Halloween Costume ideas 2015
tháng 3 2016
Afamily An ninh - trật tự An Ninh Thủ Đô Ảnh Đẹp Ăn Ngon Âm Nhạc Ẩm Thực Báo Chí Báo Công An Nhân Dân Báo Dân Sinh Báo Đất Việt Báo Giao Thông Báo Hà Tĩnh Báo Mới Báo Nông Nghiệp Báo Tiền Phong Báo Tin Tức Báo Tuổi Trẻ BBC Bí Quyết Bí Quyết Khỏe Và Đẹp Biển Chết Biển Đông Biển Kỳ Anh Biển Vũng Áng Bizlive Bói Vui bóng đá Bùi Mạnh Hùng Cá Chết Cá Gỗ Cafebiz CafeF Cafekubua Cảm Xúc Cảm Xúc Kỳ Anh Cao Quang Vinh Chăm Sóc Da Châu Á Chia Sẻ Chiến Tranh Chính Trị Chợ Kỳ Anh Công An Kỳ Anh Cộng Đồng Mạng Công Nghệ Cù Lú Cung Hoàng Đạo Cuộc Sống Cư Dân Mạng danviet.vn Dạy Con Dân Ca Nghệ Tĩnh Dân ca Ví giặm Dân Trí Diễn Đàn Diễn Đàn - Chia Sẻ Dinh Dưỡng Du Học Du Lịch Đại Kỷ Nguyên Đàn Ồng Đảo Sơn Dương Đặc Sản Kỳ Anh Đèo Ngang Đẹp Đẹp + Đẹp Mãi Kỳ Anh Địa Danh Kỳ Anh Điện Ảnh Đọc & Suy Ngẫm Đông Yên Đời Sống Eva Facebook Formosa Genk Gia Đình Giadinh.net Giải Trí Giáo Dục Giáo dục Kỳ Anh Giáo Dục Việt Nam Giao Thông Giới Tính Giới Trẻ Góc Chuyên Gia Góc Con Gái Góc Của Nàng Góc Nhìn Gương mặt Kỳ Anh Gương Mặt Trẻ Hà Chương Hà Tĩnh Hạnh Phúc Hay Hẹn Hò Hoa Hậu Hoành Sơn How To Hội Đồng Hương Kỳ Anh Hôn Nhân HUMANS OF KỲ ANH Huyện Kỳ Anh Infonet iSenpai Japan Times Kênh 14 Khám Phá Khoa Học Khoẻ Khỏe+ Khu KT Vũng Áng Kĩ Năng Mềm Kiến Thức Kinh Doanh Kinh Tế Kỳ Bắc Kỳ Giang Kỳ Hà Kỳ Hoa Kỳ Hợp Kỳ Khang Kỳ Lạc Kỳ Lâm Kỳ Lợi Kỳ Nam Kỳ Phong Kỳ Phương Kỳ Sơn ký sự pháp đình Kỳ Tân Kỳ Thư Kỳ Thượng Kỳ Trinh Kỳ Văn Kỳ Xuân Làm Đẹp Làm Giàu Làng Nghề Lao Động Lê Quyết Diễn Lịch sử Mai Phương Mạng Xã Hội Mầm Nhỏ Mẹ - Con Menzine Mẹo Chữa Bệnh Món Ăn & Sức Khỏe Môi Trường Mới Lạ Mùa Đông Mực nháy Nghệ Sĩ Nghiên Cứu Lịch Sử Ngô Sỹ Ngọc Ngôi sao Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Tiến Chưởng Nguyễn Xuân Lộc Ngư Dân Kỳ Anh Người Đô Thị Người Đưa Tin Người Kỳ Anh Người Lao Động Nhà Quản Lý Nhạc Biển Chết Nhạc Kỳ Anh Nhật Bản Nhịp Sống Trẻ Nikkei Asian Review Ô Tô Phan Đình Hoàng Quảng Phan Quang Phóng Pháp Luật Pháp Luật TP HCM Phim phong cách Phố Voi Phụ Nữ Phụ Nữ & Gia Đình Phụ Nữ Sức Khỏe Phường Kỳ Thịnh Qua Đèo Ngang Quan Hệ Quốc Tế Quang Tiến Quân Sự Quê Choa Xấu Xí Quốc Tế Rong Rêu (Võ Xuân Tùng) Rôn Vinh Sách Hay sáng tạo saostar Sex SGGP Online Soha Sống Sống Khỏe Sông Quyền Suy Ngẫm Sức Khỏe Sức Khỏe - Y Tế Sức Khỏe & Đời Sống Tạp chí Phái Đẹp ELLE Tạp Chí Sức Khỏe Tâm Sự Tết Quê Thành Công Thanh Niên Thanh Niên Online Theleader Thế Giới Thể Thao Thể Thao Văn Hóa Thị xã Kỳ Anh Thông Tấn Xã Việt Nam Thông Tin Từ Thiện Thơ Biển Chết Thơ Quê Hương Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Thời Sự Thời Trang Thương Về Miền Trung Tia Sáng Tiến Điển Tiền Phong Tiếng Nghệ Tĩnh Tín ngưỡng Tin Tức Tin Tức Kỳ Anh Tinh Hoa Tình Yêu Tóc Tôn Giáo Trần Hồng Quân Trần Khánh Cẩm Trần Xuân Tiến Tri Thức Trẻ Trí Thức Trẻ Tri Thức Việt Nam Trung Quốc Truyện - Bút Ký ... Trường Cấp III Kỳ Anh Trường THPT Nguyễn Huệ Tuổi Trẻ Tuổi Trẻ Online Tuyển Sinh Tư Liệu Tư Liệu - Tra Cứu Ung Thư Văn Hóa Văn Hoá Truyền Thống Video Video - Ảnh Video Sức Khỏe Vietfuture Vietnamfinance Vietnamnet VietQ VnEconomy VnExpress Võ Tú Võ Xuân Hùng VOV Vov.vn VTC News VTV Xã Hội XKLĐ Y Học Cổ Truyền Y học thường thức Y Tế Yêu Zing



Miếu thờ xây trái phép bị ra lệnh dừng thi công từ 2 năm trước, nay Formosa Hà Tĩnh đã tiếp tục gây bất ngờ khi có văn bản “nhờ” Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đứng ra chủ trì xây dựng nơi thờ phụng và tâm linh trong khuôn viên Cty này.

"Cọc biển hiệu dạng ngang cổng chính" đã cơ bản hoàn thành


Chờ ý kiến của Ban Tôn giáo Chính phủ
Ngày 4.3, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký văn bản giao Ban Quản lý khu kinh tế (KKT) tỉnh chủ trì phối hợp với Sở TNMT, Sở Xây dựng, Sở VHTTDL, Ban Tôn giáo tỉnh, UBND thị xã Kỳ Anh và các đơn vị liên quan xem xét đề xuất của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh, tham mưu, đề xuất hướng xử lý, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20.3.2016. Trước đó, cuối tháng 2.2016, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh nhận được công văn số 1602153/CV-FHS của Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) - thuộc Tập đoàn Formosa Đài Loan đang triển khai dự án Khu liên hiệp gang thép và cảng Sơn Dương tại KKT Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh mời đứng ra chủ trì xây dựng nơi thờ phụng và phần tâm linh tại Cty này.
Ngày 2.3, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh có văn bản số 02 BTS gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh, Ban Quản lý KKT Vũng Áng nêu rõ: “Về mặt tinh thần, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh hoàn toàn đồng ý chủ trương của Công ty FHS, vì đây cũng là vùng đất địa linh phía nam của tỉnh Hà Tĩnh. Trong khâu giải phóng mặt bằng đã san lấp khá nhiều diện tích đất thổ cư của các làng xã, trong đó có đất nghĩa địa mọi người mới chỉ bốc hết được các phần mộ vài ba chục năm, còn có những ngôi mộ đã chôn hàng trăm năm thì khó có thể bốc hết được, có thể có làng xã trước đây có chùa, đình mà đã bị tàn phá từ thời chiến tranh chỉ còn lại nền đất. Do đó, phía Cty FHS đề xuất muốn xây dựng nơi thờ phụng tại đây để cho phần âm được yên ổn, công việc sản xuất kinh doanh của Cty được hanh thông, công nhân lao động được an toàn, đó cũng là nguyện vọng hợp lý. Về mặt pháp lý, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đề nghị UBND tỉnh có văn bản đề xuất để Ban Trị sự tiện làm việc, vậy rất mong được UBND tỉnh và các ngành, các cấp cùng quan tâm giúp đỡ”.

Văn bản đề nghị tỉnh Hà Tĩnh xem xét việc cho xây nơi thờ phụng.

Một lãnh đạo Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, đơn vị đang tham mưu, chờ xin ý kiến của Ban Tôn giáo Chính phủ rồi mới đưa ra quyết định. Theo quy định nếu muốn xây một nơi thờ phụng thì phải có tổ chức pháp nhân, dân chúng, phật tử nơi địa điểm được xây đề xuất…

Từng “bí mật” xây miếu thờ

Trước đó, tháng 6.2014, Công ty FHS đã từng có văn bản xin xây dựng công trình miếu thờ các vong linh trong khu vực dự án Formosa có mộ phần đã thất lạc, để an ủi phần nào về tâm linh của người dân quanh vùng và nhân viên trong khu vực nhà máy. Miếu thờ nằm ở phía trước bên phải tòa nhà hành chính của khu sinh hoạt và phía trước bên phải khu nhà khách 9 tầng, thuộc trung tâm điều hành dự án Formosa, diện tích xây dựng khoảng 18m2 (chiều rộng 3,6m, chiều dài 5,1m, chiều cao 4,5m). Ngày 11.7.2014, Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh ra thông báo số 510-TB/TU nêu rõ, không đồng tình đề xuất xây dựng miếu thờ trong dự án Formosa. Tuy nhiên, sau đó Công ty FHS vẫn triển khai xây dựng miếu thờ trong dự án và đã hoàn tất phần thô. Kể từ đó đến nay, miếu thờ này đã dừng thi công.

Công trình tháp "Tinh Thần Bão Luỹ" đã hoàn thành

Đầu tháng 12.2015, Formosa Hà Tĩnh từng bị Thanh tra Sở Xây dựng Hà Tĩnh đình chỉ việc xây tháp “Tinh Thần Bão Lũy” cao 32m trái phép ngay trước cổng vào của Cty này. Sau một thời gian, BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã cấp phép cho Cty tiếp tục xây dựng công trình với tên gọi mới là “Cọc biển hiệu dạng ngang cổng chính”. (Theo Báo Lao Động)



Thủ tướng Hy Lạp:

Câu chuyện cái “tháp tinh thần bảo lũy” không phép đã lại làm nóng dư luận. Đây là tòa tháp có độ cao 32m và dự kiến sẽ hoàn thành nhanh chóng trong tháng 12 này tại Formosa, Vũng Áng. Vậy bảo lũy tinh thần là gì? Nó có ý nghĩa thế nào? Và mục đích?

Ngày 12.3.2016 những công đoạn cuối cùng của công trình đã được hoàn tất.



Hàng trăm m3 rác thải của khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) đổ tràn lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường lẫn sức khỏe, sinh hoạt của người dân.

Các thùng hóa chất nằm chỏng chơ giữa sông, chảy xuôi về các xã tại Kỳ Anh.

Thủ tướng Hy Lạp:
Nhưng hình ảnh mới nhất về tháp Tinh Thần Bảo Luỹ đã hoàn thành xây dựng cơ bản. Đồng thời miếu thờ xây trái phép bị ra lệnh dừng thi công từ 2 năm trước, nay Formosa Hà Tĩnh đã tiếp tục gây bất ngờ khi có văn bản “nhờ” Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đứng ra chủ trì xây dựng nơi thờ phụng và tâm linh trong khuôn viên Cty này.

9h15 ngày 4/3, những chuyến xe chở rác thải công nghiệp bắt đầu rời khỏi cổng phía tây của công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Hướng ra quốc lộ 1A, rẽ lên đường tránh Thị xã Kỳ Anh, những chiếc xe này bắt đầu tỏa đi nhiều hướng khác nhau.

Theo chân những chiếc xe này phóng viên Pháp luật Plus tiếp cận tận nơi khu vực họ vẫn thường công khai trút rác, điều bất ngờ là rác không được tập kết ở nơi nào khác mà chính là ở sau vườn nhà dân?

Xe tải chở rác qua cổng phía tây công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh để tuồn ra ngoài.

Gỗ, sắt thép, bột thạch cao, bông, vải, những thùng đầy hóa chất không rõ nguồn gốc và hàng trăm phế thải công nghiệp khác được đổ ngập tràn khắp nơi. Trên địa bàn các phường Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Phương, Kỳ Trinh đâu đâu cũng bắt gặp những bãi rác khổng lồ như thế này.

Nguy hiểm hơn cả là rác thải được đổ ngay mạch nước đầu nguồn. Những thùng hóa chất còn đầy, bên trong là chất rắn màu vàng, mùi hắc rất khó chịu được vứt ngay dưới suối. Những hóa chất này cứ thế tan chảy vào nước và có thể đầu độc hàng vạn người dân của thị xã Kỳ Anh.

Cơ quan chức năng bắt quả tang các phương tiện đổ rác ở bãi không phép.

Chị Trần Thị Vân, trú tại thôn Liên Phú, phường Kỳ Liên, Kỳ Anh chia sẻ: “Tôi sống ở đây hơn 10 năm, 3 năm gần đây rác thải công nghiệp đổ về đây khắp nơi khiến nguồn nước sinh hoạt bị đục, ô nhiễm nặng. Rác trên sông trôi xuống từng bọc, từng bọc, mà con sông Khe Lau này lại là nguồn cung cấp nước cho nhiều xã nữa. Chỉ mong các cấp các ngành “mần răng” họ không đổ rác nữa”.

Các bãi rác khổng lồ “tự phép” mặc nhiên tồn tại.
Những bãi rác ven đường như thế này dễ dàng bắt gặp.

Khu dân cư: ngập rác, quốc lộ: rác, rừng và suối đầu nguồn: rác… đâu đâu cũng trở thành bãi rác, những bãi rác khổng lồ, lộ thiên, nham nhở, bốc mùi hôi thối có ở khắp nơi.

Thậm chí một số vị trí sâu trong rừng rác được “hóa trang” dưới một lớp đất mỏng với công nghệ chôn lấp hết sức thô sơ.

Chất thải rắn đang cháy dở.

Theo tìm hiểu của phóng viên, sở dĩ nhà thầu kí hợp đồng xử lý rác với Formosa Hà Tĩnh có thể dễ dàng đổ rác thải ra ngoài môi trường như vậy là do nhiều người dân trên địa bàn sẵn sàng cho thuê đất, vườn nhà mình làm bãi rác.

Với “cước phí” 6 triệu/tháng nhiều hộ dân chấp nhận biến nhà mình thành bãi tập kết rác thải công nghiệp của Fomosa mà không hề nghĩ đến những hệ lụy khủng khiếp của việc làm này.

Em Nguyễn Trần Phương Lan, học sinh lớp 5 trường Tiểu học Kỳ Liên vừa đuổi ruồi cho em vừa kể: “Ngày nào ngồi học cũng phải bịt khẩu trang, buổi tối ngồi học ruồi nhặng cứ “bu” kinh khủng lắm”.

Xe tải này chở rác qua cổng phía tây công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh để tuồn ra ngoài.

Một nghịch lý là trên địa bàn huyện Kỳ Anh có hai nhà máy xử lý rác thải đó là: Nhà máy xử lý rác thải thị xã Kỳ Anh, nhà máy xử lý rác Hoành Sơn có công suất xấp xỉ 1000 tấn/ngày đêm nhưng các nhà thầu lại chọn phương án đổ rác bừa bãi ra ngoài môi trường?

Phải chăng để bớt một ít chi phí cho việc vận chuyển, xử lý rác thải mà những cá nhân, tổ chức này sẵn sàng tuồn rác ra ngoài môi trường, bất chấp sự ô nhiễm, nguy hại đến sức khỏe của bà con nhân dân?

Một số xe đã bị bắt cơ quan CA tạm giữ để điều tra.

Để làm rõ việc nhà thầu móc nối với các doanh nghiệp vận tải đổ rác thải công nghiệp ra môi trường, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã vào cuộc điều tra. Tại hiện trường lực lượng chức năng bắt giữ 4 xe trọng tải lớn đang đổ rác tại 3 điểm khác nhau. Các phương tiện bị tạm giữ, lập biên bản xử lý.

Tuy nhiên, hiện trạng những bãi rác khổng lồ vẫn nằm tràn lan khắp các vùng dân cư tại Thị xã Kỳ Anh, đây là một bài toán rất cần cơ quan chức năng nhanh tay xử lý, những chất thải công nghiệp này rất có thể gây nguy hại cho sức khỏe người dân thông qua nhiều con đường khác nhau.


Danh Tạo - Thiên Phú - Hồ Hải (PLP)
Người Kỳ Anh





Người Kỳ Anh - Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh đã nhiều lần đổ trộm chất thải ra môi trường nhưng không hề bị xử lý rốt ráo, triệt để. Huyện Kỳ Anh “tự bịt mắt” để Công ty môi trường đổ trộm chất thải(?!).

Xe bể phốt của Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh ngang nhiên đổ trộm chất thải giữa ban ngày, nhưng không hề bị một cơ quan chức năng nào ngăn chặn, xử lý (Ảnh: Du Nghĩa).

Sáng 25/2, theo thông tin từ người dân xã Kỳ Tân (Kỳ Anh-Hà Tĩnh) gọi điện tới tòa soạn Pháp Luật Plus phản ánh về việc có một chiếc xe chở chất thải đang có dấu hiệu đổ trộm chất thải.

Sau khi tiếp nhận thông tin trên, phóng viên Pháp Luật Plus đã có mặt để ghi nhận sự việc. Theo quan sát của phóng viên, chiếc xe bồn màu xanh BKS: 38C-033.07 của Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh đang lưu thông về hướng xã Kỳ Tân (gần nhà máy xử lý rác thải xã Kỳ Tân).

Chiếc xe chở chất thải (Ảnh: Du Nghĩa).

Chiếc xe của Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh bắt đầu đi theo con đường đất (hướng đi nhà máy xử lý rác thủ công) như những gì mà người dân cung cấp.

Theo chân chiếc xe này, theo ghi nhận của phóng viên, khi chiếc xe bể phốt đi vào, ngay lập tức, một chiếc máy múc đi theo sau và có nhiệm vụ đào hố để chôn lấp chất thải.

Sau gần 30 phút đẩy chiếc xe bể phốt qua đoạn đường lầy, chiếc máy múc đào hố và cứ thế, chất thải được chôn xuống mà không hề gặp phải sự kiểm tra, giám sát nào, cũng không có cơ quan chức năng nào biết.



Sau hơn 30 phút đổ trộm chất thải bể phốt xong, chiếc xe bồn của Công ty môi trường đô thị lại quay đầu đi về hướng Thị xã Kỳ Anh.

Để làm rõ những vấn đề mà người dân cung cấp, chúng tôi đã đến làm việc cùng chính quyền xã Kỳ Tân để có những thông tin khách quan nhất.

Trao đổi với phóng viên Pháp Luật Plus, ông Lê Văn Phâng - Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân, cho biết: “Khi nghe phản ánh của người dân về việc đổ trộm chất thải, chúng tôi đã điều động dân quân xã lên hiện trường để bắt quả tang công ty này nhưng sau đó không hiểu vì sao dân quân xã lại tha cho họ đi.

Đến hôm sau, UBND huyện Kỳ Anh cũng nhận được phản ánh của người dân xã Kỳ Tân và đã cử cảnh sát cơ động xuống hiện trường nhưng công ty này chưa đổ và họ xin và hứa lần sau sẽ không đổ nữa”.

Ông Lê Văn Phâng-Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân xác nhận với phóng viên Pháp Luật Plus là có hiện tượng đổ trộm chất thải (Ảnh: Du Nghĩa).

Lý giải với phóng viên Pháp Luật Plus về việc đổ trộm chất thải bể phốt, ông Ngô Thanh Quý - Phó giám đốc nhà máy xử lý rác đặt trụ sở tại xã Kỳ Tân, cho hay: “Tôi khẳng định với các anh việc công ty đổ trộm chất thải bể phốt xuống ruộng người dân là chuyện bình thường. Những công ty này đổ trộm thì mới có lãi nên họ bất chấp tất cả”.

Vì sao Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh ngang nhiên đổ trộm chất thải bể phốt ra môi trường mà không bị xử lý? Điều này dư luận có thể đặt ra nghi vấn, phải chăng chính quyền không biết hay cố tình “làm ngơ” cho sai phạm của công ty môi trường đô thị Kỳ Anh?

Người Kỳ Anh sẽ tiếp tục thông tin đến quý độc giả về vấn đề này!

Du Nghĩa - Bình Minh (PLP)
Người Kỳ Anh




CON GÁI KỲ ANH

Này bạn hữu gần xa,
Ngồi đêy nghe tầu kể.
Về cùn gếy quê choa,


Hiền hậu lậy nết na,
Biết thương mẹ, thương cha,
Biết chăm ông chăm bà.
Không ăn chơi sa đọa,

Không xa xỉ, ba hoa,
Không so bì thiên hạ,
Không trà chanh chém chả.
Biết phù gia nội trợ,

Chăm cùn lợn, cùn ga,
Biết trồng khoai, dặm ló,
Biết cắt cỏ cho bò.
Em biết nghị biết lo,

Cùn ngài em chịu khó,
Từ côông nhỏ chuyện to,
Vào tay em xong hết.
Giàu em ko cần thiết,
Sang em cụng nỏ hay,

Em cần một bàn tay,
Đưa cho em hạnh phúc.
Eng mô chộ em hay,
Mời vô nhà uống nác.!?!?

Đó!??!
Mi nghe tau kể rứa,
Mi thấy thích hay phê,
Chỉ cần nói mô tê,
Ko cần chi nựa cả,

Tầu dắt đến tận nhà,
Thưa vì mẹ vì cha,
Cho mi mần "dê cụ".
Cho đời mi vui sướng,
Lấy được vợ quê choa!?!





(Người Kỳ Anh) - “Triệu tấc đất” của tổ tiên dần dần trở thành tài sản của người khác trong một cuộc chiến âm thầm – chiến tranh kinh tế - thì nhiều người có thể dễ lãng quên.


Phố Tàu ở Kỳ Anh

Ngày 3/3 The Straits Times có đăng bài viết của Giáo sư Lu Guangsheng - Đại học Vân Nam về công cụ “ngoại giao đường sắt” của Trung Quốc, trong đó chủ yếu phân tích về nguyên nhân các doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu trong các dự án đường sắt cao tốc tại các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian gần đây.

“Đó là một cuộc đua và Trung Quốc cuối cùng đã vượt qua đối thủ Nhật Bản trong tháng 10/2015, khi các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký một thỏa thuận liên doanh với các đối tác Indonesia về dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung.

Dự án này là một mốc quan trọng trong sự tiến bộ của chính phủ Trung Quốc trên lĩnh vực "ngoại giao đường sắt". Trung Quốc đã đạt được thành công ban đầu với ngoại giao đường sắt của mình, trước hết bởi vì Trung Quốc rất coi trọng ngành đường sắt tốc độ cao của mình.

Thứ hai, Trung Quốc cho thấy mình có "đủ chân thành", mà dự án Jakarta-Bandung là một ví dụ. Trung Quốc đồng ý không sử dụng vốn của chính phủ Indonesia hoặc yêu cầu bảo lãnh của Chính phủ nước này đối với các khoản vay.

Nói cách khác, Trung Quốc cung cấp khoản vay đủ 5,5 tỷ USD với lãi suất 2%/năm mà không đòi hỏi Indonesia ứng vốn hay bảo lãnh nợ".

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và lãnh đạo ngành đường sắt Trung Quốc Sheng Guangzu tham dự một buổi lễ động thổ cho tuyến đường sắt tốc độ cao Jakarta-Bandung – một sản phẩm của “ngoại giao đường sắt với đầy sự chân thành" của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Hiện cũng đã có tiến bộ trong các dự án đường sắt Trung - Thái, Trung - Lào và dự kiến sẽ khởi công trong năm nay.

Vào tháng 9/2015 chính phủ Lào đã thông qua một nghị quyết cho việc xây dựng đường sắt Trung - Lào với chi phí 6,8 tỷ USD. Tháng 11/2015, Nội các Thái Lan đã thông qua dự án đường sắt Trung - Thái với chi phí 14 tỷ USD.

Qua phân tích cho thấy, Chính phủ Trung Quốc đã nâng đỡ các đối tác của mình và hỗ trợ họ có thể sử dụng sản phẩm công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc một cách tưởng chừng "chân thành và đầy nghĩa cử cao đẹp" của những mối quan hệ hợp tác.

Điều đó cùng với việc bị tung hỏa mù bởi quy trình kinh tế đảo ngược là lý do khiến các đối tác không thể từ chối bắt tay Trung Quốc.

Với những chiến thắng trên mặt trận không tiếng súng này cùng những kết quả của việc tái cơ cấu nền kinh tế, có thể thấy rằng những triết lý và cơ chế nguy hiểm trong chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc đang là mối nguy hại cho các nền kinh tế trên thế giới, nhất là những quốc gia láng giềng và thân cận của họ.

Theo tìm hiểu của người viết và qua những sự kiện diễn ra gần đây trong hợp tác kinh tế của Trung Quốc với nước ngoài, trong đó có Việt Nam, có thể nhận diện hai hiện tượng nguy hiểm, thể hiện sự “chân thành” của người Trung Quốc đối với những đối tác thân tình nhưng mục đích có lẽ không ngoài việc phục vụ ý đồ toàn cục của họ.

Những công trường rộn tiếng Tàu

“Trung Quốc đã trúng thầu bằng cách cung cấp cho Indonesia một gói tài chính cạnh tranh hơn Nhật Bản. Song điều đáng chú ý là đường sắt tốc độ cao Jakarta-Bandung dài 150km, tốc độ 250km/h đến 300km/h, áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn của Trung Quốc về công nghệ và thiết bị. Trung Quốc sẽ quản lý toàn bộ quá trình từ khảo sát, thiết kế, xây dựng đến vận hành và quản lý khai thác”, theo Giáo sư Lu Guangsheng.

Như vậy là người Trung Quốc có mặt và nắm giữ vai trò đối với tất cả các khâu của một dự án đầu tư nước ngoài. Và không chỉ là sự có mặt của các chuyên gia kỹ thuật, những nhà kỹ trị mà là cả công nhân lao động kỹ thuật cao và thậm chí cả lao động làm những công việc phổ thông, giản đơn – những công việc thường thuộc về người lao động bản địa.

Khu công nghiệp Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh cũng là một đại công trường "rộn tiếng Tàu", ảnh: Báo Tuổi Trẻ (tuoitre.vn).

Điều ấy đã là một thực tế và càng ngày càng có nhiều dự án kiểu “bao trọn gói” như vậy của người Trung Quốc. Những nhà thầu Trung quốc tạo công ăn việc làm cho người Trung Quốc ở nước ngoài không chỉ là “lợi ích toàn tập” mà nó còn là một kênh góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn nạn lao động dôi dư của Trung Quốc do tái cơ cấu kinh tế tạo ra.

Ngay từ năm 2011 – 2012, khi Chính phủ Trung Quốc xác định và đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung vào tiêu dùng nội địa và dịch vụ tài chính, thương mại thì nhịp độ phát triển của nền kinh tế Trung Quốc giảm nhiệt. Và sau 25 năm bùng nổ, năm 2015 vừa qua tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc chỉ đạt con số 6,9%.

Con số 6,9% gắn với nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh mà Bắc Kinh phải giải quyết. Đặc biệt năm 2016 và những năm tiếp theo, dự báo kinh tế nước này vẫn tiếp tục có tốc độ tăng trưởng giảm, năm sau phát triển thấp hơn năm trước. Điều đó khiến cho việc giải quyết những hệ quả của nó ngày càng trở thành vấn đề mang tính chiến lược của Trung Quốc.

Trong số đó có vấn đề đầu tư nước ngoài và tạo việc làm cho lưc lượng lao động dôi dư do tái cơ cấu nền kinh tế tạo ra. Khi đầu tư trong nước giảm thì đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng để tạo sự cân bằng trong phát triển, nhưng thực ra là tạo ra đòn bẩy cho hoạt động thương mại và dịch vụ tài chính.

Doanh nhân Trung Quốc ra nước ngoài làm ăn, ngoài làm tăng giá trị tài sản của Trung Quốc nước ngoài, còn giải quyết việc làm cho lao động Trung Quốc.

Sau khi “ngoại giao kinh tế” đi trước, tiếp theo sẽ đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thể hiện qua việc người Trung Quốc tham gia hợp tác kinh tế với đối tác bằng hàng loạt những dự án mà họ là những nhà thầu cung ứng trọn gói các dịch vụ từ khảo sát thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý kỹ thuật đến triển khai gói thầu, sử dụng sản phẩm và quản lý khai thác.

Nếu như các nhà thầu ở các quốc gia khác, lực lượng triển khai gói thầu chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn cao như các chuyên viên, chuyên gia thì với người Trung Quốc, họ tham gia vào cả những bước công việc, thực hiện những loại công việc có tính chất giản đơn mà trước đây giành cho công nhân lao động của những quốc gia là chủ đầu tư.

Vì vậy, đã có nhiều công trường “rộn tiếng Hoa” ở nhiều quốc gia mà doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu và triển khai dự án. Nay với việc tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm đầu tư trong nước thì lượng lao động thất nghiệp tại quốc nội là rất lớn.

Bởi vậy, sắp tới sẽ có làn sóng người Trung Quốc chuyển ra nước ngoài làm việc, cạnh tranh gay gắt với thị trường lao động thế giới.

Dư luận Việt Nam đã từng nhiều lần đặt câu hỏi và nghi ngại về hàng ngàn người Trung Quốc làm việc trên công trường của các dự án mà doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu tại Việt Nam. Điều đó cho thấy nguy cơ người Việt Nam bị “cướp” mất việc ngay trên đất nước mình là một thực tế được cảnh báo và đã diễn ra. 

Theo báo cáo của Ban quản lý các Khu kinh tế Hà Tĩnh tháng 10/2014, trong tổng số hơn 5.300 lao động làm việc tại các công trường của dự án Formosa có 3.680 người Trung Quốc.

Trong dự án Formosa có 92 nhà thầu thi công đến từ Trung Quốc, Đài Loan và chính quyền Hà Tĩnh đồng ý cho các nhà thầu tuyển dụng 10.820 lao động nước ngoài, để đáp ứng nhu cầu của họ.

Trong khi đó, trả lời báo chí ngày 9/10/2014, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục trưởng Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) thì cho hay : "Ở Vũng Áng, thời điểm cao nhất trung bình cứ 7 người Việt Nam thì có một người nước ngoài làm việc. Thời điểm thấp nhất tỷ lệ này là 4/1. Như vậy, lao động Việt Nam vẫn là những lao động chính".

Có lẽ cơ quan quản lý nhà nước chưa xem vấn đề lao động Trung Quốc tại Việt Nam là đáng báo động.   

Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu dự án, bao nhiêu nhà thầu và bao nhiêu người lao động Trung Quốc đang làm việc tại đó, người viết xin phép chưa đưa ra con số cụ thể, bởi lẽ nó không chính xác vì còn tình trạng lao động chui, lao động không phép.

Tuy nhiên, chỉ biết rằng những công trường rộn tiếng Hoa vẫn đang hàng ngày, hàng giờ tạo ra những "đổi thay" trên đất nước Việt Nam.

Ngoại giao nhà đất

Tại Indonesia, Thái Lan, Lào, nhà thầu Trung Quốc được đối tác lựa chọn nhờ có sự hỗ trợ của “ngoại giao đường sắt” khi “Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy để thỏa hiệp nhiều lần và cuối cùng đồng ý cung cấp khoản vay đầy đủ mà không cần vốn đối ứng của đối tác cũng như bảo lãnh của Chính phủ Indonesia, như trong dự án đường sắt Jakarta-Bandung.

Bởi lẽ Trung Quốc áp dụng lãi suất khoảng 2%/năm, trong khi Nhật Bản cung cấp một lãi suất thấp đáng ngạc nhiên là 0,1%/năm đối với dự án đó. Điều này cũng làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của Trung Quốc với Nhật Bản khi tham gia đấu thầu các dự án đường sắt lớn ở Đông Nam Á”, theo Giáo sư Lu Guangsheng.

Nhưng hiện nay, với kinh tế khó khăn và thời gian hoàn vốn cho dự án rất dài nên những dự án lớn của Trung Quốc thắng thầu ở nước ngoài sẽ tăng thêm mức độ rủi ro. Vậy nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn tăng cường hợp tác đầu tư ở nước ngoài, vẫn tham gia mọi gói thầu mà họ thấy có lợi. Tại sao họ không lo sợ mất vốn, thua lỗ, thiệt thòi?

Dự án “đổi đất lấy hạ tầng” Tân Sơn Nhất – Bình Lợi có thể là cơ sở cho “ngoại giao nhà đất” của Trung Quốc. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ (tuoitre.vn).

Thực ra, Chính phủ Trung Quốc, doanh nhân Trung Quốc đã nhìn thấy một loại vốn đối ứng cho khoản tiền “bỏ ra trước” trong việc thi công những công trình mà họ thắng thầu, đó là nhà và đất. Và “ngoại giao nhà đất” sẽ là một kiểu “ngoại giao kinh tế” mà Chính phủ Trung Quốc có thể thực hiện để hỗ trợ cho doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn ở nước ngoài.

Hiện tại ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, hàng ngàn công trình ngàn tỷ, trăm tỷ phải ngừng thi công vì thiếu vốn, gây lãng phí tiền bạc vô cùng lớn cho người dân, cho doanh nghiệp và cho nhà nước. Theo giới đầu tư quốc tế, những công trình đắp chiếu ấy sắp tới có thể là những tài sản đối ứng cho Trung Quốc và nhiều công trình sẽ lại rộn tiếng Hoa.

Việc đó không có gì là không thể khi người Trung Quốc có thể định giá “rẻ như cho” những “miếng mồi” mà trước đây thuộc dạng “đắt sắt ra miếng” và họ chỉ cần hoàn tất là có thể sử dụng vào mục đích của mình.

Còn với chính phủ và doanh nghiệp các nước sở tại, nếu được đề nghị đối ứng thì chẳng khác gì nằm mơ giữa ban ngày. Tưởng chừng như thế là "hai bên cùng có lợi".

Tuy nhiên, việc “nhà đối ứng công trình” hay “công trình đối ứng công trình” còn gặp khó khăn về thủ tục và nhất là định giá, do đó thời gian sẽ không thể nhanh được, ảnh hưởng đến những công trình mới mà doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế - xã hội của một vùng miền hay cả một đất nước.

Do vậy người viết cho rằng, doanh nhân Trung Quốc sẽ chọn vốn đối ứng là quyền sử dụng đất, ngay cả đất nông nghiệp hay đất lâm nghiệp, thậm chí cả đất hoang hóa, chứ không cần đất ở các khu vực đắc địa hay “đất vàng”. Điều này tính khả thi cao và có thể sớm diễn ra “ngoại giao nhà đất” giữa Chính phủ Trung Quốc với nhiều chính phủ các quốc gia trên thế giới.

Riêng ở Việt Nam, có lẽ dư luận chưa quên một dự án giao thông quan trọng bậc nhất của Thành phố Hồ Chí Minh là dự án vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi (nay là đường Phạm Văn Đồng) đã thực hiện theo phương châm “đổi đất lấy hạ tầng” với nhà thầu chính Tập đoàn GS Engineering & Construction (GS E&C) – Hàn Quốc, theo báo cáo của UBND Tp.Hồ Chí Minh.  

Ném đá giấu tayNgười Trung Quốc làm ăn với đối tác nước ngoài gần như tất cả đều hướng tới ý đồ khống chế đối tác, nên họ thường dùng những chiêu thức “gây mê”.

Dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài đi từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất qua cầu Bình Lợi và nối với vành đai ngoài tại Ngã tư Xuân Hiệp. Toàn tuyến dài 13,7 km đi qua 4 quận: Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức, chiều rộng tuyến từ 30-60m (tương đương đường 6 - 12 làn xe). Thời gian thi công dự án là 48 tháng kể từ khi bàn giao mặt bằng

Đây là dự án BT (xây dựng - chuyển giao) đầu tiên do công ty vốn 100% nước ngoài đảm nhận, theo đó Công ty GS E&C sẽ ứng vốn thi công dự án và đổi lấy 7 khu đất tại Quận 2, Quận 9, Quận 10 của Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích 100 hecta để GS E&C đầu tư các dự án bất động sản. Tổng trị giá đầu tư cho dự án là hơn 340 triệu USD.

Đến nay, dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi đã đưa vào sử dụng. Với một “tiền lệ” như vậy, có lẽ việc doanh nghiệp Trung Quốc đề xuất phương án “đổi đất lấy hạ tầng” cho những dự án của họ sẽ triển khai là không có gì nằm ngoài dự đoán của giới đầu tư. Đặc biệt, với mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thì hình thức “ngoại giao nhà đất” có thể diễn ra thuận lợi.

Như vậy trong tương lai có thể hàng trăm hecta, thậm chí hàng ngàn hecta đất của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, trở thành vốn đối ứng trong các dự án mà doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu. Trong tương lai sẽ có thể có những “làng mạc” Trung Quốc ở nhiều quốc gia trên thế giới, chứ không chỉ là những khu phố Trung Quốc, dạng “China town” nữa.

Nông dân Trung Quốc thuê đất ở nước ngoài làm nông nghiệp – có thể trong tương lai họ sẽ tham gia thực hiện chính sách “ngoại giao nhà đất” của Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Trong khi người ta còn đang mải nghiên cứu tái cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc là gì, chỉ số tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc giảm thì có ý nghĩa như thế nào, thì tác hại của nó đã hiển hiện, đã trở thành mối nguy cho người dân, cho đất nước ở nhiều khu vực trên thế giới – trong đó có người dân, có doanh nghiệp Việt Nam.

Chỉ “một tấc đất” của cha ông để lại nơi biên giới hay đảo xa bị mất là có thể xảy ra những xung đột căng thẳng. Nhưng hàng ngày, hàng giờ có thể có hàng “triệu tấc đất” của tổ tiên dần dần trở thành tài sản của người khác trong một cuộc chiến âm thầm – chiến tranh kinh tế - thì nhiều người có thể dễ lãng quên.

“Cuộc chiến tranh không tiếng súng” với Trung Quốc dù không gây ra thương vong, đổ máu, nhưng ảnh hưởng của nó trên những công trường rộn tiếng Hoa có thể là nguyên nhân khiến cho người dân mất đi cuộc sống yên bình, đất nước mất đi vẻ thanh bình nếu mất cảnh giác với những suy nghĩ chủ quan.

Tin Bài Liên Quan:


Ngọc Việt (GDVN)
Người Kỳ Anh


Lấy vợ 5 năm, tôi không hề biết ngoại tình mặn nhạt thế nào. Dạo nọ, đi đám cưới với vợ, bị một cô gái ngồi cùng bàn mê. Cô em rất đẹp, sexy cả ngoài lẫn trong. Cô ta nhìn tôi như đạn bắn, tôi cũng tranh thủ nhìn khi vợ lơ đễnh. Cô em có số tôi ngay sau lễ cưới: “Anh đẹp trai, em muốn ngủ với anh”, cô ta nhắn thế. Tôi phải cầm điện thoại vào nhà tắm, chốt cửa đọc không sót một chữ nào. Mẹ, đây là làm quen kiểu hiện đại à: tán thẳng vào mặt – ngã vật ra giường?

Tôi không trả lời. Lần đầu tiên có em nói muốn ngủ với tôi, ngoài kiểu ngủ trả tiền truyền thống. Vợ tôi thì không nói thế, cố ấy nói “nỡm à”, rồi xong… 


Cô ta vẫn tiếp tục, tôi trả lời “tôi có vợ rồi, cô biến đi”, nhưng tiếc như mèo béo tự tay mình vứt cá rán ngon, tôi biết. Phàm cái cô em đó là con cá rán thần thánh. Không chịu tha cho tôi. Cô này chắc thuộc kiểu “không ngủ được với anh em chết”, chắc thế. Sàng qua sàng lại một thời gian, các mối quan hệ, lòng tham muốn đưa đẩy các kiểu. Đêm nọ: tôi và cô em lên giường, người tôi sặc mùi men, nhưng mặt thì rất ư mãn nguyện. Chợt nhớ được vài tí như thế sau khi tỉnh. Tỉnh dậy, tôi tưởng trời sập, vật vã tâm tư, 2 ngày sau tôi nói: Vợ, anh đã ngoại tình.Vợ tôi cười: á, lại liếc phải ngực cô nào à, tha tội, tha vì thật thà. Tôi đập bàn, mắt nhìn thẳng…trần nhà: không, là lên-giường-đấy. Vợ tôi đổi sắc, dao kéo gươm giáo các thứ hiện đủ lên mặt. Cô ấy khóc, cô ấy vốn dĩ hiền. Máu hoạn thư như mạch nước ngầm, lên lâu. Nên ban đầu không có phản ứng gì, chỉ khóc để câu giờ chờ cứu viện chăng? 

Máu không lên nổi, tôi thuyết phục, vợ khóc, thuyết phục, khóc, rồi thôi. Chắc vì cô ấy biết tôi là thằng thật lòng. Mà biết quái gì nữa, tôi thật lòng thật.Trần đời chưa có thằng đàn ông nào thật như tôi. Vợ sau đó cũng xuôi dần. Nhưng không còn quan tâm tôi như trước. Tôi cứ lặng lẽ yêu thương và cần thời gian cho cô ấy. Phụ nữ không cần cảm giác chiếm hữu như đàn ông, phụ nữ cần cảm giác yên tâm bên người đàn ông của họ. Bạn bè chửu tôi, mày thật và ngu. Tôi sợ đếch gì, khi thật và ngu với vợ. Nhưng quan trọng là vợ tôi biết thứ tha. Phụ nữ luôn biết thứ tha vì đơn giản họ là …phụ nữ. Tôi yêu vợ tôi vì như thế, bất cứ người vợ nào cũng như thế. Khác ở chỗ là vị quân phu của họ thế nào mà thôi.


Có lắm ông chồng đang ăn vụng (cả ăn vụng tinh ranh lẫn ăn vụng lỳ lợm-ý là công khai) ở ngoài kia. Nhưng các ông ạ, tôi nghĩ mãi không biết vì sao các cụ lại gọi người mình cưới về là vợ, lẽ theo tôi, vợ là ta tự chấm thêm dấu nặng, như cục đá giữ lấy con diều ấy mà. Chứ thực ra nó là từ Vơ, cái gì các bà ấy cũng vơ vào mình: chịu đựng, nhẫn nhục, thứ tha, nước mắt, thiệt thòi....Đá thì không nặng, mà vơ mãi nên nặng….nợ. Đời sống vợ chồng có khổ mấy các bả cũng không “bay” đi. Dại. Nên chúng ta hãy để cho họ yên trong hạnh phúc. Đời người chật, nhưng hạnh phúc thì thênh thang, nếu biết vì nhau mà sống. Chấp nhận cưới, mà không chấp nhận từ bỏ được những sân si tham thiếu ở đời. Tịnh không bằng loài cây cỏ. 

Đó, lại có cô em nào inbot phây búc. “Vợ ơi, qua bảo này, lại có người tán tỉnh tao….

Thế, thế cho nó khắm !!!!!
__
Cù Lú




Kỳ Anh: Quê hương phong bì

Báo đăng ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang phổ biến kế hoạch tách huyện, điều chỉnh địa giới, thành lập thị xã Kỳ Anh mới, dân đi họp được phát mỗi người 50.000 đồng.

Đã có nhiều ý kiến trái chiều về chuyện dân đi họp được phong bì


– Thế thì có gì mà báo phải nói? Chú làm cán bộ phường đi họp có phong bì không?- Sao không? Dân đi họp tổ còn có 20.000 đồng, đảng viên đi nghe thời sự mỗi tháng 1 lần cũng 20.000 đồng. Nước mình là đất nước của phong bì, có gì phải nói. Bác gái Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế – còn nói huỵch toẹt 100 năm nữa may ra mới xóa được nạn phong bì của bệnh nhân cho thầy thuốc.
– Ở Mỹ có phong bì không?
– Chắc không, nhưng em biết nhiều người Việt ở Mỹ tranh thủ về quê để chữa bệnh. Bên ấy mà vào bệnh viện là coi như sạt nghiệp. Bác sĩ họ ăn ở giá dịch vụ, cần gì cái phong bì.
– Chuyện Mỹ rõ rồi. Nhưng ở Kỳ Anh lại có bác, khi nhà báo hỏi sao có phong bì, lại nói chủ trương đi họp được gói kẹo, chuyển đổi thành 50.000 đồng cho gọn. Có thôn nói xã chưa có, thôn tự ứng tiền. Chỉ riêng giám đốc sở tài chính nói chưa biết có chuyện này.
– Các bác nhà báo khéo giả đò về chuyện phong bì quá. Nhưng coi đó là thủ pháp nghiệp vụ để moi tin, cũng tạm cho qua. Còn bác tài chính thì bao giờ chả nói thế!
– Vậy thì tiền đâu mà thôn, xã hăng hái chi ra vậy?
– Bác cũng đừng vờ ngớ ngẩn với em nhá! Đã có dự án xây dựng thị xã, tất có kinh phí và khoản đền bù giải tỏa. Một núi tiền sẽ đổ về. Bỏ ra “gói kẹo” cho dân là như dân ta vẫn nói “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”.
– Chú nói thế thì tất cả các dự án lớn nhỏ đều có “đồng tiền khôn”?
– Chứ sao, khôn quá như mấy ông “ăn vào” ODA còn mất chức, đi tù đầy ra đấy. Chỉ những ai khôn tới trình độ “gói kẹo” là coi như “nâu vấn đề”.
– Sao lại có màu nâu?
– Tiếng Anh, nâu (no) là không! Thời buổi này mà còn không biết nâu hay xanh thì vứt.
– Nâu – hôm nay hiểu, còn xanh là gì?
– Hì hì, ngu lâu, xanh là tờ xanh, tờ đô la!
– Hiểu rồi, nâu gói kẹo, xanh nhá! Thanh-kiu-ve-ri-múc.
Lý Sinh Sự
Nguồn bài: Báo Lao Động
----------------------------------

Nông dân cũng được nhận phong bì

Ngày giáp Tết, đang bận túi bụi, một người bà con của Phó tôi quê Hà Tĩnh vừa gọi điện khoe: Chú đừng tưởng chỉ có cán bộ các chú, ông này bà nọ mới được nhận phong bì nhé. Nông dân quê tôi chừ cũng oách rồi, cán bộ báo đi họp, họp xong, bà con cũng được nhận phong bì, có tiền hẳn hoi.
Hỏi ra mới biết, nhằm khuyến khích người dân dự họp lấy ý kiến về điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập thị xã mới, vừa qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã chi hơn 2,5 tỉ đồng “hỗ trợ” cho gần 53 ngàn hộ dân địa phương. Biết đi họp có phong bì nên người dân rất phấn khởi, suốt 3 ngày liền bà con có mặt đông đủ, ngồi chật cả hội trường, nhiệt tình góp ý. Đó là việc có lẽ lần đầu tiên, người dân chân lấm tay bùn đi họp có phong bì nên Phó tôi có cảm xúc thật lạ.
Được biết, số này dùng để hỗ trợ cho dân, gọi là tiền chi để bà con uống nước, được trích trong khoản kinh phí phục vụ cho điều chỉnh địa giới hành chính mà tỉnh đã duyệt, số tiền chừng 20 tỉ đồng. Lãnh đạo huyện Kỳ Anh đã thông qua thường vụ huyện, sau khi triển khai xong sẽ trình xin tỉnh.
Lý do thật đơn giản, các buổi họp đa số tổ chức ban ngày, người dân phải bỏ việc đồng áng, chợ búa, thậm chí có hộ còn nghỉ cả kinh doanh, đóng cửa hàng đến dự, nên việc hỗ trợ bà con là hợp lý, nên làm. Theo Phó tôi, nếu lấy tiêu chí cái gì có lợi cho dân thì đây là sáng kiến đáng hoan nghênh và là một tin mừng, nếu việc này không sai nguyên tắc tài chính!
Phó tôi rất mừng, nhiều người biết chuyện cũng mừng vì từ xưa đến nay, hai chữ “phong bì” chỉ dành cho cán bộ đi hội họp, hội thảo, dự án mà người ta thường gọi chệch đi là “tài liệu”. Vậy mà giờ đây, tại vùng quê nghèo, trước khi quyết định vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh, lãnh đạo địa phương mời dân đến xin ý kiến, người nông dân còn được nhận phong bì! Lần đầu tiên được thưởng thức cái gọi là hương vị phong bì trong đời, người bà con của Phó tôi vừa kể vừa sụt sùi vì sướng, vì bất ngờ.
Suy cho cùng, tiền cũng là của dân, từ dân mà ra. Vấn đề là giờ đây không chỉ “đầy tớ” được nhận bổng lộc. Số tiền hỗ trợ nông dân Kỳ Anh, cá nhân bà con nhận được không nhiều, nhưng cái lớn hơn là nó mang lại niềm vui, nông dân tự hào vì thấy mình được tôn trọng, bình đẳng…
PHÓ THƯỜNG DÂN
Nguồn bài: Báo Đời Sống Và Pháp Luật

----------------------------------

Dân toàn huyện được phát 2,5 tỷ khi... đi họp

Trong những ngày này, khi về các xã Kỳ Phong, Kỳ Bắc, Kỳ Phương? của huyện Kỳ Anh, người dân vẫn còn đang nói tới chuyện khi đi họp lấy ý kiến về vấn đề nêu trên mỗi hộ được nhận 50.000 đồng.
Họ bàn tán, bởi đây là lần hiếm hoi mà ai tới dự họp cũng đều được nhận tiền. Vì thế, gần như toàn bộ các hộ dân đều tham dự cuộc họp "có một không hai". Theo ông Trần Quốc Hoàn, Trưởng thôn Hà Phong (xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh), khi biết đi họp có tiền thì dân rất phấn khởi và tới đông đủ, phải thuê ghế ngồi ngoài sân. Tuy nhiên, do xã chưa có tiền nên thôn đã trích 14 triệu đồng phát trước.
Ông Ngô Đức Thiện (trú xóm 7, xã Kỳ Bắc) cho biết, khi nghe cán bộ xóm thông báo đi họp có tiền nên ai cũng đi. Người dân ngồi chật hội quán của thôn. Sau khi họp, lấy ý kiến, người dân ký tên và được nhận 50.000 đồng/hộ.
Là một trong những xã tổ chức họp dân lấy ý kiến, ông Lê Văn Chương, Chủ tịch UBND xã Kỳ Phương (Kỳ Anh) thông tin, người dân tới tham dự cuộc họp, kể cả đồng ý hay không đồng ý đều được hỗ trợ 50.000 đồng, số tiền xã chi khoảng 70 - 80 triệu đồng.
"Huyện nói sẽ có nguồn nhưng chưa chuyển về nên xã phải trích ngân sách để phát cho người dân trước" - ông Chương cho hay.
Cũng theo ông Chương, không có văn bản nào về việc chi tiền cho dân nhưng trong lần họp trước đó, chủ tịch huyện (ông Nguyễn Văn Bổng - PV) đã quán triệt với các xã.
Lãnh đạo xã Kỳ Bắc cho biết, ngày 21/1 xã đã triển khai họp tất cả các thôn để lấy ý kiến của người dân về vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính.
Ông Trần Quốc Hoàn, trưởng thôn Hà Phong (xã Kỳ Phong) cùng bản danh sách những hộ trong thôn đã ký nhận tiền.

Tại cuộc họp, người dân trong xã đã đồng ý cao với chủ trường này. Sau đó, xã cũng phát khoảng 70 triệu đồng cho những người đi họp. Nhưng huyện chưa chuyển về nên xã trích từ ngân sách.
Trao đổi về vấn đề, ông Nguyễn Đức Thắng, Trưởng phòng Tài chính, kế hoạch huyện Kỳ Anh cho hay, toàn huyện có gần 53.000 hộ dân, tính ra huyện phải chỉ hơn 2,5 tỉ đồng để hỗ trợ cho người dân đi họp, lấy ý kiến tách huyện. Số tiền hỗ trợ cho dân đã thông qua thường vụ huyện, sau khi triển khai xong sẽ trình xin tỉnh.
Ông Trần Quốc Hoàn, trưởng thôn Hà Phong (xã Kỳ Phong) cùng bản danh sách những hộ trong thôn đã ký nhận tiền.
"Hiện nay, Sở Tài chính chưa cấp nguồn về nên huyện chưa có để chuyển cho các xã. Do đó huyện có chỉ đạo xã nào có nguồn thì phát cho dân, xã nào quá khó khăn thì vay mượn tạm, sau đó huyện sẽ trả lại", ông Thắng nói.
Theo ông Lê Trọng Bính, Bí thư huyện ủy Kỳ Anh, hơn 2,5 tỉ đồng hỗ trợ người dân đi họp là 'tiền nước', được trích trong khoản kinh phí phục vụ cho điều chỉnh địa giới hành chính mà tỉnh đã duyệt (khoảng 20 tỷ đồng).
"Nếu tỉnh không cho (2,5 tỷ đồng) thì huyện sẽ bỏ ra. Việc dân đi họp là nghĩa vụ còn chuyện nhà nước hỗ trợ cho dân là tốt, không lãng phí. Cán bộ nhiều lúc đi họp còn được hỗ trợ tiền ăn, tiền uống nữa là", ông Bính nói.
Cũng theo ông Bính, sau khi họp HĐND các xã, tới huyện thì sẽ trình hồ sơ lên cho tỉnh.

Còn ông Trần Báu Hà - Phó trưởng ban chỉ đạo, Trưởng ban chuyên trách thành lập thị xã mới nói, có nghe nói chuyện huyện Kỳ Anh trích ngân sách hỗ trợ cho người dân đi họp nhưng ban không chỉ đạo.
"Chỉ có một số thôn họp buổi tối còn đa số thì họp ngày. Mà họp buổi ngày thì người dân phải bỏ việc để đi, việc hỗ trợ cho dân là tốt. Quan trọng là có sai quy định tài chính hay không", ông Hà thông tin.
Theo Vietnamnet

----------------------------------

"...
Cũng vẫn biết cuộc sống luôn vận động
Đã giám làm cũng có lúc đơn sai
Xiết chặt tay khắc phục, vượt đường dài
Đoàn kết bên nhau nghĩ về đại cục …
Nhưng hỡi ôi ! khi có quyền có chức
Nhóm lợi ích quyết chia cắt lâu dài
Mảnh đất bao đời nếm mật nằm gai
Một bên phố, một bên làng nghiệt ngã.
Các cựu quan chức, cây cao bóng cả…
Các vị trí thức, con cháu mọi miền…
Ai cũng đồng lòng phản biện, ký tên
Mong giữ được miền quê này toàn vẹn.
Trăm con sông đều xuôi dòng ra biển
Ý đảng – lòng dân con nước lớn – ròng
Ai nghĩ ra trò mở hội Diên hồng…
Dân đi họp phát mỗi người năm chục.(2)
Chiêu trò ấy từ cổ kim có một
Chỉ trong thời đảng cộng sản quanh vinh
Chuyện như đùa nhưng là thật, quê mình
Tiền thay phiếu đồng tình chia cắt huyện.
Thế mới biết chốn quan trường nham hiểm
Quyết định đưa ra: đủ lý đủ tình
Thôi từ đây cũng tên ấy: Kỳ Anh
Một nửa huyện, một nửa thành thị xã…
Bốn mươi năm chân ngược xuôi trăm ngã
Về thăm quê, chứng kiến cái trò đời
Chủ tịch, bí thư lừng lẫy một thời
Phút tách huyện được mời ngồi xơi nước.
..."

Người Kỳ Anh



MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget