Halloween Costume ideas 2015
tháng 1 2016
Afamily An ninh - trật tự An Ninh Thủ Đô Ảnh Đẹp Ăn Ngon Âm Nhạc Ẩm Thực Báo Chí Báo Công An Nhân Dân Báo Dân Sinh Báo Đất Việt Báo Giao Thông Báo Hà Tĩnh Báo Mới Báo Nông Nghiệp Báo Tiền Phong Báo Tin Tức Báo Tuổi Trẻ BBC Bí Quyết Bí Quyết Khỏe Và Đẹp Biển Chết Biển Đông Biển Kỳ Anh Biển Vũng Áng Bizlive Bói Vui bóng đá Bùi Mạnh Hùng Cá Chết Cá Gỗ Cafebiz CafeF Cafekubua Cảm Xúc Cảm Xúc Kỳ Anh Cao Quang Vinh Chăm Sóc Da Châu Á Chia Sẻ Chiến Tranh Chính Trị Chợ Kỳ Anh Công An Kỳ Anh Cộng Đồng Mạng Công Nghệ Cù Lú Cung Hoàng Đạo Cuộc Sống Cư Dân Mạng danviet.vn Dạy Con Dân Ca Nghệ Tĩnh Dân ca Ví giặm Dân Trí Diễn Đàn Diễn Đàn - Chia Sẻ Dinh Dưỡng Du Học Du Lịch Đại Kỷ Nguyên Đàn Ồng Đảo Sơn Dương Đặc Sản Kỳ Anh Đèo Ngang Đẹp Đẹp + Đẹp Mãi Kỳ Anh Địa Danh Kỳ Anh Điện Ảnh Đọc & Suy Ngẫm Đông Yên Đời Sống Eva Facebook Formosa Genk Gia Đình Giadinh.net Giải Trí Giáo Dục Giáo dục Kỳ Anh Giáo Dục Việt Nam Giao Thông Giới Tính Giới Trẻ Góc Chuyên Gia Góc Con Gái Góc Của Nàng Góc Nhìn Gương mặt Kỳ Anh Gương Mặt Trẻ Hà Chương Hà Tĩnh Hạnh Phúc Hay Hẹn Hò Hoa Hậu Hoành Sơn How To Hội Đồng Hương Kỳ Anh Hôn Nhân HUMANS OF KỲ ANH Huyện Kỳ Anh Infonet iSenpai Japan Times Kênh 14 Khám Phá Khoa Học Khoẻ Khỏe+ Khu KT Vũng Áng Kĩ Năng Mềm Kiến Thức Kinh Doanh Kinh Tế Kỳ Bắc Kỳ Giang Kỳ Hà Kỳ Hoa Kỳ Hợp Kỳ Khang Kỳ Lạc Kỳ Lâm Kỳ Lợi Kỳ Nam Kỳ Phong Kỳ Phương Kỳ Sơn ký sự pháp đình Kỳ Tân Kỳ Thư Kỳ Thượng Kỳ Trinh Kỳ Văn Kỳ Xuân Làm Đẹp Làm Giàu Làng Nghề Lao Động Lê Quyết Diễn Lịch sử Mai Phương Mạng Xã Hội Mầm Nhỏ Mẹ - Con Menzine Mẹo Chữa Bệnh Món Ăn & Sức Khỏe Môi Trường Mới Lạ Mùa Đông Mực nháy Nghệ Sĩ Nghiên Cứu Lịch Sử Ngô Sỹ Ngọc Ngôi sao Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Tiến Chưởng Nguyễn Xuân Lộc Ngư Dân Kỳ Anh Người Đô Thị Người Đưa Tin Người Kỳ Anh Người Lao Động Nhà Quản Lý Nhạc Biển Chết Nhạc Kỳ Anh Nhật Bản Nhịp Sống Trẻ Nikkei Asian Review Ô Tô Phan Đình Hoàng Quảng Phan Quang Phóng Pháp Luật Pháp Luật TP HCM Phim phong cách Phố Voi Phụ Nữ Phụ Nữ & Gia Đình Phụ Nữ Sức Khỏe Phường Kỳ Thịnh Qua Đèo Ngang Quan Hệ Quốc Tế Quang Tiến Quân Sự Quê Choa Xấu Xí Quốc Tế Rong Rêu (Võ Xuân Tùng) Rôn Vinh Sách Hay sáng tạo saostar Sex SGGP Online Soha Sống Sống Khỏe Sông Quyền Suy Ngẫm Sức Khỏe Sức Khỏe - Y Tế Sức Khỏe & Đời Sống Tạp chí Phái Đẹp ELLE Tạp Chí Sức Khỏe Tâm Sự Tết Quê Thành Công Thanh Niên Thanh Niên Online Theleader Thế Giới Thể Thao Thể Thao Văn Hóa Thị xã Kỳ Anh Thông Tấn Xã Việt Nam Thông Tin Từ Thiện Thơ Biển Chết Thơ Quê Hương Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Thời Sự Thời Trang Thương Về Miền Trung Tia Sáng Tiến Điển Tiền Phong Tiếng Nghệ Tĩnh Tín ngưỡng Tin Tức Tin Tức Kỳ Anh Tinh Hoa Tình Yêu Tóc Tôn Giáo Trần Hồng Quân Trần Khánh Cẩm Trần Xuân Tiến Tri Thức Trẻ Trí Thức Trẻ Tri Thức Việt Nam Trung Quốc Truyện - Bút Ký ... Trường Cấp III Kỳ Anh Trường THPT Nguyễn Huệ Tuổi Trẻ Tuổi Trẻ Online Tuyển Sinh Tư Liệu Tư Liệu - Tra Cứu Ung Thư Văn Hóa Văn Hoá Truyền Thống Video Video - Ảnh Video Sức Khỏe Vietfuture Vietnamfinance Vietnamnet VietQ VnEconomy VnExpress Võ Tú Võ Xuân Hùng VOV Vov.vn VTC News VTV Xã Hội XKLĐ Y Học Cổ Truyền Y học thường thức Y Tế Yêu Zing



Trên đường đi làm, thấy bạn đang bốc hàng bên vệ đường. Anh Hồ Minh D. (SN 1992, trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, công tác tại Công an huyện Kỳ Anh) qua đường để giúp bạn thì bị chiếc xe khách 16 chỗ tông chết. Sau khi gây tai nạn tài xế đã lái xe bỏ trốn.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa (ảnh Công Lý)


Theo thông tin từ công an xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh cho biết, vào lúc 21h ngày 30/1, trên QL1A đoạn ngã ba cổng chào xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông khiến một người tử vong.

Nạn nhân là anh Hồ Minh D. (SN 1992, trú tại xóm Sơn Hải, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh), hiện đang công tác tại Đội điều tra, Công an huyện Kỳ Anh.

Theo lời kể của một người dân chứng kiến sự việc, vào thời điểm đó, anh D. đang trên đường đi làm. Khi qua đoạn đường trên, thấy bạn đang bốc chiếc xe máy gửi hàng từ Hà Nội về, anh liền cho xe dừng lại và qua đường để hỗ trợ bạn.


Trong lúc đang qua đường thì bất ngờ một chiếc xe khách 16 chỗ (chưa rõ danh tính và biển số xe) chạy theo hướng Bắc – Nam húc lên người, khiến nạn nhân bị văng ra xa hơn 2m, nằm lăn giữa đường.

Ngay sau đó anh D. được người dân đưa ra bệnh viện Đa Khoa Hà Tĩnh để cấp cứu, nhưng do chấn thương quá nặng nên anh D. đã tử vong.

Điều đáng nói là sau khi gây tai nạn, tài xế lái chiếc xe bỏ chạy, người dân sống quanh đường liền hô hoán đuổi theo, phải hơn 6km thì chiếc xe mới dừng lại, tài xế mở cửa bỏ trốn. Được biết, gia đình anh Hồ Minh D. thuộc diện khó khăn của xã. Anh được chuyển về công tác tại Công an huyện Kỳ Anh gần 1 năm nay.

Hiện vụ việc đang được phía Công an huyện Kỳ Anh điều tra làm rõ.

Theo Dân Trí 
Người Kỳ Anh




Xuân này con vẫn xa quê

Thêm một lần con lỡ hẹn, Mẹ ơi!
Đường rợp cờ hoa, báo mùa xuân đoàn tụ
Lại những đêm, Mẹ canh thâu không ngủ
Nghe tiếng xe qua, cứ ngỡ bóng con về.


Bao năm rồi con biền biệt, xa quê
Bữa tiệc khai xuân ngoại nhắc từng đứa cháu
Mẹ ngấn lệ, quay mặt đi cố giấu
Thương con xa, đêm chẳng trọn giấc nồng.

Tiền lương trong tay, con đếm được từng đồng
Nhưng đếm làm sao, nếp nhăn vầng trán Mẹ
Con đếm những mùa xuân, một mình, lặng lẽ
Nhưng đếm làm sao, tóc bạc mái đầu Cha.

Con đếm những ngày rời quê, biệt xứ, xa nhà
Nhưng đếm làm sao tình bao la mẫu tử
Đếm sao hết những đêm con không ngủ
Mong được trở về bên Mẹ giữa vòng tay.

Con đếm thời gian để tiếc nuối từng giây
Nhưng đếm làm sao, được nỗi lòng của Mẹ
Đếm câu Ví Mẹ ru con một thời thơ bé
Nhưng làm sao đếm hết được giọt mồ hôi.



Hơn hai ngàn ngày trôi đi nhanh quá Mẹ ơi!
Con ước sao đưa bàn tay níu lại
Con cứ ước giá mình còn thơ dại
Được khạo khờ, ngủ gật tựa lưng Cha.

Con ước mình đã chẳng phải đi xa
Vì cuộc sống mưu sinh, vì cơm áo
Nơi xứ người, giao thừa nghe tiếng pháo
Lại rưng rưng ngấn lệ nhớ quê nhà.

Bữa cơm anh em chung nhau quả trứng gà
Vẫn nhìn Mẹ rồi cười đùa tíu tít
Vài ba tháng mới có thêm bữa thịt
Còn ngây thơ tị nạnh miếng nhỏ, to.

Mỗi xuân về con lại đắn đo
Tiếp tục tha hương hay chọn về với Mẹ
Vì tương lai con gạt đi dòng lệ
Thêm một lần con lỡ hẹn Mẹ ơi!


Phan Quang Phóng
Người Kỳ Anh




KỲ ANH QUÊ CHOA

Răng tê mô rứa bây tề
Sắp đến Tết có định về hay không ?
Quê nhà cha mẹ chờ mong
Anh em trông đợi mà răng chưa về ?




Mấy đứa em cứ tỉ tê
Đợi anh chị để nhận quà đón xuân
Quanh năm vất vả gian truân
Chỉ lo làm việc mà không nghĩ gì

Sắp đến Tết lại nghĩ suy
Về hay ở lại có khi chạnh lòng
Đời người xa xứ long đong
Kiếm từng đồng bạc chỉ mong ợ nhà

Mọi người vui vẻ chan hoà
Anh em cha mẹ được là bình an
Phương xa dấu có gian nan
Vẫn mỉm cười với thế gian một mình

Ai đi xa vẫn chung tình
Tình người ấm áp chớ khinh quê nghèo
Tết ni lắm đứa trèo đèo
Nhiều đứa lội suối vèo vèo về quê


Lưa đứa mô còn say mê
Hay vì công việc chưa về nữa không ?
Riêng tau thì vẫn nhớ mong
Trời tây chết dĩ nỏ mong chi về

Bựa ni lại hâm ba rồi tề
Ông táo cưỡi cá về trên thiên đình
Ở xa nghĩ chuyện linh tinh
Tại không về tết nên mình mất vui

Có rượu bia ta cứ khui
Đắm chìm men rượu chôn vùi nhớ quê
Một khi mà đã phê phê
Biết mô tau lại đi về thăm quê
Chuyện đời rắc rối rứa tê
Ai tính được chuyện đi về đón xuân
____________________________
Công Văn Nông
Moscow 01/02/2016
Thân gửi page nỗi niềm của những người con Kỳ Anh

Người Kỳ Anh





Xuân Xa Xứ - Thơ Rong Rêu (Võ Xuân Tùng)

Mẹ..!
Năm này con đón tết trời tây
Xuân bên này không đào mai rực rỡ
Lạnh tê người, tuyêt bốn bề trắng xóa




Con nhớ nhiều cái tết của làng quê
Thèm lắm bữa cơm lúc ở xa mới về
Cùng gia đình quây quần đoàn tụ
Bên chén rượu thơm, chuyện trò đủ thứ

Chen lẫn tiếng cười của đám trẻ thơ
Con thèm lắm những buổi sáng tinh mơ
Phiên chợ quê lúc mặt trời chưa mọc
Những món hàng, tiếng mời chào mộc mạc

Con ấm lòng hơn cả chốn phồn hoa
Mẹ ơi bên này con ở chốn người ta
Nên tết Việt đâu có gì đặc biệt
Bởi người tây vẫn hăng say công việc

Còn người mình cũng việc nọ việc kia
Bởi thế nên giây phút giao thừa
Đâu đoàn viên, đâu niềm vui sum họp
Người quán hàng, người hành nghề đầu bếp

Sáng tinh mơ tất bật đến tối ngày
Con ước mong đến một ngày mai
Một mùa xuân con trở về đoàn tụ
Đón tết quê như những ngày xưa cũ
Rộn tiếng cười như tiếng pháo khai xuân.


- Rong Rêu
Người Kỳ Anh




Tiếng Lòng Con

Tết lại về rộn ràng khắp nơi nơi
Vậy mà con vẫn còn xa ngàn dặm
Đường dài thật dài con bước trong im lặng
Đón xuân về lạc lõng giữa trời tây




Con ước mình như thủa bé thơ ngây
Chạy loanh quanh đòi quà ngày tết đến
Bên vòng tay những người thân yêu mến
Thức suốt đêm dài trông nồi bánh chưng xanh

Bếp lửa hồng ấm áp suốt năm canh
Còn thơ dại con nào đâu hay biết
Những điều giản đơn mà biết bao tha thiết
Lớn lên rồi ta lại dễ lãng quên

Chắc bây giờ mẹ vẫn trằn trọc từng đêm
Căn nhà trống không hai bóng người lũi thủi
Cha con chắc còn đang bên bếp củi 
Có đôi lần, ánh mắt dõi xa xăm

Mẹ vẫn luôn tay xếp đặt chổ còn nằm
Dẫu chiếc giường từ lâu để trống
Bởi bon chen, bộn bề cuộc sống
Con cũng đành cất bước xa quê



Để giờ đây khi mỗi lúc xuân về
Lòng tái tê dõi mắt xa ngàn dặm
Đâu bánh chưng xanh, đào mai đua thắm
Chỉ một vùng trời tuyết trắng mênh mông

Mẹ ơi đừng dõi mắt ngóng trông
Con chẳng về đâu lại thêm lần lỗi hẹn
Tha thứ cho con vì đã trưởng thành khôn lớn
Vẫn để mắt mẹ hiền thêm những dấu chân chim...


- Rong Rêu
Người Kỳ Anh




Làng Tôi Gần Tết.

Bên ả gin xong chưa.
Bên tui vẫn năng bừa.
Mần cả sớm cả trưa.
Mà việc vẫn cứ thừa.




Cun nớ ngái về chưa ?
Tui mới về một đứa.
Mai mốt về đứa nựa.
Chắc nhẹ tay một nữa.

Bên bà có tết chưa ?
Ông ơi tui chưa có.
Đang mắc đi gieo ló.
Mà tiền cụng chưa có.
Đang đợi nó gửi về.

Cuối năm việc trăm bề.
Lo loay xoay ngoài rọng.
Rét đau cả ci họng.
Mà cụng phải đi mần.
Cho kịp xạ kịp dân.


Bà chỉ có một thân.
Ham mần chi cho lắm.
Mần đến 4-5 sào.
Mà vẫn đòi mần nựa.

Ngay hết rồi mô nựa.
Về sửa lại nhà cựa.
Tết nó đến rồi tề.
Ko mấy đứa Nam về.
Nó buồn thì cụng tội.

Cun cụng đang vội.
Nghỉ tết là lên xe.
Cùng bạn bè về tết.
..
Thôi mần thêm cũng đâu hết.
Để lại qua năm mần.
Dừ rửa tay rửa chân.
Ta về lo đón tết...
...
Chuyện làng tôi gần tết.
Không nói hết bạn àh.
Tôi chỉ muốn về nhà.
Giúp cha già đang đợi.

Giúp mẹ mua áo mới.
Thay cái chiếu cái chăn.
Sửa cái nhà cái cửa.
Thôi mình  ko nói nữa.

Mắt mũi đã cay rồi.
Nghĩ lòng thấy bồi hồi.
Nhớ nơi ấy làng tôi..
...

Thêm mấy câu thơ, bạn đọc bình luận:

"Nhà bây cấy xong chưa
Nhà tau vại xong rồi
Mà giờ về chết rét 
Lạnh chi lạnh sinh ghét

Run cả một tâm hồn"
Bá Vương Chi Mộng

"Chắc nhẹ tay một nửa
Năng mắc đi vại ló
Lo loay hoay ngoài rọng
Mần đến bốn năm trào

Cả mấy đứa nam về
Cun nớ cụng năng vội
Mần thêm cụng nỏ hết
Để đó năm sau mần

Sửa cấy nhà cấy cựa
Thôi mình khôông nói nựa
Mắt mụi đạ cay rồi

Lòng nghị cụng bồi hồi"
Thanh Trần

Người Kỳ Anh




Do thời tiết rét đậm dưới 5 độ C kéo theo mưa phùn cả ngày khiến bà con nông dân huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đang vô cùng khốn đốn vì trâu bò chết hàng loạt.


Trâu bò chết hàng loạt, nỗi buồn lớn của bà con nông dân



Trong 3 ngày qua tại các xã như Kỳ Văn, Kỳ Thư, Kỳ Hợp, Kỳ Sơn… của huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã có hàng chục con trâu bò chết do thời tiết rét đậm gây ra.

Được biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh nên ngày hôm nay (25/01) ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục xảy ra rét đậm, rét hại diện rộng và tiếp tục duy trì từ nay đến 27/1. Do vậy, sáng nay ở thôn Minh Châu, Kỳ Hợp, Kỳ Anh đã có hai con trâu của gia đình ông Nguyễn Văn Ninh và của một hộ gia đình khác đã chết.

Ông Ninh cho biết: Con trâu của gia đình ông mới mua về được hơn 10 ngày với giá 37 triệu đồng. Do ảnh hưởng của đợt rét đậm nên tối qua con trâu của gia đình ông đã bị chết, nhiều người đến mua con trâu của gia đình ông chỉ với 7 triệu đồng, dù rất tiếc nhưng để vớt vát đồng tiền trả nợ nên ông đành phải bán. Ông Ninh cũng cho biết thêm, hiện nay trâu bò trên địa bàn chết rất nhiều nên cũng bị các chủ lò mổ trâu bò đến ép giá.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đồng – trưởng thôn Minh Châu cho biết: chính quyền địa phương đã khuyên cũng như thông báo tới các hộ chăn nuôi cần giữ ấm cho đàn gia súc và chủ động nguồn thức ăn cho trâu bò. Tránh chăn thả cũng như đảm bảo chuồng trại được giữ ấm cho trâu bò. Vì một số gia đình chủ quan không đốt sưởi cho trâu bò dẫn tới hậu quả đáng tiếc, gây tổn thất lớn tới kinh tế của các hộ dân.

Bên cạnh các biện pháp phòng chống cho đàn gia súc, người dân cần phải chủ động nguồn thức ăn tươi xanh, giữ ấm cho chuồng trại cho trâu bò trong đợt rét đậm này.


Theo Gia Đình Xã Hội
Người Kỳ Anh




(Người Kỳ Anh) Ngoài vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo, tại bãi biển Kỳ Xuân sẵn có rất nhiều loại hải sản tươi sống “đặc sản” mà hiếm vùng biển nào được thiên nhiên ban tặng như vậy, nào là mực nháy, cụp, tôm hùm, cu kỳ, lệch, sò huyết, sò mai, sò điệp, ngọc nữ, vẹm, cá vược, cá mú… 

Con cụp, đặc sản biển thơm ngon chỉ có ở vùng biển xã Kỳ Xuân

Bãi biển ở Kỳ Xuân nằm dựa lưng vào các ngọn núi nguyên sinh  Tượng Lĩnh, núi Vàng, núi Sơn Tịnh… bên cạnh những ngôi làng chài thấp thoáng càng làm cho phong cảnh núi non - biển cả trở nên hấp dẫn, hữu tình đẹp như tranh. Với một bờ biển dài 13 km, đây là một trong những bãi biển vẫn còn  giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, nước biển trong xanh với  bờ cát dài và trắng mịn. Cách mép nước vài chục mét, những hàng phi lao xanh ngút góp phần làm cho bãi biển Kỳ Xuân trở nên hấp dẫn đối với du khách mỗi khi đặt chân đến đây.



Kỳ Xuân là xã bãi ngang vùng ngoài thuộc huyện Kỳ Anh, gồm các thôn Quang Trung, Nguyễn Huệ, Xuân Phú, Trần Phú, Thắng Lợi… với dân số gần 7.000 người, ngư dân chỉ 30%, nông dân 70%. Các năm trước, do hạn hán và thiên tai mưa bão liên tiếp, nhiều người dân đã bỏ ruộng nương vào TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đăk Lăk, Gia Lai… tìm việc làm, số khác đi xuất khẩu lao động, vì thế người dân nơi đây đang rất kỳ vọng du lịch biển Kỳ Xuân sớm được đầu tư xứng đáng để con em địa phương trở về quê hương phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.


Tuy đang bước vào những ngày hè, nhưng bãi biển Kỳ Xuân không ồn áo, náo nhiệt, chật kín người như ở những nơi khác. Trong những năm gần đây, biển Kỳ Xuân đã thu hút khá đông một lượng du khách ở khắp mọi nơi đổ về,  góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều bà con ngư dân. Ngoài vẽ đẹp hoang sơ, biển Kỳ Xuân còn được du khách biết đến với những món ăn đặc sản mà ít còn vùng biển nào  được thiên nhiên ban tặng như đó là chim Cu Kỳ, Cụp, Tôm hùm, mực nháy, cá mú….  Là những đặc sản chỉ ở có biển Kỳ Xuân. Theo ước tính; Bình quân mỗi năm, xã Kỳ Xuân khai thác được 450 tấn thủy hải sản. Nhờ có bãi biển đẹp, chưa có bài tay khai thác của con người nên mỗi năm, xã Kỳ Xuân đã đón hơn 10.000 lượt khách du lịch, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội địa phương phát triển. Anh Nguyễn Văn Tuấn, một du khách đến từ thành phố Hà Tĩnh cho biết: “Tôi thấy bãi biển này có dòng nước rất xanh, bãi biển rất rộng và đặc biệt giá cả các mặt hàng ở đây được bán rất hợp lý, không có việc chặt chém du khách như ở các điểm du lịch khác”.


 Là xã nằm ở vùng biển ngang, đất đai sản xuất nông nghiệp hạn hẹp, Do đó, phát triển du lịch  biển  được xem là một trong những mũi nhọn của xã Kỳ Xuân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới.  Nhờ có bãi biển đẹp, có bàn tay khai thác của con người nên mỗi năm, xã Kỳ Xuân đã đón hơn 10.000 lượt khách du lịch, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội địa phương phát triển.


 Với tiềm năng lợi thế của bãi biển Kỳ Xuân, địa phương đã quy hoạch xây dựng đề án phát triển du lịch, xem đây  là một trong những mũi nhọn của địa phương trong những năm tới.  Ngoài phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, sau khi tuyến đường kinh tế ven biển hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi để du khách gần xa có thể đến với biển Kỳ Xuân ngày càng nhiều, thúc đẩy du lịch biển. Nhằm đánh thức tiềm năng lợi thế này
Người Kỳ Anh





Phần 1: Giáo Xứ Đông Yên được hình thành
[Đang biên tập]

Năm 1879 có ba thuyền trẩy đi trên biển, bị phong ba xô dạt vào bờ biển làng Kênh Hà. Số người đi trên thuyền trẩy được lên bờ an toàn, nên họ lấy chổ đó, là đất lành chim đậu. Sau xin lập cư ở đó và đưa toàn bộ các gia đình gặp phong ba về ở thuộc làng Kênh Hà. 
 Năm 1880, có một thuyền làm nghề đăng trên sông Quyền, (tên gọi là ông Vựng). Quê ở Cửa Lò, Nghệ An. Trên thuyền nghề đăng, có hai vợ chồng và sáu đứa con trai. Cũng xin lập cư ở đó, dần dà quy tụ lại được khá đông, khoảng 200 người là những thành phần Kitô hữu, nên sớm hôm họ kinh nguyện địa điểm quy tụ là phía bắc làng Kênh Hà.
Trong thời gian đó, Kênh Hà muốn tách đạo đời cho rành, nên họ đặt lại Eo Đời và Eo Đạo. Năm 1880: Ông Vựng cùng với sáu đứa con trai tình nguyện xây cất một ngôi nhà nguyện, đã được bà con ủng hộ nên ngôi nhà Nguyện, được thành công trên mảnh đất Eo Đạo.
Năm 1881, Eo Đạo thuộc diện “ở độ”, nên họ đặt lại họ Eo Kinh. Sinh sống ở đó để họp chợ lấy người.
Năm 1889, ban hành giáo họ Eo Kinh bàn với giáo dân, xin làng Eo Đời tách ra, vì “ở độ” thì không có quyền lợi gì, được mọi người đồng ý chia tách. Thế là Ban Hành Giáo Họ lên xin phép Cha địa hạt Kỳ Anh: Là Cố Khanh (là linh mục thừa sai người Pháp): Nhờ Ngài giúp đỡ việc chia tách cho phù hợp, Cố Khanh đã đồng ý và giao cho các ông có trách nhiệm đến gặp ban ( Lý trưởng hành kiệm) làng Eo Đời, để xin tách Eo Kinh về nơi khác, nhưng làng Eo Đời không cho, sau đó Ban Hành Giáo lại lên trình với Cha địa hạt, thì Ngài giao cho Ban Hành Giáo lập “ tờ quyên lên” viết chữ đề trong bảng. Sau khi trình lên ban lý trưởng hành kiệm họ đồng ý nhưng phải theo luật làng, bỏ ra ba cái thăm số 1, số 2, số 3. Nếu các ông bắt được thăm số 1, thì được chia tách và họ quy định thời gian bốc thăm sau ba ngày: toàn bộ giáo họ Eo Kinh cử Cố Im trưởng ban hành giáo họ đến bốc thăm, Cố đã bắt trúng thăm số 1, sau đó Ban Hành Giáo đến trình với Cha địa hạt: Họ Eo Kinh đã được chia tách, nhờ Cha xem chổ ở  cho giáo họ, Cha Hạt đã xem địa lý, và chọn vùng đất Xuân Điện: vì đó có cây Đa cổ thụ nằm ở phía nam gần giáp ranh giới đất làng Eo Đời. 
 Cha Hạt lấy cây Đa làm mốc Xuân Điện: từ đó ông cha có câu ví rằng:
“ Xuân Điện có cây đa ba nhánh chín chồi
Xin mời về Xuan Điện mà ngồi cây đa chín chồi”
Từ đó dân làng đã đào một cái giếng (gọi là giếng ông Lê), Cha hạt cho phép tháo gỡ nhà thờ họ Eo Kinh về đặt tại đất Xuân Điện. Từ đó được gọi là họ Xuân Điện và được ổn định từ đó.
Năm 1898 số nhân danh lên tới 500 người, do đất chật người đông, nên muốn lấn đất Phác Môn, thấy khó khăn quá, Ban Hành Giáo Họ Xuân Điện đã đến trình  với Cha Quản hạt, để nhờ Ngài giúp đỡ, Cha hạt đã đến gặp lý trưởng hành kiệm làng Phác Môn, xin nhường cho họ Xuân Điện một ít đất ở. Phác Môn hoàn toàn không cho, ‘sau tạu thời không bán’. Từ đó Cha hạt phải mất nhiều công sức nhờ Quan huyện can thiệp, giúp đỡ nhưng cũng không được. Ngài lại tiếp tục đi vào Huế tâu với Bộ, Bộ đã đến tại vùng đất Phác Môn để xem xét. Sau đó: Bộ đã thư ra cho dân Phác Môn, ‘Đất nhượng về cho Cố’.
Nhưng Làng Phác Môn đồng tình không ký một người nào, Quan huyện nhổ hàng rào đập ông Cựu Què làng Phác Môn sáu lẻ. Quan bảo: đục hai gông, giải Cựu Què,Phù Diếu đến chổ làm việc và Cố Khanh giao cho các ông họ Xuân Điện lấy mốc từ Anh Miều bước 2000 bước đến đâu thì đóng mốc ở đó: Sau khi các ông bước đến mồ “ông Mạn” mới được 1000 bước, các ông thấy dài lắm rồi, nên xin Cố Khanh đóng mốc ở điểm đó, Cố Khanh đã đồng ý với các ông thế là đất họ Xuân Điện được “Khẩn” từ mồ Ông Mạn cho đến Cửa Anh Miều.
Đất Phác môn muốn “xiêu”, sinh chuyện này chuyện nọ:
Năm 1910, Cố Sung Bường chết được an tang tại vùng đất đã được chia ranh giới giữa Phác Môn và Xuân Điện, Phác Môn bức xúc không cho an táng ở nơi quy định vùng nghĩa địa mới của Xuân Điện nên xác ông Sung Bường phải quàn lại ba ngày đến ngày thứ tư: Họ Xuân Điện quyết định: chôn xác ông tại nơi đã quy định. Khi quan tài Cố Bường được đưa ra đến huyệt, thì làng Phác Môn chận đánh tơi bời, vì họ đã chủ động nên đám tang đã bị đổ máu.
Khi Cố Khanh thấy đau thương cho con cái mình, nên ra tay gạt bỏ được người Phác Môn, và xác ông Sung Bường được chôn ở nghĩa địa đó.
Khi được yên ổn trở lại, và được nhập chung xứ Dụ Lộc.
Năm 1930, bề trên địa phận bổ nhiệm Cha Vinh về coi sóc họ Xuân Điện, cũng thời điểm đó lại được tách từ xứ mẹ ra xứ con, Cha Vinh lập xứ: gọi là Dụ Yên Đông, và Ngài quản xứ cho đến năm 1940. Từ năm 1940 đến 1941 Cha Biện quản xứ.
Phần 2: Giáo Xứ Đông Yên hình thành và phát triển:
Năm 1941, bề trên địa phận bổ nhiệm Cha Phước về quản xứ, số giáo dân là 750 người.
Nhà thờ họ bị mục nát. Cha quản xứ bàn với giáo dân lúc này nên làm một ngôi nhà thờ trên vùng đất mới. Mặc dầu giáo dân đồng tình vì đói khát. Nên phàn nàn, Cha xứ đã phải đưa ra một quyết định: quỹ nhà xứ chỉ còn được hai chục thùng lúa. Trước thì cho trai vay, sau lấy tiền thuê “sợ”, toàn thể giáo dân đã nhất trí đồng tình theo quyết định của Cha.
Lúc đó “Trai kẻ rìu người rạ, chặt dàn dáo dàn cu, làng cắt bốn tên phu, len rừng cắt chạc quoại, về làng cũng loại, cũng lấy được ít nhiều”.
Bây giờ cha con trên thuận dưới hòa, vượt qua nhiều giai đoạn đói khát, cố vươn lên quyết tâm xây dựng được ngôi thánh đường.
Năm 1943, Cha vội vui mừng thông báo cho giáo dân biết, Ông Lôộc chủ thợ cho biết, còn mười ngày nữa bốn vì nhà thờ xứ sẽ được cất lên, nhưng sau đó năm ngày, giáo dân lại được tin ở nơi Cha xứ một nỗi buồn là: chủ sợ bỏ về Quảng Bình, lý do: Giáo dân ta quá túng cực thiếu tiền công của sợ nên công việc phải dán đoạn, mặc dầu cha xứ hết sức lo toan tính liệu, nhưng khó khan vẫn chồng chất.
Sau đó với sự soi dẫn của ơn trên, ông cha ta đã có đưa ra một sáng kiến là: phải bán hai người ‘ nhiêu’ thời đó ‘ tức hai thanh niên thời nay’, được người hai chục bạc để chạy hào cựu:
“ Ngồi bàn trên lo trước
Lo việc nước việc làng
Vô thuê thợ về làm
Xin đắp nền đi đã
Sức dân ta chở đá
Đưa về đến tại nền
Xin Cha Cả làm lễ bình yên
Thợ trèo lên Trúc Nghiên
Hô cho trai dựng cột
Hô cho làng kéo chạc
Ơn trong làng trong nác
Cho trên thuận dưới hòa
Việc tiền tài sinh ra
Mua cái gì cũng được
Ước như ta cũng ước
Ao như ta cũng ao
Sóng dục với gió dào
Con chiên ngồi khổ sở
Hết thẳng bụi thẳng bờ
Gió nam thời thổi tạt
Bề trên chưa oát nạt
Ngó ngao ngán ngó ngon
Bề trên thương chúng con
Có bốn tường bốn vách
Có mạo diện tiện từ
Chiều dọc đã bảy mươi
Chiều ngang thời bốn tám (thước nam)
Đến tháng 10 năm 1944, Ngôi nhà thờ xứ Dụ Yên Đông được hoàn thành, Cha quản xứ đã ban lại chủ thánh lễ hoàn thành cho cha quản xứ Xuân Sơn, là Cha Phượng công bố chính thức là xứ Đông Yên, Ngài nói:
“ Trước Con chúc mừng cho cha xứ
Sau chúc mừng cho họ chúng con
Đất Eo Kinh đường dài ngàn dặm
Nay mới được hoán cải Đông Yên chính xứ”
Tháng 12 năm 1944, Cha Phước kết thúc quản xứ Đông Yên được bề trên địạ phận thay về xứ Tràng Hải. Đúng thời điểm đó giáo xứ Đông Yên có tám trăm bổn đạo.
Năm 1944 – 1946 Cha Khoa quản xứ.
Gặp phải nạn đói khủng khiếp năm 1945 (Ất dậu) Cha đã cứu đói cho giáo dân mỗi ngày hai bữa cháo.
Từ năm 1946 – 1957, Cha Bường quản xứ.
Ngài tuổi già tám mươi, bề trên cho Ngài hưởng hưu tại quê nhà xứ Đan Sa.
Năm 1957 – 1960, Cha Phêrô Mai Ngọc Phác phụ trách giáo xứ.
Năm 1960 – đầu năm 1971, Cha Phêrô Vũ Văn Giáo quản xứ. Ngài bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh “kết tội” do xảy ra chiến tranh ác liệt với đế quốc Mỹ: cụ thể năm 1966, máy bay Mỹ oanh toạc đánh phá trên lãnh thổ toàn miền bắc Việt Nam, làm hư hỏng một số cơ sở tôn giáo… cụ thể nhà thờ xứ Dinh Cầu và bắn chết Cha Trương Văn Lộc tại nhà xứ Quý Hòa. Sau đó, chính quyền tổ chức buổi mít tinh, toàn giáo dân xứ Đông Yên và mời cha Vũ Văn Giáo tham dự. Chính quyền làm một bản kiến nghị nhằm tố cáo tội ác đế quốc Mỹ bắn phá nhà thờ trên toàn miền bắc Việt Nam. Cụ thể hai nhà thờ ở Bùi Chu- Phát Diệm. Trong buổi mít tinh đó, chính quyền đề nghị cha Vũ Văn Giáo ký vào bản kiến nghị để tố cáo tội ác đế quốc Mỹ. Cha đọc bản kiến nghị đó, cuối cùng Cha đề nghị với chính quyền phải sửa lại mấy chữ thì Ngài mới ký. Cha nói: Cha con chúng tôi đi tham dự mít tinh, nghe chính quyền nói: Nhà thờ Bùi Chu – Phát Diệm bị máy bay Mỹ bắn phá hư hỏng nặng, nhưng chính quyền quyết định không sửa, nên Cha không ký bản kiến nghị đó. Từ đó chính quyền quy và kết tội linh mục Vũ Văn Giáo là một tay phản động. Sau đó chính quyền tổ chức họp dân Đông Yên để kích động, lấy nhiều ý kiến của dân để phản đối cha xứ mình lý do gì tố cáo đế quốc Mỹ mà Cha không ký, giáo dân muôn người như một phản kháng lại cách làm manh động vu khống của chính quyền, đã kéo dài cho đến năm 1969.
Năm 1970, chính quyền Hà Tĩnh đã viết giấy triệu tập không thời hạn với cha xứ. Giáo dân biết ý đồ của chính quyền giữ cha lại không cho đi, từ đó chính quyền tổ chức hàng trăm công an, bộ đội, để bắt gọn Cha Vũ Văn Giáo.
72 ngày đêm bị chính quyền bao vây, nhưng các bà các chị, các em thiếu niên, không quản giá lạnh của tiết “đại hàn” mang bì đay thay áo ấm, thức ăn là giáu khoai non lấy sức chiến đấu, thế mà hang trăm quân đội của chính quyền phải chịu thất bại. Nhờ sự hy sinh cao cả của giáo dân đến nỗi quên cả tết nguyên đán năm 1971, trước sức mạnh đó, chính quyền Hà Tĩnh đã phải đến Tòa Giám Mục giáo phận Vinh để nhờ giải nguy, để đám đông giáo xứ Đông Yên đang bao vây giữ linh mục chung quanh nhà xứ ngày đêm liên tục đọc kinh ồn ào, biết ý định đó Tòa Giám Mục đã biết cách làm của chính quyền thất bại nặng nề. Mà cuộc chiến chính nghĩa của giáo dân xứ Đông Yên đã lừng lẫy khắp địa phận, vậy Tòa Giám Mục về giàn xếp là linh mục Huyền và linh mục Bài, khi hai vị linh mục về tại giáo xứ Đông Yên thì giáo dân không rõ đó là ai? Nên đã xô đẩy các ngài không cho vào nhà xứ. Sau đó giáo dân đã nhận được là hai linh mục liền mở cửa nhà xứ để hai cha vào gặp cha Giáo. Khi gặp xong, cha Huyền mở tất cả cửa nhà xứ, và Ngài mời tất cả bà con giáo dân cũng như cha xứ, vào nhà thờ để nghe vì cha Huyền là đặc phái của Tòa Giám Mục ngài công bố: “ đây là cái sảy nảy cái ung, từ nay cha xứ tự do đi lại dâng lễ hôm sớm cho bà con và xin mời bà con đừng bao vây chung quanh nhà xứ nữa về an tâm sản xuất”.
Đầu năm 1971, bề trên bổ nhiệm cha Vũ Văn Giáo về quản xứ Tịnh Giang: sau đó: chính quyền Hà Tĩnh có thông báo lại cho giáo dân biết: Linh mục Vũ Văn Giáo thay về xứ Tịnh Giang thuộc thị xã Hà Tĩnh chứ không phải là bắt: thế là cuộc bách hại giáo xứ Đông Yên đã kết thúc.
Cũng từ thời điểm đó, giáo xứ Đông Yên đã trở nên điểm nóng, cần được phá tan của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh dưới chế độ cộng sản:
Từ năm 1971 – 1979, cha Giuse  Nguyễn Đăng Điền quản xứ. Ngài chuyên lo cho hai phần xác khỏe hồn an, và cách ăn mặc cũng tiến bước theo xã hội, cha dẫn dắt từng lối bước con chiên, kể cả người bệnh nạo tật nguyền, cha lo lắng con chiên lành ‘bỏ cỏ’, đúng thời điểm đó con số giáo dân xứ Đông Yên lên tới 2600 người, nhà thờ không đủ sức chứa, cha phải chui lòn dưới sự áp lực của chính quyền, để được phép cơ nới, cuối cùng chính quyền đã đồng ý, cha xứ quyết định. Nối dài thêm gần một nữa, cha đã đặt cung thánh, bàn thờ ở giữa để có ý thức cộng đồng hơn.
Nghĩ công cha như trời cao biển cả, chúng con nay biết lấy gì để trả nghĩa đền ơn.
Kể công cha như núi Thái Sơn, như nguồn suối Trường Sơn hằng tuôn chảy.
Khi đời sống giáo dân được phát triển cả hai mặt xác hồn thì cũng là lúc chính quyền Nghệ Tĩnh lại muốn bắt cóc cha xứ vào ngày 1 tháng 5 năm 1979.
Sau ba tháng trời: giáo dân đã khó nhọc tìm cha ra tận Hà Nội, gặp thủ tướng chính phủ ‘Phạm Văn Đồng’ cha xứ mới được chính quyền Nghệ Tĩnh trả lại tự do cho đi làm cha phó xứ ‘Quy Chính’, thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh, và miễn cưỡng thỏa hiệp với Tòa Giám Mục sai cha Cao Xuân Hành về quản xứ Đông Yên. Từ năm 1970 – 1984
Năm 1984 – 1991, cha Giuse Hồ Ngọc Bá quản xứ. Nhà thờ bị xuống cấp vì mối mọt cha hướng dẫn giáo dân xin phép khai thác gỗ, cụ thể giáo dân đã khai thác hàng chục khối gỗ các loại mà thực hiện làm nhà thờ bằng cột ống típ, từ đó cha đã cổ vũ giáo dân đóng góp một phần biển để xây dựng nhà thờ mới trong tương lai.
Năm 1991 – 1994, cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Tuệ quản xứ, cha cùng với giáo dân quyết định,làm mới một ngôi nhà thờ tương đối rộng lớn diện tích 1200 mét vuông, cũng đúng thời điểm con số giáo dân lên tới 3346 người, cha và giáo dân lấy ngày 7 tháng 10 “lễ Đức Mẹ Mân Côi” năm 1993 do cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Tuệ đặt viên đá móng.
Năm 1994 – 1998, cha Antôn Phạm Đức Hưởng quản xứ.
Năm 1998 – 2004, cha Phêrô Nguyễn Xuân Quý quản xứ ‘” nhà thờ giáo xứ Đông Yên khánh thành năm 1994 nhưng đến năm 2001 mới trả hết nợ nhà thờ, vì không có nguồn vốn nên giáo dân quyết định vay nợ làm cho xong”.
Cha Quý đã xây trong khuôn viên nhà xứ hai ngôi nhà khu A và khu B, năm 2002 cha vận động giáo dân, đã làm được 4km đường bêtông hóa bịt kín toàn giáo xứ.
Năm 2004 – 2006, cha Phêrô Nguyễn Thái Từ quản xứ. Cha đã xây dựng một ngôi nhà xứ hai lầu với diện tích 1000 mét vuông và một nhà tiếp khách.
Phần 3: Giáo Xứ Đông Yên Bị Tàn Phá
Năm 2006, bề trên địa phận sai tân linh mục An tôn Nguyễn Quang Tuấn về quản xứ, năm 2006 – 2009 cha xứ và giáo dân được bình an.
Năm 2010, cha Nguyễn Quang Tuấn đã bị anh Mai Văn Hoàng công ty Grobest  người xứ Đông Yên, là một doanh nghiệp mua chuộc quyến rũ khi đó: cha Tuấn đã bàn với hội đồng mục vụ giáo xứ gồm bảy người: Trần Ngọc Quý ‘chủ tịch hội đồng’, Mai Văn Quỳnh, Nguyễn Xuân Tọa, Hoàng Đoán, Mai Xuân Toàn, Mai Thanh Tịnh, Mai Xuân Trị cùng với bốn cán bộ thôn trưởng là: Nguyễn Hữu Bảo, Dương Nhiên, Mai Văn Chất, Nguyễn Chân Lý, đồng thời kết hợp với chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh bán giáo xứ Đông Yên:   Cả giáo dân lẫn cả công trình tôn giáo như nhà thờ, hai quảng trường Đức Mẹ, trường giáo lý, quảng trường Thánh Phêrô, nhà ở của hội dòng Bác Ái, các công trình nhà xứ. Và dùng mọi thủ đoạn để mê hoặc giáo dân “là tái định cư của nhà nước”.
Tự in phiếu thăm dò có đóng dấu của giáo hội địa phương.
Dùng đủ mọi hình thức để áp bức những người không đồng tình ủng hộ thể hiện việc làm như sau:
Cụ thể năm 2011, cha Tuấn đã chủ xướng bán giáo xứ Đông Yên cho chính quyền Hà Tĩnh thể hiện: làm đơn lên chính quyền Hà Tĩnh  xin cho giáo dân ĐôngYên đi tái định cư mà không tham khảo qua ý kiến giáo dân, sau một tháng cha cùng ban hành giáo đã tổ chức một cuộc họp vào lúc 7 giờ tối. Có 800 hộ gia đình tham dự, đại diện ban hành giáo là ông Mai Văn Quỳnh đọc công văn của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, nội dung công văn là: “nguyện vọng của nhân dân bốn thôn Đông Yên xin di dời tái định cư 2011 – 2012 để sớm ổn định cuộc sống”. tiếp theo đó cha Tuấn đã làm phiếu thăm dò và cốc con dấu của giáo hội vào phiếu, có hai ô đi và không đi, chọn điểm đến. Ban hành giáo đưa đi phát cho từng gia đình, sau bảy ngày thu lại chỉ được ba mươi phần trăm nhất trí đi. Chiều lễ chủ nhật hôm đó cha xứ công bố: “ ai không ký phiếu thăm dò đi tái định cư, là hạng người dê, sói, chống giáo hội, chống Đức Cha, chống cha xứ, ai không ký phiếu thăm dò có con đi tu tôi không chứng nhận giấy”. Để bảo toàn đồng minh cha đã cách chức ba cán bộ xóm, bốn vị hành giáo, bảy thầy cô giáo lý viên, thay vào đó là những người nhất trí đi tái định cư. Còn riêng cán bộ thôn cha Tuấn mời phòng nội vụ về tại nhà xứ bầu lại và đã được kết quả như ý cha muốn.
Suốt ba năm trời cha xứ đã dùng tòa giảng trong thánh lễ chủ nhật, tuyên truyền việc tái định cư thay cho chính quyền. 
Mặt khác, cha còn nói với giáo dân “cứ xây nhà, mua sắm ngư cụ chính quyền sẽ đền bù từ A đến Z họ không đền tôi sẽ đền cho” từ đó giáo dân đã đua nhau xây dựng nhà, mua ngư cụ.
Đến thời gian đo đạc, thì ban hành giáo và hội  đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện Kỳ Anh tiến hành đo đạc, kiểm đếm, cụ thể: ‘ai bỏ tiền phong bì nhiều cho ban đo đạc thì được hưởng nhiều’, kết quả cho thấy: hộ nào tài sản nhà cửa ít thì lại được nhiều tiền, và ngược lại. Chứng minh thế là lợi ích cho một nhóm mà cha Tuấn đã cố công tìm kiếm. Phần ngư cụ phía chính quyền là họ sẽ hỗ trợ cho 70% nhưng sáng lễ chủ nhật tháng 3 năm 2012 cha Tuấn thông báo trở lại: “Ngư cụ của bà con được mấy hào, để cho Tôi đòi cho mỗi khẩu 50 triệu thì hơn”.
Ngày 29 tháng 6 năm 2013, lễ thánh Phêrô quan thầy, cha Tuấn đã thông báo cho giáo dân biết: “Nhà thờ của chúng ta, nhà nước đền bù cho 438 tỷ đồng vn”, nhưng sau đó một tuần, vào ngày chủ nhật cha Tuấn thông báo là: “toàn bộ công trình cơ sở tôn giáo của giáo xứ ta, đền bù chỉ được 29 tỷ 700 triệu đồng”. Đến chủ nhật tiếp theo, cha Tuấn đã đưa quyết định của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp GM giáo phận Vinh, dơ lên cho giáo dân biết: “Đức Cha đã bán dấu đỏ bán nhà thờ, ba quảng trường, trường giáo lý,công trình nhà xứ, đất đai và toàn bộ cơ sở của giáo xứ được 70 tỷ đồng” cha Tuấn đã công bố chiều thứ sáu tuần thánh năm 2013: “Tôi mà ra khỏi giáo xứ Tôi sẽ đọc từng tên những thằng học được mấy chữ. Và khi Tôi đã ra khỏi, Tôi sẽ đạp nát cái giáo xứ này” (đúng như cha Tuấn đã phán cho đến ngày hôm nay 13 tháng 10 năm 2015, giáo xứ Đông Yên chỉ thấy từng đống gạch vụn). Quả thực, Cha Tuấn quản xứ thật khó nhọc biết là dường nào.
Nhưng than ôi!



(Người Kỳ Anh) Kênh đào nhà Lê được làm từ thời vua Lê Hoàn vào năm 983, trải qua nhiều thế kỷ, hiện nay một số đoạn kênh tại Hà Tĩnh vẫn còn nguyên vẹn, khung cảnh rất đẹp.



Kênh nhà Lê được xây dựng từ thời vua Lê Đại Hành, hoàn thiện từ thời vua Lê Lợi, kéo dài từ Ninh Bình tới Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh, nơi bắt nguồn kênh nhà Lê nằm ở ngã ba Sông Lam, nối giữa xã Đức Vĩnh (huyện Đức Thọ) và huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Đoạn kênh qua địa phận Hà Tĩnh sâu khoảng 3-5 m, rộng trung bình 10 m, dài hơn 100 km, chảy quanh co qua làng mạc của các huyện Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh rồi đổ ra biển.

Thời vua Lê Đại Hành, hệ thống kênh đào cổ này dùng để vận tải quân lương về phía Nam Đại Cồ Việt nhằm mở rộng lãnh thổ phía Nam và phát triển kinh tế nông nghiệp nước nhà. Kênh được xem là tuyến đường thủy nội địa từ kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), nối liền các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Đến thời Lý, Trần, kênh là đường quân sự để chiến thuyền đi đánh quân xâm lược; tới thời vua Lê Lợi, hệ thống kênh đào được hoàn chỉnh.



Theo sử sách, để đào kênh, nhà vua đã ra sắc chỉ. Địa phương nào nhận được chỉ thị thì phải huy động người dân tới làm, qua thời gian, các thế hệ cứ thế nối tiếp bồi đắp, nạo vét để giao thương đi lại buôn bán. Ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ những lùm cây cối um tùm ở nhiều đoạn kênh nhà Lê tại Hà Tĩnh thường được dùng để giấu khí tài, đạn dược giúp tiền tuyến đánh giặc. Đây cũng là nơi lưu dấu ấn của vua Lê Lợi trong thời gian lập căn cứ Đỗ Gia (chống quân Minh).


Một số nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa cho hay, kênh đào nhà Lê là tổng hòa của mọi tác dụng từ kinh tế tới quân sự, là nơi kết nối với mọi miền đất nước. "Những dấu tích, hiện trạng nguyên vẹn của kênh nhà Lê cần được bảo tồn để thế hệ sau biết được giá trị của một công trình ghi dấu ấn lịch sử, tồn tại qua nhiều thế kỷ và hiểu rõ truyền thống hào hùng của cha ông"

Đoạn sông Nhà Lê phía nam Hà Tĩnh là đoạn cuối cùng mang tên sông Nhà Lê, nó khởi đầu từ sông Rác tại xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên chảy qua xã Cẩm Minh rồi đi vào huyện Kỳ Anh (qua các xã: Kỳ Phong, Kỳ Tiến, Kỳ Giang, Kỳ Phú, Kỳ Đồng, Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Ninh rồi đổ ra biển tại cửa khẩu vịnh Vũng Áng. Khu vực này nằm sát chân Đèo Ngang, vốn là ranh giới giữa Đại Cồ Việt và Chiêm Thành thời Tiền Lê.



Ông Thái Kim Đỉnh, nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, địa chí Hà Tĩnh cho rằng, kênh nhà Lê đoạn phía nam của Hà Tĩnh là kênh đào cổ xưa, dài khoảng 35 km, rộng trung bình từ 15-20 m, có đoạn rộng từ 25-30 m, là hệ thống những đoạn kênh đào nối với các sông tự nhiên đã có sẵn. Kênh được khởi đào từ thời Tiền Lê với mục đích quân sự. Sau đó, trải qua các triều đại phong kiến khác, kênh nhà Lê ở phía nam Hà Tĩnh được đào, nắn thẳng và khơi sâu thêm nhằm phục vụ cho mục đích quân sự, giao thương giữa các vùng miền Hà Tĩnh với nhau và giữa Hà Tĩnh với các tỉnh phía bắc.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Giáp Dần năm Long Khánh thứ 2, đời vua Trần Duệ Tông (1374), tháng 3 xuống chiếu cho Thanh Hóa, Nghệ An đào kênh đến cửa biển Hà Hoa” (Vũng Áng). Theo nhà nghiên cứu Đào Tam Tỉnh, đó là hệ thống những kênh đào nối sông Đáy ở cửa Thần Phù với các sông tự nhiên khác. Trước đó, thuyền bè từ bắc vào đến phía nam Hà Tĩnh phải đi ra cửa Nhượng Bạn (cửa sông Rác, thuộc xã Cẩm Nhượng hiện nay) để ra biển rồi mới vào châu Ô, châu Lý. Để tránh bớt nguy hiểm từ việc phải đi đường biển quá xa, vua Trần Duệ Tông đã sai đào sông cho thông vào đến Cửa Khẩu (Vũng Áng), tránh được đoạn đường biển nguy hiểm này. Sau khi kênh được đào thông từ sông Rác vào Cửa Khẩu, năm 1377, đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông đã sử dụng con kênh này.

Cửa biển này từng ghi dấu nhiều sự kiện của đất nước, đặc biệt là các sự kiện liên quan đến các cuộc xung đột giữa Đại Việt và Chiêm Thành, Trịnh - Nguyễn. Nhiều vua chúa, đại thần các triều đình trên đường nam chinh từng dừng chân tại cửa biển để vãn cảnh, làm thơ hoặc chọn nơi này xây dựng căn cứ để chống kẻ thù. Hiện nay, đây là cảng biển quy mô gắn liền với khu kinh tế Vũng Áng thu hút được nhiều dự án công nghiệp lớn.



Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, bộ đội Việt Nam đã lợi dụng kênh nhà Lê để vận chuyển lương thực, vũ khí từ các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân… vào vùng chiến lược đèo Ngang. Bên cạnh đó, lợi dụng vào hướng chảy, sự giao thoa của kênh nhà Lê với hệ thống sông, suối tự nhiên vùng giáp ranh với tỉnh Quảng Bình, những năm 1967-1970, bộ đội Việt Nam đã đưa lương thực, vũ khí từ miền Bắc theo đường biển vào cửa vịnh Vũng Áng, ngược lên các huyện miền núi phía bắc Quảng Bình rồi sau đó đưa vào chiến trường Quảng Trị, Khu 5.

Nguy cơ thành kênh lấp

Qua quá trình bồi lấp tự nhiên cộng với tác động bởi bàn tay con người và không được nạo vét nên hiện nay, kênh nhà Lê ở đoạn cuối này đã bị nắn dòng chảy, nhiều đoạn không còn thông dòng như trước. Điểm rộng nhất của kênh nhà Lê ở phía nam Hà Tĩnh khoảng hơn 30 m, sâu 12 m thuộc đoạn gần cửa Hải Khẩu, xã Kỳ Ninh và cửa vịnh Vũng Áng. Nhưng có nhiều điểm hiện còn rất hẹp, chỉ từ 3-4 m. Thậm chí, kênh nhà Lê tại điểm giáp ranh giữa hai xã Cẩm Minh, Cẩm Lạc hiện chỉ còn là dấu tích với một rạch nước nhỏ chảy ngoằn ngoèo, có nơi bị cạn trơ đáy hoặc nước chỉ đến đầu gối. Một số đoạn thậm chí đã bị lấp, biến thành ruộng lúa, bãi bồi trồng ngô, khoai, sắn…

Kênh nhà Lê chảy qua địa bàn xã Cẩm Minh dài khoảng 5 km, theo người dân ở đây cho biết trước lòng kênh khá rộng. Nhưng từ nhiều năm nay, kênh này đã bị bồi lấp, ít phục vụ cho công tác thủy lợi hoặc thoát nước cho những cánh đồng lúa lớn của xã Cẩm Minh do nguồn nước tưới cho khu vực này được dẫn từ thượng nguồn sông Rác, sông Trí bằng những con mương đã được bê tông hóa.



Ở xã Cẩm Lạc và Kỳ Phong, kênh nhà Lê vẫn còn tác dụng dẫn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Vào mùa khô hàng năm, khi nguồn nước trở nên khan hiếm, người dân hai xã này thường đặt nhiều máy bơm nước loại nhỏ dọc kênh nhà Lê vét nước từ lòng kênh, bơm tưới cho những ruộng lúa, ruộng hoa màu ở hai bên kênh. Người dân sống dọc hai bên kênh (đoạn giáp ranh giữa cửa Hải Khẩu, thuộc xã Kỳ Ninh và cửa vịnh Vũng Áng) vẫn đang sử dụng kênh để phục vụ vận chuyển nông sản và phục vụ sản xuất.


Người Kỳ Anh (tổng hợp)




(Người Kỳ Anh) Tại xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh có một ngôi đền cổ kính đó là đền Phương Giai thờ Hoàng giáp Dương Trí Tri, một ông quan có tài và nhiều công lao to lớn trong việc bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân vào thời nhà Mạc. 


Tục truyền rằng vào thời đó tại vùng phía bắc huyện Kỳ Anh có dịch bệnh đậu mùa trẻ em ông Hoàng giáp chỉ có những vị thuốc Nam đã cứu được rất nhiều trẻ em thoát khỏi nạn dịch trở về cuộc sống. Với công lao đó sau khi ông mất nhân dân địa phương đã lập đền thờ.

Đền xây dựng trên diện tích một mẫu 5 sào Trung Bộ, cao hơn diện tích xung quanh 1, 5m ngoảnh mặt hướng đông bắc. Ngày xưa đền có 3 to à, kết cấu chữ Tam lợp ngói vẫy, có tường bao quanh. Ngày nay do chiến tranh và thiên nhiên tàn phá hệ thống tường, cột nanh, cổng tam quan, nhà Thượng điện bị phá huỷ, chỉ còn lại nhà Hạ điện và Trung điện. Kiến trúc các ngôi nhà đơn giản, theo lối truyền thống của nhân dân địa phương.

Đền ở làng Phương Giai, tổng Cấp Dẫn, nay là xã Kỳ Bắc, có ba toà thượng, trung, hạ đường xếp theo hình chữ “tam” xây trên khu vườn rộng khoảng 1 mẫu rưỡi, xung quanh cây cối xanh tốt. Đền Phương Giai thờ ông Dương Trí Tri (có sách chép Phùng Trí Tri), người xã Duy Liệt, sau là Liệt Thượng (nay là xã Kỳ Phú). Ông đỗ Nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Đinh Mùi niên hiệu Vĩnh Định đời Mạc Phúc Nguyên (1547), làm quan đến chức Hàn lâm, thường gọi “Quan Hoàng Liệt Thượng”.
     Ở địa phương có giai thoại: Sau khi ông đỗ, vua gả công chúa, ông không chịu lấy, nên vua bắt phải tự sát. Chuyện ấy chắc là những người nhà Lê bịa ra để nói xấu nhà Mạc, vì Đăng khoa lục chép là ông làm quan nhà Mạc đến chức Hàn lâm.
Sau khi ông mất, dân làng Phương Giai và một số làng khác dựng đền thờ. Tương truyền “Quan Hoàng” rất giỏi thuốc, ai đau ốm đến cầu Thần xin thuốc đều lành bệnh. Có lần, trong vùng có dịch đậu mùa, Thần cho thuốc chữa, nên không có ai chết…Về sau, dân trong vùng không nhớ tên Thần là gì, chỉ biết đền Phương Giai thờ ông thầy thuốc”.

Đền Phương Giai - nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh

Đền Phương Giai ngoài ý nghĩa tâm linh, trong giai đoạn lịch sử hiện đại còn có ý nghĩa lịch sử cách mạng, đó là nơi diễn ra Đại hội thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh và trụ sở UBND huyện Kỳ Anh trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Người Kỳ Anh




1.    Tên di tích: Đền thờ Phương Giai
2.    Loại công trình: Đền
3.   Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 3211-QĐ/BT  ngày 12 tháng 12 năm 1994
5.    Địa chỉ: xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

6.    Tóm lược thông tin về di tích.
       Đền ở làng Phương Giai, tổng Cấp Dẫn, nay là xã Kỳ Bắc, có ba toà thượng, trung, hạ đường xếp theo hình chữ “tam” xây trên khu vườn rộng khoảng 1 mẫu rưỡi, xung quanh cây cối xanh tốt.
Đền Phương Giai thờ Hoàng giáp Dương Trí Tri, một ông quan có tài và nhiều công lao to lớn trong việc bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân vào thời nhà Mạc. Tục truyền rằng vào thời đó tại vùng phía bắc huyện Kỳ Anh có dịch bệnh đậu mùa trẻ em , ông Hoàng giáp chỉ có những vị thuốc Nam đã cứu được rất nhiều trẻ em thoát khỏi nạn dịch trở về cuộc sống. Ông được suy tôn Thành Hoàng Làng. Với công lao đó sau khi ông mất nhân dân địa phương đã lập đền thờ.
Ông Dương Trí Tri (có sách chép Phùng Trí Tri), người xã Duy Liệt, sau là Liệt Thượng (nay là xã Kỳ Phú). Ông đỗ Nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Đinh Mùi niên hiệu Vĩnh Định đời Mạc Phúc Nguyên (1547), làm quan đến chức Hàn lâm, thường gọi “Quan Hoàng Liệt Thượng”.

Ở địa phương có giai thoại: Sau khi ông đỗ, vua gả công chúa, ông không chịu lấy, nên vua bắt phải tự sát. Chuyện ấy chắc là những người nhà Lê bịa ra để nói xấu nhà Mạc, vì Đăng khoa lục chép là ông làm quan nhà Mạc đến chức Hàn lâm.

Sau khi ông mất, dân làng Phương Giai và một số làng khác dựng đền thờ. Tương truyền “Quan Hoàng” rất giỏi thuốc, ai đau ốm đến cầu Thần xin thuốc đều lành bệnh. Có lần, trong vùng có dịch đậu mùa, Thần cho thuốc chữa, nên không có ai chết…Về sau, dân trong vùng không nhớ tên Thần là gì, chỉ biết đền Phương Giai thờ ông thầy thuốc”.

- Đền xây dựng trên diện tích một mẫu 5 sào Trung Bộ, cao hơn diện tích xung quanh 1,5m ngoảnh mặt hướng đông bắc. Ngày xưa đền có ba tòa, kết cấu chữ Tam lợp ngói vẫy, có tường bao quanh. Ngày nay do chiến tranh và thiên nhiên tàn phá hệ thống tường, cột nanh, cổng tam quan, nhà Thượng điện bị phá huỷ, chỉ còn lại nhà Hạ điện và Trung điện. Kiến trúc các ngôi nhà đơn giản, theo lối truyền thống của nhân dân địa phương.

Đền Phương Giai ngoài ý nghĩa tâm linh, trong giai đoạn lịch sử hiện đại còn có ý nghĩa lịch sử cách mạng, đó là nơi diễn ra Đại hội thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh và trụ sở UBND huyện Kỳ Anh trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Năm 1930 đền là nơi hoạt động bí mật của Đảng cộng sản, là nơi chi bộ Đảng bộ kỳ Anh thành lập và bầu ra ban chấp hành Đảng bộ gồm 7 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Tiến Liên làm bí thư. Đại  hội đã vạch ra cương lĩnh hoạt động, nhằm phát triển Đảng viên và giải phóng nhân dân, tại đây là điểm xuất phát của nhân dân vùng ngoài. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đã bình tĩnh cướp được huyện lị Kỳ Anh năm 1930. Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ nơi đây nhiều lần tổ chức hội họp của Đảng, nơi cất giữ nhiều tài liệu bí mật của Đảng.

Trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ đền thờ Phương Giai là nơi làm trụ sở cho UBND Xã, nơi dãy bổ túc văn hóa cho nhân dân trong bình dân học vụ. Đầu thế kỷ XX, dân trong làng giác ngộ cao, đền lại kín đáo, dễ bố trí việc canh phòng, bảo đảm bí mật, an toàn, nên các đảng viên Tân Việt và Cộng sản đều lấy đền Phương Giai làm nơi lui tới, gặp gỡ, bàn bạc công việc. Trong hai ngày 4 và 5 tháng 6 năm 1930, đền Phương Giai là nơi được chọn làm địa điểm họp Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản huyện Kỳ Anh, bầu Ban huyện uỷ 7 người, do ông Nguyễn Tiến Liên làm Bí thư (Theo “Lịch sử Đảng bộ huyện Kỳ Anh” XB. 6/2003). Năm 1994, được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Hiện nay đền Phương Giai được tôn tạo thành một di tích vừa có ý nghĩa lịch sử vừa có ý nghĩa cách mạng.

Người Kỳ Anh




(Người Kỳ Anh) Bãi Hoành Sơn thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh – cách chân đèo Ngang chưa tới 2km, điểm cuối cùng của Hà Tĩnh, nơi tiếp giáp Quảng Bình. Nơi đây đã từng là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành trong lịch sSơn

Đèo Ngang là con đèo vượt dãy Hoành Sơn, là một chốt hiểm yếu trên con đường thiên lý Bắc – Nam. Đèo Ngang nổi tiếng không chỉ vì yếu tố lịch sử mà còn là một thắng cảnh nổi tiếng của dải đất miền trung đầy nắng gió. Trên đỉnh đèo có Hoành Sơn Quan, được xây từ thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, vẫn đứng sừng sững qua bao mưa nắng thời gian cho tới bây giờ… Đèo Ngang đã trở thành một huyền thoại đi vào văn chương, thi ca.

Tìm một chặng nghỉ chân trước khi vượt qua con đèo và dãy Hoành Sơn, tôi đã dừng lại ở bãi biển Hoành Sơn. Nằm ngay dưới chân đèo Ngang, đúng hơn là nằm ngay ngã ba từ tuyến quốc lộ 1A đi sát biển phân nhánh – một nhánh lên đèo theo con đường xưa cả ngàn năm, một nhánh đi xuyên hầm Đèo Ngang qua núi, bãi biển Hoành Sơn hoang sơ và lẩn khuất…

Bãi Hoành Sơn thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh – cách chân đèo Ngang chưa tới 2km (theo hướng quốc lộ Bắc – Nam), phía bên kia là địa phận Quảng Bình. Có lẽ ở nơi “tận cùng” này, mọi thứ vẫn còn hoang sơ như con đèo và dãy Hoành Sơn hùng vĩ.

Bãi biển Hoành Sơn được dãy núi bao bọc che chở nên kín đáo và lặng gió; nước trong, xanh ngắt. Nơi đây thừa hưởng khí hậu cũng như phong cảnh của cả biển và núi rừng. Ở bãi biển có thể nhìn thấy dãy Hoành Sơn  – dãy núi chạy từ dải Trường Sơn – kéo ra tận biển Đông. Ở đó cũng có những bãi đá lô xô lan từ núi ra biển như như bãi “đá nhảy” như nhiều bãi biển miền Trung…

Bãi biển Hoành Sơn nhỏ, hẹp, không thể là những bãi tắm hoành tráng mang tính công nghiệp du lịch ở miền trung như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An)… nhưng lại gây ấn tượng bởi sự hùng vĩ và hoang sơ của thiên nhiên, sự giản dị của cuộc sống con người. Bãi biển Hoành Sơn chắc chắn sẽ hấp dẫn những người ưa phiêu lưu, khám phá. Thử xem, một buổi chiều trên bãi biển, trời man mác, không có ai và bất chợt một… đàn bò hiện ra. Dải Hoành Sơn đâm ra biển xanh mờ, những con sóng chồm lên bãi đá… Và thử xem, buổi chiều lên con đèo và xuống khi trời muộn; vẳng nghe thơ Bà Huyện Thanh Quan: “Một mảnh tình riêng ta với ta…”./.

Vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển Hoành Sơn

Bình minh trên bãi biển Hoành Sơn, biến vắng trong ánh ban mai


Chỉ có những con sóng tràn lên bờ cát, lên những bãi đá. Phía xa là dải Hoành Sơn xanh mờ nhô ra biển


Vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển Hoành Sơn


Những viên đá vùi trong cát và rêu phủ xanh


Thấp thoáng bóng dáng những ngư dân


Kỳ vĩ sóng vỗ những mõm đá nhọn hoắt


Khi con sóng rút đi…


Buổi chiều, biển như bình yên và buồn hơn


Con thuyền cô đơn cũng đang ngơi nghỉ


Bãi đá và những mảng rêu cũng lặng lẽ


Một bức tranh của biển để lại


Đàn bò thủng thẳng đi về…


Nơi đây còn rất hoang sơ và bình yên!

Người Kỳ Anh



MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget