Địa chỉ: không có! Điện thoại: không có! trang Web: không có! Email: không có! 

Đây là một công ty dự trù sẽ "đổ" vào Vũng Áng số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD!!!???

Xác suất lớn là trước làn sóng người Việt chống bành trướng Bắc Kinh ở mọi lãnh vực, trong đó có lãnh vực thống trị về kinh tế, Tàu cộng đã sử dụng một công ty Đài Loan đã giải tán, dùng nó như là một vỏ bọc Đài Loan để xâm nhập vào Việt Nam.

Wei Yu Engineering Group Company Limited: đây là 1 công ty Đài Loan đã chết. Một công ty ma. Một xác Đài Loan được cho sống dậy mang hồn Trung Quốc.

Cũng cần nhắc lại, khu kinh tế Vũng Áng là nơi các doanh nghiệp Tàu đang ồ ạt tập trung vào. Đứng đầu là Formosa với số vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là 10,5 tỷ USD và công ty này đang được xem là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường biển dẫn đến hàng loạt cá chết. Cho đến nay, các nhà đầu tư Tàu đã đổ vào Vũng Áng tổng cộng gần 29 tỷ USD. 

24.06.2016 
Những cảnh báo đau đớn của Lão Gàn mấy năm trước đã vận đúng vào những gì đã và đang xảy ra cho nhân dân Kỳ Anh, bài học xương máu với Formosa có lẽ vẫn không và chẳng bao giờ đánh thức được con tim và lương tâm những quan chức lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh vì những lợi ích gắn bó với những dự án dành cho người Trung Quốc của họ, và vì chế độ cha truyền con nối nên hậu duệ của những lãnh đạo Hà Tĩnh không thể làm khác với cha anh họ.
Nếu nhân dân Kỳ Anh không tự thức tĩnh mà vẫn tiếp tục hoan hỉ với những cọc tiền đền bù giải tỏa và những lời hứa hẹn của chính quyền để giao thêm 1000 ha đất cho người Tàu nữa thì tương lai Kỳ Anh sẽ biến thành một đặc khu của người Tàu, và con cháu của nhân dân Kỳ Anh sẽ không còn đất cắm dùi. Bởi sau 1000 ha này sẽ đến 1000 ha khác và cứ thế những làng người Tàu sẽ lấn dần.
Với người Tàu như thế là đã quá đủ, hãy dừng lại đi, muộn rồi. đừng bao biện về tình hữu hảo 4 tốt với 16 chữ vàng nữa.
Lão phản đối bất cứ dự án nào giao cho người Trung Quốc không riêng ở Hà Tĩnh mà trên cả đất nước này.
Lão Gàn chỉ mong có thế thôi, hy vọng người dân Kỳ Anh hiểu cho nỗi lòng của lão. - Nhà thơ Nguyễn Xuân Lộc.

Người Kỳ Anh




Tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản cho phép Công ty Wei Yu Engineering (Đài Loan, Trung Quốc) khảo sát, lập dự án đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng. Trước đó, phía doanh nghiệp đã có đề xuất đầu tư 2,5 tỷ USD tại đây với dự án chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm có tổng vốn 1 tỷ USD và dự án cảng biển là 1,5 tỷ USD. (Theo VnExpress)


Theo tìm hiểu của Người Kỳ Anh, không tìm thấy thông tin về công ty này tại Đài Loan cũng như Trung Quốc dù với vốn đầu tư lớn đây dường như là 1 công ty lớn tại Đài Loan. Tuy nhiên có khả năng là môt trong hai công ty trong ảnh này. Hai công ty này có trụ sở tại Đài Loan và hoạt động kinh doanh cả tại Trung Quốc, nghành nghề hoạt động là nhựa, hoá chất, thiết bị công nghiệp, xây dựng... Nói chung là với vốn khủng và xin thuê đất lớn nhưng chủ đầu tư có thông tin không rõ ràng, trên truyền thông Việt Nam chỉ  duy nhất là tên công ty. Như chúng ta đã biết Formosa đang dính nghi án chuyển giá trốn thuế, trong hồ sơ Panama papers, chủ sở hữu trực tiếp của Formosa Hà Tĩnh được thành lập tại thiên đường thuế, rửa tiền Cayman


Từ Dân trí cho hay, UBND tỉnh Hà Tĩnh đang xem xét tờ trình của Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD (Đài Loan) về đề xuất thực hiện các dự án vào lĩnh vực chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm và dự án cảng biển tại Khu kinh tế Vũng Áng, với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD. Nếu được chấp thuận, đây sẽ là “ông lớn” thứ hai của Đài Loan sau Tập đoàn Formosa đầu tư vào Vũng Áng.
Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, Công ty Wei Yu Engineering Co, LTD (Đài Loan) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất thực hiện các dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng bao gồm dự án đầu tư sản xuất vào lĩnh vực chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm và dự án cảng biển.

Theo đó, dự án cảng biển được nhà đầu tư này đưa ra có tổng mức đầu tư là 1,5 tỷ USD; dự án chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm có tổng vốn đầu tư dự kiến là 1 tỷ USD.

Cụ thể, Wei Yu Engineering sẽ xây dựng các cầu cảng tại cảng Vũng Áng và khu hậu cảng diện tích 96,8 ha; phát triển tổng hợp ngành nuôi trồng như chăn nuôi lợn, gà, sản xuất rau quả với diện tích khoảng 800 ha; xây dựng các nhà máy như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, nhà máy chế biến bột mì, nhà máy chế biến dầu ăn, nhà máy chế biến thịt, nhà máy đông lạnh thực phẩm dự kiến đặt tại Khu công nghiệp Phú Vinh, thuộc Khu kinh tế Vũng Áng.

Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ xây dựng nhà điều hành và ký túc xá cho các chuyên gia, kỹ sư với diện tích 80 ha.

Wei Yu Engineering cam kết sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam và quốc tế.

Sáng 23/6, trao đổi với PV Dân trí về đề xuất này của Wei Yu Engineering, ông Dương Tất Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, UBND tỉnh Hà Tĩnh đang xem xét tờ trình của nhà đầu tư này. Theo ông Thắng, một trong những vấn đề mà tỉnh đặc biệt quan tâm trong quá trình xem xét tờ trình của Wei Yu Engineering là tác động của dự án đến môi trường, vì trong số các lĩnh vực mà doanh nghiệp này đề xuất thì chăn nuôi có quy mô đầu tư rất lớn.

Trên cơ sở đó, theo ông Thắng, UBND tỉnh đã giao cho các Sở, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Tài nguyên và môi trường, Khoa học công nghệ, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh… nghiên cứu kỹ đề xuất dự án của Công ty Wei Yu Engineering tham mưu, đề xuất phương án xử lý bằng văn bản, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/6.

Ngoài ra, tỉnh cũng cho biết cảng Vũng áng được quy hoạch xây dựng 11 cầu cảng, hiện đã có 6 cầu được đầu tư xây dựng còn lại 5 cầu cảng số 7, 8, 9, 10, 11 chưa có nhà đầu tư. Công ty Wei Yu Engineering xin đầu tư nốt 5 cầu cảng còn lại là phù hợp với quy định. Đồng thời, với dự án phát triển nuôi trồng đã được phê duyệt.

Dù băn khoăn với nhu cầu sử dụng đất quá lớn của phía nhà đầu tư Đài Loan, song Hà Tĩnh cho biết vẫn có thể đảm bảo đáp ứng. Cụ thể, phía Wei Yu Engineering đề xuất khu hậu cảng lên tới 96,8ha trong khi quỹ đất hiện chỉ còn 50ha. Các khu nuôi trồng nhà đầu tư đề xuất 800 ha, theo quy hoạch tỉnh diện tích chăn nuôi là 6.000ha hiện chỉ còn 1.000ha nuôi lợn, nhưng lại phân bố rải rác trong khu dân cư, các điểm chăn nuôi có diện tích nhỏ lẻ dưới 50ha.

Hà Tĩnh có thể đáp ứng 80ha để đặt các nhà máy tại Khu công nghiệp Phú Vinh và nhà điều hành, ký túc xá chuyên gia.

Những năm gần đây, Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) là điểm đến được nhà đầu tư Đài Loan ưa thích. Từ năm 2012, Tập đoàn Formosa cũng đầu tư mạnh vào sản xuất thép tại đây với tổng vốn dự kiến 28,5 tỷ USD, hiện sắp hoàn thành giai đoạn I, giải ngân 10,5 tỷ USD. Tuy vậy, bản thân dự án này cũng đang gây tranh cãi sau nhiều vụ việc trong những năm qua gây ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, môi trường...

(Người Kỳ Anh) Cá và hệ sinh thái biển thuộc lãnh thổ Việt Nam bị giết hại, thi thể được phát hiện đầu tiên từ vùng biển Vũng Áng – Hà Tĩnh vào rạng sáng ngày 06/4/2016 với tình trạng và số lượng khủng khiếp. Một tội phạm “không tưởng và bất nhân” đã hoàn thành !  Tội phạm đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vượt xa dự liệu của pháp luật hình sự. Nó đã vượt qua mọi giới hạn của Tội phạm học.  Đó thực sự là Thảm hoạ kinh hoàng cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Có thể nói, nó còn đáng sợ hơn cả thảm hoạ 11/9 đối với nhân dân Mỹ.
 

Nó tác động đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ miếng ăn trong bữa cơm đạm bạc của người nghèo đến nhu cầu du lịch giải trí của tầng lớp trung lưu, từ thu nhập của một ngư dân đến GDP của đất nước !  
Tất thảy – phàm là con dân Việt sống trên lãnh thổ Việt Nam – đều cảm thấy bức xúc và tự nhận thấy mình có trách nhiệm góp phần giải quyết thảm hoạ này !
Tại sao cơ quan chức năng vẫn im lặng đến kinh ngạc như vậy được ?
Có lẽ,
Họ đã tìm ra nguyên nhân từ lâu.
Nhưng…
Vì sao chưa công bố nguyên nhân cá chết ?
Có lẽ…
Công bố nguyên nhân cá chết mới chỉ là tuyên bố lâm sàng về nguồn bệnh, còn bản chất vấn đề là : bệnh nhân cần phác đồ điều trị và hiệu quả của nó thì…
Có thể chính quyền chưa có giải pháp khả thi.
Người ta có quyền nghi ngờ chính Đảng cầm quyền và Bộ máy Nhà nước về Bản lĩnh chính trị, về Năng lực đối phó với khủng hoảng, hoặc cả hai.
Quan sát động thái của giới truyền thông đại chúng trong suốt thời gian xảy ra thảm hoạ, có thể khẳng định rằng : sự lúng túng của chính quyền đã bộc lộ hết những thuộc tính yếu kém của nó.
Những người lính quả cảm, những anh hùng chống Pháp, chống Mỹ, thống nhất đất nước, chống Tàu, những người mang hào khí ngất trời khi xưa “Ra đi hai bàn tay trắng / Trở về một cõi Giang San” hãy còn đó…
Đứng trước hoạ “diệt chủng” này mà không mảy may xúc động, phẫn hận, và tuyệt không có kế sách gì sao ?
Hàng triệu ngư phủ, diêm dân suốt một dải Miền Trung đã thất nghiệp, đang rất đói, rất bức xúc…
Ngành kinh doanh ẩm thực, du lịch, khách sạn ven biển đang nếm trải những tháng ngày ế ẩm và tương lai thì hết sức mù mịt…
Trong thực đơn hàng ngày của chúng ta đã mất đi những món ăn ưa thích từ Hải Sản, sự đe doạ chết người bắt đầu đến từ những thứ không thể thiếu với người Việt cả ngàn đời nay : muối biển và nước mắm…
Trong kỳ nghỉ hè của con trẻ, bậc cha mẹ không còn dám dẫn hậu duệ của mình đến những danh thắng Miền Trung để Tắm Biển nữa…
Cái nguy hiểm nhất là nó có thể chặn đứng và phá hoại Đại sự xây dựng kinh tế biển của chúng ta. …
Chúng ta không cần thép để rèn đinh đóng lên nắp quan tài của mình !
Nhân dân sẽ rèn cuốc, xẻng để đào mồ kẻ thủ ác đã gây đại hoạ cho mình, sẽ luyện đinh câu rút để gim kẻ phá hoại vĩnh viễn vào trang sử đau thương của Dân tộc.
Chúng ta cần có một cuộc sống bình thường trong hoà bình !
Với tư cách là một công dân và là một cựu chiến binh, tôi xin đưa ra kiến giải của mình, rất mong được các nhà hữu trách tham khảo, xem xét, giải quyết; rất mong được các đồng môn, các nhà khoa học, bạn hữu cùng góp ý, chia sẻ. …
“Thảm hoạ cá chết” liên quan đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, và, dưới góc độ pháp lý là một “rừng” những văn bản pháp quy, văn bản hành chính, các sự kiện, các yếu tố, những hành vi bao trùm một hệ thống cơ quan nhà nước liên quan như Đầu tư, Xây dựng, Ngư nghiệp, Công thương, Hải quan, Thuế vụ, Môi trường, thậm chí cả Ban Tôn Giáo…, gồm một không gian rộng lớn gần như ôm trọn cả lãnh thổ Quốc gia và trải dài qua một thời gian cả chục năm giời.
Khả năng nào được cho là phù hợp nhất khi chúng ta xử lý vấn đề phức tạp này ?
Xin thử phân tích :
Trước hết, hãy cứ thẳng thắn nhìn nhận, rằng, xét trong bối cảnh hiện hữu, Formosa là nghi phạm chính.
THƯƠNG LƯỢNG.
Phương án này là bất khả, bởi Chu Xuân Phàm đã đuổi chúng ta ra khỏi Bàn Đàm Phán bằng Văn bản số 3215/GP-BTNMT, khi hùng hồn tuyên bố : "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi ! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”
Đó là một khẳng định thẳn thắn và minh bạch, nhưng cũng đầy thách thức và đe doạ, khi họ Chu như gián tiếp tuyên bố, Rằng, họ đã có trong tay “Giấy phép Tử Thần”.
Giấy phép xả thải số 3215/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường cấp cho Formosa do Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai ký ngày 11-12-2015.
 
 
Họ Chu đã coi Văn bản này như “Lá Bùa Hộ Mệnh” cho Formosa !
 
Điều đó chưa hẳn là không có cơ sở.
Bởi, Formosa được phép xả nước thải ra vịnh Sơn Dương với khối lượng 45.000 m3/ ngày đêm và với hàm lượng :
+ Xyanua : cao gấp 58,5 lần;
+ Cadimi, Crom 6+ : vượt quá 11,7 lần,
+ Thủy ngân : 2,34 lần,
+ Tổng Phenol : 19,5 lần,
+ Tổng dầu mỡ : khoảng 23,4 lần; so với giá trị giới hạn của nước biển theo Quy chuẩn QCVN 10-MT:2015/BTNMT !
 
 
Với liều lượng độc tố như vậy thì hệ sinh thái biển khó tồn tại được.
Nhưng Thảm hoạ xảy ra từ ngày 06/4/2016 tại Biển Miền Trung thì khả năng liều lượng đó chưa đạt tới kích cỡ khủng khiếp như vậy.
 
HÀNH CHÍNH.
(Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường).
Pháp luật hành chính trong trường hợp này gần như vô tác dụng và cực kỳ khó để xử lý rốt ráo.
Cụ thể :
+ Phạt tiền.
Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
+ Phạt bổ sung.
Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với : Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; (tối đa 24 tháng).
+ Khắc phục.
- Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Chúng ta sẽ gặp rắc rối to khi Formosa trưng ra Văn bản 3215/GP-BTNMT và sử dụng mọi thủ đoạn để chứng minh rằng họ đang tuân thủ Pháp luật Việt Nam, và, cuộc tranh cãi tố tụng nhiêu khê đó, với sự lèo lái pháp lý của đám luật sư chuyên nghiệp sẽ kéo dài bất tận.
Trong trường hợp tệ hại nhất – Tố Ngược – Formosa có thể Khởi Kiện cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo LUẬT ĐẦU TƯ.
Sẽ cực kỳ khủng khiếp nếu trong Đơn Kiện, Formosa ngoài việc buộc nhà nước ta bồi thường thiệt hại cho họ (Formosa đã đầu tư gần 10 tỷ USD), còn đòi nhà nước phải gánh trả cho họ cái gọi là mức “Lãi Kỳ Vọng” – một số tiền lãi tưởng tượng cho 70 đầu tư !
Trong bối cảnh tang thương ấy, chúng ta dù có bán cả Bán Đảo Đông Dương cũng không kham nổi số tiền “khủng bố” đó.
Vậy là, nếu xử lý bằng pháp luật hành chính tức là chúng ta tự “treo cổ” mình lên.
I/ CĂN CỨ ĐỂ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ.
1/ Quyền tài phán của Quốc gia.
Quyền tài phán (quyền xét xử) là một trong những nội dung cơ bản của Chủ Quyền Quốc Gia.
Quyền tài phán của Quốc gia trong lĩnh vực hình sự là quyền khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, cưỡng chế, thu hồi Giấy phép, trục xuất… đối với mọi cá nhân, tổ chức trong lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
2/ Cấu trúc của Tội phạm.
Để có thể xử lý một hành vi nguy hiểm cho xã hội, khoa học hình sự của Việt Nam đã xây dựng nên bộ khung gồm 4 yếu tố, kêu bằng CẤU THÀNH TỘI PHẠM.
Gồm :
a/ Khách thể của tội phạm.
Là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại.
Trong trường hợp “Cá chết” chính là quan hệ của con người với con người về môi trường sống.
Trên thực địa, đó là sự huỷ hoại môi trường sinh thái biển, sự huỷ hoại môi trường sống của sinh vật, trong đó có con người bằng việc xả khói bụi độc hại của nghi phạm Formosa tại Khu công nghiệp Vũng Áng.
b/ Mặt khách quan của tội phạm.
Bao gồm các dấu hiệu : hành vi nguy hiểm cho xã hội, tác hại do tội phạm gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả do hành vi đó gây ra; thời gian, địa điểm; công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm…
Điều này là quá rõ, bất kỳ một người Việt Nam nào cũng chứng minh được.
Formosa sẽ ra sức chứng minh rằng họ hoàn toàn tuân thủ Văn bản 3215/GP-BTNMT, nhiệm vụ của các cơ quan tố tụng là phải chứng minh họ đã có hành vi cố ý gây ô nhiễm môi trường với nồng độ độc hại vượt ngưỡng cho phép.
Để thống kê được mức độ thiệt hại, bao gồm cả thời gian và tiền của để khôi phục hệ sinh thái biển, môi trường sống quanh Khu Công nghiệp Vũng Áng thì phải cầu viện đến các Tổ chức Giám định, sự trợ giúp của các chuyên gia trong và ngoài nước để khảo sát, đánh giá, kết luận.
c/ Mặt chủ quan của tội phạm.
Là những biểu hiện bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu : lỗi, động cơ, mục đích cuả tội phạm.
Vấn đề này, đối với cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam là món “Sở trường”, khỏi cần bàn cãi.
d/ Chủ thể của tội phạm. Là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, mà theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.
Trong trường hợp “Cá chết” này, vấn đề xác định kẻ “thủ ác” sẽ rất phức tạp.
Sẽ có 2 nhóm chính :
+ Nhóm người thuộc “nghi phạm Formosa” sẽ là chính phạm và giúp sức.
+ Nhóm người giúp sức gồm các quan chức VN và cả một số người đang làm việc cho nghi phạm Formosa.
Luật áp dụng :
+ Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi 2009;
+ Luật đầu tư 2005.
Và các văn bản khác…
Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường.
1/ Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2/ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm : a) Có tổ chức; b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.
3/ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Đương nhiên cả hàng loạt điều luật khác sẽ được áp dụng trong nhóm tội Tham nhũng, cố ý làm trái...
Tuy vậy, để phá được vụ án “Cá chết” sẽ rất không dễ dàng bởi vô vàn sự “tác động” của cả trong và ngoài nước đối với các cơ quan tố tụng.
Nhưng nếu không xử lý bằng biện pháp hình sự thì sẽ dẫn tới tình trạng cực kỳ tồi tệ và hậu quả còn khủng khiếp hơn nhiều.
II/ CHẤT LƯỢNG CỦA GIẢI PHÁP.
1/ Khẳng định bản lĩnh chính trị.
Đúng bản chất của sự việc.
Khi khởi tố vụ án theo Tội 182 sẽ cho phép Cơ quan Điều tra xâm nhập vào Khu Công nghiệp Vũng Áng để xác minh, đồng thời mở rộng phạm vi điều tra để xác định, phân loại chính phạm, đồng phạm, mức độ thiệt hại (Hiện trạng là Formosa bất khả xâm phạm đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào nếu không “Giấy phép đặc biệt”).
Đầu độc môi trường, gây hậu quả nặng nề cho cả một Quốc gia về sinh mạng, sinh kế, phá vỡ sự phát triển bình thường của cả một nền kinh tế…
Đó là tội Đại ác cần phải nghiêm trị đích đáng.
Bản lĩnh của Nhà Cầm quyền đứng trước hiểm hoạ của Dân tộc phải được thể hiện ở mức cao nhất.
Có làm được như vậy, chính quyền mới có thể làm yên lòng dân, lấy lại niềm tin của dân.
2/ Giải quyết dứt điểm việc bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả.
Ngoài việc dựa trên Kết quả Giám định về sự thiệt hại vật chất có thể xác định được, những tổn thất thực tế của ngư dân, doanh nghiệp liên quan…còn chi phí về việc phục hồi hệ sinh thái biển, việc ô nhiễm môi trường sống, đặc biệt là các rặng san hô – ngôi nhà của sinh vật biển – phải cần tới 60 – 70 năm mới tái sinh trở lại trong tình trạng lý tưởng… cần phải tính toán chi tiết, chặt chẽ, khoa học.
Chỉ có giải pháp hình sự mới cho phép tuyên buộc kẻ thủ ác phải nhìn nhận sự phá hoại cuộc sống và phải chấp nhận khắc phục lại môi trường, bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Formosa sẽ bị buộc phải chọn hoặc là xử lý chất thải theo đúng quy chuẩn khoa học nghiêm ngặt hoặc là Đóng cửa Nhà máy !
3/ Tạo tiền đề để “xử trảm” những dự án phá hoại môi trường.
Ở Việt Nam thời gian qua cho thấy việc cấp phép cho các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đã được phân cấp mạnh về các tỉnh và không ít tỉnh đã chạy theo tốc độ tăng trưởng GDP cao và chấp nhận các dự án FDI khai thác tài nguyên giá rẻ, với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bị người dân phản ứng mạnh mẽ.
Vụ Công ty Vedan gây ô nhiễm nguồn nước sông Thị Vải, Công ty Tung Kuang xả thải ra môi trường, rồi Công ty TNHH Pangrim Neotex, Công ty Xi măng Chinfon (Hải Phòng), mới đây nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam (Trung Quốc đầu tư) đang “bức tử” Sông Hậu.
Có tới 80% khu công nghiệp vi phạm quy định về môi trường; 23% doanh nghiệp FDI xả thải vượt quy chuẩn cho phép từ 5-12 lần. Đặc biệt doanh nghiệp FDI chiếm 60% tổng số các DN xả thải vượt quy chuẩn.
Đã đến lúc Chính phủ phải kiểm tra rà soát nghiêm ngặt các Dự án FDI về quy trình xử lý xả thải ra môi trường, đặc biệt là các dự án do Trung Quốc làm chủ đầu tư vì đa phần họ sử dụng công nghệ đã quá lạc hậu.
Qua đó dọn sạch những dự án “bẩn” để cứu lấy môi trường đã bị phá hoại nghiêm trọng.
4/ Trong sạch hoá bộ máy lãnh đạo.
Bằng việc đưa ra trước Vành Móng Ngựa những kẻ có đầy quyền lực trong Bộ máy lãnh đạo đã tiếp tay cho “Chính phạm” gây ra hậu hoạ thảm khốc này sẽ có tác dụng răn đe những kẻ đang rắp tâm làm hại Đất nước, làm thức tỉnh những kẻ đang còn u mê, say quyền, làm giàu trên sinh mạng, mồ hôi nước mắt của nhân dân.
III/ NHỮNG HỆ LUỴ.
Ngạn ngữ có câu “Bổ củi phải có vụn”, khi xử lý vụ Formosa chúng ta chắc chắn không sao tránh khỏi “tác dụng phụ” của nó. Có thể đó sẽ là :
1/ Sự e ngại của các nhà đầu tư Đài Loan.
Quan hệ Đài Loan – Việt Nam là một mối quan hệ ngoại giao phi chính thức (De facto) vì chính quyền Hà Nội vẫn giữ quan điểm một Trung Quốc và chỉ chính thức công nhận CHND Trung Hoa.
Tuy vậy, Đài Loan là một trong những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Tập đoàn Formosa có rất nhiều công ty lớn hoạt động tại Việt Nam, đáng kể nhất là Cty TNHH Hưng Nghiệp Formosa – Formosa Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt – nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)… đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD.
Lò cao của Nhà máy Nhiệt điện Formosa nhả cột "khói" lớn lên bầu trời.
Cái khó khăn nhất là khi ta buộc Formosa phải tuân thủ quy trình xử lý chất thải theo quy chuẩn khoa học nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường thì với công nghệ luyện thép “cổ lỗ sĩ” của họ sẽ đẩy chi phí lên quá lớn, và, họ sẽ lỗ nặng, hậu quả là sẽ phải đình chỉ dự án.
Vì vậy, việc đóng cửa Nhà máy thép Formosa, kêu gọi nhà đầu tư mới thay thế là phương án phải được dự liệu trước.
Tuy vậy, với địa thế đẹp vào bậc nhất Đông Dương như cảng nước sâu Sơn Dương sẽ chẳng phải lo ế ẩm.
Khi ta xử lý nghi phạm Formosa sẽ tác động đến các nhà đầu tư đang kinh doanh ở Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có “nhân thân xấu”. Họ có thể giảm, hoặc thoái vốn đang đầu tư vào Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động, thành tích bất hảo của Formosa cũng lớn lao chẳng kém gì doanh thu của nó :
+ Cuối năm 1998, Formosa Plastics của Đài Loan vận chuyển 3.000 tấn rác thải chứa đầy thủy ngân sang Campuchia.
Chất thải này được trộn với xi măng, sau đó chuyển qua nhân viên hải quan dán nhãn là “khối bê tông” và không hề đề cập đến thủy ngân.
+ Tháng 9-2009, chính quyền bang Texas và Lousiana của Mỹ đã buộc Formosa Plastics chi hơn 10 triệu USD để xử lý vi phạm chất thải độc hại ra không khí và nguồn nước.
“Hồ sơ đen” hủy hoại môi trường của Formosa còn tồn tại ngay tại vùng lãnh thổ Đài Loan.
2/ Sự e ngại về nạn tham nhũng từ những nhà đầu tư.
Hối lộ và tham nhũng đang cản trở hoạt động đầu tư, làm xói mòn sức cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước tại Việt Nam.
Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi DN châu Âu cũng như DN nước ngoài khác ngày càng nản lòng và mệt mỏi với nạn tham nhũng đang lan tràn tại Việt Nam.
Theo Euro Cham, chìa khóa để giải quyết vấn đề này là thực hiện nhanh chóng và nghiêm ngặt Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC) mà Việt Nam đã phê chuẩn vào tháng 6-2009.
Việt Nam không những cần cam kết thực hiện cải cách hành chính trên toàn quốc, đồng thời cần cam kết sẽ nâng cao chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức ở tất cả các cấp.
3/ Sự e ngại về một hệ thống pháp luật thiếu nhất quán và thiếu ổn định.
Hệ thống pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư không được thiết kế để bảo đảm sự thống nhất.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư là yêu cầu cấp bách.
Chỉ khi hệ thống pháp luật này với các văn bản pháp quy được ban hành rõ ràng, minh bạch từ luật cho đến các nghị định hướng dẫn thi hành luật, các thông tư hướng dẫn cụ thể... mới có thể tạo một hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy tăng cường kỷ luật quản lý đầu tư.
Trước mắt, cần khẩn trương hoàn thiện, ban hành các văn bản then chốt như Luật Ðầu tư công (nợ công của VN đã lên đến 2,7 triệu tỷ đồng, thật khủng khiếp), Luật Quy hoạch, các nghị định thống nhất phạm vi điều chỉnh chung cho các loại quy hoạch phát triển, quy hoạch xây dựng trên phạm vi cả nước nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập.
Ðặc biệt cần quy định hệ thống chế tài nghiêm khắc kèm theo cơ chế thực thi hiệu quả, xác định cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn...
 
    
IV/ KẾT LUẬN.
Formosa sẽ làm lễ khánh thành lò luyện thép số 1 vào ngày 25/6/2016 tới đây, nhưng nhà nước VN đã cản trở việc đó bằng cáo buộc họ còn thiếu tiền thuế khoảng 70 triệu USD.
Theo quan điểm của tôi, sự trì hoãn này là do Hà Nội đang tính toán biện pháp xử lý rốt ráo vấn đề “Cá chết” nhưng chưa thống nhất được kế sách.
Vâng,
Tính toán thiệt hơn và phương sách tiến hành là vô cùng cần thiết nhưng chính quyền phải lấy đại sự làm trọng.
Đảng và Chính Phủ cần kiên quyết xử lý bằng được vụ “Cá chết” này một cách minh bạch, thẳng thắn, triệt để, qua đó thấy rõ những căn bệnh trầm kha của chế độ dường như hội tụ đầy đủ trong vụ án này đến từng chi tiết :
Sự yếu kém của của công tác Quản lý Nhà nước trong kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng đã đến mức báo động như thế nào;
Trình độ nhận thức, năng lực và bản lĩnh chính trị tồi tệ của nhiều quan chức đã thể hiện bi đát đến độ xót xa “cháy nhà ra mặt chuột” !;
Nạn cát cứ “Địa phương chủ nghĩa” đã gây chia rẽ, bè phái, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng và Nhà nước ghê gớm ra sao;
Nạn tham nhũng có thể đưa đất nước xuống vực thẳm kinh hoàng như thế nào;
Sự tha hoá của cán bộ, công chức nhà nước đã bất chấp pháp luật và sinh mạng của nhân dân ra sao, qua đó nhận thức rõ sự băng hoại đạo đức, biến chất của một bộ phận đảng viên là nguy hiểm như thế nào đối với Đất nước;
Công tác đào tạo, tuyển chọn Đảng viên, công chức trong suốt thời gian qua đã bộc lộ những thiếu sót ghê gớm để cho một bộ phận không nhỏ những kẻ cơ hội đã luồn lọt vào bộ máy lãnh đạo, đã phá hoại còn hơn bất cứ loại giặc nào…

Đại nghiệp của Dân tộc ta sẽ đi lên từ kinh tế biển, suốt một dải bờ biển dài vô tận của đất nước với vô số cảng nước sâu, nếu đi đúng hướng thì kinh tế của chúng ta sẽ vượt xa nhiều nước chỉ trong một thời gian ngắn.
Hãy nhìn một tỉnh nghèo như Quảng Ngãi, GDP của toàn tỉnh chỉ có 162 tỷ đồng (năm 1992), nhưng sau khi xây dựng Khu công nghiệp Dung Quất thì GDP (năm 2014) đã vọt lên 32.000 tỷ đồng ! Thật quá ấn tượng phải không ?
Chúng ta phải kiên quyết giữ gìn từng milimet biển và giữ cho trong sạch, bởi đó là mạng sống của toàn Dân tộc, đó là tương lai của Đất nước, đó là sự phồn thịnh và vinh quang của con Lạc cháu Hồng chúng ta !
Nhưng tất cả những điều đó chỉ có thể làm được khi chính quyền giành lại và giữ được lòng dân.
Mất lòng dân là mất tất cả.
Dù mưu mô thủ đoạn chính trị có tinh vi, xảo quyệt đến đâu, dù cho có hứa hẹn, giảng giải hay ho đến thế nào đi nữa cũng không bao giờ có thể che tai, bịt mắt được nhân dân được nữa, thời đại công nghệ đã đổi thay tất cả.
Xin hãy thức tỉnh và kiên quyết lột xác, mạnh mẽ, dứt khoát từ bỏ hệ tư tưởng đã lỗi thời đang làm hại Đất nước và chính bản thân tầng lớp lãnh đạo, hãy tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, dựa hẳn vào dân, cùng bắt tay với nhân dân xây dựng kế sách phát triển lâu dài, bền vững cho Đất nước.
“Cái chết của Cá” sẽ là phát Pháo Lệnh đưa toàn thể Dân tộc sang một trang sử mới, đưa Đất nước vào thời kỳ Đại Công nghiệp huy hoàng, rực rỡ hoặc ở phía ngược lại, nó sẽ là Phát súng Ân huệ dành cho những tư tưởng lạc hậu, u mê, những kẻ chỉ vì lợi ích của cá nhân và dòng họ đã và đang sống phè phỡn, ngang ngược trên sinh mạng cả trăm triệu đồng bào đau khổ.
Mọi chính thể sẽ qua đi, chỉ có Nhân dân là bất diệt !
Và,
Đặc biệt với Dân tộc Việt Nam.
Một Dân tộc nhẫn nhịn chịu đựng sự đoạ đầy cả ngàn năm đằng đẵng nhưng quyết không bao giờ theo giặc !
Con dân Việt cũng vậy :
Dù ở đâu, Tổ Quốc vẫn trong lòng,
Cột biên giới đóng từ thương tới nhớ. (Nguyễn Duy).
Dân tộc đó không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ thế lực cường quyền nào, bất kỳ thời đại nào !
 
Sài Gòn 12/6/2016.

(Người Kỳ Anh) Ngày 15/6 thông tin từ CNA Focus Taiwan News cho hay: Ông Chang, Phó Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh đã xác nhận với truyền thông Đài Loan rằng lò luyện thép số 1 sẽ không đi vào vận hành vào ngày 25 tháng 6 tới đây, như dự kiến.

Lý do cho sự trì hoãn này, theo truyền thông Đài Loan, là vì nhà chức trách Việt Nam đang cáo buộc Formosa gian lận thuế, đòi phải trả 70 triệu USD để khắc phục cũng như cần thêm thời gian xử lý đơn đề nghị được tiến hành sản xuất của Formosa.


Tuy nhiên, truyền thông Đài Loan còn dẫn nguồn tin cho rằng việc gây khó dễ về thuế đối với Formosa đến từ những TÁC NHÂN CHÍNH TRỊ CHƯA ĐƯỢC NÓI RA (untold political factors)

Hiện Formosa đang làm việc với Bộ Tài Chính để giải quyết các cáo buộc này.

Vụ việc hiện nay cũng đã kéo chính phủ Đài Loan vào cuộc, và được cho là sẽ ảnh hưởng nhiều đến chính sách hướng Nam của nước này trong đó tập trung đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á.

Đài Bắc, ngày 15 tháng Sáu (CNA) Formosa Plastics Group (FPG, 台塑 集團), một trong những tập đoàn hàng đầu của Đài Loan, khẳng định hôm thứ Tư rằng một ngày hoạt động dự kiến cho nhà máy thép tại Việt Nam đã bị hoãn lại và nói rằng không có lịch trình mới cho sự bắt đầu các hoạt động đã được thiết lập.

Chang Fu-Ning (張 復 寧), phó chủ tịch của Formosa Hà Tĩnh Steel Corp, cho biết rằng các lò số 1 của khu liên hợp thép, mà nằm trong Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, miền Trung Việt Nam, sẽ không trở thành hoạt động vào tháng 25 như dự kiến.

Việc xác nhận đưa ra sau khi một báo cáo phương tiện truyền thông Đài Loan mà FPG đã buộc phải trì hoãn việc bắt đầu hoạt động của lò tại nhà máy thép, như các nhà chức trách Việt Nam đã yêu cầu trả US $ 70 triệu tiền thuế do cáo buộc trốn thuế.

Ngoài ra, báo cáo phương tiện truyền thông nói rằng sự chậm trễ cũng là vì chính quyền Việt Nam cần có thêm thời gian để xử lý đơn xin của FPG cho phép bắt đầu sản xuất.

Chang cho biết, FPG đã liên lạc với Bộ Tài chính Việt Nam qua các lời buộc tội không trả thuế. Các báo cáo phương tiện truyền thông trích dẫn các nguồn tin ở Việt Nam nói rằng hành động này có yếu tố chính trị không thể tiết lộ.

Các nguồn tin cho biết rằng việc hoãn có thể đối phó một đòn giáng mạnh vào chính sách hướng nam mới của chính phủ, đó là nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác kinh doanh hơn trong khu vực, trong đó có một tham vọng biến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành một phần mở rộng của thị trường nội địa của Đài Loan.

Các nguồn tin cho biết rằng việc hoãn các hoạt động đã bắt gặp nhiều nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam phục kích bất ngờ, và hy vọng rằng chính phủ Đài Loan sẽ bước vào để giải quyết vấn đề.

Với 10 tỉ USD Formosa Hà Tĩnh Steel là dự án đầu tư lò thép đầu tiên của Đài Loan một thị trường nước ngoài.

Hiện nay, các công ty con FPG, như Formosa Plastics Corp (台塑), Nan Ya Nhựa Corp (南亞), Formosa Hóa chất & Sợi Corp (台 化) và Formosa Petrochemical Corp (台塑 化), giữ một 70 phần trăm cổ phần trong dự án Việt. China Steel Corp (中 鋼), nhà sản xuất thép lớn nhất Đài Loan, và JFE Steel Corp của Nhật Bản, sở hữu 20 phần trăm và cổ phần 5 phần trăm, tương ứng.

Xây dựng khu liên hợp Hà Tĩnh bắt đầu vào tháng năm 2013. Ngoài các cơ sở sản xuất thép, dự án sẽ bao gồm cảng và nhà máy nhiệt điện cũng được xây dựng, dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2020.

Tuy nhiên báo chí Việt Nam đưa định hướng thông tin khác cho sự việc này. Thời báo Kinh Tế Sài Gòn viết:

Nhà máy Formosa Hà Tĩnh hoãn khánh thành, chưa hoạt động

Đường ống dẫn nước xả thải của Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: www.laodong.com

(TBKTSG Online) Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã quyết định hoãn làm lễ khánh thành, ngưng đưa vào hoạt động chính thức nhà máy luyện thép của họ, trước đây lên kế hoạch vào ngày 25-6, theo tin từ Đài Bắc.

Báo Taipei Times đưa tin Tập đoàn Hóa chất Formosa đã xác nhận với họ tin này, rằng ngày khánh thành nhà máy (lò cao số 1) của họ tại Việt Nam đã bị hoãn và nói thêm họ chưa định được kế hoạch mới.

TIN BÀI LIÊN QUAN: 

Mặc dù nguồn tin từ Formosa không nêu lý do, trước đó báo chí Đài Loan đưa tin có hai lý do cho việc ngưng khánh thành: một là Formosa Hà Tĩnh bị buộc đóng số thuế còn thiếu chừng 70 triệu đô-la Mỹ và hai là chính quyền Việt Nam cần thêm thời gian để xử lý đơn xin đi vào sản xuất của Formosa.

Thật ra nhà máy luyện thép này đã bắt đầu sản xuất vào ngày 25-12-2015 và sau hai tháng sản xuất thử nghiệm như thế đã cán nóng được 4.700 tấn thép.

Sau sự cố cá chết ở các tỉnh ven biển miền Trung, Bộ Tài nguyên & Môi trường và nhiều cơ quan khác đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành về việc chấp hành quy định bảo vệ môi trường tại công trường Formosa. Trước đó Bộ này đã cử nhiều đoàn vào kiểm tra việc xả thải của Formosa cũng như việc sử dụng hóa chất súc rửa đường ống xả thải chảy ngầm ra biển.

Cho đến nay vẫn chưa có có kết luận sau cùng về nguyên nhân cá chết.

Về chuyện nợ thuế, trước đây báo Tuổi Trẻ đưa tin “Chỉ trong hai năm, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) đã bị truy thu, truy hoàn hơn 2.000 tỉ đồng tiền thuế, trong đó truy hoàn 1.554 tỉ đồng do sử dụng hóa đơn hoàn thuế không đúng quy định”.

Trả lời câu hỏi của TBKTSG Online về việc hoãn khánh thành lò luyện thép số một của Formosa, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cho biết, ông sẽ cho kiểm tra ngay thông tin này.

Một nguồn tin khác của TBKTSG Online tại Hà Tĩnh cho biết, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã biết được thông tin nêu trên và đang có những cuộc làm việc cần thiết với bên đối tác và Bộ Tài chính để phối hợp xử lý các thông tin liên quan

Báo Taipei Times cho biết dự án nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh trị giá 10 tỷ đô-la Mỹ là dự án đầu tư vào lò cán thép đầu tiên của một doanh nghiệp Đài Loan ở nước ngoài. Trong dự án này các công ty con của Tập đoàn Formosa nắm giữ 70% vốn; China Steel Corp (Đài Loan) nắm 25% và JFE Steel Corp (Nhật Bản) nắm 5% còn lại.

Dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương của Formosa được cấp chứng nhận đầu tư vào tháng 6-2008 và chính thức khởi công xây dựng tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) vào tháng 12-2012.

Người Kỳ Anh



Theo nguồn tin riêng của Người Kỳ Anh từ Formosa, chất độc làm chết biển không phải 300 tấn hóa chất xúc rửa đường ống, vì đó là hóa chất làm nguội thép, chưa dùng. Chất độc làm chết biển, là Crom, dùng để mạ đường ống. Cả một hệ thống đường ống khổng lồ, mỗi ống 5, 6 người ôm. Họ bơm kín Cr để mạ bề mặt bên trong đường ống. (Mạ Cr làm tuổi thọ đường ống cực kì bền).


Hồi đầu, báo chí đã ghi, phát hiện nồng độ Cr cao gấp 9 lần. Nhưng nguồn tin của Người Kỳ Anh nói, con số thực tế lúc mới thải ra cao gấp cả nghìn lần, bị lắng xuống đáy biển và theo dòng hải lưu hướng nam lan xuống dọc các tỉnh miền Trung. Mỗi đường ống đó có tuổi thọ khoảng 40 - 50 năm. Khi thay thế, có thể sẽ lại mạ tiếp. Nguồn tin cũng cho biết thêm, việc ra vào Formosa, không phải do phía Formosa kiểm soát, mà do an ninh VN kiểm soát rất chặt.
Cái này khớp với kết quả xét nghiệm của Huế và kết luận của Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá. Cá nục ở Quảng Bình thì chưa Phenol cực độc có từ chất tẩy rửa - điều này có thể chốt lại: tất cả chất độc hại được xả thẳng ra môi trường hoàn toàn không qua xử lý, cả thủy ngân, asen, cyanua, crom, ....
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều tối ngày 5/5 tại Hà Nội gián tiếp thừa nhận Formosa chính là thủ phạm: "Một sự kiện như Formosa là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý, cả nền kinh tế nếu không nói là kể cả chính trị của chúng ta".



GS.TSKH Lê Huy Bá - chuyên gia độc học môi trường, Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường và bà Cao Thu Thùy, Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đang trả lời phỏng vấn trực tiếp với Tuổi Trẻ. Video live Facebook đã bị xoá ngay sau đó.

TIN BÀI LIÊN QUAN:
Vậy nghi can chính gây ra vụ cá chết bắc Trung bộ có sự lựa chọn nào?
Nghi can F lúc đầu không thừa nhận liên quan đến vụ cá chết, mặc dù vụ này xuất phát quanh khu vực nghi can xả nước thải và vào thời điểm nghi can đang sử dụng lượng lớn hoá chất để tẩy rửa hệ thống xả nước thải và vệ sinh khu nhà máy T trước khi chính thức đi vào vận hành vào tháng 6/2016. Nghi can F khẳng định họ đã tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn và quy trình về xử lý nước thải, dù có dấu hiệu bất thường trong các sổ sách còn lưu giữ được. Họ giải thích có sự nhầm lẫn trong cập nhật số liệu trong sổ sách, có thể do bất đồng ngôn ngữ hay cái gì đó. Nay các chiến sỹ "phá án giỏi nhất thế giới" đã có chứng cứ trong tay rằng những số liệu đó cập nhật đúng thực tế, thậm chí còn nhiều chứng cứ về nhiều bất cẩn hơn thế từ F.
Tất nhiên F vẫn ngoan cố cho rằng không có sự liên quan đến cá chết với sự cố nào đó của F (nếu F thừa nhận có thật, điều F giờ khó chối được). Nhưng sự cố này đặc biệt nghiêm trọng, nếu cơ quan điều tra chứng minh có sự "cố ý", ít nhất "cố ý gián tiếp" từ những quan chức của F, vụ án " gây ô nhiễm môi trường" theo điều 182 Bộ luật hình sự có thể bị khởi tố hình sự. Nhiều hệ luỵ có thể xảy ra, bất lợi cho nghi can F.
Vậy nghi can F lựa chọn như thế nào?
1/ F thừa nhận có sự cố gây ra ô nhiễm môi trường, nhưng không phải lỗi cố ý? Còn cá chết ở ven biển 4 tỉnh bắc Trung bộ có nguồn gốc từ sự cố của F hay không, chưa đủ căn cứ khoa học nhưng F sẽ có nỗ lực để những thiệt hại của ngư dân được bù đắp phần nào (nhưng không có nghĩa F thừa nhận lỗi gây ra vụ cá chết). F cam kết thực hiện nghiêm những tiêu chuẩn của Việt nam và thông lệ quốc tế về bảo vệ môi trường (ví dụ tiêu chuẩn ở xứ Đ, nơi công ty mẹ đóng đô). Những biện pháp bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực BVMT do các nhà khoa học Việt Nam đề xuất sẽ được F chấp nhận hoặc thực hiện, dù có thể đầu tư thêm hàng trăm triệu USD (thực tế các nhà khoa học Việt có giải pháp giá rẻ hơn và đạt chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế).
2/ F không thừa nhận có sự cố do F, chối bỏ hẳn hay đổ cho nhà thầu. Nếu vậy, các cơ quan chức năng buộc phải áp dụng mọi biện pháp theo luật, trong đó có khởi tố vụ án hình sự. Nhiều giấy phép đã cấp cho F sẽ bị xét lại, có thể bị huỷ bỏ. F có thể đáp lại bằng vụ kiện ra trọng tài hoặc toà án nào đó ở ngoài Việt nam, rằng Nhà nước Việt nam đã xử ép F vv..., đòi Việt Nam đền bù hàng chục tỷ USD. Một vụ kiện quốc tế chưa biết ai thắng ai thua, nhưng sẽ kéo dài và gây mệt mỏi cho cả hai bên.


CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT :
29-5-2016. Vậy là chính quyền đã thành công trong việc dập tắt biểu tình vì biển sạch. Sáng nay ở Hà Nội, công an đã hốt nốt vài người đi biểu tình toạ kháng. Sài Gòn hình như không có gì.
Đường phố Hà Nội lại yên bình, nam thanh nữ tú, các bà sồn sồn váy xanh áo đỏ lại ríu rít như chim bên li cà phê vỉa hè, hạt hướng dương lách tách rơi từng đống vỏ dưới những làn môi đỏ chót...
Không có lý do nào chính đáng hơn! Phản đối Trung Quốc hay kêu gọi giữ biển sạnh đều rất chính đáng nhưng nhà cầm quyền đều dẹp được ngon lành. Điều này chắc hẳn làm hài lòng những bạn "trí thức" sành điệu, thông minh, tỉnh táo, tầng lớp luôn nhìn đám đông đi biểu tình như bọn dở hơi, rách việc. 


Tốt lắm, các bạn đang góp phần vào cái chết môi trường, vào tỉ lệ ung thư ở Việt Nam. Mà này, đừng tưởng có tí tiền là dương dương đắc chí. Theo như người dân địa phương bảo, cá chết đợt vừa rồi là ở tầng đáy, toàn cá ngon. Loại cá này được bắt khi chưa chết hẳn, chúng được mang đi tiêu thụ khá mạnh. Mà giống cá ngon thì chỉ người giàu, hay quan chức mới có tiền ăn.
Nói lên điều này để khẳng định với các bạn rằng không một sự khôn lỏi nào có thể giúp các bạn tránh được hiểm hoạ môi trường. Mỗi cá nhân đơn giản là quá nhỏ bé trước vấn đề này. Do vậy, thay vì nhìn đám người đi biểu tình như một lũ dở hơi, các bạn nên hướng cái nhìn vào trong để nhìn thấy sự ngu xuẩn trong chính bản thân mình.
Khi cá nhiễm độc vì biển bẩn thì không có lý gì nước mắm, muối không bị nhiễm độc. Vấn đề này sẽ mang tới cái chết, không phải là cái chết tức thì mà là cái chết dần dần. Điều đau đớn là không phải là bạn mà là con cháu của bạn sẽ bị nhiễm độc. Khi môi trường bị nhiễm độc thì không chỉ có cá, mà thực vật hay các động vật khác cũng bị nhiễm độc. Con người, đứng gần cuối trong chuỗi thức ăn, tất nhiên sẽ nhiễm độc không theo đường này thì đường khác.
Tỉnh ngộ ra chưa? Giật mình chưa? Vậy, đã không xuống đường như những con người chân chính thì xin các bạn hãy câm miệng đi cho tôi và những người có lương tri khác được nhờ. Những con người ít học, khi sai lầm sẽ gây hậu quả nhỏ. Những kẻ có học, trên người dán mác này, học vị kia thì hậu quả gây ra sẽ lớn hơn nhiều.
Một người đàn ông sản xuất đá cho thuyền đánh cá ở một làng chài ở Quảng Bình nói bình thường mỗi ngày anh ta bán được chừng 600 cây đá, giờ chỉ bán được mấy chục cây mỗi ngày.
Hãy đặt địa vị các bạn vào tâm lý người ngư dân. "Khi cá chết trắng bờ biển, chúng tôi chỉ biết nhìn ra biển mà khóc," một phụ nữ nói, mắt rơm rớm khi được phỏng vấn. "Nếu tình trạng này tiếp diễn thì con cái chúng tôi sẽ đi học làm sao, chúng ta sẽ sống như thế nào?"
Chỉ có thuyền cỡ trung, ra xa một chút mới có cá. Thuyền nhỏ đi có thể lỗ vì vùng nước nông rất ít cá vì bị nhiễm độc. Cá của thuyền cỡ trung đánh về thay vì được thu được 12 triệu/tấn thì giờ chỉ được 4,5 triệu, trong khi đấy chi phí dầu là 3 triệu. Trên thuyền có 7 người. Họ đi suốt từ 4 giờ chiều tới 5 giờ sáng hôm sau.
 
Những ô tô đông lạnh thu mua rồi chở cá đi đâu? Rõ ràng là về các thành phố lớn. Ai khẳng định bao tấn cá ấy sẽ được tiêu huỷ nếu phát hiện có độc? Ai khẳng định chỗ cá ấy không được làm nước mắm? Mà người Việt Nam, có ai là không dùng nước mắm? Một xã hội đầy rẫy dối trá thì biết đặt lòng tin vào đâu?
Cho nên, tôi và các bạn đang chết dần đấy. Đừng hí hửng với chút học thức của mình. Các bạn có học nhưng cái tâm của các bạn nhỏ mọn và hèn nhát. Và nói thực ra thì trí tuệ các bạn cũng tầm thường khi không nhìn thấy vấn đề hiển nhiên như vậy.
Các bạn chỉ quen bê đít quyền lực mà lờ đi tai hoạ và nỗi khổ đau của người dân. Cho nên, xin các bạn hãy ngậm miệng đi cho tôi đỡ bực mình. Các bạn nên học tầng lớp "trí thức" khác, có bà con với các bạn. Loại trí thức ấy còn biết xấu hổ vì sự hèn nhát của mình nên biết điều mà tự gắn keo vào miệng. Loại trí thức ấy tôi coi thường nhưng loại trí thức ngu mà không biết mình ngu, hèn mà còn tự hào về cái hèn của mình thì khiến tôi tức giận và nguyền rủa.
Các bạn nên xem phim Bambi. Mẹ của thỏ Thumber dậy con rằng: "Nếu không nói được điều gì tốt đẹp thì đừng nói gì cả!" Có những bài học rất cơ bản mà các bạn quên mất, xong lại cứ tưởng mình hay ho sành điệu hơn người lắm.
Sáng nay, khi ra Hồ Gươm thì mấy bạn đi biểu tình đã bị hót đi rồi. Nhìn quang cảnh thành phố mà tôi thấy lòng trống rỗng buồn bã. Đấy là chân dung con người đất nước tôi. Sao dễ quên thế? Mấy tuần trước xuống đường ầm ầm. Bị đấm đá mấy phát là lạnh ngay như chưa hề có điều gì xảy ra. Trong khi ấy thì những người bệnh ung thư đang chật cứng ở bệnh viện, đang gào khóc vì đau đớn. Tại sao cứ phải chờ tới lúc nỗi đau đớn xảy ra với mình, với chính người thân của mình, tức là lúc không còn kịp trở tay mới hành động chữa chạy một cách tuyệt vọng.
Mà mấy tuần qua, đã có thông tin gì mới đâu. Hay các bạn có được thông tin mà người thấp cố bé họng như tôi không được biết?
Thôi được, cứ im lặng đi, cứ cắn môi nuốt thắc mắc lo sợ vào trong như chưa hề có gì xảy ra đi. Đằng nào chúng ta chẳng đớp đớp giãy chết như những con cá kia?
Tôi bi quan quá chăng?

 

 
VÔ CẢM TỪ ĐÂU?
Như vậy là chính quyền thành công trong việc dập tắt biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn. Điều này đòi hỏi biết bao nhân lực và sự vất vả đêm hôm của các chiến sỹ an ninh. Có trường hợp tới gần chục người canh cổng một người.
Điều này là tốt hay là không tốt? Đối với những lãnh đạo an ninh và các chiến sỹ an ninh thì điều này chắc hẳn là tốt bởi họ hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Nhưng về lâu về dài thì điều này không tốt cho toàn xã hội. Tại sao vậy?
Ông Hồ Chí Minh từng nói: "Dân chủ là làm sao để dân mở miệng ra" mà biểu tình chính là cách người dân "mở miệng" để nói lên suy nghĩ, tình cảm, sự lo lắng, nỗi bức xúc của họ trước một vấn đề xã hội nào đấy. Biểu tình là một quyền cơ bản của công dân. Quyền ấy được thừa nhận trong hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và được tôn trọng ở các nước văn minh phát triển. Trong những cuộc biểu tình ở các nước văn minh, chính cảnh sát phải bảo vệ sự an toàn của người biểu tình. Vậy tại sao người biểu tình lại bị đàn áp, thậm chí bị đánh đập dã man ở Việt Nam. Mà biểu tình đòi biển sạch, đòi minh bạch thông tin là cuộc biểu tình có ý nghĩa hoàn toàn chính đáng, hợp lý của người dân. Thử hỏi có lý do nào chính đáng hơn thế.
Tôi hiểu chính quyền Việt Nam sợ biểu tình vì môi trường sẽ phát triển thành một cuộc bạo loạn. Nếu tôi hiểu đúng thì nỗi sợ đấy của chính quyền là không có cơ sở. Nếu chính quyền lo sợ điều ấy thì tại sao họ không dùng nghiệp vụ chuyên môn để tách những thành phần kích động, có ý đồ gây bạo loạn mà lại vơ đũa cả nắm, rồi đàn áp bắt bớ tất cả mọi người. Nỗi sợ ấy thể hiện một sự yếu kém về tâm lý và cả về nghiệp vụ. Tôi hy vọng thay vì chọn phương án "sợ hãi", chính quyền sẽ nâng cao năng lực của mình tốt hơn.
Vậy tại sao sự "thành công" của chính quyền lại là không tốt về lâu dài?
Khi ông Hồ Chí Minh động viên dân mở miệng thì chính quyền lại bắt dân đóng miệng. Sự "thành công" này không tốt ở chỗ nó sẽ khiến người dân không dám, không muốn và rồi sẽ đến lúc không thèm "mở miệng". Mở miệng làm gì cho mệt, tai bay vạ gió, bị bắt, bị an ninh phiền nhiễu, ảnh hưởng tới công việc, mưu sinh, đau đầu, thậm chí còn bị bạn bè nhạt nhẽo, người thân xa lánh. Thấy chưa, mỗi hành động "mở miệng" mà biết bao nhiêu điều thiệt thòi có thể xẩy ra?
Và như vậy, hậu quả của việc "kín miệng" là gì? Theo thời gian, dần dần nếp nghĩ "im lặng là vàng" càng in đậm trong tâm khảm. Mỗi người sẽ chỉ là một cá nhân rời rạc trong xã hội, sẽ chỉ biết câm lặng, tuân lệnh, tặc lưỡi cho qua. Con người cảm thấy mình không phải là một tế bào của xã hội, suy nghĩ của mình không đóng góp cho xã hội và không được đánh giá. Họ sẽ thu mình lại.
Nhạc sỹ chỉ viết tình ca, nhà văn chỉ viết ngôn tình, sex, sốc, sến kiếm chút danh vọng nhỏ nhoi hèn kém. Viết gì hoành tráng, sâu sắc, có chiều sâu của lịch sử mà đụng chạm, đã không được xuất bản mà có thể bóc lịch như chơi. Việt Nam qua bao cuộc chiến, một thế kỉ qua chất liệu đời sống ngồn ngộn, máu đã chảy thành sông, xương chất thành núi mà tại sao không có tác phẩm văn học tương xứng. Có phải văn tài kém không? Tôi sợ là không mà bởi chính tâm lý vừa viết vừa run, viết mà không biết để làm gì khiến nhà văn không dám, không muốn, và không thèm viết. Bởi họ cũng như người dân, họ nhiễm vi rút makeno.
Rồi tâm lý "kín miệng" ấy lâu ngày sẽ thành vô cảm. Không một đất nước nào phát triển đi lên được thiếu sự tham gia của người dân. Tại sao những năm gần đây văn hoá người Việt xuống cấp, tệ nạn xã hội tràn lan, đạo đức xã hội băng hoại? Tất cả bởi chính sự vô cảm của con người. Và khi vô cảm thì con người làm sao sống có lý tưởng được. Không có lý tưởng phục vụ đất nước, không có tình yêu tổ quốc thì quan chức sẽ dùng địa vị như một thứ kiếm sống, trục lợi. Và như vậy thì tham nhũng chỉ là một một cái tặc lưỡi nhẹ như lông hồng, chẳng khác nào cái tặc lưỡi của con thạch sùng trên tường. Tặc lưỡi phát có thêm cái ô tô cho con, thêm căn hộ cho vợ, bán một mẩu tương tâm ra tiêu, có chết ai đâu.
Vậy đấy. Mọi thứ trong xã hội liên quan nhau. Có bộ phim gì đó nói một cánh bướm đập ở bên kia bán cầu có thể ảnh hưởng tới bên này bán cầu cơ mà. Tất nhiên, đấy chỉ là một phép nói ẩn dụ. Chứ ở Việt Nam dùi cui vụt xuống bùm bụp, cú đấm cú đá tung ra vù vù, máu chảy đầm đìa, mấy trăm người chết trong thời kỳ tạm giam, tạm giữ mà đất nước vẫn yên bình cơ mà. Nhưng thôi, đấy là nói theo góc nhìn chua chát tuyệt vọng chút thôi, xin các vị đừng tưởng mấy cái dùi cui, cú đấm, cú đá không có tác dụng tiêu cực đâu. Có cả đấy. Lòng người quặn thắt, lòng tin như giếng cạn, con mắt dõi tuyệt vọng vào tương lai mờ mịt.
Nếu người quản lý xã hội không nhìn sâu vào mọi vấn đề của xã hội thì tôi sợ rằng chúng ta sẽ loanh quanh, luẩn quẩn mà không phát triển. Đừng nghĩ là chúng ta đang phát triển. Phát triển gì mà nợ công đang tăng vùn vụt vậy?
Do vậy, đừng nhìn thấy sự "thành công" này mà mừng. Thực ra thì rất đáng buồn đấy.
 
CÂU CHUYỆN THỨ BA:
Ông Hồ Hữu Sìa, 67, (bên phải), Quảng Bình nói cả đời ông làm ngư dân chưa bao giờ ông nhìn thấy hiện tượng lạ đến vậy. Nhà ông cách mép biển chừng một trăm mét. "Từ cửa nhìn ra, những con cá to cứ nhao lên bờ, đớp đớp như thể chúng muốn trốn chạy khỏi nước biển," ông nói. "Phải là người lớn lên cùng với biển cả thì mới hiểu được cảm giác của ngư dân chúng tôi những ngày ấy. Tôi cảm thấy một nỗi sợ chạy khắp người mình."

 

Trước đấy mấy ngày ông Sìa nhìn thấy một dòng chảy mầu hồng hồng, khác hẳn với mầu nước thường ngày. Những con cá ấy ít khi bắt được vì là loài cá sống ở dưới tầng sâu dưới đáy biển.
Những ngày đầu, người dân gom những con cá to ấy để bán cho thương lái. Theo ông Sìa thì chỉ người có tiền và quan chức mới thường ăn loại cá "ngon" này.
Sau khi có hiện tượng cá chết, ông Sìa vẫn đi tắm biển. Gia đình ông nấu những con cá nhỏ hơn để ăn. Tới ngày thứ ba thì ông Sìa cảm thấy từ ruột tới cổ họng của mình như có lửa. Tuy nhiên, điều lạ là da ông không bị ngứa ngáy, nổi mẩn như nhiều người khác.
Ông Sìa bảo xương cá nấu xong, thường trắng giờ thành đen sì, cả đời chưa bao giờ ông nhìn thấy điều ấy. Những con mực, trông ngoài bình thường nhưng nội tạng đã bị hoại tử.
Hồ Thị Đào, 32 tuổi, (bên trái) là con gái ông Sìa. Cô cũng ăn cá nhưng bị nhiễm độc nặng hơn. Nôn mửa, tiêu chảy nhiều, phải nhập viện để tiếp nước.
Đào cho một cô bạn hai con cá bằng bàn tay để hấp cơm. Một con được ăn, con còn lại vẫn để trong nồi cơm. Sáng hôm sau, con cá ấy tự nát ra. Cô bạn của Đào cũng phải đi cấp cứu.
Bà Hương, 63 tuổi, một người cùng làng nói:
"Chúng tôi mong ngóng từng ngày tin tức từ chính quyền, chậm ngày nào là đời sống ngư dân chúng tôi khổ ngày ấy. Cuộc sống của chúng tôi phụ thuộc vào biển, giờ biển thể này, chúng tôi sống bằng gì? Nhiều ngày, chúng tôi chỉ biết nhìn ra biển mà khóc!"
Từ ngày biển có vấn đề. Mỗi ngư dân từ lúc xảy ra cá chết được ủng hộ duy nhất một lần 50,000 Đ và 7 kg gạo. Người dân đi tầu trung được đánh cá trở lại nhưng đánh cá về không dám ăn. Trong làng này số thuyền cỡ trung chỉ chiếm 30%. Cá đánh về chỉ người già như vợ chồng bà Hương ăn. Ba người con trai, con dâu và các cháu không dám ăn mặc dù rất thèm. Kể cả những con mực tươi nguyên cũng không dám. Có thương lái mua nhưng giá chỉ bằng 45 % trước kia.
Tầu nhỏ để câu mực thì nằm bất động, được phủ bạt che nắng. Bởi mực gần bờ không còn để đánh. Trên biển, những bẫy mực đóng bằng gỗ bầy la liệt, phơi nắng.
Bà Hương không biết thương lái sẽ đổ hàng ở đâu. Câu hỏi được nêu ra với nhiều người khác nhưng họ đều lắc đầu. Hỏi sao không hỏi thương lái, họ bảo có hỏi nhưng thương lái không trả lời.
Vậy câu hỏi đặt ra là số lượng cá đấy được tiêu thụ ở đâu nếu không phải là làm mắm? Cơ quan nào sẽ kiểm định độ nhiễm độc của lượng cá này?
Đây là câu hỏi cứ ám ảnh tôi suốt và tôi nghĩ nó cũng sẽ ám ảnh tất cả chúng ta. Giờ đây những thứ gần gũi được dùng hàng ngày như nước mắm cũng là một mối lo.
Tôi nghĩ chính quyền nên có một chiến dịch truyền thông thật tốt để yên lòng người dân. Thay vì bưng bít thông tin, chính quyền nên cho người dân biết điều gì đang xảy ra.
Và sự chậm chễ này càng khẳng định Formosa là thủ phạm. Nếu là nguồn ô nhiễm sinh ra từ tự nhiên thì chính quyền sẽ không dại gì mà có thái độ mập mờ như hiện nay.
Khi thông tin mập mờ, người dân sẽ hoang mang và cuộc sống sẽ nhuốm mầu chết chóc.
Người dân có quyền được biết điều gì đang diễn ra. Chính quyền không nên độc quyền về thông tin như hiện nay. Có thể cá đánh được đã an toàn, nhưng khi thông tin mập mờ, thương lái sẽ tận dụng điều này để hạ giá, bắt chẹt người dân.
 
CÂU CHUYỆN THỨ TƯ:
Các bạn nên hiểu rằng tôi còn không định đưa ảnh những người được phỏng vấn nên bởi tôi sợ họ có vấn đề với chính quyền địa phương. Vì muốn thông tin thuyết phục, tôi bất đắc dĩ phải đưa ảnh và tên tuổi thật của họ lên.
Người đàn bà tên Hương còn cứ hỏi tôi mãi là liệu bà ấy có làm sao không, có bị đi tù bởi trả lời tôi không. Tôi là phóng viên lâu năm, chẳng lẽ tôi không biết viết chú thích ảnh? Chuyện không để địa chỉ cụ thể là có ý của tôi. Các bạn có nhớ lần tôi làm phóng sự về chó và phỏng vấn hai kẻ trộm chó không? Những kẻ nghi ngờ, cho rằng tôi tạo dựng khiến tôi bực mình mà block.
Hơn nữa, chi tiết nào trong bài viết khiến các bạn nghi ngờ?
Tôi là người trọng danh dự, đừng mang lối suy nghĩ thấp kém ra nói chuyện với tôi. Phải chăng các bạn quá quen với sự dối trá của xã hội này rồi? Tôi có thể bán danh dự của mình bởi mấy cái like vàng ngọc của các bạn sao? Chắc nhiều người lại tự hỏi: Động cơ là gì?

 
TIN BÀI LIÊN QUAN:
>
    CÂU CHUYỆN THỨ NĂM:
Giải pháp tốt nhất là đóng cửa Formosa. Chỉ làm vậy mới giải toả được sự phẫn nộ của dân chúng. Một nhà khoa học nói với tôi rằng sự ô nhiễm độc là vô cùng khủng khiếp, các chất xyanua và formol lắng xuống gây tác hại như một quả bom nguyên tử với tầng đáy. Khi người dân nhìn thấy mầu đỏ, đấy chính là oxit sắt từ xả thải. Những chất độc này sẽ còn ở mãi tầng đáy tới chừng một trăm năm sau mới trở lại bình thường.
Những tầu đánh cá khơi xa mới hoạt động được. Những thuyền đánh cá nhỏ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, những thuyền câu mực hoàn toàn nằm phơi nắng, phủ vải trắng như có tang suốt dọc bờ biển.
Cho dù chính phủ có chương trình trợ giúp kiểu gì thì ngư dân nghèo, chủ nhân của những con thuyền đánh cá nhỏ chịu ảnh hưởng của xả thải Formosa sẽ lâm vào cảnh khốn cùng không biết bao lâu. Mà theo người dân ở Nhân Trạch, Quảng Bình thì mỗi người dân được một túi gạo 7 kg và 50,000 từ lúc xảy ra biển nhiễm độc? Thử hỏi họ sẽ sống thế nào với kiểu trợ giúp này?
Đây không phải là sai sót mà là một tội ác.
Tôi nghĩ rằng chính phủ nên công bố sớm nguyên nhân và thủ phạm, rồi cho phép các tổ chức từ thiện tới giúp bà con ngư dân. Nếu không, việc bà con bị đói là một thực tế nhãn tiền. Hãy nhìn thẳng thắn vào sự thật, hãy trao đổi với người dân cởi mở, đứng che đậy. Chậm ngày nào, ngư dân khổ ngày ấy. Sự minh bạch thông tin luôn cần thiết. Người dân có quyền được biết điều gì đang xảy ra. Điều ấy gắn liền với bát cơm, tương lai con cháu họ.
 
Nếu Formosa còn ở đấy thì họ sẽ xả thải đi đâu? Với tai tiếng "sát thủ môi trường" của Formosa, chính quyền đã chấp nhận để họ làm nhà máy ở Việt Nam. Đấy là một quyết định sai lầm. Nếu còn để Formosa tiếp tục hoạt động thì lại là một sai lầm chết người nữa.
Hãy lập phiên toà xét xử, bắt họ bồi thường cho ngư dân và tống cổ họ về nước.
Theo tôi, đấy là giải pháp duy nhất. Một số người có thể bảo điều ấy ảnh hưởng tới chính sách, chủ trương kêu gọi đầu tư nước ngoài. Cần phải suy nghĩ rạch ròi ở đây. Chúng ta cần đầu tư nước ngoài chứ không cần sự phá hoại của nước ngoài. Hai điều đấy khác nhau nhiều lắm đúng không?
 
CÂU CHUYỆN THỨ 6:
Sáng nay người đàn bà tôi phỏng vấn ở Quảng Bình gọi điện cho tôi hỏi: "Có tin gì mới chưa chú. Các chú phỏng vấn xong có viết bài gì không? Mà tôi trả lời phỏng vấn của chú thì liệu có làm sao không, có bị đi tù không chú? Bao giờ thì nhà nước công bố nguyên nhân hả chú. Cá chúng tôi đánh được giờ chỉ bán được chừng nửa giá. Con cái tôi thèm cá lắm mà không dám ăn chú ạ."
Thấy vậy, tôi chủ động gọi cho người đàn ông khác đã trả lời phỏng vấn. Ông ấy bảo tình hình vẫn thế, từ đợt hỗ trợ duy nhất 7kg gạo và 50,000 VND thì chưa có gì mới. Khi hỏi có ai trong làng bị đói chưa. Ông bảo: "Chúng tôi không chết đói cũng sẽ chết vì độc chú ạ. Người Việt Nam mình ác độc lắm."
"Thế là sao ạ?"
"Trung Quốc nó giết cá nhưng người Việt Nam mình giết nhau. Cá đánh được về chính ngư dân không dám ăn, thương lái không dám ăn, chỉ mang đi nơi khác bán. Thế không phải là giết nhau là gì? Tôi cảm thấy thế giới này buồn quá."
Điều này chính là điều tôi thấy đáng sợ nhất. Thương lái vẫn thu gom cá đánh được đều đều, họ chở đi đâu nếu không phải là đưa về những kho đông lạnh ở thành phố lớn, rồi sẽ được dùng làm nước mắm?
Sự hèn nhát thường đi cùng với sự dối trá, dã man, vô nhân tính. Khi tầng lớp trí thức hèn nhát, nhất định ngậm miệng vì sợ hãi vu vơ, nhất định bênh vực chính quyền đến phút cuối cùng thì trách gì ngư dân, người buôn bán vô nhân đạo, chỉ làm sao để có lợi nhuận? Chỉ lo cho miếng ăn trước mắt của họ. Cả xã hội sẽ tìm cách ăn thịt lẫn nhau để sống. Tất cả đều xứng đáng với nhau phải không? Kêu ai, kêu sao nổi? Đều là phường mèo mả gà đồng cả mà. Cả dân tộc này cùng đưa nhau tới chỗ diệt vong. Chẳng phải bệnh nhân ung thư đang chật cứng ở các bệnh viện K rồi sao? Cứ im lặng mà đi vào cõi chết, trong lòng hoang vu không biết ngày mai con cháu ta sẽ sống thế nào.
Sáng nay thấy FB lan truyền những bức ảnh chụp từ Quản Thọ, Quảng Bình những đàn cá bé xíu như cá cơm, cá buôi, cá trích ve nhảy lên bờ. Hiện tượng này chỉ xảy ra với cá to, cá ngon ở Nhân Trạch, Quảng Bình khi mới xảy ra thảm hoạ. Thực ra thì tôi nghĩ không phải là cá cố tình nhảy lên bờ. Chẳng qua là cá bị nhiễm độc, sức yếu, cá cố ngoi lên mặt nước, bị sóng đánh dạt vào bờ khi còn sống.
Hôm qua, một cậu tôi biết đã lâu bình luận là "Anh lên tiếng nhiều thế thì đến giờ đã được gì rồi?" Cái giọng rõ ràng là khiêu khích chứ không phải là một câu hỏi chân thành. Trong lúc bực mình, tôi block luôn. Người trẻ, người thiếu hiểu biết thì tôi không chấp, đến kẻ có học mà ngu lâu đến vậy thì tôi không mất thời gian để đối thoại hay trạnh luận, giải thích làm gì. Tôi không có nhu cầu nhìn thấy cái tên của cậu ta trong FB của tôi.
Chính sự im lặng, nghĩ lên tiếng không làm gì mà chúng ta đang sở hữu một xã hội tởm lợm như hiện nay. Một xã hội khi con người tìm cách "ăn thịt người", con người chỉ chăm chăm lo cho cái dạ dày và cái sự "sống mòn" của mình.
Khi lòng tin vào con người đã xuống đáy, không gì tồi tệ hơn. Hôm nọ trên Vietnamnet còn có bài cảnh báo đậu phụ chứa nhiều chất gây ung thư. Vậy chúng ta biết ăn gì cho an toàn. Rồi đây, thứ gần gũi, cần thiết nhất đối với bữa cơm người Việt là giọt nước mắm cũng bị nghi ngờ nhiễm độc thì chúng ta biết ăn gì?

 
CÂU CHUYỆN THỨ 7:
Bài ''Cá nhiễm độc làm trì hoãn công nghiệp địa phương và thách thức quốc gia'' trên báo The NewYork Times tác giả: Richard  C. Paddock, sẽ được đăng trên bản báo in của Thời báo NYT ngày mùng 9/6/2016. Tựa Sickness and Unrest Rise from Tainted Fish In Vietnam (Bệnh tật và Bất ổn gia tăng từ vụ cá chết ở Việt Nam)

 
Ảnh: Những lồng đánh mực phơi nắng ở Nhân Trạch, Quảng Bình. Đây là những lồng dùng cho thuyền câu mực nhỏ. Từ ngày xảy ra thảm hoạ thì không dùng đến vì mực ở gần bờ không còn.

 
Nhà báo Đoàn Bảo Châu, nhiếp ảnh gia của Associated Press, Reuters, the New York Times, Forbes, National Geographic, Town and Country Travel, Le Figaro, the Asian Wall Street Journal, Time magazine and Der Spiegel.

CHUYỆN EURO VÀ CÁ - NGHE TRONG MỘT QUÁN CÀ PHÊ
(Chiều thứ bảy 11/6 tại cà phê Coffee Bean trong Kumho – quận 1, Saigon. Còn 10 ngày nữa là...Tết nhà báo mà nghe chuyện làm báo, quá hợp để ghi lại)
Hai người, có vẻ sinh viên báo chí(?) , cô gái là người Việt , anh kia là người Pháp. Họ nói to, rôm rả.
- Ê, tối qua bà có coi khai mạc Euro không?
- Có. Hay, vui , nhiều màu sắc vui lắm. Nhờ nước Pháp của ông biết chọn tốc độ, bớt kể lể lê thê. Tui khoái cái nhanh gọn tốc độ, vừa cuộn sàn phủ sân vận động, đẩy bục sân khấu vô vừa đón 2 đội bóng ra, đá luôn.
- Đó đâu phải chỗ hay nhất. Hay nhất là không diễn văn, không thưa gửi, kể tên lãnh đạo, đủ chức vụ, đúng thứ tự đến buồn ngủ luôn như xứ ai đó. Tổng thống tui có dự cũng không giới thiệu. Tôi nhớ hôm Man xanh qua VN đá bóng, trời, tự nhiên mọc ra mấy ông lên nói dài ơi là dài, bọn cầu thủ Anh chửi quá trời. Mà cũng lạ lùng ha, xứ bà, chuyện cần nói đến sống còn thì không nói, mà những lúc không cần lại nói quá trời...
- Không. Lúc nào cũng giành nhau nói, phát biểu chỉ đạo toàn giống nhau mà...
- Hôm kia có đọc New York Times không? Nó viết bài dài về nạn cá nhiễm độc, có nêu thắc mắc, hơn hai tháng rồi sao VN vẫn chưa chịu nói nguyên nhân cá chết? Nhớ lại đi, hai lần họp báo, một lần 10ph rồi chạy, mới đây, nói có nguyên nhân rồi nhưng còn chờ...phản biện. Haha, thành ra dành sân cho NYT nó đá. Mà báo nó phát hành toàn cầu số lượng lớn thấy ghê, nhất là tờ online. Nó đăng vậy thì nguy hiểm cho chuyện nhập khẩu hải sản và du lịch VN, thật đó, thiệt hại khôn lường. Sao truyền thông xứ bà không nói lại, sao cứ né cá vậy?
- Né đâu? Hôm qua, các báo đều đưa chuyện 30 tấn cá nục nhiễm phenol đó.
- Ừ, bà nói tui giật mình. Nếu tin đó không đăng, những lô cá nhiễm độc lọt ra thị trường, thì ...ai chịu trách nhiệm? Giờ bịt tin không dễ, không phải chỉ có hậu quả mơ hồ nha, thực sự là thiếu thông tin có thể gây chết người đó.
- Thì biết vậy, nên các báo đăng rồi, đâu bị rút xuống đâu. Phải đăng chứ. Tôi đoán đang có người trách nhiệm xứ tui yêu cầu thằng NYT xóa bài đó, rút bài xuống...
- Trời, chà chà, báo Mỹ, cỡ Obama cũng khó biểu nó rút. Hay là làm kiểu anh Tập đi. Mua hẵn mấy trang trên Washington Post nói lại. Bà biết trang ChinaWatch mà, đăng toàn bài chửi Nhật, chửi Mỹ. Còn láu cá trình bày như trang báo thường, để gây hiểu nhầm là WP viết, dù là trang được mua để...quảng cáo...
- Nhưng chơi kiểu đó tốn tiền lắm. Nó phải chơi nhiều tờ, tui nhớ có Sydney Morning Herald, WP rồi Huffington Post, ôi, tiền như quân Nguyên mới chịu thấu.
- Vậy giờ tính sao? Đấu với bọn dẫy chết phải tốn tiền. Đểnhớ coi, hồi TQ đăng bài chửi Nhật sau “Thảm sát Nam Kinh” năm 2014, có nhà báo Nhật điều tra là năm đó, Tàu chi 8.7 tỉ USD đăng báo Mỹ để tố Nhật. Thời internet, tin tức đi nhanh hơn điện, tin lan tới đâu phải tiền chồng tới đó.
- Rối quá. Bên tui có cách khác ít tốn tiền hơn nhiều. Chặn mobile. Cấm báo, đã đăng thì rút xuống, là xong.
- Trời, nói chuyện toàn cầu kia, khoan nói chuyện chính trị, chỉ hỏi nè, VN có xuất khẩu không, có khách du lịch quốc tế không. Ừ, khó thiệt chứ sao, nghĩ kỹ, chỉ có một cách hay nhất, cũng không tốn tiền mà chắc ăn...
- Sao, sao ?
- Là chủ động cung cấp thông tin để nhà báo quốc tế không có lỗ hổng mà viết tùm lum. Cứ để cái lổ đen hoài thì họ tự kiếm thông tin thôi. Đáng sợ nhất là những lổ đen có thể khiến dân không biết, ăn nhằm cá độc. Nói thiệt nha, xứ bạn hay làm giống anh Tập, sao vụ này chưa thấy theo? Họ xài nhiều binh chủng, tung tin loạn xạ, quyết ngăn lổ đen. Hôm 9.6, Tân Hoa Xã mới đưa tin họ mở “Chương trình nghiên cứu TQ” tại VN, còn nói: đó là kênh giao lưu, cung cấp tư vấn chuyên sâu cho chính phủ VN. Ngon không, thông tin minh bạch đó.
- Ủa, sao tin đó tui không biết ?
- Thì họ tung tin đủ kiểu, ai học nghề báo phải đọc đủ các nguồn. Tàu không chỉ quậy bằng súng đạn, máy bay, tàu chiến ở biển Đông mà quậy đủ binh chủng trên trận địa tin tức. Cá mập cắn cáp hả? Trời, tự lo đi. Với Tàu mà càng tự việt vị nó càng quậy...
Bởi vậy bây giờ tôi có câu đố thử tài bà: Nghe đây, đây là đề thi tốt nghiệp năm nay: “hãy đưa giải pháp để nhà nước trị được cả truyền thông trong nước và quốc tế “?
- Ác quá. Đề gì khó dữ vậy, sao làm nổi. Ra đề kiểu đó, tui cầu cho ông ế vợ suốt đời.
- Học làm báo mà cái gì cũng không biết cũng than khó. Khó vậy bà mới cần tui. Bà nói thua tôi đi, nói cần tui suốt đời đi...
Úi trời, anh Tây lại về đến... La Mã rồi. Họ bắt đầu tán nhau. Tôi đứng dậy đi, hết nghe gì nữa...
Nhà báo Vũ Kim Hạnh (báo Sài Gòn Tiếp Thị), hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp - BSA. Người Kỳ Anh

TIN BÀI LIÊN QUAN:

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget