Con người, con người Việt Nam giá bao nhiêu?!. Chia sẽ nỗi đau thương với những con người khốn khổ trên công trường Vũng Áng vừa bị sập giàn giáo làm 13 người chết và hàng chục người bị thương… những bài thơ cảm động lấy nhiều nước mắt của cộng đồng và chút suy nghĩ của Người Kỳ Anh.


Nỗi đau câm lặng của người thân nạn nhân tử vong tại Formosa.

Nỗi đau Kỳ Anh quê hương tôi.

Bán biển, bán rừng, bán cả tương lai
Còn nỗi đau nào xót xa hơn thế ?
Quê hương tôi dẫu ngàn đời dâu bể
Vẫn chắc vai gánh vác cả sơn hà.

Tiếng cuốc ngày xưa không ai nhớ nữa
Người chẳng còn nhắc đến cái gia gia.
Bà Huyện ơi, những lời tâm huyết….
Đèo Ngang bây giờ chỉ còn khúc oán ca.

Giặc chưa đánh đã tự mình dâng hiến
Xương máu ông cha chúng đổi bằng tiền
Tội ác đó trời đất không dung thứ
Rồi sẽ có ngày điểm mặt chỉ tên.

Bao nhiêu mạng người hôm nay trả giá ?
Máu lại loang thấm đất giữa thời bình
Ôi quê hương, tôi thương cho người quá
Đến bao giờ người hết cảnh điêu linh ?


Tác giả Xuân Lộc, 2 giờ sáng 26/3/2015


Thủ tướng Hy Lạp:
Nhưng hình ảnh mới nhất về tháp Tinh Thần Bảo Luỹ đã hoàn thành xây dựng cơ bản. Đồng thời miếu thờ xây trái phép bị ra lệnh dừng thi công từ 2 năm trước, nay Formosa Hà Tĩnh đã tiếp tục gây bất ngờ khi có văn bản “nhờ” Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đứng ra chủ trì xây dựng nơi thờ phụng và tâm linh trong khuôn viên Cty này.


Từ tác giả Anh Choè, bài thơ này đã có hơn 5 nghìn lượt like, bình luận, chia sẻ trên trang facebook của hội.



Cả nước cùng dõi mắt 
Về dải đất miền Trung
Khu công trường Vũng Áng
Tai nạn thật đau lòng 
Những thanh niên chân đất 
Bán sức nuôi gia đình 
Vậy mà trong phút chốc 
Mười bốn người quyên sinh
Đau, vì giàn giáo lắc 
Họ đã chạy đi rồi
Sao vẫn bắt quay lại 
Tiếp tục làm, hả giời?
Để rồi bao tang tóc 
Gieo rắc đất miền Trung 
Đớn đau con mất bố 
Tang thương vợ mất chồng...
Sinh mạng quan trọng nhất
Mà sao rẻ quá trời 
Để mạng người có giá 
Bao giờ Việt Nam ơi???
Nước mình còn nghèo khó 
Còn nhiều chuyện đau lòng
Thôi, hãy yên nghỉ nhé 
Những người con miền Trung!!!


Thêm một đoạn thơ của Anh Tất Thắng. Mạng người sao đơn giản vậy!?

Tất cả tại phiên dịch

Nó bảo: "Chạy đi" thôi
Nhưng người Việt Nam dịch
"Làm đi" chớ cãi lời
Chỉ vài câu như vậy
mà bao người qua đời
Đã nghèo thêm dốt nát
Đau lòng quá: Trời ơi!
Thôi hãy lo yên nghỉ
Kiếp sau có làm người
Tính mạng mình quan trọng
Kệ bọn nó: "chạy thôi"!!!





Chỉ trong vòng 10 tháng, đã xảy ra 4 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại dự án Formosa cướp đi sinh mạng của 17 công nhân, cùng hàng chục người khác bị thương. Theo một nguồn tin không chính thức thừa nhận, tại Formosa tình trạng an toàn lao động rất tồi tệ, con số 17 người tử vong theo báo cáo chỉ là  bề nổi.

a
Đám tang của một nạn nhân bị tử vong do tai nạn trên công trường Formosa. Ảnh: Báo Thanh Niên
Những con số thống kê người thương vong khiến chúng ta lạnh người và đau xót. Tại sao một công trình lớn như Formosa lại liên tục xảy ra những tai nạn đau lòng như vậy?
Trách nhiệm của Hà Tĩnh với vấn đề an toàn lao động ở công trường này ra sao mà liên tục để tai nạn xảy ra? Có người đã đau xót nói: “Mạng người ở đây quá rẻ”. 13 mạng người trong tai nạn chấn động này vì sao chủ tịch tỉnh không từ chức(!?), có đáng có quốc tang không (!?)
Những nạn nhân đáng thương dù mang tiếng là “công nhân” nhưng chỉ là những người nông dân nghèo bước ra từ đồng ruộng, mang theo một món nợ lớn và gánh nặng gia đình, cha già vợ dại con thơ phía sau.
Họ đi vào công trường để bán sức lao động, kiến thức không có, và dường như cũng không ai yêu cầu họ phải được trang bị những kiến thức tối thiểu về an toàn lao động? Họ đội lên đầu một chiếc mũ bảo hiểm bằng nhựa, thế là thành công nhân.
Mỗi lần tai nạn xảy ra là mỗi lần báo chí than khóc cho các nạn nhân, khóc cho những người mẹ bạc mặt vì nỗi đau, những người vợ khóc ngất vì mất chồng, cho những đứa bé thơ còn chưa hiểu mất bố là thế nào.
Nhưng than khóc thế thôi, rồi tai nạn cũng vẫn xảy ra, bởi chẳng có ai phải chịu trách nhiệm đến cùng với những tai nạn kinh hoàng ấy. Đã nhiều lần rồi, cứ sau tai nạn là những người có trách nhiệm lại lên TV, nói dăm câu ba điều về sự thiếu an toàn của công trường, thiếu kiến thức an toàn lao động của công nhân. Và dường như thế là họ đã hoàn thành trách nhiệm.
Chỉ có nỗi đau là mãi mãi còn lại với các gia đình nạn nhân. Một khoản tiền đền bù là vô nghĩa với những bi kịch mà họ phải gánh chịu, nhưng cái nghèo dường như đã khiến họ chấp nhận sự an bài của số phận.
Một công trường liên tục xảy ra tai nạn nghiêm trọng, cướp đi 17 mạng người, nhưng chẳng có gì ngoài một vài buổi họp rút kinh nghiệm. Xin được hỏi, có kinh nghiệm nào được rút ra từ những mạng người?
Chúng ta thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng lợi thế là nguồn nhân công giá rẻ. Nhưng giờ đây, liệu có phải đã đến lúc chúng ta phải đau đớn thốt lên rằng, tính mạng công nhân của chúng ta cũng rẻ nữa hay chưa?

Buồn thay cho kiếp làm thuê
Để rồi suy nghĩ để rồi phân vân
Ân cần chăm chỉ kiếm kế sinh nhai
Tương lai mịt mùng mẹ già con nhỏ
Vợ trẻ âm thầm mong ước chồng
Gian nan vất vả vợ chồng vượt qua
Thế mà một phút sa cơ
Vợ chờ con đợi, anh đã đi rồi